Kính chào hành khách, chào mừng hành khách đã đến với Công ty sản xuất giày thể Thao Mira . Bạn muốn kinh doanh thương mại loại sản phẩm giày...
Kỹ thuật trồng cây ăn quả lâu năm
Nhiều hộ gia đình đã chọn trồng cây ăn quả lâu năm để mang lại nguồn thu nhập chính cho mình. Các loại cây lâu năm được bà con trồng nhiều là cây mít, cây sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài,… chỉ cần trồng một lần là cho thu hoạch về sau. Bài viết sẽ mang đến quý bạn đọc kỹ thuật chung để trồng cây ăn quả lâu năm cho năng suất tốt và mang lại giá trị kinh tế cao.
Chuẩn bị đất trồng cây
Đất trước khi trồng cần được xử lý sạch, cày bừa và xới đất kỹ, xử lý các sâu bệnh gây hại. Cần phơi đất cho ải và trồng vài vụ màu trước khi trồng cây ăn quả lâu năm nếu là đất chuyển đổi giống cây trồng hoặc đất tái canh. Đảm bảo độ PH phù hợp cho đất, ở mức trung tính, độ PH từ 5.5-7.5, không quá chua hoặc quá kiềm.
Đào hố trồng cây
Tùy thuộc vào từng loại cây ăn quả lâu năm mà cần đào hố có kích thước phù hợp. Tuy nhiên, kích thước hố phù hợp chung cho các loại cây ăn quả có chiều dài*rộng*sâu là 60*60*60 cm hoặc 80*80*80 cm.
Ta nên để đất thành hai lớp riêng biệt là lớp đất mặt và phần đất phía dưới. Phần đất mặt ta trộn chung với phân để bón lót, còn phần đất dưới ta đắp bờ xung quanh để tạo bồn có đường kính 1-1.3 mét. Có thể dùng các dụng cụ như cuốc, xẻng, máy xúc để đào hố miễn sao kích thước hố phù hợp với từng loại cây.
Mật độ trồng và khoảng cách giữa các cây
Tùy vào từng loại cây ăn quả cần một diện tích thích hợp để phát triển, vì vậy cần xác định mật độ trồng hợp lý và khoảng cách giữa các cây trồng phù hợp.
Ví dụ:
- Cây bưởi có mật độ trồng phù hợp là 200-250 cây/ha và khoảng cách giữa các cây là 6×7-7×7 mét.
- Cây cam, quýt có mật độ trồng phù hợp là 400-500 cây/ha và khoảng cách giữa các cây là 5×5-5×4 mét.
Bón lót cho đất trước khi trồng
Một khâu xử lý đất không kém phần quan trọng trước khi trồng chính là bón lót cho đất. Cách bón phân lót trước khi trồng cho cây ăn quả lâu năm như sau:
- 10-15 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ sinh học.
- 3-0.5 kg NPK 5:13 hoặc 0.3-0.5 kg phân lân.
Trộn phân bón đã chuẩn bị trên với một lớp đất tầng mặt rồi bỏ xuống hố trồng, sau đó lấp hố. Một tháng sau khi bón lót ta mới tiến hành trồng cây.
Lựa chọn giống cây trồng
Tùy thuộc vào loại cây ăn quả lâu năm bạn muốn trồng để chọn cây giống. Nhưng cây giống phải đảm bảo các điều kiện sau: cây giống không bị sâu bệnh gây hại, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, bầu giống không bị bể, cây giống đạt chiều cao thích hợp.Bạn đang đọc: Kỹ thuật trồng cây ăn quả lâu năm
Xem thêm: Phương pháp trồng cây ăn quả bằng thủy canh
Xem thêm: Đại Học Công Nghệ Miền Đông | Edu2Review
Tiến hành trồng cây
Đầu tiên đào một lỗ giữa hố trồng với chiều sâu bằng chiều dài của bầu ươm và chiều rồng lớn hơn bầu ươm một chút.
Sau đó, dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phái trên túi bầu, bỏ túi bầu nilong ra. Chú ý bước này không được làm bể bầu đất. Đặt thẳng cây vào giữa hố nhỏ đã đào, tiến hành lấp đất cho kín rồi nén nhẹ xung quanh bầu, không nên lấp đất quá cao, cách mặt bầu từ 1-2 cm.
Chăm sóc cây sau khi trồng
Cắm cọc cố định cho thân cây giúp cây sống sót và phục hồi nhanh, tránh tình trạng gãy mắt ghép, gãy ngọn và động rễ.
Sau khi trồng cần tưới đẫm cho cây, sau đó khoảng 2-3 ngày, nếu thấy đất khô cần tưới tiếp nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Sau đó, từ 4-5 ngày tưới một lần vào mùa khô và giảm lượng nước tưới vào mùa mưa.
Tủ gốc cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô nhằm giữ ẩm và giúp cây hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bón thúc cho cây để cây có thể phát triển tốt sau này. Sau 2 tháng, cây bắt đầu bén rễ và ra chồi non, lá non. Bón thúc bằng phân đạm hoặc phân NPK, pha loãng và tưới vào gần gốc cây.
Cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây để cây ra lá tốt, loại bỏ những cây còi cọc, bị bệnh.Xem thêm: Quá trình trồng cây ăn quả
Phòng ngừa sâu bệnh hại
Cần chú ý trong giai đoạn cây non phát triển lá rất dễ nhiễm các sâu hại gây bệnh, một số loại sâu bệnh thường gặp là sâu vẽ bùa, sâu đo, sâu đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh đục lá. Vì vậy, cần phun thuốc trừ sâu 1-2 tháng một lần.
Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều chế phẩm hóa học, thuốc trừ sâu quá liều sẽ phạm vào quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên như bắt sâu bằng tay, dùng bẫy thu hút sâu hại. Cần đảm bảo khoảng cách thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch từ 45-50 ngày.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ