Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây

Đăng ngày 24 August, 2022 bởi admin

5. Sao lưu ảnh : Dropbox, OneDrive và Flickr

Dropbox và OneDrive có sẵn tính năng sao lưu ảnh cho chúng ta, nhất là khi bạn cài đặt ứng dụng của hai dịch vụ này vào máy tính hay thiết bị di động của mình thì còn có tính năng sao lưu tự động nữa. Dropbox sẽ tặng thêm dung lượng để bạn xài chức năng Camera Upload, còn OneDrive thì hiện cũng đang mở chương trình tương tự. Cả hai cũng có một giao diện riêng trên nền web để bạn xem qua những tấm ảnh của mình được lưu trên mây. Ảnh sau khi được đồng bộ sẽ có mặt trên tất cả các thiết bị của bạn, quá tiện lợi.

OneDrive_Camera_Roll.png

Mình rất hay chụp hình bằng điện thoại, và sẵn có tài khoản Dropbox thì mình để cho máy tự động tải ảnh lên mây mỗi khi có kết nối Wi-Fi. Như vậy mình vừa tiết kiệm thời gian của mình, vừa không phải lo đến việc quên thực hiện sao lưu. Riêng với thiết bị chạy Windows Phone, việc sao lưu lên OneDrive đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành nên mình cũng dùng nó luôn cho nhanh. Tạm biệt nguy cơ mất hình ảnh quý giá khi máy bỗng nhiên hỏng hay bị thất lạc!

Điều bạn cần quan tâm khi xài tính năng tự động sao lưu ảnh lên mây đó là dung lượng trống trong tài khoản của mình. Nếu dung lượng Dropbox không dư dả, mình khuyên các bạn nên xài OneDrive làm nơi lưu hình bởi riêng tài khoản miễn phí của OneDrive đã có 15GB rồi, trong khi Dropbox chỉ 2GB mà thôi.

Song song với Dropbox và OneDrive thì mình còn xài thêm Flickr. Dịch vụ chia sẻ ảnh này chuyên trị về ảnh chứ không chỉ là một trình quản lý file trực tuyến. Flickr cung cấp cho chúng ta đến 1TB dung lượng miễn phí để lưu ảnh kích thước đầy đủ, vâng bạn không đọc nhầm đâu, 1 terabyte dung lượng. Với không gian rộng rãi như vậy, bạn có thể dễ dàng lưu cả bộ sưu tập hình ảnh của mình lên mây để tránh tình trạng mất dữ liệu. Flickr cũng có công cụ để bạn xem lại những tấm ảnh một cách trực quan và nhanh chóng, xịn hơn nhiều so với Dropbox hay OneDrive. Nhược điểm của Flickr đó là nếu như bạn cần download cả một album ảnh về máy tính thì không được, phải tải từng tấm (nhưng mình nghĩ tình huống sử dụng đó thì ít xảy ra).

Flickr.png

6. Cách tâm lý về những dịch vụ đám mây

Dịch vụ, thiết bị thì có rồi đó, nhưng cách suy nghĩ của bạn về những dịch vụ này như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Nếu bạn có tài khoản của tất cả những dịch vụ lớn, thậm chí là mua dung lượng to hơn nhưng bạn không thật sự xem trọng chúng thì việc sử dụng

1. Với dịch vụ nào mà bạn dùng để lưu những tập tin quan trọng, bạn cần coi nó như một phần trong ổ cứng của máy tính. Mọi tập tin của bạn sau khi được tạo thì phải được lưu thẳng vào đó (ví dụ, thư mục Dropbox/OneDrive/Google Drive trên máy tính) để dịch vụ tiến hành đồng bộ lên máy chủ. Mình có thấy vài bạn vẫn lưu tập tin ở trên PC, sau đó khi nào rảnh thì mới chép lên mây, như vậy hiệu quả và tính an toàn sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Dịch vụ, thiết bị thì có rồi đó, nhưng cách suy nghĩ của bạn về những dịch vụ này như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Nếu bạn có tài khoản của tất cả những dịch vụ lớn, thậm chí là mua dung lượng to hơn nhưng bạn không thật sự xem trọng chúng thì việc sử dụng điện toán đám mây cũng hoàn toàn vô ích. Xin chia sẻ với anh em một vài thứ mà mình nhận ra sau vài năm sử dụng cloud:. Mọi tập tin của bạn sau khi được tạo thì phải được lưu thẳng vào đó (ví dụ, thư mục Dropbox/OneDrive/Google Drive trên máy tính) để dịch vụ tiến hành đồng bộ lên máy chủ. Mình có thấy vài bạn vẫn lưu tập tin ở trên PC, sau đó khi nào rảnh thì mới chép lên mây, như vậy hiệu quả và tính an toàn sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Phan_cua_may.png

Thư mục Dropbox là một phần trong ổ cứng máy tính của mìnhThư mục Dropbox là một phần trong ổ cứng máy tính của mình

2. Với các thư mục hoặc tập tin được chia sẻ, bạn cần để ý kỹ phân quyền. Chỉ những ai đủ tin tưởng thì bạn mới cho quyền biên tập, những người nào kém tin tưởng hoặc không có nhiệm vụ thì chỉ được phép xem mà thôi. Lúc đầu mình phân quyền biên tập cho tất cả mọi người có liên quan đến một dự án của mình để tiết kiệm thời gian, trong khi đó chỉ có vài người là thật sự cần phải chỉnh sửa file mà thôi. Kết quả là có vài thành viên đã xóa nhầm file quan trọng, trong khi đáng ra tình trạng đó có thể ngăn ngừa bằng quyền chỉ đọc.

3. Việc cài đặt ứng dụng của các dịch vụ đám mây vào thiết bị là nên làm. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần dùng nền web của chúng là đủ. Sự thật là các app của những dịch vụ này có tốc độ đồng bộ rất tốt, thậm chí chúng còn có chế độ ưu tiên băng thông để tối ưu hóa việc upload file nữa kìa. Ngoài ra việc cài app còn có thể giúp bạn được tặng thêm dung lượng miễn phí, được phép sao lưu ảnh/tập tin tự động và hàng tá những lợi ích khác.

4. Nếu một dịch vụ nào đó thật sự quan trọng với bạn, bạn ăn ngủ với nó, bạn làm việc với nó, thì hãy cân nhắc chi tiền khi cần thiết. Ví dụ, với mình Dropbox là cực kì quan trọng bởi nó giúp công việc của mình trôi chảy hằng ngày. Mình sẵn sàng chi tiền để mua thêm dung lượng cho tài khoản của mình khi hết dung lượng miễn phí mặc dù mình đã có OneDrive 1TB. Việc trả tiền để lên thành tài khoản cao cấp cũng sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tính năng và tiện ích hơn.

Price.png

5. Đừng ngại thử nghiệm các dịch vụ đám mây mới. Đồng ý rằng dữ liệu của bạn sẽ tốn thời gian khi di chuyển từ một dịch vụ cũ sang mới, tuy nhiên biết đâu bạn lại khám phá được một thứ hay hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn thì sao. Nếu mình chỉ khư khư giữ Dropbox thì mình sẽ không thể biết đến cái hay trong việc biên tập file của Google Drive, mình cũng không biến đến tính năng xem ảnh tuyệt vời của Flickr.

Tóm lại, theo kinh nghiệm của mình thì chỉ một dịch vụ đám mây duy nhất sẽ không thể nào đáp ứng hết tất cả những nhu cầu bình thường của chúng ta. Như đã nói ở trên, việc sao lưu tập tin quan trọng mình xài một dịch vụ khác, để lưu ảnh chất lượng cao mình lại xài một cái khác nữa. Tất cả những tên tuổi như Dropbox, OneDrive, Google Drive, Google Account, Flickr đều sẽ bổ trợ lẫn nhau, cùng nhau lấp đầy các khoảng trống trong việc lưu trữ đám mây, từ đó giúp cho cuộc sống công nghệ của chúng ta được dễ dàng và an toàn hơn.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Lưu Trữ VH2