Danh sách các tuyến phố, ngõ tại thành phố Thanh Hóa
|
Phường
|
Tên
|
Vị trí
|
Dài (m)
|
Rộng (m)
|
Ý nghĩa
|
Lam Sơn
|
Cao Thắng
|
Từ phố Nguyễn Du (ph. Điện Biên) đến nút giao với đường Tống Duy Tân-phố Đinh Công Tráng
|
500
|
|
Tên một vị chỉ huy trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX
|
Cầm Bá Thước
|
Từ đường Tống Duy Tân (đối diện phố Lê Thị Hoa) đến phố Đào Tấn (phường Ba Đình)
|
350
|
|
Tên một thủ lĩnh người Thái ở Thường Xuân, Thanh Hóa, tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX
|
Cửa Tả
|
Từ nút giao đường Trần Phú-phố Hàng Than đến cổng bệnh viện Công An tỉnh
|
350
|
|
Phố đi vào thành cổ Thanh Hóa qua cửa phía Đông Nam (cửa Tả). Khi xưa, đây là con đường chính để ra-vào thành nên thu hút người dân chuyển đến tạo thành khu vực các phố buôn bán lâu đời.
|
Đinh Lễ
|
Từ đường Lê Lai đến phố Lê Hữu Lập
|
450
|
|
Tên danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, quê huyện Thọ Xuân
|
Đinh Liệt
|
Từ đại lộ Lê Lợi đến đường Lê Lai
|
450
|
10.5
|
Tên danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, quê huyện Ngọc Lặc
|
Hàng Gạo
|
Từ phố Hàng Sứ đến phố Hàng Nan
|
100
|
|
Tuyến phố cũ khi xưa chuyên bán gạo
|
Hàng Nan
|
Từ phố Cầm Bá Thước đến phố Ngô Từ
|
350
|
|
Tuyến phố cũ khi xưa chuyên bán đồ đan lát
|
Hàng Sứ
|
Từ phố Cầm Bá Thước đến phố Phạm Vấn
|
200
|
|
Tuyến phố cũ khi xưa chuyên bán đồ gốm sứ
|
Hàng Than
|
Từ phố Lê Thị Hoa đến nút giao Trần Phú-Cửa Tả
|
450
|
|
Tuyến phố thương mại khi xưa có nhiều cửa hàng bán than
|
Ngõ Hợp Nhất
|
Từ phố Đinh Lễ đến phố Đinh Liệt đối diện mặt sau trường TH Hoàng Hoa Thám
|
180
|
|
Tên khu vực dân cư
|
Lê Hữu Lập
|
Từ đại lộ Lê Lợi cạnh chợ Vườn Hoa đến đường Tống Duy Tân
|
400
|
|
Tên nhà hoạt động cách mạng Việt Nam thời kỳ trước năm 1945. Ông là Bí thư tỉnh ủy lâm thời đầu tiên của Thanh Hóa.
|
Lê Khôi
|
Từ đại lộ Lê Lợi đến Ngách 3 Ngõ Hợp Nhất
|
180
|
10.5
|
Tên danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, cháu ruột gọi Lê Lợi bằng chú, làm quan dưới triều Lê lập nhiều công lao
|
Lê Thị Hoa
|
Từ đường Tống Duy Tân (đối diện phố Cầm Bá Thước) đi lên đến đối diện chợ Vườn Hoa thì chia 2 hướng thông ra phố Lê Hữu Lập và đại lộ Lê Lợi
|
500
|
|
Tên một nữ tướng thời Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn (Thanh Hóa)
|
Lý Thường Kiệt
|
Từ phố Lê Hữu Lập cắt ngang đường Trần Phú đến phố Lê Hồng Phong
|
480
|
|
Tên chính trị gia, danh tướng thời nhà Lý. Ông nổi tiếng với việc chinh phạt Chiêm Thành, đánh phá 3 châu Ung, Khâm, Liêm của nước Tống cũng như đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống, được tương truyền là người đọc bài “Nam quốc sơn hà”. Ông cũng là vị quan đứng đầu trấn Thanh Hóa suốt 19 năm (1082-1101).
|
Ngô Từ
|
Từ đường Tống Duy Tân gần cầu Cốc đến phố Nguyễn Huy Tự
|
500
|
|
Tên một vị gia thần của Lê Lợi, trông coi căn cứ Chí Linh trong khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là cha của thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu của hoàng đế Lê Thánh Tông.
|
Nguyễn Huy Tự
|
Đường lấp kênh đào ranh giới trung tâm cũ, từ đường Lê Hoàn tại vườn hoa Ba Đình đi về phía Đông đến nối tiếp với đường Lê Nhân Tông (phường Đông Vệ)
|
800
|
|
Tên vị quan thời Lê trung hưng, tác giả tập truyện thơ Nôm nổi tiếng ‘Hoa tiên’
|
Phạm Vấn
|
Từ đường Tống Duy Tân (phường Lam Sơn) đến nút giao Âu Cơ-Lạc Long Quân (phường Đông Vệ)
|
900
|
10.5
|
Tên danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, theo Lê Lợi từ những ngày đầu, ghi chiến công ở Nghệ An và Xương Giang. Sau khi thắng lợi, ông là 1 trong 3 người được phong thưởng bậc cao nhất.
|
Ngõ Thắng Lợi
|
Từ phố Đinh Lễ đến phố Đinh Liệt đối diện Ngõ 27 Mai An Tiêm
|
200
|
|
Tên hợp tác xã chuyên làm bún và chăn nuôi lợn thời kỳ xây dựng XHCN, sau thành khu dân cư
|
Trịnh Thị Ngọc Lữ
|
Từ đường Mai An Tiêm đến Ngõ 99 ĐL Lê Lợi
|
280
|
5
|
Tên một trong ba người vợ của vua Lê Lợi, là người duy nhất còn sống đến khi ông đăng cơ, sinh ra hoàng tử trưởng Lê Tư Tề; người gốc Thọ Xuân, Thanh Hóa
|
Ba Đình
|
Ngõ Chùa Hội Quản
|
|
|
|
|
Cửa Tiền
|
Từ phố Lê Hồng Phong đến đường Hạc Thành
|
220
|
|
Phố đi qua cửa phía Nam của thành cổ Thanh Hóa (cửa Tiền)
|
Đinh Chương Dương
|
|
|
|
|
Ngõ Đoan Hùng
|
|
|
|
|
Ngõ Đồng Lực
|
|
|
|
|
Hàn Thuyên
|
Từ phố Đào Duy Từ đến phố Phan Bội Châu
|
850
|
|
Tên danh nhân thời Trần, được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam, là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm
|
Ngõ Hợp Tiến
|
|
|
|
|
Ngõ Lê Đình Chinh
|
Từ phố Đào Duy Từ cạnh số 67 đi vào đến hết ngõ
|
90
|
|
Tên chiến sĩ biên phòng quê Thanh Hóa, là người đầu tiên hy sinh trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1978-1979, tại mặt trận huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn.
|
Lê Quý Đôn
|
Từ đường Lê Hoàn đến phố Phan Bội Châu
|
800
|
|
Tên danh nhân thời Lê trung hưng, được mệnh danh là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”, để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
|
Ngõ Lê Thế Bùi
|
|
|
|
|
Lê Thế Long
|
|
|
|
|
Minh Hiệu
|
|
|
|
|
Nguyễn Bá Ngọc
|
|
|
|
|
Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
Từ phố Hàn Thuyên đến phố Lê Quý Đôn
|
160
|
|
Tên danh nhân thời Lê-Mạc, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16
|
Ngõ Nhà Bảng
|
Có 2 lối vào, từ đường Nguyễn Trãi hoặc phố Phan Bội Châu đi vào đến phố Đinh Chương Dương
|
200
|
|
Tên chỉ gian nhà đặt bảng cáo yết của chính quyền tỉnh thời Nguyễn, ngay gần cửa Bắc của thành cổ. Bảng cáo yết là nơi dán những văn bản quản lý thông báo cho dân biết.
|
Tịch Điền
|
Đường lấp kênh đào ranh giới trung tâm cũ, từ nút giao Trần Phú-Lê Hoàn về phía Tây tới đường Phan Bội Châu
|
600
|
|
Khu vực tổ chức lễ tịch điền của chính quyền tỉnh thời Nguyễn. Tịch điền là lễ hội khuyến nông hàng năm do triều đình khởi xướng, với nghi lễ quan trọng khi đích thân nhà vua xuống ruộng cày.
|
Võ Quyết
|
|
|
|
|
Bùi Thị Xuân
|
Từ phố Tịch Điền đến đường nhánh 2 phố Trần Quang Diệu
|
350
|
|
Tên một nữ tướng của nhà Tây Sơn, lập nhiều chiến công
|
Kim Đồng
|
|
|
|
|
Mật Sơn
|
|
|
|
|
Ngõ Ngọc Lan
|
|
|
|
|
Tân An
|
|
|
|
|
Trần Quang Diệu
|
Từ phố Hoàng Văn Thụ đến phố Bùi Thị Xuân
|
160
|
|
Tên một vị tướng của nhà Tây Sơn, lập nhiều chiến công
|
Trần Quang Huy
|
|
|
|
|
Cột Cờ
|
Từ đường Hạc Thành đến đường Dương Đình Nghệ
|
550
|
|
Phố xuất phát từ vị trí kỳ đài (cột cờ) xưa của thành cổ Thanh Hóa. Cột cờ vốn nằm ở khoảng trước cổng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, đã bị dỡ bỏ.
|
Cửa Hữu
|
Từ đường Nguyễn Trãi qua phố Cột Cờ đến phố Hoàng Bật Đạt
|
285
|
|
Phố nằm gần cửa phía Tây Nam của thành cổ Thanh Hóa (cửa Hữu)
|
Ngõ Hội Đồng
|
|
|
|
|
Nguyễn Phương
|
|
|
|
|
Phan Bội Châu
|
Từ nút giao đường Nguyễn Trãi-Hạc Thành đến đường Nguyễn Thiếp tại bờ sông Nông Giang
|
650
|
|
Tên nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động và có nhiều ảnh hưởng đến phong trào yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc
|
Ngõ Phú Cường
|
Từ đường Nguyễn Trãi (gần ngã tư giao đường Hạc Thành) đến phố Nguyễn Trung Trực
|
150
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn cũ (phường Tân Sơn vốn là 1 phần tách ra từ Phú Sơn)
|
Điện Biên
|
Cửa Hậu
|
Từ phố Tô Vĩnh Diện đến phố Đông Lân qua mặt sau chợ Điện Biên
|
200
|
|
Phố nằm gần cửa phía Bắc của thành cổ Thanh Hóa (cửa Hậu)
|
Đông Lân
|
|
|
|
|
Hàng Đồng
|
Từ phố Triệu Quốc Đạt đến đại lộ Lê Lợi gần tượng đài Lê Lợi
|
350
|
|
Tuyến phố cũ khi xưa có nhiều người từ làng Nôm (Hưng Yên) vào sinh sống đem theo nghề buôn bán đồ đồng
|
Ngõ Hậu Thành
|
Từ dãy số chẵn đường Lý Nhân Tông đối diện phố Dụ Tượng đến phía bắc quảng trường Lam Sơn
|
100
|
|
Tên một ấp thuộc giáp Nam, trấn thành Thanh Hóa xưa; có tên như vậy là do vị trí nằm gần cửa Hậu của thành.
|
Nguyễn Cẩn
|
|
|
|
|
Nguyễn Quỳnh
|
Từ phố Tô Vĩnh Diện đến đường Phan Chu Trinh
|
300
|
|
Tên danh nhân thời Lê-Trịnh, nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước; dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh; người làng Bột Thượng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
|
Phạm Văn Hinh
|
|
|
|
|
Trường Thi
|
Bến Ngự
|
|
|
|
|
Bến Than
|
|
|
|
|
Chu Văn An
|
Từ đường Bà Triệu đến phố Cù Chính Lan, ngang qua trường THPT Hàm Rồng
|
300
|
|
Tên vị quan, nhà giáo, thầy thuốc Đại Việt cuối thời Trần; ông được coi là người thầy của mọi thời đại
|
Đào Đức Thông
|
|
|
|
|
Đình Giáp Bắc
|
|
|
|
|
Đình Giáp Đông
|
|
|
|
|
Ngõ Hàng Hương
|
Từ đường Bà Triệu cạnh số nhà 578 đi vào đến hết
|
200
|
|
Ngõ thuộc địa phận làng Quán Giò, làng có nghề làm và bán hương còn duy trì đến ngày nay
|
Hồng Nguyên
|
|
|
|
|
Lò Chum
|
|
|
|
|
Mai Xuân Dương
|
|
|
|
|
Nhà Thờ
|
Từ đường Trường Thi đi vào bên hông nhà thờ đến trước cổng chính rồi ra đường Bà Triệu
|
300
|
|
Phố đi vào Nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa
|
Quán Giò
|
Từ đường Đội Cung (phường Đông Thọ) đến phố Chu Văn An (phường Trường Thi)
|
550
|
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua. Làng có từ thế kỷ XVII, được ông Nguyễn Phúc Nguyên người Kinh Bắc vào truyền nghề làm hương và lưu giữ được đến ngày nay.
|
Ngõ Thanh Xuân
|
|
|
|
|
Tiền Phương
|
|
|
|
|
Ngõ Tiền Phương
|
|
|
|
|
Trần Đức
|
|
|
|
|
Trần Thị Nam
|
|
|
|
|
Đông Thọ
|
Dụ Tượng
|
|
|
|
|
Điện Cơ
|
|
|
|
|
Đông Tác
|
|
|
|
|
Hoàng Xuân Viện
|
|
|
|
|
Lê Văn An
|
Từ phố Trần Xuân Soạn đến đường Phan Chu Trinh
|
652
|
10.5
|
Tên danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, quê huyện Thọ Xuân
|
Nghiêm Quý Ngãi
|
|
|
|
|
Ngô Đức Mậu
|
|
|
|
|
Nguyễn Đức Nhuận
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn Thân
|
|
|
|
|
Quang Vinh
|
Từ đường Đào Cam Mộc đến đường Phú Thứ
|
700
|
10.5
|
Các đường ngang trong khu CN Tây Bắc Ga được đặt tên theo các hợp tác xã cũ trên địa bàn thành phố. Quang Vinh là hợp tác xã vận tải và đóng mới xe ngựa, xe bò, nằm ở khu vực gần nút giao Đội Cung-Quán Giò (ph. Đông Thọ).
|
Thành Công
|
Từ đường Đào Cam Mộc đến đường Vạn Hạnh
|
450
|
10.5
|
Các đường ngang trong khu CN Tây Bắc Ga được đặt tên theo các hợp tác xã cũ trên địa bàn thành phố. Thành Công là hợp tác xã chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp, nằm ở khu vực gần nút giao Đông Tác-Thành Thái (ph. Đông Thọ).
|
Ngõ Thành Công
|
Từ đường Thành Thái gần nút giao với phố Đông Tác xuống phía Nam đến bờ sông Hạc
|
300
|
|
Tên khu dân cư vốn là hợp tác xã, thành lập năm 1959, chuyên làm phụ tùng xe đạp, ngoài ra còn đúc lưỡi cày, đóng xe cải tiến, làm cào cỏ 64A.
|
Thắng Lợi
|
Từ đường Đô Dương đến đường Phú Thứ
|
400
|
10.5
|
Các đường ngang trong khu CN Tây Bắc Ga được đặt tên theo các hợp tác xã cũ trên địa bàn thành phố. Thắng Lợi là hợp tác xã chuyên làm bún và chăn nuôi lợn, nằm ở khu vực giữa 2 phố Đinh Lễ-Đinh Liệt (ph. Lam Sơn) hiện nay.
|
Thọ Hạc
|
Từ đường Bà Triệu đến phố Minh Không
|
812
|
10.5
|
Phố chạy xuyên qua trung tâm của làng Thọ Hạc. Năm 1804, vua Gia Long cho dời tỉnh lỵ Thanh Hóa về đất làng này và xây dựng thành, do đó thành cổ Thanh Hóa còn gọi là thành Thọ Hạc, hay Hạc Thành. *Đầu phố từ Bà Triệu đi vào có ngõ Đông và ngõ Thắng được đặt tên theo 2 xóm của làng..
|
Tiến Lực
|
Từ đường Lý Nhân Tông đến đường Phú Thứ, phía Bắc khu CN Tây Bắc Ga
|
960
|
10.5
|
Các đường ngang trong khu CN Tây Bắc Ga được đặt tên theo các hợp tác xã cũ trên địa bàn thành phố. Tiến Lực là hợp tác xã chuyên làm đồ mộc dân dụng, xẻ gỗ làm cày-bừa, cào cỏ cải tiến.
|
Trần Hữu Duyệt
|
|
|
|
|
Trần Xuân Soạn
|
Từ đường Bà Triệu cạnh bến xe phía Bắc cũ đến phố Minh Không
|
750
|
|
Tên vị tướng nhà Nguyễn, cùng tướng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương kháng Pháp ở Thanh Hóa. *Trên phố có ngõ Nam được đặt tên theo 1 xóm của làng Thọ Hạc, nằm gần nút giao với phố Nguyễn Bặc ..
|
Vạn Tiến
|
Từ đường Lý Nhân Tông đến đường Phú Thứ men theo con kênh đào từ sông Hạc xuống phường Phú Sơn
|
961
|
10.5
|
Các đường ngang trong khu CN Tây Bắc Ga được đặt tên theo các hợp tác xã cũ trên địa bàn thành phố. Vạn Tiến là hợp tác xã chuyên làm đồ da, nằm ở địa bàn phường Phú Sơn gần cầu Cao.
|
Võ Nguyên Lượng
|
|
|
|
|
Nam Ngạn
|
Chu Văn Lương
|
|
|
|
|
Ngõ
Chùa Mật Đa
|
Từ ngõ 14 đường Trần Hưng Đạo đến đường Trần Hưng Đạo
|
200
|
|
Ngõ đi vào chùa Mật Đa
|
Ngõ Đồng Minh
|
|
|
|
|
Ngõ Đúc Tiền
|
|
|
|
|
Ngõ Nam Đông
|
|
|
|
|
Ngõ Nam Kỳ 40
|
|
|
|
|
Nam Sơn
|
|
|
|
|
Ngõ Nam Thượng
|
|
|
|
|
Ngõ Nam Trung
|
|
|
|
|
Nguyễn Phúc Khê
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn Bích
|
|
|
|
|
Tân Nam
|
|
|
|
|
Tân Nam 1
|
|
|
|
|
Tân Nam 2
|
|
|
|
|
Tân Nam 3
|
|
|
|
|
Tân Nam 4
|
|
|
|
|
Tân Nam 5
|
|
|
|
|
Tân Nam 6
|
|
|
|
|
Tân Nam 8
|
|
|
|
|
Tân Nam 10
|
|
|
|
|
Trần Khánh Dư
|
Từ đường Trần Hưng Đạo (đối diện công an phường Nam Ngạn) đến đường Duy Tân
|
350
|
|
Tên một dũng tướng thời nhà Trần. Ông nổi bật với việc giữ chức Phó đô tướng quân trong kháng chiến chống Nguyên lần 2 và 3, tiêu diệt đoàn thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn năm 1288, tham gia chinh phục Chiêm Thành năm 1312.
|
Trương Huy Dực
|
|
|
|
|
Ngõ Vườn Quan
|
|
|
|
|
Đông Hương
|
Đinh Chương Long
|
|
|
|
|
Hà Văn Nho
|
|
|
|
|
Lý Nam Đế
|
Từ đường Hàm Nghi đến nút giao đại lộ Lê Lợi-đường Nguyễn Duy Hiệu
|
1430
|
20.5
|
Tên anh hùng dân tộc đứng dậy khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Lương, chấm dứt Bắc thuộc lần 2; đánh đuổi quân Lâm Ấp xâm lược từ phía Nam. Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên xưng Hoàng đế, lập ra nước Vạn Xuân.
|
Nguyễn Hiệu
|
Từ đại lộ Lê Lợi đến đường Lê Lai (đối diện trường THPT Lý Thường Kiệt)
|
550
|
6
|
Tên một đại thần thời Lê trung hưng; người gốc Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700) rồi vào làm việc ở Phủ Chúa trải qua nhiều chức vụ, có nhiều công lao, đặc biệt là việc dâng kế sách “Trị bình”, tức kế trị nước-an dân, được chúa Trịnh khen ngợi. Tên ông được khắc trong bia tiến sỹ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
|
Nguyễn Xuân Thúy
|
|
|
|
|
Đông Sơn
|
Ngõ Đặng Tất
|
Từ đường Lê Lai (đối diện Ngõ 417) đến Ngõ 40 phố Trương Hán Siêu
|
250
|
|
Tên một tướng lĩnh thời Hồ cai quản vùng Hóa Châu (Nghệ-Tĩnh ngày này); sau khi giặc Minh xâm lược, ông phò tá chính quyền Hậu Trần do Trần Ngỗi (tức Giản Định đế) lập ra và tổ chức kháng chiến
|
Lê Phụ
|
|
|
|
|
Tản Đà
|
Từ đường Lê Lai (gần đối diện chợ Đông Thành) đến phố Lương Đắc Bằng
|
450
|
|
Tên một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”
|
Chùa Đại Bi
|
|
|
|
|
Đinh Bồ
|
|
|
|
|
Kiều Đại
|
|
|
|
|
Lê Bá Giác
|
|
|
|
|
Lê Công Khai
|
|
|
|
|
Lê Lâm
|
|
|
|
|
Lê Trang Tông
|
Từ đường Trịnh Kiểm đến cầu Tạnh Xá 2
|
840
|
7.5
|
Tên hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê và đầu tiên của thời kỳ Lê trung hưng. Ông được Nguyễn Kim (sau có Trịnh Kiểm nối nghiệp) phò tá lên ngôi để khôi phục dòng dõi nhà Lê sau khi bị nhà Mạc cướp ngôi.
|
Lê Trọng Bích
|
|
|
|
|
Lê Trung Giang
|
|
|
|
|
Ngọc Nữ
|
|
|
|
|
Nguyễn Công Duẩn
|
|
|
|
|
Nguyễn Đình Giản
|
|
|
|
|
Phạm Đức Kỳ
|
|
|
|
|
Quảng Xá
|
Từ đường Quang Trung sát phía Bắc chợ Nam Thành qua sông nhà Lê đến đường Lê Thánh Tông, tuyến phố không liền mạch vì có 1 đoạn trùng với phố Nguyễn Sơn
|
760
|
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Tạnh Xá
|
Từ cuối phố Trần Cao Vân-chùa Bạch Hạc đến ngã 3 giao với Ngõ 121 Trịnh Khả và Ngõ 60 Quảng Xá
|
300
|
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Trịnh Tùng
|
Từ phố Nguyễn Huy Tự đến cầu Tạnh Xá 2
|
900
|
10.5
|
Tên vị chúa đầu tiên của họ Trịnh cai quản Đàng Ngoài thời Lê trung hưng; ông kế nghiệp cha là Trịnh Kiểm phò tá 4 đời vua Lê từ khi còn chiến tranh với nhà Mạc đến khi thắng lợi và giành lại Đông Kinh. Từ đời ông, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử.
|
An Hưng
|
Bùi Đạt
|
|
|
|
|
Đặng Văn Hỷ
|
|
|
|
|
Đặng Việt Châu
|
Từ đại lộ Lê Lợi đến đường Nguyễn Thị Lợi
|
850
|
36
|
Tên chiến sĩ cách mạng trung kiên. Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu IV, Khu uỷ viên rồi Thứ trưởng Bộ Kinh tế. Từ năm 1955 đến khi qua đời (1990), ông lần lượt giữ nhiều trọng trách quan trọng khác trong Chính phủ.
|
Lưu Đô
|
|
|
|
|
Ngô Đức
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn Hồ
|
|
|
|
|
Nguyễn Văn Huệ
|
|
|
|
|
Trần Bảo
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh UBND phường Phú Sơn qua sông Nông Giang (kênh Bắc) đến vòng xuyến đường ven sông nhà Lê
|
850
|
34
|
Tên chiến sĩ cách mạng trung kiên; là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 11/1940-1/1941 và 9-10/1941
|
Trịnh Ngọc Điệt
|
|
|
|
|
Phú Sơn
|
Ngõ Cống Tây
|
Từ cuối đường Nguyễn Trãi gần chỗ tiếp nối đường Hoàng Nghiêu đi vào đến hết ngõ
|
85
|
|
Ngõ nằm bên bờ con kênh đào từ sông Hạc xuống sông Nông Giang ở phía Tây thành phố
|
Dốc Ga
|
Từ cổng sau ga Thanh Hóa đến nút giao đường Nguyễn Trãi và đường Phú Thứ
|
500
|
|
Con đường dốc dẫn từ cổng sau ga Thanh Hóa
|
Ngõ Đàn Xã Tắc
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh số nhà 738 (đối diện phố Tây Sơn) đi vào đến hết ngõ
|
230
|
|
Ngõ dẫn ra khu vực có đàn Xã Tắc của trấn thành Thanh Hóa thời Nguyễn (thuộc địa phận phường Đông Thọ). Đàn Xã Tắc là loại đàn tế cổ do triều đình lập ra đế tế thần Đất và thần Nông cầu mưa thuận gió hòa.
|
Ngõ Đông Trại
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh số nhà 801 đi vào đến ranh giới 2 phường Phú Sơn-Đông Tân
|
200
|
|
Tên khu vực dân cư
|
Ngõ Lăng Viên
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh số nhà 770 (đối diện ngõ Đông Trại) đi vào đến hết ngõ
|
200
|
|
Tên khu lăng mộ cổ thuộc phường Phú Sơn
|
Nam Chợ
|
Từ đường Nguyễn Trãi đi vào đằng sau chợ Phú Thọ đến hết đường
|
160
|
|
Phố men theo rìa phía nam chợ Phú Thọ
|
Nguyễn Nhữ Soạn
|
Từ phố Dốc Ga cạnh số nhà 17 đến phố Phú Thọ
|
400
|
|
Tên một danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là em trai thứ năm cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi; mẹ ông người gốc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Sau khi giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giam và qua đời, nung nấu ý chí nổi dậy, ông tìm đến nghĩa quân xin gia nhập.
|
Phú Chung
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh số nhà 775 đến hết đường cạnh rìa phía Tây khu chung cư Phú Sơn
|
400
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Ngõ Phú Lập
|
Từ đường Nguyễn Trãi giữa 2 số nhà 489-491 đi vào đến hết ngõ
|
110
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Phú Liên
|
Từ khu dân cư phía sau phố Phú Vinh đến đường Nguyễn Trãi gần hồ Đồng Chiệc
|
350
|
5
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Phú Quý
|
Từ đường Nguyễn Trãi giữa 2 số nhà 503-505 đến đường Nguyễn Thiếp cạnh bờ sông Nông Giang (kênh Bắc)
|
200
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Ngõ Phú Thành
|
Ngõ song song với phố Phú Chung từ đằng sau Bệnh viện mắt Lam Kinh đến hết đường cạnh rìa phía Đông khu chung cư Phú Sơn
|
250
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Phú Thọ
|
Từ phố Dốc Ga đến đại lộ Lê Lợi gần đường lên cầu vượt
|
650
|
|
Tên nơi đặt lỵ sở huyện Đông Sơn thời nhà Nguyễn, cũng chính là khu vực mà tuyến phố đi qua
|
Phú Thứ Đông
|
Từ ngõ 2 đến ngõ 6 đường Phú Thứ
|
180
|
7.5
|
Phố chạy song song phía Đông đường Phú Thứ
|
Phú Thứ Tây
|
Từ ngõ 3 đường Phú Thứ về phía Bắc đến hết
|
309
|
7.5
|
Phố chạy song song phía Tây đường Phú Thứ
|
Phú Thượng
|
Từ đường Nguyễn Trãi giữa 2 số nhà 675-677 đến phố Tây Sơn
|
280
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Phú Vinh
|
Từ điểm tiếp nối cuối phố Tây Ga cắt qua đường Nguyễn Trãi đến đường Nguyễn Thiếp cạnh bờ sông Nông Giang (kênh Bắc)
|
800
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố thuộc phường Phú Sơn
|
Ngõ Phương Đông
|
Từ đường Nguyễn Trãi giữa 2 số nhà 541-543 đi vào đến hết ngõ
|
100
|
|
Tên khu vực dân cư
|
Tân Thảo
|
Từ phố Dốc Ga cắt qua ngõ 4 Phú Thứ đến hết đường ở phía Tây Bắc trường lái
|
400
|
|
Tên khu vực dân cư
|
Tây Ga
|
Từ cổng sau ga Thanh Hóa đầu phố Dốc Ga men theo tường bao phía Tây ga đến điểm tiếp nối phố Phú Vinh
|
700
|
10.5
|
Khu phố phía Tây ga Thanh Hóa
|
Tây Sơn
|
Từ đường Nguyễn Trãi cạnh số nhà 789 (đối diện ngõ Đàn Xã Tắc) đến phố Phú Thượng
|
180
|
|
Tên khu vực dân cư phía Tây phường Phú Sơn
|
Ngõ Vạn Tiến
|
Từ dãy phía Bắc đại lộ Lê Lợi (đoạn từ Nguyễn Trãi đến cầu Cao) đi vào đến hết ngõ
|
140
|
|
Tên khu hợp tác xã thủ công nghiệp thành lập năm 1960 chuyên làm đồ da như thắt lưng, ví, dép, đồng hồ
|
Đông Cương
|
Chùa Tăng Phúc
|
Từ phố Hạc Oa đến đường Đình Hương men theo phía Tây Nam núi Thổ Sơn
|
280
|
5
|
Phố đi qua trước cổng chùa Tăng Phúc, chùa xây trên triền núi Thổ Sơn thuộc làng Hạc Oa
|
Đông Khối
|
Từ cực bắc khu dân cư phố 1 phường Đông Cương đến đường Đại Khối đoạn gần núi Voi
|
855
|
6
|
Tên một thôn thuộc làng Đại Khối nơi tuyến phố đi qua; cũng là tên một di chỉ khảo cổ học thuộc hậu kỳ thời đồ đá mới được phát hiện tại đây
|
Đông Thổ
|
Từ đường Đình Hương đến phố Hạc Oa men theo phía Bắc núi Thổ Sơn
|
750
|
5.5
|
Tên gọi cổ của làng Hạc Oa
|
Hạc Oa
|
Từ đường Đình Hương đến đường Phượng Hoàng men theo phía Nam núi Thổ Sơn
|
800
|
8
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Hàm Rồng
|
Cánh Tiên
|
Từ đường Bà Triệu bên cạnh số nhà 230 đi lên triền núi Cánh Tiên
|
270
|
|
Tên của ngọn núi
|
Đồi C4
|
Từ chân đồi tại phố Đồng Cổ (gần chỗ giao phố Long Quang) đi lên Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng trên đỉnh đồi
|
350
|
|
Đây là một khúc của núi Rồng. Thời kháng chiến chống Mỹ, đại đối 4 pháo cao xạ về đóng ở đây nên người dân thường gọi là đồi C4; nơi đây ghi dấu nhiều chiến công bắn rơi máy bay, nay là di tích cấp quốc gia.
|
Đồi C5
|
Từ đường Nguyễn Chí Thanh bên cạnh tượng đài Thanh niên xung phong đi lên đỉnh đồi
|
210
|
|
Đây vốn là ngọn đồi không tên. Thời kháng chiến chống Mỹ, đại đối 5 pháo cao xạ về đóng ở đây nên người dân thường gọi là đồi C5; trong trận đánh tháng 4/1972, máy bay B52 đã dội bom vào đồi khiến phần lớn đại đội đều hy sinh.
|
Đông Quang
|
Từ đường Trần Khát Chân đi qua hầm chui đường Nguyễn Chí Thanh đến chân đồi C5, tiếp nối bởi Ngõ 31 đường Thành Thái
|
950
|
|
Tên khu dân cư gần động Long Quang, ban đầu là nơi dân làng Đông Sơn chuyển ra để tiện canh tác ruộng đồng trong kháng chiến chống Pháp
|
Đông Sơn
|
Từ đường Trịnh Thế Lợi rẽ vào làng cổ Đông Sơn lên phía Bắc đến nút giao với phố Tiên Sơn và đường Trịnh Thế Lợi.
|
700
|
|
Tên ngôi làng cổ mà tuyến phố đi qua. Đây chính là nơi phát hiện trống đồng của người Việt cổ mà sau này được đặt tên theo tên làng. *Phố có 5 ngõ được đặt tên, nằm bên dãy lẻ, lần lượt từ Nam lên Bắc là Nhân, Nghĩa, Miếu Nhị, Trí, Dũng.
|
Đồng Cổ
|
Từ phố Long Quang đến bờ sông Mã trước cổng doanh trại quân đội, đi qua cổng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
|
714
|
10.5
|
Tuyến phố hướng về phía đền Đồng Cổ nằm bên bờ sông Mã thuộc huyện Yên Định. Đây là ngôi đền nổi tiếng, gắn với sự tích vua Lê Hoàn đi đánh giặc Chiêm Thành, đêm dừng nghỉ mơ thấy vị thần đem trống đồng, dùi đồng xin theo đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về, vua cho lập đền thờ, ban sắc phong cho thần, đặt tên là Đồng Cổ.
|
Đức Thánh Cả
|
Từ đường Đông Sơn (đoạn trung tâm làng cổ) đến đường Yên Ngựa
|
160
|
|
Con đường vào làng Đông Sơn đi qua đền Đức Thánh Cả
|
Long Quang
|
Từ quảng trường Hàm Rồng đến cầu Hàm Rồng
|
600
|
|
Phố đi qua núi Long Quang có thẳng cảnh động Long Quang, cái tên xuất phát từ việc động có 2 lối vào giống như 2 mắt rồng
|
Quyết Thắng
|
Từ đường Bà Triệu đi lên triền núi đến đền thờ Mẹ Việt Nam anh hùng
|
430
|
5.5
|
“Đồi Quyết Thắng” là tên gọi của núi Cánh Tiên xuất phát từ kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi đặt trận địa pháo binh để bảo vệ cầu Hàm Rồng, các chiến sĩ đã góp nhặt đá ghép thành 2 chữ ‘Quyết Thắng’ trên sườn núi để tự động viên ý chí chiến đấu và nhắn gửi đến những phi công lái máy bay trên cao.
|
Tiên Sơn
|
Từ nút giao đường Đông Sơn-Trịnh Thế Lợi (đối diện ngõ 39 Trịnh Thế Lợi) đến hồ Kim Quy
|
1000
|
10.5
|
Tuyến phố đi dưới chân núi Con Voi, nơi có thắng cảnh động Tiên Sơn
|
Trần Khát Chân
|
Từ chân cầu Hàm Rồng-đầu đường Trần Hưng Đạo đến quảng trường Hàm Rồng-đầu đường Bà Triệu
|
650
|
|
Tên một tướng lĩnh Đại Việt cuối thời Trần; người gốc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành, đánh bại vua Chiêm là Chế Bồng Nga năm 1390. Ông được thờ trong đền Đức Thánh Cả ở đầu làng Đông Sơn gần đó.
|
Đông Hải
|
Đồng Lễ
|
Phố có 2 lối vào, lối 1 từ đằng sau khách sạn Central (cạnh BigC) đến ngã 3 UBND phường Đông Hải thì giao với lối 2 từ đại lộ Hùng Vương rồi xuống phía Nam thông ra đường Tố Hữu
|
1360
|
10.5
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Đỗ Huy Cư
|
Từ phố Lễ Môn (đối diện Ngõ 12 Lễ Môn) cắt ngang đại lộ Nam Sông Mã đến đại lộ Hùng Vương cạnh cầu Đông Hải
|
950
|
10.5
|
Tên một vị quan giai đoạn cuối nhà Lê-đầu nhà Nguyễn; làm quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo và từng đi sứ nhà Thanh. Quê ông nay thuộc phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.
|
Hoàng Quốc Việt
|
Đường trục Đông-Tây khu đô thị Đông Hải; từ đại lộ Nam Sông Mã đến đại lộ Hùng Vương, đối diện đường Bùi Khắc Nhất
|
770
|
24
|
Tên một chính khách, chiến sĩ Cách mạng Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.
|
Lai Thành
|
Từ đường Dã Tượng đến đường Bùi Khắc Nhất
|
795
|
10.5
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Lễ Môn
|
Từ nút giao đường Sơn Vạn-Chương Dương (đê hữu sông Mã) đến đại lộ Nam Sông Mã
|
535
|
10.5
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Trần Thủ Độ
|
Từ phố Đồng Lễ (đối diện ngõ 65) đến đại lộ Hùng Vương
|
350
|
10.5
|
Tên một nhà chính trị Đại Việt cuối triều Lý đầu triều Trần. Ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên-Mông lần thứ nhất (1257).
|
Quảng Hưng
|
An Thọ
|
Từ đường Lê Lai giữa 2 số nhà 536-538 đi vào rẽ phải đến gần điểm giao với Ngõ 17 Thủ Phác thì rẽ trái lên giao với đường Trần Bình Trọng
|
300
|
|
Tên khu vực dân cư
|
Duy Tiếu
|
Từ đường Chương Dương (lối xuống bến đò Hoằng Đại) đi về phía nam cắt ngang đường Trần Nhân Tông và Lê Niệm đến cuối đường giáp địa phận phường Quảng Phú
|
1200
|
5
|
Tên ngôi làng sát đê sông Mã thuộc phường Quảng Hưng mà tuyến phố đi qua
|
Đồng Bái
|
Từ đường Hàm Tử đến đại lộ Hùng Vương
|
450
|
3.5
|
Tên nhân dân trong vùng gọi cánh đồng trồng trọt hoa màu, nay đã trở thành phố
|
Đức Hậu
|
Từ phố Đồng Bái qua đại lộ Hùng Vương đến phố Thủ Phác
|
800
|
3.5
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Hưng Thuận
|
Từ đại lộ Nam Sông Mã đến đường Trần Nhân Tông (gần nút giao đầu đường Lê Niệm)
|
800
|
4.0
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Hưng Xá
|
Từ đại lộ Nam Sông Mã gần chùa Bái Chăm lên phía Bắc đến dưới chân đê sông Mã-đường Chương Dương
|
1000
|
7
|
Tên ghép của 2 ngôi làng Văn Xá và Hưng Thọ mà tuyến đường đi qua theo hướng Tây Nam-Đông Bắc
|
Ngõ
Lê Công Khai
|
Từ đường Lê Lai đến điểm giao cuối ngõ 4 Thủ Phác thì đi về phía Đông Bắc đến điểm giao cuối ngõ 16 Nguyễn Thị Định rồi rẽ lên phía Bắc đến đường Trần Bình Trọng
|
450
|
|
(trùng tên với một tuyến phố thuộc phường Đông Vệ)
|
Nguyễn Thị Định
|
Từ phố Đức Hậu xuống phía Nam cắt ngang đường Lê Lai đến hết đường
|
785
|
10.5
|
Tên một nữ chính trị gia Việt Nam, nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên, Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam
|
Nhân Phong
|
Từ đường Dã Tượng lên phía Bắc ngang qua đại lộ Nam Sông Mã đến ngõ 103 đường Bạch Đằng
|
750
|
4.0
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Thủ Phác
|
Từ đường Lê Lai đoạn đối diện làng trẻ SOS đến đường Trần Bình Trọng
|
450
|
4
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Văn Thọ
|
Từ đường Bạch Đằng (đối diện ngõ 103) đến cuối đường
|
300
|
5
|
Tên ghép của 2 ngôi làng Văn Xá và Hưng Thọ mà tuyến đường đi qua theo hướng Đông Nam-Tây Bắc
|
Quảng Thành
|
Bùi Sĩ Lâm
|
Từ đường Quang Trung đến đường Ngọc Mai, men theo tường phía Nam Đại học Hồng Đức
|
500
|
|
Tên một nhà chính trị, quân sự đầu thế kỷ XVII; đóng vai trò to lớn trong công cuộc phục hưng nhà Lê; người gốc Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hóa. Tuyến phố này gần khu vực quê hương ông.
|
Trần Văn Ơn
|
Từ đường Quang Trung đến phố Bùi Sỹ Lâm gần nút giao với đường Ngọc Mai
|
500
|
|
Tên một học sinh đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn. Ngày mất của anh được chọn làm Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam hàng năm. Tuyến phố này đi qua khu vực các trường đại học-cao đẳng và khu ký túc xá sinh viên thành phố.
|
Quảng Thắng
|
An Biên
|
Từ sông nhà Lê đến nút giao 2 đường Lê Hưng-Vệ Yên
|
140
|
10.5
|
Tên ngôi làng mà tuyến phố đi qua
|
Yên Trường
|
Từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến bờ sông nhà Lê cạnh UBND phường Quảng Thắng
|
1000
|
7
|
Tên ngôi làng thuộc xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, là nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930). Tuyến đường này đi qua trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.
|
Tào Xuyên
|
An Chương
|
Phía Nam làng Yên Vực, từ chân đê tả ngạn sông Mã đến đường Văn Tiến Dũng
|
650
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố liên quan đến làng Yên Vực
|
Yên Tân
|
Phía Bắc làng Yên Vực, từ chân đê tả ngạn sông Mã đến đường đi ra trường THCS-THPT Tào Xuyên
|
300
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố liên quan đến làng Yên Vực
|
Yên Thượng
|
Giữa làng Yên Vực, phía nam phố Yên Tân, từ chân đê tả ngạn sông Mã đến hết đường
|
130
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố liên quan đến làng Yên Vực, đường nhánh ở phía bắc làng
|
Yên Trung
|
Giữa làng Yên Vực, phía nam phố Yên Thượng, từ chân đê tả ngạn sông Mã đến đường đi ra trường THCS-THPT Tào Xuyên
|
250
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố liên quan đến làng Yên Vực, đường nhánh ở giữa làng
|
Yên Xuân
|
Giữa làng Yên Vực, phía nam phố Yên Trung, từ chân đê tả ngạn sông Mã đến đường đi ra trường THCS-THPT Tào Xuyên
|
237
|
|
Nằm trong nhóm tên đường-phố liên quan đến làng Yên Vực
|