Đồ họa của Tech Insider cho thấy những lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới . Bạn đang đọc: Các...
Tuổi của trái đất là gì? Trái đất bao nhiêu tuổi?
Tuổi của trái đất là gì? Trái đất bao nhiêu tuổi?
Trả lời
Có những chủ đề mà Kinh Thánh trình bày rõ ràng. Ví dụ, trách nhiệm đạo đức của chúng ta đối với Chúa và phương thức cứu rỗi được thảo luận một cách chi tiết. Nhưng cũng có những chủ đề, Kinh Thánh không cung cấp nhiều thông tin. Khi đọc Kinh Thánh một cách tỉ mỉ, chúng ta sẽ nhận ra là chủ đề bàn luận càng quan trọng, Kinh Thánh càng trình bày nó một cách trực diện. Nghĩa là, “điểm chính là điểm rõ ràng nhất.” Tuổi của trái đất là một trong những chủ đề mà Kinh Thánh không trực tiếp thảo luận.
Có một vài phương thức được đưa ra để xác định tuổi của trái đất. Mỗi phương thức đó lại phụ thuộc vào những giả định mà có thể đúng hoặc không. Nó dao động giữa hai thái cực là ‘duy Kinh Thánh’ và ‘duy khoa học.’
Một cách để xác định tuổi trái đất là giả định 6 ngày sáng tạo được nói đến Sáng Thế Ký 1 là 24 tiếng và không có sự đứt đoạn trong phả hệ của Sáng Thế Ký. Tổng cộng số tuổi của các nhân vật trong Cựu Ước từ lúc sáng thế, chúng ta có tính được độ tuổi của trái đất là khoảng 6000 năm. Điểm quan trọng cần lưu ý là Kinh Thánh không chỗ nào nói về độ tuổi của trái đất – con số đó là do tính toán.
Cách khác để xác định độ tuổi trái đất là đo đồng vị phóng xạ carbon, chu kỳ địa chất, và những phương pháp khác. Bằng cách so sánh các phương pháp khác nhau, và xem coi chúng có đồng ý về kết quả. Đó là cách mà các nhà khoa học xác định độ tuổi của trái đất. Đó là phương pháp thường đưa ra kết quả về độ tuổi của trái đất là 4 đến 5 tỉ năm tuổi. Chúng ta cũng cần lưu ý là, không có cách nào để đo độ tuổi của trái đất một cách trực tiếp, con số đó có được cũng do tính toán.
Cả hai phương pháp xác định trên đều ẩn chứa những nhược điểm nhất định. Có những nhà thần học tin rằng văn bản Kinh Thánh không đòi hỏi các ngày sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa đen là 24 tiếng. Tương tự, cũng không có lý do gì để nghĩ rằng phả hệ trong Kinh Thánh không có những chỗ đứt đoạn một cách chủ ý, chỉ đề cập tới những nhân vật chính trong phả hệ. Các phương pháp đo lường khách quan dường như là không ủng hộ quan điểm 6000 năm tuổi, phủ nhận những bằng chứng đó đòi hỏi một người phải tin rằng Chúa đã sáng tạo nên mọi phương diện của vũ trụ và khiến nó ‘có vẻ’ già vì lý do nào đó. Có nhiều Cơ Đốc nhân tin rằng trái đất già và tin rằng Kinh Thánh là vô ngộ và được soi dẫn, họ chỉ khác về cách diễn giải một vài câu Kinh Thánh.
Mặt khác, phương pháp đo đồng vị phóng xạ carbon chỉ cho kết quả chính xác tới một thời điểm nhất định, và phạm vi đó lường đó nhỏ hơn nhiều so với độ tuổi của trái đất. Bản đồ địa chất, di tích hóa thạch, và những phương pháp tương tự đều phụ thuộc rất nhiều vào các giả định và lỗi mô hình. Tương tự, khi quan sát vũ trụ lớn hơn; chúng ta chỉ quan sát được một phần rất nhỏ của những thứ hiện hữu, hầu hết những điều chúng ta ‘biết’ chỉ là trên lý thuyết. Nghĩa là, có nhiều lý do để tin rằng những tính toán về độ tuổi của trái đất của giới thế tục là thiếu chính xác. Dựa vào khoa học để trả lời cho những câu hỏi khoa học thì không sao, nhưng không nên coi khoa học là vô ngộ.
Cuối cùng, không thể chứng tỏ độ tuổi của trái đất. Không may là, có nhiều tiếng nói của hai bên vân đề đều khẳng định lập trường của mình là câu trả lời duy nhất – về mặt thần học hoặc khoa học. Sự thật thì không có mâu thuẫn thần học giữa Cơ Đốc giáo và trái đất già. Hay là mâu thuẫn khoa học trong lập trường trái đất trẻ. Những ai cho rằng thật sự có mâu thuẫn là đang tạo nên sự chia rẽ không cần thiết. Quan điểm của một người về vấn đề này là gì đi nữa, thì điều quan trọng là họ có tin rằng lời Chúa là thật và có thẩm quyền hay không.
Mục vụ Gotquestions nghiêng về quan điểm trái đất già. Chúng tôi tin Sáng Thế Ký 1-2 nên được hiểu theo nghĩa đen, và học thuyết sáng tạo trái đất trẻ đại diện cho quan điểm đó. Nhưng chúng tôi không nghĩ là học thuyết trái đất già là tà giáo. Chúng ta không cần nghi ngờ đức tin của những anh chị em của chúng ta ở trong Đấng Christ bởi vì họ không đồng ý với chúng ta về độ tuổi của trái đất.
Những chủ đề như độ tuổi của trái đất là lý do mà ông Phao-lô khuyên nhủ hội thánh không nên tranh cãi về những điều mà Kinh Thánh không đề cập cụ thể (Rô-ma 14:1-10; Tít 3:9). Tuổi của trái đất không được trình bày ‘rõ ràng’ trong Kinh Thánh. Nó cũng không phải là chủ đề ‘chính’, nghĩa là quan điểm của một người về tuổi của trái đất không kéo theo quan điểm của người đó về tội lỗi, sự cứu rỗi, đạo đức, thiên đàng, hay địa ngục. Chúng ta biết nhiều về đấng sáng tạo, tạo sao Ngài sáng tạo, hay chúng ta tương giao với Ngài như thế nào, nhưng Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết chính xác khi nào Ngài sáng tạo.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Tuổi của trái đất là gì? Trái đất bao nhiêu tuổi?
Có những chủ đề mà Kinh Thánh trình bày rõ ràng. Ví dụ, trách nhiệm đạo đức của chúng ta đối với Chúa và phương thức cứu rỗi được thảo luận một cách chi tiết. Nhưng cũng có những chủ đề, Kinh Thánh không cung cấp nhiều thông tin. Khi đọc Kinh Thánh một cách tỉ mỉ, chúng ta sẽ nhận ra là chủ đề bàn luận càng quan trọng, Kinh Thánh càng trình bày nó một cách trực diện. Nghĩa là, “điểm chính là điểm rõ ràng nhất.” Tuổi của trái đất là một trong những chủ đề mà Kinh Thánh không trực tiếp thảo luận.Có một vài phương thức được đưa ra để xác định tuổi của trái đất. Mỗi phương thức đó lại phụ thuộc vào những giả định mà có thể đúng hoặc không. Nó dao động giữa hai thái cực là ‘duy Kinh Thánh’ và ‘duy khoa học.’Một cách để xác định tuổi trái đất là giả định 6 ngày sáng tạo được nói đến Sáng Thế Ký 1 là 24 tiếng và không có sự đứt đoạn trong phả hệ của Sáng Thế Ký. Tổng cộng số tuổi của các nhân vật trong Cựu Ước từ lúc sáng thế, chúng ta có tính được độ tuổi của trái đất là khoảng 6000 năm. Điểm quan trọng cần lưu ý là Kinh Thánh không chỗ nào nói về độ tuổi của trái đất – con số đó là do tính toán.Cách khác để xác định độ tuổi trái đất là đo đồng vị phóng xạ carbon, chu kỳ địa chất, và những phương pháp khác. Bằng cách so sánh các phương pháp khác nhau, và xem coi chúng có đồng ý về kết quả. Đó là cách mà các nhà khoa học xác định độ tuổi của trái đất. Đó là phương pháp thường đưa ra kết quả về độ tuổi của trái đất là 4 đến 5 tỉ năm tuổi. Chúng ta cũng cần lưu ý là, không có cách nào để đo độ tuổi của trái đất một cách trực tiếp, con số đó có được cũng do tính toán.Cả hai phương pháp xác định trên đều ẩn chứa những nhược điểm nhất định. Có những nhà thần học tin rằng văn bản Kinh Thánh không đòi hỏi các ngày sáng tạo phải được hiểu theo nghĩa đen là 24 tiếng. Tương tự, cũng không có lý do gì để nghĩ rằng phả hệ trong Kinh Thánh không có những chỗ đứt đoạn một cách chủ ý, chỉ đề cập tới những nhân vật chính trong phả hệ. Các phương pháp đo lường khách quan dường như là không ủng hộ quan điểm 6000 năm tuổi, phủ nhận những bằng chứng đó đòi hỏi một người phải tin rằng Chúa đã sáng tạo nên mọi phương diện của vũ trụ và khiến nó ‘có vẻ’ già vì lý do nào đó. Có nhiều Cơ Đốc nhân tin rằng trái đất già và tin rằng Kinh Thánh là vô ngộ và được soi dẫn, họ chỉ khác về cách diễn giải một vài câu Kinh Thánh.Mặt khác, phương pháp đo đồng vị phóng xạ carbon chỉ cho kết quả chính xác tới một thời điểm nhất định, và phạm vi đó lường đó nhỏ hơn nhiều so với độ tuổi của trái đất. Bản đồ địa chất, di tích hóa thạch, và những phương pháp tương tự đều phụ thuộc rất nhiều vào các giả định và lỗi mô hình. Tương tự, khi quan sát vũ trụ lớn hơn; chúng ta chỉ quan sát được một phần rất nhỏ của những thứ hiện hữu, hầu hết những điều chúng ta ‘biết’ chỉ là trên lý thuyết. Nghĩa là, có nhiều lý do để tin rằng những tính toán về độ tuổi của trái đất của giới thế tục là thiếu chính xác. Dựa vào khoa học để trả lời cho những câu hỏi khoa học thì không sao, nhưng không nên coi khoa học là vô ngộ.Cuối cùng, không thể chứng tỏ độ tuổi của trái đất. Không may là, có nhiều tiếng nói của hai bên vân đề đều khẳng định lập trường của mình là câu trả lời duy nhất – về mặt thần học hoặc khoa học. Sự thật thì không có mâu thuẫn thần học giữa Cơ Đốc giáo và trái đất già. Hay là mâu thuẫn khoa học trong lập trường trái đất trẻ. Những ai cho rằng thật sự có mâu thuẫn là đang tạo nên sự chia rẽ không cần thiết. Quan điểm của một người về vấn đề này là gì đi nữa, thì điều quan trọng là họ có tin rằng lời Chúa là thật và có thẩm quyền hay không.Mục vụ Gotquestions nghiêng về quan điểm trái đất già. Chúng tôi tin Sáng Thế Ký 1-2 nên được hiểu theo nghĩa đen, và học thuyết sáng tạo trái đất trẻ đại diện cho quan điểm đó. Nhưng chúng tôi không nghĩ là học thuyết trái đất già là tà giáo. Chúng ta không cần nghi ngờ đức tin của những anh chị em của chúng ta ở trong Đấng Christ bởi vì họ không đồng ý với chúng ta về độ tuổi của trái đất.Những chủ đề như độ tuổi của trái đất là lý do mà ông Phao-lô khuyên nhủ hội thánh không nên tranh cãi về những điều mà Kinh Thánh không đề cập cụ thể (Rô-ma 14:1-10; Tít 3:9). Tuổi của trái đất không được trình bày ‘rõ ràng’ trong Kinh Thánh. Nó cũng không phải là chủ đề ‘chính’, nghĩa là quan điểm của một người về tuổi của trái đất không kéo theo quan điểm của người đó về tội lỗi, sự cứu rỗi, đạo đức, thiên đàng, hay địa ngục. Chúng ta biết nhiều về đấng sáng tạo, tạo sao Ngài sáng tạo, hay chúng ta tương giao với Ngài như thế nào, nhưng Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết chính xác khi nào Ngài sáng tạo.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất