Hướng dẫn cách làm cơm cháy tương hột kho quẹt ngon đơn giản dễ làm Cơm cháy tương hột kho quẹt là món chay vô cùng thơm ngon. Cùng Bách...
6 LƯU Ý AN TOÀN KHI CHO TRẺ VÀO BẾP
Nấu ăn được xem là một kĩ năng cần thiết để trẻ biết cách tự lập sớm, đồng thời còn học được những kiến thức bổ ích về thực phẩm và dinh dưỡng, từ đó trẻ không chỉ có thể tự tập thói quen ăn uống lành mạnh tại nhà, mà còn biết cách chăm lo cho bữa ăn gia đình nữa. Bữa cơm gia đình do chính tay trẻ vào bếp thực hiện chắc chắn sẽ tăng thêm phần ấm áp và vui vẻ đó. Tuy nhiên khi cho trẻ vào bếp, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là dạy trẻ những quy tắc an toàn cần thiết nhé!
Xem thêm: Nhà hàng Ẩm thực Rơm Vàng
NGUYÊN NHÂN XẢY RA TAI NẠN KHI VÀO BẾP
- Bị thương: Dao hoặc các dụng cụ sắc nhọn để cắt, gọt, xiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ bị thương… hoặc đặt các vật dụng nguy hiểm không đúng vị trí thích hợp có thể sơ ý dẫn đến tai nạn.
- Rơi vỡ: Sử dụng xoong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không đúng dễ làm rơi vỡ. Hay để vật dụng quá cao so với chiều cao của trẻ, trẻ sơ ý làm rơi đổ đồ đạc, dẫn đến tai nạn.
- Té ngã: Để thức ăn rơi vãi xuống sàn mà không thu dọn ngay; sàn bếp ướt nước; đồ đạc để không ngăn nắp, đúng vị trí, vướng lối đi.. là những nguyên nhân có thể làm cho chúng ta té ngã.
- Bị bỏng: Khi đun nước, đặt ấm nước ở vị trí không thích hợp, khi vướng vào sẽ làm ấm nước hất đổ vào người; hoặc khi đun nấu, chúng ta vô ý chạm tay vào lửa, chạm tay nước đang sôi, hoặc xoong, nồi đựng thức ăn vừa nấu xong còn đang nóng… đều là những nguồn nhiệt nguy hiểm dễ gây bỏng.
- Các sự cố về điện: Sử dụng nồi áp suất, lò nướng, bếp điện, bếp gas, nồi cơm điện… không đúng hướng dẫn sử dụng dễ dẫn đến tai nạn về điện.
6 LƯU Ý AN TOÀN KHI CHO TRẺ VÀO BẾP
Xem thêm: Nhà hàng Ẩm thực Rơm Vàng
- Cẩn thận với những dụng cụ sắc nhọn: Hãy tập cho trẻ từng bước một bằng cách hướng dẫn tư thế cầm dao đúng, hoặc cách đặt tay thế nào là phù hợp. Quan trọng nhất là hãy luôn giám sát để kịp thời chỉnh sửa nếu trẻ thực hiện sai, bố mẹ nhé! Việc này đòi hỏi phải kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết.
- Sắp xếp lại vật dụng nhà bếp: Đồ đạc không nên đặt quá cao so với tầm với của trẻ, có thể sử dụng ghế để trẻ kê chân; chuyển những dụng cụ nguy hiểm hoặc dễ vỡ vào nơi kín đáo; đặt các vật dụng cần thiết ở nơi dễ thấy để trẻ tiện sử dụng…
- Cất giữ dụng cụ đúng chỗ sau khi dùng: Trẻ cần học cách ghi nhớ chỗ cất từng loại dụng cụ, và phải tự sắp xếp cẩn thận sau khi dùng xong.
- Dạy trẻ cách sử dụng, chức năng và công dụng của mỗi loại dụng cụ bếp như bếp điện, bếp gas, lò nướng, nồi cơm điện, bình đun siêu tốc…: Dạy trẻ các chức năng cơ bản và những điều không nên làm với dụng cụ đó để đảm bảo an toàn; và luôn nhắc nhở trẻ tắt các thiết bị này sau khi sử dụng xong nhé.
- Cho trẻ tập quan sát thao tác của bố mẹ: Hãy là một người hướng dẫn tận tâm khi tự mình “biểu diễn” cho trẻ xem trước, để tránh cho trẻ bị nhàm chán, bố mẹ có thể nhờ con rửa rau, nhặt rau… rồi dần dần tăng mức độ khó hơn như tập cắt rau củ, ướp gia vị… để con làm quen.
- Đồng hành cùng trẻ khi vào bếp: Bố mẹ hãy kiên nhẫn và động viên trẻ để trẻ cảm thấy hứng thú với việc vào bếp nhé!
Đừng quên nhắc nhở con dọn dẹp sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng bếp để hình thành thói quen ngăn nắp cho trẻ. Sau khi trẻ đã bắt đầu làm quen với môi trường nhà bếp, bố mẹ có thể cùng trẻ thực hành những món ăn đơn giản ở CÔNG THỨC MÓN NGON được gợi ý. Qua đó, trẻ có thể tập làm những món ngon tại nhà để chiêu đãi các thành viên, vừa có cơ hội thực hành những kiến thức học được, vừa biết cách chăm lo bữa ăn cho cả nhà, nhờ đó bữa ăn gia đình sẽ càng thêm vui vẻ, gắn kết, giúp hình thành thói quen tốt trong con.
Bạn đang đọc: 6 LƯU Ý AN TOÀN KHI CHO TRẺ VÀO BẾP
Source: https://vh2.com.vn
Category : Ẩm Thực