Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Chủ đề 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN

Đăng ngày 11 September, 2022 bởi admin

1. Kiến thức
1.1. Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ về thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái
– Lớp vỏ Trái Đất (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích)
– Lớp Man ti. (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích)
– Nhân Trái Đất. (lõi trái đất) (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích)
1.2.Biết được khái niệm thách quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất
– Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
– Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km).
1.3. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
– Nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng.
– Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
1.4. Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
* Khái niệm, nguyên nhân:
– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
– Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
* Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
– Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo:
+ Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, trong khi bộ phận kháclại bị hạ xuống.
+ Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa.
– Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Đó là các quá trình phá hủy đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…tạo nên các dạng địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, bồi tụ…
– Các quá trình ngoại lực:
+ Quá trình phong hóa.
+ Quá trình bóc mòn.
+ Quá trình vận chuyển.
+ Quá trình bồi tụ.
2. Kĩ năng
– Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ: vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc Trái Đất.
– Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
– Nhận xét tác động của nội lực, ngoại lực qua tranh ảnh.
– Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hi-ma-lay-a, An-pơ, Cooc-đi-e, An-đet), các vùng có nhiều động đất, núi lửa (Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương) và nêu nhận xét.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất