Networks Business Online Việt Nam & International VH2

giáo trình Vật liệu cơ khí – Tài liệu text

Đăng ngày 13 January, 2023 bởi admin

giáo trình Vật liệu cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 59 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Lời nói đầu
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nói chung và của Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu nói riêng. công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp có vai
trò hết sức quan trọng, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng nhanh và
bền vững .
Quán triệt chủ trương nghị quyết, Tỉnh Đảng bộ Bà Rịa – Vũng tàu lần thứ 5, về phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu .và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
chương trình giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo
Trên cơ sở Chương trình khung của Bộ LĐTBXH,ban hành và kinh nghiệm thực tế
từ quá trình đào tạo với sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia đến từ Nhật
bản và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu Trường cao đẳng nghề Bà Rịa – Vũng
Tàu, khoa cơ khí tổ chức biên soan giáo trình bộ môn Vật liệu Cơ khi, một cách khoa
học và có hệ thống, càp nhàt kiến thức thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh học
nghề .
Môn học vật liệu cơ khí là một môn học có rất nhiều thông tin về lý thuyết, và mang
tính ứng dụng rất cao trong thực tiễn
Giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh nghành cơ
khí của Trường cao Đẳng nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập
chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các em học sinh
trong nhà Trường để từng bước hoàn thiện giáo trình này
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
Khoa cơ khí – Trường Cao Đẳng nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu
Đ/C: Ấp Thanh Tân – TT Đất Đỏ – Huyện Đất Đỏ – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ĐT:0643.866421- Hoặc qua Email:
Xin chân thành cảm ơn ./.
Nhóm tác giả
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. SƠ LƯỢC VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ.
Vật liệu cơ khí với khái niệm thơng dụng là tất cả vật chất mà con người sử dụng trong
sản xuất có khí để tạo dựng nên sản phẩm cho cuộc sống như thiết bị máy móc trong
cơng nghiệp, nơng nghiệp, giao thơng vận tải, y tế, giáo dục,…
Khái niệm vật liệu cơ khí rất rộng, đa dạng có tính chất tương đối. Có những vật liệu
như kim loại, chất dẻo, composite … Khơng chỉ dùng trong sản xuất cơ khí mà còn rất
cần trong xây dựng, trong kỹ thuật điện, trong cơng nghiệp hóa học và thực phẩm …
Có thể phân loại vậtliệu cơ khí theo bảng dưới đây:
VẬT LIỆU
Vật liệu nhiều
thành phần
Vật liệu
phi kim loại
Kim loại
Kim loại chứa sắt
Kim loại không chứa sắt
Gang
2,5-3,5%C
Kim loại nặng
>5kg/dm
3
Kim loại nhẹ
<5kg/dm
3
Vật liệu
tự nhiên
Vật liệu
nhân tạo

Thép
0,1-1,7%C
Gang đúc
Gang dẻo
Gang xám
Thép kết cấu
Thép dụng cụ
Thép đúc
Đồng
Kẽm
Chì
Nhôm
Magiê
TiTan
Gỗ
Đá granit
Da
Thủy tinh
Chất dẻo
Gốm, sứ
Vật liệu
Compozit
Hợp kim
Ví dụ:
Ngày nay khoa học vật liệu đã tạo ra nhiều loại compozit dựa trên cơ sở kết hợp giữa
polime với kim loại hoặc phi kim lọai…mà vật liệu này có ứng dụng trong nghành cơng
nghiệp nói chung và sản xuất cơ khí n riêng. Sợi thủy tinh có độ bền cao và sợi cacbon
dùng làm vật liệu trong chế tạo các chi tiết máy bay
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP KIM:
Mỗi khi con người tìm ra một loại vật liệu mới, với những tính chất ưu việc của nó là

một lần thúc đẩy năng suất lao động phát triển mở ra những nhành khoa học mới như:
Sự xuất hiện cơng nghệ chế tạo nhơm hợp kim cứng duyara (1930) nhờ q trình
hóa già biến cứng, đã giúp cho nghành cơng nghiệp hàng khơng và tên lửa có bứoc phát
triển nhảy vọt.
Với sự tìm ra cơng nghệ chất bán dẫn (1955) kỹ thuật thơng tin và truyền hình,
điện tử,… phát triển nhanh chóng.
Hàng lọat các vật liệu khác cũng được chế tạo và ứng dụng rộng rãi trong nghành
cơ khí như: thép khơng gỉ austenit (1935), hợp kim titan (1960, thép xây dựng vi hợp
kim hóa (1965), thép kết cấu có độ bền cao (1965), kim loại thủy tinh (1980),…
Ngày nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những kim loại và hợp kim mới có
tính năng ngày càng ưu việc hơn như: nhẹ, bền, chịu ăn mòn, chịu mài mòn, chịu va đập,

Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
2
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KIM
LOẠI VÀ HỢP KIM
1.1.Khái niệm và đặc điểm của kim loại:
1.1.1.Định nghĩa về kim loại :
Theo định nghĩa cổ điển mà cho đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa thì: Kim loại là vật thể
sáng, dẻo có thể rèn được, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao
Tuy nhiên không phải mọi kim loại đều có được tính chất đó
VD: Angtimon (Sb) dòn, không rèn được, Xêri (Ce) và Prazêodim (Pr) có tính dẫn điện
kém do đó định nghĩa cũ chưa đúng cho mọi kim loại và chưa nêu lên được bản chất
chung của kim loại
Hiện nay người ta thống nhất rằng: Kim loại khác với á kim là hệ số nhiệt độ của điện
trở, ở kim loại hệ số này là dương tức là khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng, còn ở á kim
hệ số này là âm
Ngoài ra còn có các nguyên tố trung gian đó là các nguyên tố bán dẫn (Gr, Si …)
Có thể giải thích định nghĩa trên của kim loại bằng cấu tạo nguyên tử và cấu tạo tinh thể

của nó
1.1.2.Đặc điểm cấu tạo nguyên tử :
 Kim loại có các tính chất khác nhau là do tổ chức bên trong của chúng khác
nhau. Vật chất do các nguyên tử tạo thành.
 Mỗi nguyên tử là một hệ thống phức tạp bao gồm hạt nhân (có chứa notron,
proton…) và các lớp điện tử bao quanh nó (điện tử có điện tích âm). Đối với kim loại
người ta thường hay quan tâm đến lớp điện tử ngoài cùng (vì lớp bên trong rất bền vững)
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
Đặc điểm quan trọng nhất về cấu
tạo nguyên tử của kim loại là số điện tử
hoá trị ( số điện tử ngoài cùng đối với
kim loại thông thường và ở lớp sát
ngoài đối với kim loại chuyển tiếp). Số
điện tử này là rất ít thường chỉ 1 đến 2
điện tử. Những điện tử này rất dễ bị bứt
đi và trở thành điện tử tự do, còn
nguyên tử trở thành ion dương
3
Hạt nhân
(+)
e
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
 Hành vi của điện tử tự do quyết định nhiều các tính chất đặc trưng của kim loại.
Bình thường các điện tử tự do không bị ràng buộc bởi các nguyên tử sẽ chuyển động hỗn
loạn theo mọi phương tạo nên lớp “khí điện tử” bao quanh các ion dương
 Mỗi nguyên tử gồm có: hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và các điện tử
mang điện tích âm quay xung quanh.
 Khi hai đầu dây kim loại có một hiệu điện thế các điện tử tự do sẽ chuyển động
theo một hướng nhất định tạo nên dòng điện do đó kim loại có tính dẫn điện cao.
 Các điện tử mang điện tích âm này dịch chuyển xung quanh hạt nhân trên các quỹ

đạo riêng của nó, đặc biệt là các điện tử ở quỹ đạo ngòai cùng ở mạng tinh thể kim loại
còn gọi là điện tử tự do. Vì chúng dể bật ra khỏi quỹ đạo của chúng. Chính các điện tử tự
do này tạo nên tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt cũng như cơ tính của kim loại.
 Khi kim loại bị nung nóng, dao động nhiệt của các ion dương tăng lên làm tăng
trở lực cho sự chuyển động định hướng của các điện tử tự do do vậy điện trở tăng lên
Tính dẫn nhiệt cũng được giải thích bằng sự truyền động năng của các điện tử tự
do và của ion dương. Điện tử tự do khi hấp thụ năng lượng của ánh sáng chiếu tới bị
kích động lên mức năng lượng cao hơn khi trở về mức năng lượng cũ nó phát ra năng
lượng dưới dạng bức xạ
Do vậy kim loại phản xạ ánh sáng.
Sự sai khác giữa hai mức năng lượng đặc trưng cho tần số ánh sáng phản xạ do
đó mỗi kim loại có màu sắc riêng
Điện tử tự do có trong kim loại là yếu tố quyết định để hình thành liên kết kim loại, nó
bảo đảm mối liên kết này không bị biến đổi khi các nguyên tử (ion dương) dịch chuyển
vị trí tương đối với nhau (biến dạng dẻo) do đó kim loại có tính dẻo cao
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
+
+
+ + +
+ + +
+ + +
+
+
+ + +
Hình 1.1. Mô hình mây điện tử
Ion
dương
Mây điện
tử
4

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
1.1.3.Liên kết kim loại :
Trong hoá học ta đã làm quen với liên kết ion ( VD: muối NaCl) trong đó lực tác dụng
giữa các nguyên tử là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu ( VD: giữa Na+ và Cl- )
Mô hình này được trình bày ở hình 2a. Liên kết như vậy vật thể không có tính
dẻo

Trong kim loại phần lớn các nguyên tử tồn tại ở dạng ion dương sắp xếp theo những
nguyên tắc hình học nhất định và các điện tử tự do bao quanh. Như vậy trong kim loại
tồn tại lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các điện tử bao quanh đồng thời lực hút
này cân bằng với lực đẩy giữa ion dương với ion dương, giữa điện tử với điện tử
Như vậy liên kết kim loại được hình thành giữa tập thể các ion dương sắp xếp theo một
trật tự xác định và mây điện tử bao quanh (hình 2b). Liên kết như vậy làm cho kim loại
có tính dẻo cao. Ơ đây điện tử tự do như chất dính kết gắn chặt các ion dương và luôn
duy trì mối liên kết đó nên liên kết kim loại là liên kết bền vững
1.1.4.Cac tính chất của kim loại :
Để chọn được vật liệu thích hợp dùng cho việc chế tạo các chi tiết máy hay để làm một
công việc gia công nào đó ta phải nắm vững tích chất của nó.
BẢNG TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012

+
+


Hình 1.2. Mô hình liên kết Ion (a) và liên kết
kim loại (b)
+ –
+
-+ – +

-+
+
+


+
+


+
+
+
+ +
++ +
++ + +
+
+ ++
+
+ +
+
+
+
+
+
+
+
a)
b)
5
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ

Tính chất cơ học Tích chất công
nghệ
Tính chất vật lý Tính chất hóa học
Độ cứng
Độ bền
Tính dẻo
Tính dòn
Tính đúc
Tính rèn
Tính hàn
Tính cắt gọt
Tính nhiệt luyện
Anh kim của vật
liệu
Khối lượng riêng
Tính nóng chảy
Tính giãn nở
Tính dẫn nhiệt
Tính dẫn điện
Tính chịu ăn mòn
Tính chịu Axít
1.1.4.1.Cơ tính: cơ tính của kim loại và hợp kim được đánh giá bằng chỉ tiêu sau:
a) Độ bền: được đo bằng giới hạn bền gồm có:
− Giới hạn bền kéo,σb
− Giới hạn bền nén,σbn
− Giới hạn bền uốn, σbu
− Giới hạn bền mỏi, σbm (σ-1)
− Giới hạn chảy, σc (σ0,2)
− Giới hạn đàn hồi, σđh.
Đơn vị đo của độ bền thường dùng là N/mm2 hoặc MN/m2.

1Kg/mm2 = 9,81 N/mm2
b/ Độ cứng: là khả năng chống lại sự xuyên lún của vật thể khác vào nó. Thử độ cứng
được thực hiện trên máy thử, và được đánh giá bằng các đơn vị đo độ cứng như sau: độ
cứng Brinen(HB), Rốcven(HRC,HRB, HRA), So(HSh), Vicke(HV).
c/ Độ dai : được xác định bằng độ dai va đập α
k
. Đơn vị đo KJ/m
2
.
d/ Tính dẻo: khi chịu tải vật liệu biến dạng dẻo trước khi bị phá hỏng. Thép có hàm
lượng cacbon thấp, kim loại nhẹ có tính dẻo cao.
e/ tính dòn: khi chịu tải đến giới hạn phá hủy thì vật liệu bị gẫy vỡ mà không có quá
trình biến dạng. Vật liệu có tính dòn như: gang, gốm, thủy tinh.
1.1.4.2. Lý tính: Các tính chất dẫn điện, từ là các tính chất không gì thay thế được của
kim loại, được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
– Anh kim là vẻ sáng bề ngòai của kim loại, theo vẻ sáng bề ngòai của kim loại có thể
chia thành kim loại màu và kim loại đen. Kim loại đen là các hợp kim của sắt như: gang,
thép. Còn các kim loại màu là tất cả các kim loại còn lại.
– Khối lượng riêng:
V
m
d =
Trong đó m: là khối lượng của vật.
V là thể tích của vật.
– Tính nóng chảy: kim loại có tính chảy lõang khi bị đốt nóng và đông đặc lại khi làm
nguội. Nhiệt đọ ứng với lúc kim loại chuyển từ thể đặc sang thể lỏng hòan tòan gọi là
điểm nóng chảy. Điểm nóng chảy có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ đúc, hàn.
– Tính dẫn nhiệt: là tính truyền nhiệt của kim loại khi bị đốt nóng hoặc bị làm lạnh. Tính
truyền nhiệt của kim loại giảm xuống khi nhiệt độ tăng và ngược lại khi nhiệt độ giảm
xuống.

Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
6
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
– Tính giãn nở nhiệt: khi đốt nóng các kim loại giãn ra khi làm lạnh nó co lại.
– Tính dẫn điện: là khả năng cho dòng điện đi qua của kim loại. So sánh tính dẫn nhiệt
và dẫn điện ta thấy kim loại nào có tính dẫn nhiệt tốt thì tính dẫn điện cũng tốt và ngược
lại.
– Tính nhiễm từ: là khả năng bị từ hóa khi được đặt trong từ trường. Sắt và hầu hết các
hợp kim của sắt đều có tính nhiễm từ. Tính nhiễm từ của thép và gang phụ thuộc vào
thành phần và tổ chức bên trong của kim loại.
1.1.4.3. Hóa tính: Các kim loại thường tác dụng mạnh với á kim(như ôxy, clo), do đó
thường không ổn định về mặt hóa học. Hiện tượng kim loại bị gỉ trong không khí và
trong các môi trường khác gọi là hiện tượng ăn mòn kim.
a. Tính chống ăn mòn là khả năng chống lại sự ăn mòn của hơi
nước hay oxy của không khí ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao.
b. Tính chịu Axít: là khả năng chống lại tác dụng của môi trường axít.
Một số kim loại đặc biệt có tính ổn định rất cao trong không khí(Tính chịu ăn mòn),
trong axít(tính chịu axít) và tính chịu nhiệt cao.
1.1.4.4. Tính công nghệ:Là khả năng chịu các dạng gia công khác nhau như:
− Tính đúc: Xác định bởi độ chảy lõang của kim loại khi nấu chảy để đổ đầy vào khuôn
đúc
− Tính rèn:.là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại khi chịu lực tác dụng bên ngòai
mà không bị phá hỏng.
− Tính hàn: là khả năng tạo thành sự liên kết giữa các chi tiết khi nung nóng cục bộ chi
tiết đến trạng thái dẻo
− Tính cắt gọt: là khả năng kim loại gia công dể hay khó, được xác định bằng tốc độ cắt
gọt, lực cắt gọt và độ bóng bề mặt kim loại sau khi cắt gọt.
− Tính nhiệt luyện: là khả năng làm thay đổi độ cứng, độ bền, độ dẻo…của kim loại sau
khi nhiệt luyện.
Một kim loại hay một hợp kim nào đó mặc dù có những tính chất rất quý nhưng tính

công nghệ kém thì cũng khó được sử dụng rộng rãi vì khó chế tạo thành sản phẩm.
Về mặt kỹ thuật luyện kim: Chế tạo hợp kim thông thường dễ hơn kim loại nguyên chất.
1.2. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại nguyên chất :
1.2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
Vật rắn chia làm 2 nhóm: Tinh thể và vô định hình
Trong vật rắn tinh thể, các chất điểm sắp xếp theo một quy luật trật tự hình học
nhất định. Trong các vật rắn vô định hình các chất điểm sắp xếp hỗn loạn
Tất cả các kim loại và hợp chất của chúng ở trạng thái rắn đều là vật tinh thể (có cấu tạo
tinh thể). Chúng có nhiệt độ nóng chảy hoặc đông đặc xác định
Để nghiên cứu các quy luật sắp xếp các chất điểm trong vật tinh thể người ta nêu ra khái
niệm về mạng không gian (mạng tinh thể) hình 3a
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
7
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Hình 3: lập phương đơn giản
a) Mạng tinh thể b) Mặt tinh thể c) Khối cơ bản
 Trong điều kiện thường và áp suất khí quuyển hầu hết các kim loại tồn tại ở trạng
thái rắn ngoại trừ thủy ngân. Ơ trạng thái này các nguyên tử của các kim loại xắp xếp
theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể.
− Mạng tinh thể là mô hình không gian mô tả quy luật hình học của sự sắp xếp các
chất điểm(nguyên tử, ion hay phân tử) trong vật tinh thể.
− Mạng tinh thể bao gồm các mặt đi qua chất điểm, các mặt này luôn luôn song song
cách đều nhau và được gọi là mặt tinh thể.
− Khối cơ bản là các khối đơn giản giống nhau mà xếp theo ba chiều đo thì có được
mạng tinh thể khối cơ bản là hình khối nhỏ nhất có cách sắp xếp chất điểm đại diện
chung cho mạng tinh thể.
Trong mạng tinh thể, ion chiếm chỗ các nút mạng và dao động quanh các điểm
nút đó như dao động quanh các vị trí cân bằng. Mạng tinh thể như gồm bởi các
mặt đi qua các chất điểm, các mặt này luôn luôn song song và cách đều nhau gọi
là các mặt tinh thể (H3b)

Khi biểu diễn mạng tinh thể của KL để đơn giản người ta chỉ vẽ một phần nhỏ
nhất đặc trưng cho một loại mạng gọi là ô cơ bản hay ô cơ sở (H3c)
1.2.2 CÁC KIỂU MẠNG TINH THỂ THƯỜNG GẶP :
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
8
c)
b)
a)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Mạng lập phương thể tâm:

Hình 4: kiểu mạng lập phương thể tâm
a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô c) Khối cơ bản
Những nguyên tử trên phương đường chéo khối (a
3
) tiếp xúc với nhau còn theo
phương đường chéo mặt và cạnh a xếp rời nhau tạo nên những lỗ hổng có kích thước bé
a: gọi là thông số mạng (hằng số mạng, chu kỳ mạng…)
Mật độ nguyên tử của mạng (mật độ khối) là phần thể tích tính ra % của mạng do các
nguyên tử chiếm chỗ được xác định bằng công thức
Mv = (n.v)/V x 100%
Số nguyên tử trong ô mạng n =
Bán kính nguyên tử: r =( a 3 )/4
Thể tích của 1 nguyên tử : v = 4/3 ð.r
Thể tích ô mạng: V = a
Ta tính được Mv = 68%. Mv càng cao thì thể tích riêng nhỏ, KLR cao
– Thông số mạng là kích thước cơ bản của mạng tinh thể, ở đây có thể tính ra được
khoảng cách 2 ngtử bất kỳ trong mạng
Thông số mạng được đo bằng Ao hay kX
1 Ao = 10-8 cm

1 kx = 1,00202 Ao
Mạng LPTT chỉ có 1 TSM là a. khoảng cách 2 ngtử gần nhau nhất là d
Các kim loại có kiểu mạng này là Fe (a = 2,90 Ao ), Cr, W, Mo …
Mạng lập phương diện tâm:
Các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và giữa (tâm) các mặt của hình lập phương.
Các kim loại: Fe
γ
, Cu, Ni, Al, Pb… có kiểu mạng lập phương diện tâm.
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
9
a
a
a
b)
c)
a)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ

Hình 5: kiểu mạng lập phương diện tâm
a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô
Các nguyên tử xếp sít nhau trên phương đường chéo mặt nên mặt tinh thể chéo hợp bởi
phương này có các nguyên tử xếp sít nhau. Trên phương đường chéo khối và cạnh a các
nguyên tử xếp rời nhau và tạo nên các lỗ hổng với số lượng ít hơn song kích thước lớn
hơn
Mv = 74% với n = … Khoảng cách 2 ngtử gần nhau hay d =.
Các ngtử có kiểu mạng này là : Fễ, Cu, Ni, Al, Pb…
VD: ở nhiệt độ > 911 độ Fễ có kiểu mạng LPDT với a = 2,93 Ao
Mạng lục giác xếp chặt :

Hình 6: Kiểu mạng lục giác xếp chặt

a) Dạng thực ô cơ sở b) Phần thể tích các nguyên tử trong 1 ô c) Khối cơ bản
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
a) b)
10
a
a
a
c)
a
c
b)a)
c)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Bao gồm 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa 2 mặt đáycủa
hình lăng trụ lục giác và 3 nguyên tử nằm ở khối trung tâủ khối lăng trụ tam giác cách
nhau.
Khối cơ bản kiểu mạng này như gồm bởi 3 lớp nguyên tử xếp sít nhau, các ngtử lớp đáy
dưới xếp sít nhau rồi đến 3 ngtử ở giữa xếp vào khe lõm của lớp đáy do đó chúng cũng
xếp sít nhau, các ngtử lớp đáy trên lại xếp vào các khe lõm của lớp giữa nhưng có vị trí
trùng với vị trí lớp đáy dưới
Mv = 74%. Kiểu mạng này có 2 thông số mạng là a và c. Vì các lớp xếp sít nhau nên a
và c lại có sự tương quan
Trường hợp lý tưởng c/a = 1,633 (√8/3 ). Thực tế ít gặp nên người ta quy ước nếu c/a
trong khoảng 1,57 đến 1,64 được coi là xếp chặt
VD: c/a của Be = 1,5682 ; Mg = 1,6235; Ti  = 1,5873; Co  = 1,623. Khi c/a khác giá
trị trên quá nhiều thì được coi là không xếp chặt
VD: c/a của Zn = 1,8563 ; của Cd = 1,8858
c/a được gọi là độ chính phương
Mạng chính phương thể tâm:

Các kim loại không có kiểu mạng này, song đây là 1 kiểu mạng rất quan trọng của một
tổ chức khi nhiệt luyện có được ( Kiểu mạng của tổ chức Maxtenxit ) có thể coi mạng
CPTT là LPTT bị kéo dài ra theo trục Z
Nó có 2 thông số mạng là c và a. tỷ số c/a được coi là độ chính phương
1.2.3 TÍNH THÙ HÌNH CỦA KIM LOẠI:
Khá nhiều kim loại có đặc tính là ở các nhiệt độ và áp suất khác nhau một nguyên tố có
thể tồn tại với những kiểu mạng khác nhau. Tính chất này được gọi là tính thù hình
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
11
a
a
c
Hình 7: Khối cơ
bản của kiểu
mạng chính
phương thể tâm
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Fe là kim loại có tính thù hình, ở dưới 911 độ và từ 1392 – 1539 nó có kiểu mạng lptt …
Ký hiệu Fe chính là Fe  mất từ tính và tồn tại ở 768 – 910 độ. Trong thực tế từ tính của
kim loại không liên quan đến cấu trúc của kim loại
Các dạng thù hình của cùng 1 nguyên tố được ký hiệu bằng các chữ cái hy lạp …
Trong kỹ thuật phải chú ý đến tính thù hình của KL vì khi chuyển biến thù hình sẽ gây
ra các biến đổi quan trọng về thể tích và tính chất
VD: Nung sắt đến 911 độ có sự chuyển biến Fe  (Mv=68%) sang Fễ (Mv = 74%) thể
tích giảm đi đột ngột. Khi làm nguội thì ngược lại, đó chính là quá trình tôi thép : mạng
tinh thể của Fe biến đổi từ Fễ sang Fe  thể tích tăng sẽ không có lợi, gây ứng suất (hình
vẽ)

Sn ở t0 thường (Sn- mạng chính phương diện tâm) khi làm nguội < -30 độ chuyển
màu xám – Sn – mạng kim cương thể tích tăng lên gần 25 lần …
C có 2 dạng thù hình kim cương và graphít với 2 kiểu mạng rất khác nhau (kim
cương và lục giác) t/c khác hẳn nhau: kim cương = 10.000HB, không dẫn điện còn
Graphít rất mềm dẫn điện dễ vỡ vụn. Có điều đặc biệt là cả 2 dạng thù hình cùng //
tồn tại ở to và áp suất thường. Hiện nay có thể chế tạo kim cương nhân tạo bằng cách
ép Graphít ở 200 độ và p = 100.000 at
1.3. Các phương pháp nghiên cứu về tổ chức và cơ tính :
1.3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC
1. Phương pháp mặt gãy:
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
1539
1392
911
t
o
t
a
a
a
a
a
a
a
a
a
12
Hình 8
Tính thù hình của sắt
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ

Là phương pháp quan sát kim loại ở chỗ gãy (mặt gãy) có thể phát hiện được các vết nứt
lớn, lẫn xỷ … xác định được sơ bộ hạt lớn hay bé từ đó cho ta những đánh giá sơ bộ về
mức hoàn thiện của tổ chức kim loại về chất lượng lim loại đó
VD: Mặt gãy thấy hạt lớn thì biết KL dòn, dễ gãy … Tuy nhiên PP này chỉ dùng để xđ
sơ bộ không phát hiện được thành phần cấu tạo (khả năng phân giải mắt người < 0,15
mm)
2. Phương pháp tổ chức thô đại:
Là phương pháp dùng mắt thường hay kính lúp soi tổ chức của kim loại sau khi đã cưa,
mài phẳng KL bằng giấy nhám có thể thấy rõ 1 số dạng hỏng bên trong của kim loại :
Bọt khí, rỗ, nứt, các lẫn xỷ… Nếu dùng các hoá chất thích hợp (axít, muối) tẩm thực lên
bề mặt mẫu thì có thể phát hiện được sự không đồng nhất của tổ chức kim loại
Phương pháp này là phương pháp phân tích sơ bộ trước khi phân tích tổ chức tế vi
3. Phương pháp tổ chức tế vi:( Tổ chức hiển vi)
Là phương pháp nghiên cứu các thành phần cấu tạo của kim loại và hợp kim ở dưới kính
hiển vi, loại phổ biến là kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ 50 – 2000 lần
Nguyên lý: Dùng AS ở nguồn sáng chiếu // lên mặt mẫu AS phản xạ lại từ đây đập vào
mắt ta cho thấy hình dạng của tổ chức. Khi mẫu KL mới mài bóng sẽ chỉ thấy sáng do
…. Khi qua tẩm thực do biên giới hạt có hoạt tính cao hơn nên bị ăn mòn lõm xuống nên
AS phản xạ chệch đi – thấy tối … (hình vẽ)
Hình 12. Phản xạ AS từ mặt mẫu
a) Mặt chưa tẩm thực b) Mặt đã tẩm thực

4. Phương pháp phân tích bằng tia Rơngen
Tia Rơn gen Là các sóng điện tử với bước sóng rất ngắn
r = 0,005 – 2.10-8 cm nên có năng lượng rất lớn có thể đâm xuyên qua vật thể. Căn cứ
vào ảnh nhiễu xạ của các tia Rơngen bị phản chiếu từ các mặt tinh thể có thể biết được
cách sắp xếp các nguyên tử trong mạng tinh thể và xác định được kích thước ( thông số
mạng của nó )
1.3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CƠ TÍNH
1.3.2.1./ Thử kéo: (độ bền)

Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
a)
b)
13
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Thử kéo là q trình thử quan trọng để xác định cơ tính của kim loại. Khi thử kéo ta
có thể xác định được độ bền, độ đàn hồi, độ dẻo của kim loại.
Q trình phá hỏng kim loại được biểu diễn bởi đồ thị kéo
D
M
A
B
C
σ
ε
α
Biểu đồ quan hệ lực kéo và biến dạng của mẫu kéo
Để xác định được giá trị độ kéo của vật liệu kim loại, trước tiên phải chế tạo mẫu của
vật liệu đó. Mẫu thí nghiệm được chế tạo theo tiêu chuẩn của từng nước. Mẫu thử tiết
diện tròn và chữ nhật được dùng ở Việt nam. Sau đó mẫu kẹp trên máy kéo (hoặc
máy kéo nén vạn năng) truyền động bằng có khí hoặc thủy lực theo ngun lý sau:
Nhờ áp lực dầu thủy lực (được chỉ trên đồng hồ báo áp lực), pít tơng A kéo mẫu B và
đồng thời máy cũng vẽ được biểu đồ (hình 19). Khi kéo chiều dài mẫu tăng dần, tiết
diện ngang mẫu giảm dần, đến điểm D mẫu bị thắt và cũng ứng với lực kéo lớn nhất,
từ đấy trên máy khơng tăng, nhưng mẫu vẫn dài thêm đến điểm M thì mẫu bị đứtnhư
vậy độ bền của vật liệu được xác định theo cơng thức:
ĩ = P/ F
0
(N/mm
2

).
Trong đó: P: lực kéo lớn nhất ứng với lúc mẫu bị thắt (N).
F
0
: diện tích tiết diện chỗ thắt (mm
2
).
ĩ
TL
: giới hạn tỷ lệ; ĩ
DH
: giới hạn đàn hồi; ĩ
CH
: giới hạn chảy; ĩ
B
: giới hạn bền;
ĩ
d
: giới hạn đứt.
1.3.2.2.Độ dẻo:
Là tập hợp của các chỉ tiêu cơ tính phản ánh độ biến dạng dư của vật liệu khi bị phá
huỷ. Nguời ta đánh giá bằng 2 chỉ tiêu cũng xđ trên mẫu thử độ bền
• Độ dãn dài tương đối : % = (L1-Lo)/Lo x 100%
L1 – Chiều dài mẫu sau khi bị kéo đứt
• Độ thắt tỷ đối : % = (Fo – F1)/Fo x 100%
1.3.2.3.Thử độ cứng:
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
14
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Kim loại và hợp kim khác nhau sẽ có độ cứng khác nhau như: kim loại màu và hợp

kim màu, thép cacbon thấp… có độ cứng thấp; thép sau khi nhiệt luyện (tôi thép),
hoặc thấm cacbon sẽ có độ cứng cao. Để đánh giá độ cứng chúng người ta tiến hành
thử độ cứng.
Thử độ cứng hay đo độ cứng là so sánh độ cứng của vật đem thử với độ cứng của vật
khác được coi là chuẩn.
Có nhiều phương pháp thử độ cứng như: thử độ cứng bằng phương pháp Brinen;
phương pháp Rocoen; phương pháp Vicke; phương pháp đập trên viên bi;
a) Thử độ cứng bằng phương pháp Brinen:
Cách thử này bằng cách ấn mũi đâm bằng viên bi thép vào mẫu thử. Số đơn vị độ cứng
Brinen (viết tắt HB) tính bằng tỷ số giữa tải trọng P với diện tích bề mặt vết lõm.
HB = P/F
P là tải trọng tính bằng N. F là diện tích mặt chỏm cầu vết lõm có đường kính d. D là
đường kính viên bi thép (D: 2,5; 5; 10 mm). Giá trị của P chọn theo vật liệu và giá trị
đường kính D:
Thép cacbon thấp và gang: P = 30D
2
.
Đồng và hợp kim của đồng: P = 10D
2
.
Từ biểu thức trên ta thấy diện tích hình chỏm cầu được xác định như sau:
)2.1(
11
2
)1.1(
22
2
2
22
2





















−−
=
−−=
D
d
D
P
HB
dD
DD

F
π
ππ
Điều kiện đánh giá bằng phương pháp Brinen:
Chiều dày vật liệu > 10h (h là chiều sâu vết lõm). Khỏang cách hai vết > 2D. tải trọng
phải êm. Nếu đường kính vết lõm là d thì phải thỏa mãn: 0,2D < d < 0,6D
b) Thử độ cứng bằng phương pháp Rocoen:
Độ cứng Rocoen được xác định bằng cách dùng tải trọng P ấn viên bi thép đã nhiệt
luyện có đường kính 1,587mm tức là 1/16” (1” = 25,4mm) (thang đo B) của máy đo
hoặc mũi kim cương nhọn có góc đỉnh 120
0
(thang đo C hoặc A) để ấn lên bề mặt thử rồi
đo độ lún xuống.
Trong khi thử, số độ cứng được ghi trực tiếp ngay bằng đồng hồ. Số đo độ cứng Rocoen
được biểu thị bằng đơn vị quy ước.
Đơn vị đo HR (một đơn vị HR = 0,002mm).
Bảng chọn thang độ cứng Rocoen và Brinen.
Độ cứng Ký hiệu Mũi thử Tải trọng Ký hiệu độ Giới hạn
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
15
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Brinen HB thang
Rocoen
chính P, Kg cứng
Rocoen
cho phép
của thang
Rocoen
60 – 230
230 – 700

> 700
B (đỏ)
C (đen)
A (đen)
Viên bi thép
Mũi kim
cương
Mũi kim
cương
100
150
60
HRB
HRC
HRA
25 – 100
20 – 67
> 70
Viên bi thép dùng để thử những vật liệu ít cứng, còn mũi kim cương dùng để thử các vật
liệu có độ cứng cao như thép đã nhiệt luyện.
Tải trọng tác dụng 2 lần:
Tải trọng sơ bộ P
0
= 10kG, sau đó đến tải trọng chính P, đối với viên bi thép P = 100kG
(xem bảng 1, thang B ở trên đồng hồ, màu đỏ), đối với mũi kim cương P = 150kG (xem
bảng 1, thang C ở trên đồng hồ, màu đen) hoặc P = 60kG (xem thang A màu đen, bảng
1).
Phương pháp thử độ cứng Rocoen rất đơn giản về thao tác nhanh và ít để lại dấu vết trên
bề mặt vật thử nênthường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
c) Thử độ cứng bằng phương pháp Vicke:

Dùng mũi kim cương hình chóp, đáy vuông, góc giữa hai mặt đối xứng bằng 136
0
ấn lên
bề mặt của mẫu thử hoặc chi tiết với tải trọng P từ 5 – 120kG, thường P = 5; 10; 20; 30;
50; 100 và 120kG.
Độ cứng Vicke được ký hiệu bằn HV (kG/mm
2
):
)1.3(8544,1
2
d
P
HV =
Trong đó, P: tải trọng (kG); d: đường chéo của vết lõm (mm).
Phương pháp đo độ cứng Vicke có thể đo cho cả vật liệu mềm và vật liệu cứng có lớp
mỏng của bề mặt sau khi thấm than, thấm nitơ, nhiệt luyện.
d) Thử độ cứng bằng phương pháp đập trên viên bi:
Phương pháp thử độ cứng này được thực hiện bằng một dụng cụ đơn giản và cơ động.
Nó thường dùng để xác định độ cứng trên các vật lớn mà ta không thể đặt lên máy thử
độ cứng kiểu Brinen hoặc Rocoen. Để thử, ta dùng búa đập với lực bật kỳ lên đầu 1, đầu
1 nẳmtong thân 2, lực đập truyễnuống viên bi 5 có đường kính 10mm thông qua thanh
ngang 3 dùng làm vật mẫu độ cứng. Sau khi đập búa, viên bi sẽ để lại vết lõm trên mặt
thử 4, đồng thời cũng để lại vết lõm trên vật mẫu 5, mà độ cứng của vật mẫu đó ta biết
trước theo đơn vị HB, dường kính vết lõm là khỏang 2 – 4mm. Vì tỉ số của độ cứng gần
xấp xỉ bằng tỉ số bình phương đường kính của vết lõm, nên ta có thể tính được độ cứng
HB của thử theo công thức theo công thức:
2
2
.
vt

mm
vt
d
dHB
HB =
Trong đó HB
vt
: độ cứng của vật thử theo đơn vị Brinen.
HB
m
: độ cứng của vật mẫu theo đơn vị Brinen (đãbiết trước).
d
2
m
: đường kính vết lõm của vật mẫu (mm).
d
2
vt
: đường kính vết lõm của vật thử.
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
16
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
1.3.2.4.Thử va đập:
Các chi tiết máy mặc dù đã có độ bền cao, có độ cứng cao, nhưng vẫn có thể bị phá hỏng
do các lực va đập dù là lực đó không lớn lắm. Bởi vậy để xem xét các tính chất cơ học
tòan diện, ngòai xét các tính năng của nó trong trạng thái tĩnh, ta còn phải xét đến tính
năng của nó trong trạng thái tải trọng động. Tức là tải trọng va đập.
Độ dai va chạm:
ak = A/F, KGm/cm2
A. Công va đập tiêu hao ở chỗ mẫu bị vỡ, J=Nm

F. Diện tích cắt ngang ở chỗ mẫu bị vỡ
1.3.2.5.Thử công nghệ:
Tính công nghệ của vật liệu biểu thị khả năng gia công của vật liệu ứng với các hình
thức gia công khác nhau như: cắt gọt, hàn, rè dập, nấu chảy khi đúc.
Thường người ta thử công nghệ vật liệu bằng cách uốn cong, chồn ở trạng thái
nguội, gấp mép, dập sâu thép tấm và bằng cách xem tia lửa mài.
 Cách thử uốn cong: sử dụng kim loại dẻo.
 Cách thử chồn ở trạng thái nguội: được tiến hành cho các kim loại dùng làm đinh
tán rivê,…
 cách thử gấp mép: được tiến hành cho các kim loại bằng thép tấm mỏng. Thường
được tiến hành trong trạng thái nguội.
 Cách thử dập sâu thép tấm: dùng cho kim loại cần dập nguội và vuốt dài. Mẫu thử
được dập sâu bằng chày và cối của máy thử.
 Cách thử theo tia lửa mài: dùng để xác định gần đúng thành phần kim loại. Thép
càng có nhiều cacbon thì tia lửa mài càng có nhiều hoa lửa sáng chói. Thép có
Wonfram thì tia lửa có màu đỏ, thép có chứa Crôm thì tia lửa có màu cam.
1.3. CẤU TẠO CỦA HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁI
1.3.1. Khái niệm về hợp kim
2.1.1. Định nghĩa: Hợp kim là vật thể có chứa nhiều nguyên tố và mang tính chất
kim loại. Nguyên tố chủ yếu trong hợp kim là nguyên tố kim loại.
Là vật liệu trong thành phần của nó gồm hai hay nhiều nguyên tố, nguyên tố chính là
kim loại. Hợp kim mang tính chất của kim loại.
Vd: thép là hợp kim của sắt và cacbon. Duyra là hợp kim của nhôm – đồng – magiê.
 Pha: là phần tử của hợp kim có thành phần đồng nhất ở cùng một trạng thái và
ngăn cách với các pha khác bằng bề mặt phân chia (nếu ở trạng thái rắn thì phải có sự
đồng nhất về cùng một kiểu mạng và thông số mạng). Một tập hợp các pha ở trạng thái
cân bằng gọi là hệ hợp kim.
 Nguyên: là một vật chất độc lập có thành phần không đổi, tạo nên các pha của hệ.
Trong một số trường hợp nguyên cũng là các nguyên tố hóa học hoặc hợp chất hóa học
có tính ổn định cao.

Tính công nghệ kim loại nguyên chất rất kém, khó đúc, khó gia công cắt gọt, khi
nhiệt luyện độ cứng độ bền không tăng. Kim loại nguyên chất rất khó luyện vì trong
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
17
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
quặng bao giờ cũng có tạp chất việc khử tạp chất rất ốn kém. Bởi vậy, trên thực tế
hầu hết các chi tiết máy làm bằng thép.
1.3.2.Cấu tạo của hợp kim:
Hợp kim có thể tồn tại ở các dạng như sau: dung dịch đặc, hợp chất hóa học, hỗn hợp cơ
học.
Dung dịch đặc: khi nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố được sắp xếp trong cùng
một kiểu mạng. Có thể chia dung dịch đặc làm hai loại: dung dịch đặc xen kẽ và
dung dịch đặc thay thế.
Dung dịch đặc xen kẽ. Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan (B) xen kẽ ở khỏang hở
của các nguyên tử trong dung môi (A) thì ta có dung dịch đặc xen kẽ. Sự hòa tan xen
kẽ bao giờ cũng có giới hạn.
Dung dịch đặc thay thế. Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan (B) thay thế nguyên tử
của nguyên tố dung môi (A) thì ta có dung dịch đặc thay thế.
Hợp chất hóa học: trong nhiều loại hợp kim, nhiều pha được tạo thành do dự liên
kết giữa các nguyên tố khác nhau theo một tỷ lệ nhất định gọi là hợp chất hóa học.
Mạng ttinh thể của hợp chất khác với mạng thành phần. Hợp chất hóa học trong hệ
có tính ổn định cao hoặc có nhiều dạng hợp chất khác nhau.
Ví dụ: Nguyên tố sắt và cacbon tạo nên Fe
3
C rất ổn định, nhưng nguyên tố Cu với Zn có
thể cho ta nhiều dạng hợp chất như: CuZn, Cu
3
Zn
3
, CuZn

3
,…
Hỗn hợp cơ học: Trong hệ hợp kim, có những nguyên tố không hòa tan vào nhau
cũng không liên kết tạo thành hợp chất hóa học mà chỉ liên kết với nhau bằng lực
cơ học thuần túy, thì gọi hợp kim đó là hỗn hợp cơ học. Như vậy hỗn hợp cơ học
không làm thay đổi mạng nguyên tử của nguyên tố thành phần. Vì để tạo được liên
kết cơ học nguyên tử các nguyên tố thành phần khác nhau nhiều về kích thước và
mạng tinh thể.
1.3.3. ĐỊNH NGHĨA
Hợp kim là vật thể của nhiều nguyên tố và mang tính chất của kim loại. Đương
nhiên nguyên tố chính trong đó là kim loại
Thành phần của các nguyên tố trong hợp kim thường được biểu thị bằng số %
trọng lượng của mỗi nguyên tố chứa trong nó. Rất dễ hiểu là tổng số các thành
phần nguyên tố trong HK luôn = 100%

Vd: 122, 12XH3(12CrNi3)…
1.3.4. ƯU VIỆT HOÁ HỢP KIM:
Hợp kim được dùng rộng rãi trong chế tạo cơ khí vì về nhiều mặt nó ưu việt hơn KL
nguyên chất :
Về cơ tính: HK nói chung có độ bền, độ cứng cao hơn nên chi tiết máy làm ra chịu
tải lớn hơn ít bị mòn và có thời gian sử dụng dài hơn, tính dẻo dai tuy có thấp hơn nhưng
vẫn nằm trong giới hạn yêu cầu
Về tính công nghệ : KL nguyên chất có tính dẻo cao dễ biến dạng dẻo (Kéo sợi,
cán…) nhưng tính đúc, gia công cắt, khả năng hoá bền bằng nhiệt luyện kém
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
18
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Về kỹ thuật luyện kim : Chế tạo dễ hơn kim loại nguyên chất không phải khử
triệt để tạp chất … Vì vậy sử dụng HK trong chế tạo cơ khí là kinh tế hơn
1.3.5. KHÁI NIỆM VỀ THÀNH PHẦN CỦA HỢP KIM :

Pha: Là những tố phần đồng chất (thành phần đồng nhất) ở cùng một trạng thái
(rắn, lỏng, khí ) và một dạng tinh thể và ngăn cách với phần còn lại bằng (pha
khác) bằng bề mặt ngăn chia pha
Hệ : Là tập hợp các pha ở trạng thái cân bằng (trạng thái ổn định)
Cấu tử : còn gọi là nguyên – là những chất độc lập (nguyên tố hoá học) có thành
phần hh không biến đổi chúng tạo nên tất cả các pha của hệ (các cấu tử không thể
biến đổi lẫn cho nhau song có thể chuyển từ pha này sang pha khác
Để làm rõ khái niệm trên ta xét 1 số VD:
 H2O ở 00 C gồm nước (lỏng) và nước đá (rắn) là hệ 1 cấu tử – hợp chất hh H2O
và có 2 pha khác nhau về trạng thái tồn tại (rắn và lỏng)
 Cu và Ni có thể hoà tan vô hạn vào nhau ở nhiệt độ cao (thành dd lỏng) lẫn ở
nhiệt độ thấp (thành dd rắn) như vậy HK này là hệ 2 cấu tử (Cu và Ni) và thường
có tổ chức 1 pha là dd rắn hay lỏng
 Cu và Pb rất ít hoà tan vào nhau (lỏng) và không hoà tan ở trạng thái rắn. Nên HK
này là hệ 2 cấu tử thường có tổ chức 2 pha : ở t0 cao gồm 2 dd lỏng khác nhau về
tp hh; ở ở t0 thấp gồm 2 loại tinh thể Cu và Pb
1.4. Các kiểu cấu trúc mạng tinh thể ở hợp kim
1.4.1. DUNG DỊCH RẮN:
Khái niệm : Ta đã làm quen với KN dd lỏng gồm dung môi và chất hoà tan với TP thay
đổi mà không làm mất tính đồng nhất của chất lỏng. Dung dịch rắn có nhiều điểm giống
với dd lỏng song sự khác nhau cơ bản: Dung dịch rắn có cấu trúc mạng tinh thể
Khi 2 nguyên tố hoà tan vào nhau ở trạng thái rắn 1 ngtố giữ nguyên kiểu mạng của ngtố
đó được gọi là dung môi còn ngtố kia phân bo61 tương đối đều đặn vào trong mạng của
ngtố dung môi và được gọi là ngtố hoà tan
Ký hiệu dd rắn của cùng 1 hệ : , ,,… hoặc A(B)
Trong đó : A- dung môi B- ngtố hoà tan
Đặc tính chung :
– Liên kết là liên kết kim loại
– Cấu trúc mạng tinh thể giống của KL dung môi (là ngtố có tỷ lệ cao nhất) Nên nó
cũng có các kiểu mạng đơn giản…

– Thành phần của các ngtố có thể thay đổi trong phạm vi nào đó mà vẫn không thay
đổi cấu trúc mạng
– Về cơ tính dd rắn vẫn giữ được độ dẻo dai cao (do giữ được kiểu mạng của KL
nguyên chất) song độ bền và độ cứng cao hơn (do mạng tinh thể bị xô lệch)
Tuỳ theo sự phân bố của chất hoà tan trong dung môi người ta chia thành 2 loại dd rắn:
Thay thế và xen kẽ (hình 20)
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
19
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ

Hình 20: Sơ đồ cấu trúc tinh thể của dd rắn
a) Loại thay thế b) Loại xen kẽ
Dung dịch rắn thay thế:
Các ngtử của ngtố hoà tan B thay thế cho các nguyên tử của nguyên tố dung môi A ở
chính các nút mạng của A gọi là dd rắn thay thế
Nếu chất hoà tan B có thể hoà tan vào dung môi A với tỷ lệ bất kỳ, tức là nồng độ biến
đổi liên tục tạo nên dd rắn hoà tan vô hạn (hình 21) ……
Sự tạo thành dd rắn hoà tan vô hạn phụ thuộc vào :
1. Kiểu mạng : hoà tan vô hạn phải thoả mãn đk thay thế liên tục mà không làm thay đổi
cấu trúc tinh thể. Tức là
2. Đường kính nguyên tử : Sự khác nhau về đường kính nguyên tử càng lớn, nồng độ
nguyên tố hoà tan càng lớn thì mạng xô lệch càng nhiều- không ổn định- không chứa
thêm nguyên tử hoà tan được nữa- chỉ tạo nên được dd rắn có hạn. Nếu sự sai khác
đướng kính nguyên tử < 8 -15% thì có thể hoà tan vô hạn …
3. Lý hoá tính : Lý hoá 2 ngtố gần giống nhau càng dễ tạo dd rắn thay thế – dễ có dạng
hoà tan vô hạn
4. Nồng độ điện tử : độ hoà tan cao hay thấp còn phụ thuộc vào Sự sai khác về hoá trị
của các ngtố hay nói khác đi nó phụ thuộc vào nồng độ điện tử của dd rắn. Nồng độ điện
tử là tỷ số của các điện tử hoá trị trên số ngtử
Dung dịch rắn xen kẽ

Các ngtử của ngtố hoà tan nằm ở các lỗ hổng trong mạng tinh thể của ngtố dung môi thì
tạo nên dd rắn xen kẽ (H22). DD rắn xen kẽ được tạo thành giữa ngtố dung môi là các
KL chuyển tiếp (Fe, Mn, W…) với các á kim có đường kính ngtử bé (B(Bo), H, C,
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
a) b)
Nguyên tử dung môi
Nguyên tử hoà tan
Nguyên tử hoà tan
20
Nguyên tử dung môi
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
N…). Yếu tố quyết định khả năng hoà tan xen kẽ là kích thước (ngtử). Tốt nhất là đường
kính ngtử của ngtố hoà tan ≤ kích thước lỗ hổng của mạng ngtố dung môi
Tỷ số dA/dB (diện tâm & LGXC)= 0,41
Đối với mạng thể tâm = 0,221
Thực tế thường > tỷ lệ trên. Thực nghiệm cho thấy dA/dB < 0,59 hoà tan xen kẽ có thể
xảy ra, tức trong điều kiện đk ngtử hoà tan > kích thước lỗ hổng chút ít do đó sẽ làm các
ngtử dung môi xung quanh dãn ra tạo nên xô lệch mạng bộ phận
Dung dịch rắn xen kẽ bao giờ cũng là loại hoà tan có hạn (do lỗ hổng của mạng tinh thể
dung môi chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định so với ngtử dung môi)
1.4.2. PHA TRUNG GIAN:
 Khái niệm: Trong hợp kim trừ dd rắn ra tất cả các pha phức tạp còn lại được gọi
là các pha trung gian. Khác với dd rắn các pha trung gian có các đặc tính sau:
– Mạng tinh thể có kiểu khác với các ngtố tạo nên nó thường là phức tạp hơn nên
không giữ được tính chất của KL nguyên chất là độ dẻo
– Có tính điển hình là dòn, độ cứng cao, t0 nóng chảy cao
– Thành phần cố định hoặc thay đổi trong phạm vi hẹp
Các pha trung gian có rất nhiều loại khác nhau: Pha xen kẽ, pha Hum-Rôzêri (hợp chất
điện tử)….++++++++

Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
21
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
CHƯƠNG 2: GANG
2.1. G IỚI THIỆU CHUNG VỀ GANG
2.1.1. Định nghĩa: Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như:
C, Si, Mn, P, S hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14% thường từ 3% đến 4,5%.
2.1.2.Thành phần, tính chất, công dụng của gang:
Tùy theo thành phần và hàm lượng các nguyên tố có trong gang mà ta có các loại
gang như sau: gang thường và gang hợp kim.
 Gang thường: là loại gang mà tỷ lệ tính theo phần trăm khối lượng của các
nguyên tố thường có như: Cacbon, Silic, Mangan, Phốt pho, Lưu hùynh ở giới
hạn bình thường.
 Gang hợp kim: hay còn gọi là gang đặc biệt có hai loại.
o Thành phần chỉ gồm có các nguyên tố thường có nhưng riêng hàm lượng
silic cao hơn 4% hoặc hàm lượng mangan cao hơn 1,5%.
o Ngòai các nguyên tố thường có, gang còn chứa thêm một hoặc nhiều
nguyên tố hợp kim khác với hàm lượng đủ lớn để gây nên sự thay đổi về tổ chức và
tính chất của gang như: Niken, Crôm, đồng, Titan.
Gang nói chung có cơ tính thấp hơn thép nhưng dễ gia công bằng các dụng cụ cắt gọt,
tính đúc tốt và độ chảy lõang cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn. Tuy nhiên gang
có tính dòn, chịu va đập kém, song gang là vật liệu chịu nén rất tốt đồng thời chịu tải
trọng tĩnh khá tốt. Do vậy gang được sử dụng làm các chi tiết có hình dáng phức tạp
như: vỏ máy, thân máy, hộp máy, bánh đai, bánh đà,…
2.2.Các yếu tố ảng hưởng đến tính chất của gang:
2.2.1.Anh hưởng của thành phần hóa học:
 Cacbon (C) : là nguyên tố thúc đẩy quá trình graphít hóa. Nhưng gang có nhiều
cacbon thì độ dẻo và tính dẫn nhiệt giảm. Nếu cacbon chứa trong gang ở dạng hợp chất
hóa học xêmentit thì gang đó gọi là gang trắng, nếu cacbon ở dạng tự do (graphít) thì
gang đó gọi là gang xám. Sự tạo thành các loại gang khác nhau phụ thuộc vào thành

phần hóa học và tốc độ nguội của nó.
 Silic (Si): Silic là nguyên tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc tinh thể của
gang, vì nó thúc đẩy quá trình graphít hóa, do đó trong gang xám, thành phần silic cao
khỏang 1~4,25%. Hàm lượng Si tăng sẽ làm tăng độ chảy loãng, tăng tính chịu mài mòn
và ăn mòn của gang.
 Mangan (Mn): Mn trong gang thúc đẩy sự tạo thành gang trắng và ngăn cản
graphít hóa. Bởi vậy trong gang trắng thường chứa 2 ~ 2,5% Mn, trong gang xám lượng
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
22
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Mn không quá 1,3%. Mn là nguyên tố tăng tính chịu mài mòn, tăng độ bền, giảm tác hại
của lưu hùynh (S).
 Phốt pho (P): P là một nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm độ bền, tăng
độ dòn của gang, dễ gây nứt vật đúc. Tuy nhiên P tăng tính chảy lõang, tác dụng này
được sử dụng để đúc tượng, chi tiết mỹ thuật. Trong trường hợp đúc các chi tiết thành
mỏng, hàm lượng P trong các chi tiết quan trọng không được quá 0,1%, còn các chi
không quan trọng có thể tới 1,2%.
 Lưu hùynh (S): là nguyên tố có hại trong gang, nó làm cản trở graphít hóa, nên
làm giảm tính chảy lõang do đó làm giảm tính đúc. Lưu hùynh làm giảm độ bền cho
gang dòn. S kết hợp với Fe tạo thành FeS gây bở nóng. Vì vậy thành phần S trong gang
không quá 0,15%.
2.2.2.Anh hưởng của độ quá nhiệt:
Để tạo sự quá nguội người ta nung gang quá nhiệt nhiều, bởi vì khi nung gang tơi
nhiệt độ cao thì các hạt graphít hòa tan hòan tòan hơn và khử được các vật lẫn phi kim
loại dẫn đến khi kết tinh thì mầm kết tinh sẽ nhiều và phân bố đồng đều hơn, làm cơ tính
của gang tốt hơn.
Nhưng nhiệt độ thực tế của gang không nên vượt quá 1450
0
C
2.2.3.Ảnh hưởng của tốc độ nguội:

Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể của gang là điều kiện đông đặc và làm nguội của
vật đúc. Tốc độ nguội nhanh thì ta được gang trắng, làm nguội chậm thì ta ssược gang
xám. Tốc độ nguội của gang đúc phụ thuộc vào loại khuôn đúc và chiều dày vật đúc.
2.3 CÁC LOẠI GANG THƯỜNG DÙNG
2.3.1.Gang trắng:
2.3.1.1Ký hiệu và thành phần:
Hầu hết chỉ dùng gang trắng chứa 3% – 3,5% cacbon vì nhiều C gang sẽ dòn, mặt gãy
các chi tiết bằng gang trắng có màu sáng tắng nên gọi là gang trắng. Gang trắng chỉ hình
thành khi hàm lượng C và Mn thích hợp và với điều kiện làm nguội nhanh ở vật đúc
thành mỏng, nhỏ.
Gang trắng không có ký hiệu
2.3.1.2.Tính chất:
Gang trắng cứng và giòn, tính cắt gọt kém. Nên chỉ dùng ở công nghệ đúc
2.3.1.3Tổ chức tế vi:
Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng liên kết Fe
3
C. nằm ở dạng xementit.
2.3.1.4.Công dụng:
Nó chỉ dùng để chế tạo gang rèn (gang dẻo), luyện thép hoặc các chi tiết máy cần tính
chống mài mòn cao như bi nghền, trục cán.
2.3.2. Gang xám:
2.3.2.1.Ký hiệu và thành phần:
 Ký hiệu:tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 – 75 ký hiệu gang xám bằng
2 chữ GX và hai số tiếp theo:
ví dụ như:
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
23
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
GX00; GX12-28; GX15-32; GX18-38; GX21-40; GX24-44; GX28-48; GX32-52;
GX36-56; GX40-60; GX44-64.

− GX00 là số hiệu gang xám có cơ tính rất thấp, không quy định.
− GX12-28 là gang xám có cơ tính thấp dùng để làm các chi tiết chịu tải nhẹ và không
chịu mài mòn như vỏ, nắp….
− GX15-32;GX18-38 là loại gang xám có cơ tính trung bình dùng làm các chi tiết
chịu tải trung bìnhon2 ít như vỏ hộp giảm tốc, thân máy bơm, cacte, mặt bích….
− GX21-40;GX24-44;GX28-48 là các số hiệu gang xám có cơ tính tương đối cao
thường dùng làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu mài mòn như bánh đà, bánh
răng, sơ mi, pittong, xilanh….
− GX32-52;GX36-56;GX40-60;GX44-64 là các số hiệu gang xám có cơ tính cao
dùng làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu tải trọng động, chịu mài mòn cao
như: bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực, van chịu áp suất cao.
Thành phần hóa học của gang xám nằm trong giới hạn sau: C : 3 ~ 3,8%; Si: 0,5 ~ 3%;
Mn:0,5 ~ 0,8%; P: 0,15 ~ 0,4%; S: 0,12 ~ 0,2%.
2.3.2.2.Tổ chức tế vi:
Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng graphit hình tấm. Nhờ có graphít nên mặt gãy có
màu xám.
Gang xám có cấu trúc tinh thể cacbon ở graphít dạng tấm, nền của gang xám có thể là:
pherit, peclit – pherit, peclit.
2.3.2.3Tính chất:
Cơ tính của gang xám phụ thuộc vào hai yếu tố: tổ chức nền, độ bền của nền tăng lên
từ nền pherit đến peclit; yếu tố thứ hai là số lượng, hình dạng và phân bố graphít.
Nếu số lượng hợp lý, hình dạng thu gọn và phân bố đều trên nền thì cơ tính sẽ được
cải thiện.
Graphít có độ bền cơ học kém, nó làm giảm độ bền chặt của tổ chức kim loại. Do đó
gang xám có độ bền kéo nhỏ, độ dẻo và độ dai kém. Tuy nhiên graphít có ưu điểm làm
tăng độ chịu mòn của gang, có tác dụng như chất bôi trơn, làm cho phoi gang dễ bị vụn
khi cắt gọt, dập tắt rung động, làm giảm độ co ngót khi đúc.
2.3.2.4.Công dụng:
Gang xám thường được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng nhỏ cà ít bị va đập
như: thân máy, bệ máy, ống nước,… do chịu ma sát tốt nên đôi khi gang xám dùng để

chế tạo các ổ trục tốc độ thấp.
Gang lỏng làm nguội chậm khi đúc sẽ được gang xám.
2.4. Gang cầu:
2.4.1.Ký hiệu và thành phần:
Gang cầu ký hiệu: “GC” và đi kèm hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo
(kG/mm
2
), chỉ số thứ hai chĩ độ giãn dài tương đối tính ra phần trăm.
Vd: GC 40 – 10 có nghĩa là: gang cầu có giới hạn kéo là 40kG/mm
2
, độ giãn dài tương
đối là 10%.
Thành phần: gang cầu còn có tên là gang độ bền cao, có thành phần hóa học như gang
xám.
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
24
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ
Thành phần hóa học của gang cầu sau khi biến cứng như sau: 3-3,6%C; 2-
3%Si; 0,5 – 1%Mn; ~2%Ni; 0,04 – 0,08%Mg; ≤ 0,15%P; ≤ 0,03%S
2.4.2.Tổ chức tế vi:
Gang cầu có tổ chức tế vi như gang xám (peclit – ferit, peclit), nhưng graphít có dạng
thu nhỏ thành hình cầu.
2.4.3.Tính chất:
Nhờ có graphít cầu nên gang cầu có độ bền cao hơn gang xám nhiều, đặc biệt có độ dẻo
đảm bảo. Gang cầu vừa có tính chát của thép vừa có tính chát của gang. Độ cứng và độ
bền của gang cầu có thể tăng cao hơn nữa nếu ta nhiệt luyện nó.
Để có tổ chức gang cầu, phải nấu chảy gang xám và dùng phương pháp biến tính đặc
biệt gọi là cầu hóa để tạo graphít hình cầu
2.4.4.Công dụng:
Do có nhiều ưu điểm về cơ tính nên gang cầu được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế

cho thép trong một số trường hợp.
Gang cầu dùng để chế tạo các chi tiết ôtô, động cơ đốt trong như: trục khuỷu, píttông,
dên, bánh răng và các chi tiết quan trọng khác như trục chính máy công cụ, thay thế thép
để làm đường ray nhỏ…
2.5. Gang dẻo:
2.5.1.Ký hiệu và thành phần:
Ký hiệu gang dẻo: “GZ” và hai chữ số, chỉ số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo, chỉ số thứ
hai chỉ độ giãn dài tương đối.
Vd: GZ 30 – 6 có ngiã là: Gang dẻo, có giới hạn bền kéo là 30kG/mm
2
, độ giãn dài
tương đối là 6%.
Thành phần hóa học như gang trắng. Nhưng thành phần C không cao.
2.5.2.Tổ chức tế vi:
Khi ủ gang trắng xementit của gang trắng sẽ phân hóa thành graphít, graphít này có hạt
nhỏ, sau khi làm nguội chậm ta có gang dẻo hay còn gọi là gang rèn. Tùy theo chế độ ủ
ta có các loại gang dẻo có nền kim loại là ferit, peclit, hoặc ferit – peclit
2.5.3.Tính chất:
So với gang xám, gang dẻo có độ bền, độ dẻo và độ dai cao hơn, người ta gọi nó là gang
rèn vì nó có độ dẻo cao chứ không phải là có thể rèn được.
Thành phần C không cao nên graphít của nó ít và hơn nữa lại tập trung từng cụm nên
những ảnh hưởng xấu của nó đến cơ tính rất ít.
2.5.4.Công dụng:
Gang dẻo sử dụng nhiều trong công nghiệp ôtô máy kéo, máy móc nông nghiệp,… dùng
cho các chi tiết tải trọng lớn, hình dạng phức tạp.
Tuy nhiên giá thành gang dẻo khá cao so với gang xám vì công nghệ chế tạo nó phức
tạp.
Quy trình chế tạo gang dẻo gồm hai bước:
 Đúc chi tiết bằng gang trắng.
 U vật đúc ở nhiệt độ 900 ~ 1000

0
C trong khỏang thời gian 70 ~ 100giờ. Ta sẽ có
gang dẻo.
2.6. Sơ lược về quá trình luyện gang:
Giáo trình vật liệu cơ khí GV: Trần Bình Minh- Năm 2012
25
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍCHƯƠNG MỞ ĐẦU1. SƠ LƯỢC VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ.Vật liệu cơ khí với khái niệm thơng dụng là tổng thể vật chất mà con người sử dụng trongsản xuất có khí để tạo dựng nên mẫu sản phẩm cho đời sống như thiết bị máy móc trongcơng nghiệp, nơng nghiệp, giao thơng vận tải đường bộ, y tế, giáo dục, … Khái niệm vật liệu cơ khí rất rộng, phong phú có đặc thù tương đối. Có những vật liệunhư sắt kẽm kim loại, chất dẻo, composite … Khơng chỉ dùng trong sản xuất cơ khí mà còn rấtcần trong kiến thiết xây dựng, trong kỹ thuật điện, trong cơng nghiệp hóa học và thực phẩm … Có thể phân loại vậtliệu cơ khí theo bảng dưới đây : VẬT LIỆUVật liệu nhiềuthành phầnVật liệuphi kim loạiKim loạiKim loại chứa sắtKim loại không chứa sắtGang2, 5-3, 5 % CKim loại nặng > 5 kg / dmKim loại nhẹ < 5 kg / dmVật liệutự nhiênVật liệunhân tạoThép0, 1-1, 7 % CGang đúcGang dẻoGang xámThép kết cấuThép dụng cụThép đúcĐồngKẽmChìNhômMagiêTiTanGỗĐá granitDaThủy tinhChất dẻoGốm, sứVật liệuCompozitHợp kimVí dụ : Ngày nay khoa học vật liệu đã tạo ra nhiều loại compozit dựa trên cơ sở tích hợp giữapolime với sắt kẽm kim loại hoặc phi kim loại … mà vật liệu này có ứng dụng trong ngành cơngnghiệp nói chung và sản xuất cơ khí n riêng. Sợi thủy tinh có độ bền cao và sợi cacbondùng làm vật liệu trong sản xuất những chi tiết cụ thể máy bay2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP KIM : Mỗi khi con người tìm ra một loại vật liệu mới, với những đặc thù ưu việc của nó làmột lần thôi thúc hiệu suất lao động tăng trưởng mở ra những nhành khoa học mới như :  Sự Open cơng nghệ sản xuất nhơm kim loại tổng hợp cứng duyara ( 1930 ) nhờ q trìnhhóa già biến cứng, đã giúp cho ngành cơng nghiệp hàng khơng và tên lửa có bứoc pháttriển nhảy vọt.  Với sự tìm ra cơng nghệ chất bán dẫn ( 1955 ) kỹ thuật thơng tin và truyền hình, điện tử, … tăng trưởng nhanh gọn.  Hàng loạt những vật liệu khác cũng được sản xuất và ứng dụng thoáng rộng trong nghànhcơ khí như : thép khơng gỉ austenit ( 1935 ), kim loại tổng hợp titan ( 1960, thép thiết kế xây dựng vi hợpkim hóa ( 1965 ), thép cấu trúc có độ bền cao ( 1965 ), sắt kẽm kim loại thủy tinh ( 1980 ), … Ngày nay những nhà khoa học vẫn liên tục điều tra và nghiên cứu những sắt kẽm kim loại và kim loại tổng hợp mới cótính năng ngày càng ưu việc hơn như : nhẹ, bền, chịu ăn mòn, chịu mài mòn, chịu va đập, Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍCHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KIMLOẠI VÀ HỢP KIM1. 1. Khái niệm và đặc thù của sắt kẽm kim loại : 1.1.1. Định nghĩa về sắt kẽm kim loại : Theo định nghĩa cổ xưa mà cho đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa thì : Kim loại là vật thểsáng, dẻo hoàn toàn có thể rèn được, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện caoTuy nhiên không phải mọi sắt kẽm kim loại đều có được đặc thù đóVD : Angtimon ( Sb ) dòn, không rèn được, Xêri ( Ce ) và Prazêodim ( Pr ) có tính dẫn điệnkém do đó định nghĩa cũ chưa đúng cho mọi sắt kẽm kim loại và chưa nêu lên được bản chấtchung của kim loạiHiện nay người ta thống nhất rằng : Kim loại khác với á kim là thông số nhiệt độ của điệntrở, ở sắt kẽm kim loại thông số này là dương tức là khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng, còn ở á kimhệ số này là âmNgoài ra còn có những nguyên tố trung gian đó là những nguyên tố bán dẫn ( Gr, Si … ) Có thể lý giải định nghĩa trên của sắt kẽm kim loại bằng cấu trúc nguyên tử và cấu trúc tinh thểcủa nó1. 1.2. Đặc điểm cấu trúc nguyên tử :  Kim loại có những đặc thù khác nhau là do tổ chức triển khai bên trong của chúng khácnhau. Vật chất do những nguyên tử tạo thành.  Mỗi nguyên tử là một mạng lưới hệ thống phức tạp gồm có hạt nhân ( có chứa notron, proton … ) và những lớp điện tử bao quanh nó ( điện tử có điện tích âm ). Đối với kim loạingười ta thường hay chăm sóc đến lớp điện tử ngoài cùng ( vì lớp bên trong rất vững chắc ) Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 Đặc điểm quan trọng nhất về cấutạo nguyên tử của sắt kẽm kim loại là số điện tửhoá trị ( số điện tử ngoài cùng đối vớikim loại thường thì và ở lớp sátngoài so với sắt kẽm kim loại chuyển tiếp ). Sốđiện tử này là rất ít thường chỉ 1 đến 2 điện tử. Những điện tử này rất dễ bị bứtđi và trở thành điện tử tự do, cònnguyên tử trở thành ion dươngHạt nhân ( + ) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ  Hành vi của điện tử tự do quyết định hành động nhiều những đặc thù đặc trưng của sắt kẽm kim loại. Bình thường những điện tử tự do không bị ràng buộc bởi những nguyên tử sẽ hoạt động hỗnloạn theo mọi phương tạo nên lớp “ khí điện tử ” bao quanh những ion dương  Mỗi nguyên tử gồm có : hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và những điện tửmang điện tích âm quay xung quanh.  Khi hai đầu dây sắt kẽm kim loại có một hiệu điện thế những điện tử tự do sẽ chuyển độngtheo một hướng nhất định tạo nên dòng điện do đó sắt kẽm kim loại có tính dẫn điện cao.  Các điện tử mang điện tích âm này di dời xung quanh hạt nhân trên những quỹđạo riêng của nó, đặc biệt quan trọng là những điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng ở mạng tinh thể kim loạicòn gọi là điện tử tự do. Vì chúng dể bật ra khỏi quỹ đạo của chúng. Chính những điện tử tựdo này tạo nên tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt cũng như cơ tính của sắt kẽm kim loại.  Khi sắt kẽm kim loại bị nung nóng, xê dịch nhiệt của những ion dương tăng lên làm tăngtrở lực cho sự hoạt động khuynh hướng của những điện tử tự do do vậy điện trở tăng lênTính dẫn nhiệt cũng được lý giải bằng sự truyền động năng của những điện tử tựdo và của ion dương. Điện tử tự do khi hấp thụ nguồn năng lượng của ánh sáng chiếu tới bịkích động lên mức nguồn năng lượng cao hơn khi trở về mức nguồn năng lượng cũ nó phát ra nănglượng dưới dạng bức xạDo vậy sắt kẽm kim loại phản xạ ánh sáng. Sự sai khác giữa hai mức nguồn năng lượng đặc trưng cho tần số ánh sáng phản xạ dođó mỗi sắt kẽm kim loại có sắc tố riêngĐiện tử tự do có trong sắt kẽm kim loại là yếu tố quyết định hành động để hình thành link sắt kẽm kim loại, nóbảo đảm mối link này không bị đổi khác khi những nguyên tử ( ion dương ) dịch chuyểnvị trí tương đối với nhau ( biến dạng dẻo ) do đó sắt kẽm kim loại có tính dẻo caoGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 + + + + + + + + + + + + Hình 1.1. Mô hình mây điện tửIondươngMây điệntửTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ1. 1.3. Liên kết sắt kẽm kim loại : Trong hóa học ta đã làm quen với link ion ( VD : muối NaCl ) trong đó lực tác dụnggiữa những nguyên tử là lực hút tĩnh điện giữa những ion trái dấu ( VD : giữa Na + và Cl - ) Mô hình này được trình diễn ở hình 2 a. Liên kết như vậy vật thể không có tínhdẻoTrong sắt kẽm kim loại hầu hết những nguyên tử sống sót ở dạng ion dương sắp xếp theo nhữngnguyên tắc hình học nhất định và những điện tử tự do bao quanh. Như vậy trong kim loạitồn tại lực hút tĩnh điện giữa những ion dương và những điện tử bao quanh đồng thời lực hútnày cân đối với lực đẩy giữa ion dương với ion dương, giữa điện tử với điện tửNhư vậy link sắt kẽm kim loại được hình thành giữa tập thể những ion dương sắp xếp theo mộttrật tự xác lập và mây điện tử bao quanh ( hình 2 b ). Liên kết như vậy làm cho kim loạicó tính dẻo cao. Ơ đây điện tử tự do như chất dính kết gắn chặt những ion dương và luônduy trì mối link đó nên link sắt kẽm kim loại là link bền vững1. 1.4. Cac đặc thù của sắt kẽm kim loại : Để chọn được vật liệu thích hợp dùng cho việc sản xuất những cụ thể máy hay để làm mộtcông việc gia công nào đó ta phải nắm vững tích chất của nó. BẢNG TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆUGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012H ình 1.2. Mô hình link Ion ( a ) và liên kếtkim loại ( b ) + -- + - + - + + + + + + + + + + + + + + + a ) b ) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍTính chất cơ học Tích chất côngnghệTính chất vật lý Tính chất hóa họcĐộ cứngĐộ bềnTính dẻoTính dònTính đúcTính rènTính hànTính cắt gọtTính nhiệt luyệnAnh kim của vậtliệuKhối lượng riêngTính nóng chảyTính giãn nởTính dẫn nhiệtTính dẫn điệnTính chịu ăn mònTính chịu Axít1. 1.4.1. Cơ tính : cơ tính của sắt kẽm kim loại và kim loại tổng hợp được nhìn nhận bằng chỉ tiêu sau : a ) Độ bền : được đo bằng số lượng giới hạn bền gồm có : − Giới hạn bền kéo, σb − Giới hạn bền nén, σbn − Giới hạn bền uốn, σbu − Giới hạn bền mỏi, σbm ( σ-1 ) − Giới hạn chảy, σc ( σ0, 2 ) − Giới hạn đàn hồi, σđh. Đơn vị đo của độ bền thường dùng là N / mm2 hoặc MN / mét vuông. 1K g / mm2 = 9,81 N / mm2b / Độ cứng : là năng lực chống lại sự xuyên lún của vật thể khác vào nó. Thử độ cứngđược thực thi trên máy thử, và được nhìn nhận bằng những đơn vị chức năng đo độ cứng như sau : độcứng Brinen ( HB ), Rốcven ( HRC, HRB, HRA ), So ( HSh ), Vicke ( HV ). c / Độ dai : được xác lập bằng độ dai va đập α. Đơn vị đo KJ / md / Tính dẻo : khi chịu tải vật liệu biến dạng dẻo trước khi bị phá hỏng. Thép có hàmlượng cacbon thấp, sắt kẽm kim loại nhẹ có tính dẻo cao. e / tính dòn : khi chịu tải đến số lượng giới hạn hủy hoại thì vật liệu bị gẫy vỡ mà không có quátrình biến dạng. Vật liệu có tính dòn như : gang, gốm, thủy tinh. 1.1.4. 2. Lý tính : Các đặc thù dẫn điện, từ là những đặc thù không gì thay thế sửa chữa được củakim loại, được ứng dụng thoáng rộng trong công nghiệp. - Anh kim là vẻ sáng hình thức bề ngoài của sắt kẽm kim loại, theo vẻ sáng hình thức bề ngoài của sắt kẽm kim loại có thểchia thành sắt kẽm kim loại màu và sắt kẽm kim loại đen. Kim loại đen là những kim loại tổng hợp của sắt như : gang, thép. Còn những sắt kẽm kim loại màu là toàn bộ những sắt kẽm kim loại còn lại. - Khối lượng riêng : d = Trong đó m : là khối lượng của vật. V là thể tích của vật. - Tính nóng chảy : sắt kẽm kim loại có tính chảy loãng khi bị đốt nóng và đông đặc lại khi làmnguội. Nhiệt đọ ứng với lúc sắt kẽm kim loại chuyển từ thể đặc sang thể lỏng trọn vẹn gọi làđiểm nóng chảy. Điểm nóng chảy có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ tiên tiến đúc, hàn. - Tính dẫn nhiệt : là tính truyền nhiệt của sắt kẽm kim loại khi bị đốt nóng hoặc bị làm lạnh. Tínhtruyền nhiệt của sắt kẽm kim loại giảm xuống khi nhiệt độ tăng và ngược lại khi nhiệt độ giảmxuống. Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ - Tính co và giãn nhiệt : khi đốt nóng những sắt kẽm kim loại giãn ra khi làm lạnh nó co lại. - Tính dẫn điện : là năng lực cho dòng điện đi qua của sắt kẽm kim loại. So sánh tính dẫn nhiệtvà dẫn điện ta thấy sắt kẽm kim loại nào có tính dẫn nhiệt tốt thì tính dẫn điện cũng tốt và ngượclại. - Tính nhiễm từ : là năng lực bị từ hóa khi được đặt trong từ trường. Sắt và hầu hết cáchợp kim của sắt đều có tính nhiễm từ. Tính nhiễm từ của thép và gang nhờ vào vàothành phần và tổ chức triển khai bên trong của sắt kẽm kim loại. 1.1.4. 3. Hóa tính : Các sắt kẽm kim loại thường tính năng mạnh với á kim ( như ôxy, clo ), do đóthường không không thay đổi về mặt hóa học. Hiện tượng sắt kẽm kim loại bị gỉ trong không khí vàtrong những môi trường tự nhiên khác gọi là hiện tượng kỳ lạ ăn mòn kim. a. Tính chống ăn mòn là năng lực chống lại sự ăn mòn của hơinước hay oxy của không khí ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao. b. Tính chịu Axít : là năng lực chống lại tính năng của thiên nhiên và môi trường axít. Một số sắt kẽm kim loại đặc biệt quan trọng có tính không thay đổi rất cao trong không khí ( Tính chịu ăn mòn ), trong axít ( tính chịu axít ) và tính chịu nhiệt cao. 1.1.4. 4. Tính công nghệ tiên tiến : Là năng lực chịu những dạng gia công khác nhau như : − Tính đúc : Xác định bởi độ chảy loãng của sắt kẽm kim loại khi nấu chảy để đổ đầy vào khuônđúc − Tính rèn :. là năng lực biến dạng vĩnh cửu của sắt kẽm kim loại khi chịu lực công dụng bên ngòaimà không bị phá hỏng. − Tính hàn : là năng lực tạo thành sự link giữa những chi tiết cụ thể khi nung nóng cục bộ chitiết đến trạng thái dẻo − Tính cắt gọt : là năng lực sắt kẽm kim loại gia công dể hay khó, được xác lập bằng vận tốc cắtgọt, lực cắt gọt và độ bóng mặt phẳng sắt kẽm kim loại sau khi cắt gọt. − Tính nhiệt luyện : là năng lực làm biến hóa độ cứng, độ bền, độ dẻo … của sắt kẽm kim loại saukhi nhiệt luyện. Một sắt kẽm kim loại hay một kim loại tổng hợp nào đó mặc dầu có những đặc thù rất quý nhưng tínhcông nghệ kém thì cũng khó được sử dụng thoáng rộng vì khó sản xuất thành mẫu sản phẩm. Về mặt kỹ thuật luyện kim : Chế tạo kim loại tổng hợp thường thì dễ hơn sắt kẽm kim loại nguyên chất. 1.2. Cấu tạo mạng tinh thể của sắt kẽm kim loại nguyên chất : 1.2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN : Vật rắn chia làm 2 nhóm : Tinh thể và vô định hìnhTrong vật rắn tinh thể, những chất điểm sắp xếp theo một quy luật trật tự hình họcnhất định. Trong những vật rắn vô định hình những chất điểm sắp xếp hỗn loạnTất cả những sắt kẽm kim loại và hợp chất của chúng ở trạng thái rắn đều là vật tinh thể ( có cấu tạotinh thể ). Chúng có nhiệt độ nóng chảy hoặc đông đặc xác địnhĐể điều tra và nghiên cứu những quy luật sắp xếp những chất điểm trong vật tinh thể người ta nêu ra kháiniệm về mạng khoảng trống ( mạng tinh thể ) hình 3 aGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍHình 3 : lập phương đơn giảna ) Mạng tinh thể b ) Mặt tinh thể c ) Khối cơ bản  Trong điều kiện kèm theo thường và áp suất khí quuyển hầu hết những sắt kẽm kim loại sống sót ở trạngthái rắn ngoại trừ thủy ngân. Ơ trạng thái này những nguyên tử của những sắt kẽm kim loại xắp xếptheo một trật tự nhất định trong khoảng trống tạo thành mạng tinh thể. − Mạng tinh thể là quy mô khoảng trống diễn đạt quy luật hình học của sự sắp xếp cácchất điểm ( nguyên tử, ion hay phân tử ) trong vật tinh thể. − Mạng tinh thể gồm có những mặt đi qua chất điểm, những mặt này luôn luôn tuy nhiên songcách đều nhau và được gọi là mặt tinh thể. − Khối cơ bản là những khối đơn thuần giống nhau mà xếp theo ba chiều đo thì có đượcmạng tinh thể khối cơ bản là hình khối nhỏ nhất có cách sắp xếp chất điểm đại diệnchung cho mạng tinh thể. Trong mạng tinh thể, ion chiếm chỗ những nút mạng và giao động quanh những điểmnút đó như giao động quanh những vị trí cân đối. Mạng tinh thể như gồm bởi cácmặt đi qua những chất điểm, những mặt này luôn luôn song song và cách đều nhau gọilà những mặt tinh thể ( H3b ) Khi màn biểu diễn mạng tinh thể của KL để đơn thuần người ta chỉ vẽ một phần nhỏnhất đặc trưng cho một loại mạng gọi là ô cơ bản hay ô cơ sở ( H3c ) 1.2.2 CÁC KIỂU MẠNG TINH THỂ THƯỜNG GẶP : Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 c ) b ) a ) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍMạng lập phương thể tâm : Hình 4 : kiểu mạng lập phương thể tâma ) Dạng thực ô cơ sở b ) Phần thể tích những nguyên tử trong 1 ô c ) Khối cơ bảnNhững nguyên tử trên phương đường chéo khối ( a ) tiếp xúc với nhau còn theophương đường chéo mặt và cạnh a xếp rời nhau tạo nên những lỗ hổng có kích cỡ béa : gọi là thông số kỹ thuật mạng ( hằng số mạng, chu kỳ luân hồi mạng … ) Mật độ nguyên tử của mạng ( tỷ lệ khối ) là phần thể tích tính ra % của mạng do cácnguyên tử chiếm chỗ được xác lập bằng công thứcMv = ( n. v ) / V x 100 % Số nguyên tử trong ô mạng n = Bán kính nguyên tử : r = ( a 3 ) / 4T hể tích của 1 nguyên tử : v = 4/3 đ. rThể tích ô mạng : V = aTa tính được Mv = 68 %. Mv càng cao thì thể tích riêng nhỏ, KLR cao - Thông số mạng là size cơ bản của mạng tinh thể, ở đây hoàn toàn có thể tính ra đượckhoảng cách 2 ngtử bất kể trong mạngThông số mạng được đo bằng Ao hay kX1 Ao = 10-8 cm1 kx = 1,00202 AoMạng LPTT chỉ có 1 TSM là a. khoảng cách 2 ngtử gần nhau nhất là dCác sắt kẽm kim loại có kiểu mạng này là Fe  ( a = 2,90 Ao ), Cr, W, Mo … Mạng lập phương diện tâm : Các nguyên tử ( ion ) nằm ở những đỉnh và giữa ( tâm ) những mặt của hình lập phương. Các sắt kẽm kim loại : Fe, Cu, Ni, Al, Pb … có kiểu mạng lập phương diện tâm. Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 b ) c ) a ) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍHình 5 : kiểu mạng lập phương diện tâma ) Dạng thực ô cơ sở b ) Phần thể tích những nguyên tử trong 1 ôCác nguyên tử xếp sít nhau trên phương đường chéo mặt nên mặt tinh thể chéo hợp bởiphương này có những nguyên tử xếp sít nhau. Trên phương đường chéo khối và cạnh a cácnguyên tử xếp rời nhau và tạo nên những lỗ hổng với số lượng ít hơn tuy nhiên size lớnhơnMv = 74 % với n = … Khoảng cách 2 ngtử gần nhau hay d =. Các ngtử có kiểu mạng này là : Fễ, Cu, Ni, Al, Pb … VD : ở nhiệt độ > 911 độ Fễ có kiểu mạng LPDT với a = 2,93 AoMạng lục giác xếp chặt : Hình 6 : Kiểu mạng lục giác xếp chặta ) Dạng thực ô cơ sở b ) Phần thể tích những nguyên tử trong 1 ô c ) Khối cơ bảnGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 2012 a ) b ) 10 c ) b ) a ) c ) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍBao gồm 12 nguyên tử nằm ở những đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa 2 mặt đáycủahình lăng trụ lục giác và 3 nguyên tử nằm ở khối trung tâủ khối lăng trụ tam giác cáchnhau. Khối cơ bản kiểu mạng này như gồm bởi 3 lớp nguyên tử xếp sít nhau, những ngtử lớp đáydưới xếp sít nhau rồi đến 3 ngtử ở giữa xếp vào khe lõm của lớp đáy do đó chúng cũngxếp sít nhau, những ngtử lớp đáy trên lại xếp vào những khe lõm của lớp giữa nhưng có vị trítrùng với vị trí lớp đáy dướiMv = 74 %. Kiểu mạng này có 2 thông số kỹ thuật mạng là a và c. Vì những lớp xếp sít nhau nên avà c lại có sự tương quanTrường hợp lý tưởng c / a = 1,633 ( √ 8/3 ). Thực tế ít gặp nên người ta quy ước nếu c / atrong khoảng chừng 1,57 đến 1,64 được coi là xếp chặtVD : c / a của Be = 1,5682 ; Mg = 1,6235 ; Ti  = 1,5873 ; Co  = 1,623. Khi c / a khác giátrị trên quá nhiều thì được coi là không xếp chặtVD : c / a của Zn = 1,8563 ; của Cd = 1,8858 c / a được gọi là độ chính phươngMạng chính phương thể tâm : Các sắt kẽm kim loại không có kiểu mạng này, tuy nhiên đây là 1 kiểu mạng rất quan trọng của mộttổ chức khi nhiệt luyện có được ( Kiểu mạng của tổ chức triển khai Maxtenxit ) hoàn toàn có thể coi mạngCPTT là LPTT bị lê dài ra theo trục ZNó có 2 thông số kỹ thuật mạng là c và a. tỷ số c / a được coi là độ chính phương1. 2.3 TÍNH THÙ HÌNH CỦA KIM LOẠI : Khá nhiều sắt kẽm kim loại có đặc tính là ở những nhiệt độ và áp suất khác nhau một nguyên tố cóthể sống sót với những kiểu mạng khác nhau. Tính chất này được gọi là tính thù hìnhGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201211H ình 7 : Khối cơbản của kiểumạng chínhphương thể tâmTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍFe là sắt kẽm kim loại có tính thù hình, ở dưới 911 độ và từ 1392 – 1539 nó có kiểu mạng lptt … Ký hiệu Fe chính là Fe  mất từ tính và sống sót ở 768 – 910 độ. Trong trong thực tiễn từ tính củakim loại không tương quan đến cấu trúc của kim loạiCác dạng thù hình của cùng 1 nguyên tố được ký hiệu bằng những vần âm hy lạp … Trong kỹ thuật phải quan tâm đến tính thù hình của KL vì khi chuyển biến thù hình sẽ gâyra những đổi khác quan trọng về thể tích và tính chấtVD : Nung sắt đến 911 độ có sự chuyển biến Fe  ( Mv = 68 % ) sang Fễ ( Mv = 74 % ) thểtích giảm đi bất ngờ đột ngột. Khi làm nguội thì ngược lại, đó chính là quy trình tôi thép : mạngtinh thể của Fe đổi khác từ Fễ sang Fe  thể tích tăng sẽ không có lợi, gây ứng suất ( hìnhvẽ ) Sn ở t0 thường ( Sn – mạng chính phương diện tâm ) khi làm nguội < - 30 độ chuyểnmàu xám - Sn - mạng kim cương thể tích tăng lên gần 25 lần …  C có 2 dạng thù hình kim cương và graphít với 2 kiểu mạng rất khác nhau ( kimcương và lục giác ) t / c khác hẳn nhau : kim cương = 10.000 HB, không dẫn điện cònGraphít rất mềm dẫn điện dễ vỡ vụn. Có điều đặc biệt quan trọng là cả 2 dạng thù hình cùng / / sống sót ở to và áp suất thường. Hiện nay hoàn toàn có thể sản xuất kim cương tự tạo bằng cáchép Graphít ở 200 độ và p = 100.000 at1. 3. Các chiêu thức nghiên cứu và điều tra về tổ chức triển khai và cơ tính : 1.3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC1. Phương pháp mặt gãy : Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 20121539139291112H ình 8T ính thù hình của sắtTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍLà giải pháp quan sát sắt kẽm kim loại ở chỗ gãy ( mặt gãy ) hoàn toàn có thể phát hiện được những vết nứtlớn, lẫn xỷ … xác lập được sơ bộ hạt lớn hay bé từ đó cho ta những nhìn nhận sơ bộ vềmức hoàn thành xong của tổ chức triển khai sắt kẽm kim loại về chất lượng lim loại đóVD : Mặt gãy thấy hạt lớn thì biết KL dòn, dễ gãy … Tuy nhiên PP này chỉ dùng để xđsơ bộ không phát hiện được thành phần cấu trúc ( năng lực phân giải mắt người < 0,15 mm ) 2. Phương pháp tổ chức triển khai thô đại : Là giải pháp dùng mắt thường hay kính lúp soi tổ chức triển khai của sắt kẽm kim loại sau khi đã cưa, mài phẳng KL bằng giấy nhám hoàn toàn có thể thấy rõ 1 số dạng hỏng bên trong của sắt kẽm kim loại : Bọt khí, rỗ, nứt, những lẫn xỷ … Nếu dùng những hóa chất thích hợp ( axít, muối ) tẩm thực lênbề mặt mẫu thì hoàn toàn có thể phát hiện được sự không như nhau của tổ chức triển khai kim loạiPhương pháp này là giải pháp nghiên cứu và phân tích sơ bộ trước khi nghiên cứu và phân tích tổ chức triển khai tế vi3. Phương pháp tổ chức triển khai tế vi : ( Tổ chức hiển vi ) Là chiêu thức điều tra và nghiên cứu những thành phần cấu trúc của sắt kẽm kim loại và kim loại tổng hợp ở dưới kínhhiển vi, loại thông dụng là kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ 50 – 2000 lầnNguyên lý : Dùng AS ở nguồn sáng chiếu / / lên mặt mẫu AS phản xạ lại từ đây đập vàomắt ta cho thấy hình dạng của tổ chức triển khai. Khi mẫu KL mới mài bóng sẽ chỉ thấy sáng do …. Khi qua tẩm thực do biên giới hạt có hoạt tính cao hơn nên bị ăn mòn lõm xuống nênAS phản xạ chệch đi – thấy tối … ( hình vẽ ) Hình 12. Phản xạ AS từ mặt mẫua ) Mặt chưa tẩm thực b ) Mặt đã tẩm thực4. Phương pháp nghiên cứu và phân tích bằng tia RơngenTia Rơn gen Là những sóng điện tử với bước sóng rất ngắnr = 0,005 – 2.10 - 8 cm nên có nguồn năng lượng rất lớn hoàn toàn có thể đâm xuyên qua vật thể. Căn cứvào ảnh nhiễu xạ của những tia Rơngen bị phản chiếu từ những mặt tinh thể hoàn toàn có thể biết đượccách sắp xếp những nguyên tử trong mạng tinh thể và xác lập được size ( thông sốmạng của nó ) 1.3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CƠ TÍNH1. 3.2.1. / Thử kéo : ( độ bền ) Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 a ) b ) 13TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍThử kéo là q trình thử quan trọng để xác lập cơ tính của sắt kẽm kim loại. Khi thử kéo tacó thể xác lập được độ bền, độ đàn hồi, độ dẻo của sắt kẽm kim loại. Q trình phá hỏng sắt kẽm kim loại được trình diễn bởi đồ thị kéoBiểu đồ quan hệ lực kéo và biến dạng của mẫu kéoĐể xác lập được giá trị độ kéo của vật liệu sắt kẽm kim loại, thứ nhất phải sản xuất mẫu củavật liệu đó. Mẫu thí nghiệm được sản xuất theo tiêu chuẩn của từng nước. Mẫu thử tiếtdiện tròn và chữ nhật được dùng ở Việt nam. Sau đó mẫu kẹp trên máy kéo ( hoặcmáy kéo nén vạn năng ) truyền động bằng có khí hoặc thủy lực theo ngun lý sau : Nhờ áp lực đè nén dầu thủy lực ( được chỉ trên đồng hồ đeo tay báo áp lực đè nén ), pít tơng A kéo mẫu B vàđồng thời máy cũng vẽ được biểu đồ ( hình 19 ). Khi kéo chiều dài mẫu tăng dần, tiếtdiện ngang mẫu giảm dần, đến điểm D mẫu bị thắt và cũng ứng với lực kéo lớn nhất, từ đấy trên máy khơng tăng, nhưng mẫu vẫn dài thêm đến điểm M thì mẫu bị đứtnhưvậy độ bền của vật liệu được xác lập theo cơng thức : ĩ = P / F ( N / mm ). Trong đó : P : lực kéo lớn nhất ứng với lúc mẫu bị thắt ( N ). : diện tích quy hoạnh tiết diện chỗ thắt ( mm ). TL : số lượng giới hạn tỷ suất ; ĩDH : số lượng giới hạn đàn hồi ; ĩCH : số lượng giới hạn chảy ; ĩ : số lượng giới hạn bền ; : số lượng giới hạn đứt. 1.3.2. 2. Độ dẻo : Là tập hợp của những chỉ tiêu cơ tính phản ánh độ biến dạng dư của vật liệu khi bị pháhuỷ. Nguời ta nhìn nhận bằng 2 chỉ tiêu cũng xđ trên mẫu thử độ bền • Độ dãn dài tương đối : % = ( L1-Lo ) / Lo x 100 % L1 – Chiều dài mẫu sau khi bị kéo đứt • Độ thắt tỷ đối : % = ( Fo – F1 ) / Fo x 100 % 1.3.2. 3. Thử độ cứng : Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 201214TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍKim loại và kim loại tổng hợp khác nhau sẽ có độ cứng khác nhau như : sắt kẽm kim loại màu và hợpkim màu, thép cacbon thấp … có độ cứng thấp ; thép sau khi nhiệt luyện ( tôi thép ), hoặc thấm cacbon sẽ có độ cứng cao. Để nhìn nhận độ cứng chúng người ta tiến hànhthử độ cứng. Thử độ cứng hay đo độ cứng là so sánh độ cứng của vật đem thử với độ cứng của vậtkhác được coi là chuẩn. Có nhiều giải pháp thử độ cứng như : thử độ cứng bằng chiêu thức Brinen ; giải pháp Rocoen ; chiêu thức Vicke ; giải pháp đập trên viên bi ; a ) Thử độ cứng bằng giải pháp Brinen : Cách thử này bằng cách ấn mũi đâm bằng viên bi thép vào mẫu thử. Số đơn vị chức năng độ cứngBrinen ( viết tắt HB ) tính bằng tỷ số giữa tải trọng P với diện tích quy hoạnh mặt phẳng vết lõm. HB = P / FP là tải trọng tính bằng N. F là diện tích quy hoạnh mặt chỏm cầu vết lõm có đường kính d. D làđường kính viên bi thép ( D : 2,5 ; 5 ; 10 mm ). Giá trị của P chọn theo vật liệu và giá trịđường kính D : Thép cacbon thấp và gang : P = 30D Đồng và kim loại tổng hợp của đồng : P = 10DT ừ biểu thức trên ta thấy diện tích quy hoạnh hình chỏm cầu được xác lập như sau :) 2.1 ( 11 ) 1.1 ( 2222 − − − − = HBdDDDππĐiều kiện nhìn nhận bằng chiêu thức Brinen : Chiều dày vật liệu > 10 h ( h là chiều sâu vết lõm ). Khoảng cách hai vết > 2D. tải trọngphải êm. Nếu đường kính vết lõm là d thì phải thỏa mãn nhu cầu : 0,2 D < d < 0,6 Db ) Thử độ cứng bằng giải pháp Rocoen : Độ cứng Rocoen được xác lập bằng cách dùng tải trọng P ấn viên bi thép đã nhiệtluyện có đường kính 1,587 mm tức là 1/16 ” ( 1 ” = 25,4 mm ) ( thang đo B ) của máy đohoặc mũi kim cương nhọn có góc đỉnh 120 ( thang đo C hoặc A ) để ấn lên mặt phẳng thử rồiđo độ lún xuống. Trong khi thử, số độ cứng được ghi trực tiếp ngay bằng đồng hồ đeo tay. Số đo độ cứng Rocoenđược biểu lộ bằng đơn vị chức năng quy ước. Đơn vị đo HR ( một đơn vị chức năng HR = 0,002 mm ). Bảng chọn thang độ cứng Rocoen và Brinen. Độ cứng Ký hiệu Mũi thử Tải trọng Ký hiệu độ Giới hạnGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 201215TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍBrinen HB thangRocoenchính P, Kg cứngRocoencho phépcủa thangRocoen60 – 230230 – 700 > 700B ( đỏ ) C ( đen ) A ( đen ) Viên bi thépMũi kimcươngMũi kimcương10015060HRBHRCHRA25 – 10020 – 67 > 70V iên bi thép dùng để thử những vật liệu ít cứng, còn mũi kim cương dùng để thử những vậtliệu có độ cứng cao như thép đã nhiệt luyện. Tải trọng công dụng 2 lần : Tải trọng sơ bộ P = 10 kG, sau đó đến tải trọng chính P, so với viên bi thép P = 100 kG ( xem bảng 1, thang B ở trên đồng hồ đeo tay, màu đỏ ), so với mũi kim cương P = 150 kG ( xembảng 1, thang C ở trên đồng hồ đeo tay, màu đen ) hoặc P = 60 kG ( xem thang A màu đen, bảng1 ). Phương pháp thử độ cứng Rocoen rất đơn thuần về thao tác nhanh và ít để lại dấu vết trênbề mặt vật thử nênthường được sử dụng thoáng rộng trong công nghiệp. c ) Thử độ cứng bằng giải pháp Vicke : Dùng mũi kim cương hình chóp, đáy vuông, góc giữa hai mặt đối xứng bằng 136 ấn lênbề mặt của mẫu thử hoặc cụ thể với tải trọng P từ 5 – 120 kG, thường P = 5 ; 10 ; 20 ; 30 ; 50 ; 100 và 120 kG. Độ cứng Vicke được ký hiệu bằn HV ( kG / mm ) 🙂 1.3 ( 8544,1 HV = Trong đó, P : tải trọng ( kG ) ; d : đường chéo của vết lõm ( mm ). Phương pháp đo độ cứng Vicke hoàn toàn có thể đo cho cả vật liệu mềm và vật liệu cứng có lớpmỏng của mặt phẳng sau khi thấm than, thấm nitơ, nhiệt luyện. d ) Thử độ cứng bằng giải pháp đập trên viên bi : Phương pháp thử độ cứng này được triển khai bằng một dụng cụ đơn thuần và cơ động. Nó thường dùng để xác lập độ cứng trên những vật lớn mà ta không hề đặt lên máy thửđộ cứng kiểu Brinen hoặc Rocoen. Để thử, ta dùng búa đập với lực bật kỳ lên đầu 1, đầu1 nẳmtong thân 2, lực đập truyễnuống viên bi 5 có đường kính 10 mm trải qua thanhngang 3 dùng làm vật mẫu độ cứng. Sau khi đập búa, viên bi sẽ để lại vết lõm trên mặtthử 4, đồng thời cũng để lại vết lõm trên vật mẫu 5, mà độ cứng của vật mẫu đó ta biếttrước theo đơn vị chức năng HB, dường kính vết lõm là khoảng chừng 2 – 4 mm. Vì tỉ số của độ cứng gầnxấp xỉ bằng tỉ số bình phương đường kính của vết lõm, nên ta hoàn toàn có thể tính được độ cứngHB của thử theo công thức theo công thức : vtmmvtdHBHB = Trong đó HBvt : độ cứng của vật thử theo đơn vị chức năng Brinen. HB : độ cứng của vật mẫu theo đơn vị chức năng Brinen ( đãbiết trước ). : đường kính vết lõm của vật mẫu ( mm ). vt : đường kính vết lõm của vật thử. Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201216TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍ1. 3.2.4. Thử va đập : Các cụ thể máy mặc dầu đã có độ bền cao, có độ cứng cao, nhưng vẫn hoàn toàn có thể bị phá hỏngdo những lực va đập dù là lực đó không lớn lắm. Bởi vậy để xem xét những đặc thù cơ họctòan diện, ngoài xét những tính năng của nó trong trạng thái tĩnh, ta còn phải xét đến tínhnăng của nó trong trạng thái tải trọng động. Tức là tải trọng va đập. Độ dai va chạm : ak = A / F, KGm / cm2A. Công va đập tiêu tốn ở chỗ mẫu bị vỡ, J = NmF. Diện tích cắt ngang ở chỗ mẫu bị vỡ1. 3.2.5. Thử công nghệ tiên tiến : Tính công nghệ tiên tiến của vật liệu bộc lộ năng lực gia công của vật liệu ứng với những hìnhthức gia công khác nhau như : cắt gọt, hàn, rè dập, nấu chảy khi đúc. Thường người ta thử công nghệ tiên tiến vật liệu bằng cách uốn cong, chồn ở trạng tháinguội, gấp mép, dập sâu thép tấm và bằng cách xem tia lửa mài.  Cách thử uốn cong : sử dụng sắt kẽm kim loại dẻo.  Cách thử chồn ở trạng thái nguội : được thực thi cho những sắt kẽm kim loại dùng làm đinhtán rivê, …  cách thử gấp mép : được triển khai cho những sắt kẽm kim loại bằng thép tấm mỏng mảnh. Thườngđược thực thi trong trạng thái nguội.  Cách thử dập sâu thép tấm : dùng cho sắt kẽm kim loại cần dập nguội và vuốt dài. Mẫu thửđược dập sâu bằng chày và cối của máy thử.  Cách thử theo tia lửa mài : dùng để xác lập gần đúng thành phần sắt kẽm kim loại. Thépcàng có nhiều cacbon thì tia lửa mài càng có nhiều hoa lửa sáng chói. Thép cóWonfram thì tia lửa có màu đỏ, thép có chứa Crôm thì tia lửa có màu cam. 1.3. CẤU TẠO CỦA HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁI1. 3.1. Khái niệm về hợp kim2. 1.1. Định nghĩa : Hợp kim là vật thể có chứa nhiều nguyên tố và mang tính chấtkim loại. Nguyên tố đa phần trong kim loại tổng hợp là nguyên tố sắt kẽm kim loại. Là vật liệu trong thành phần của nó gồm hai hay nhiều nguyên tố, nguyên tố chính làkim loại. Hợp kim mang đặc thù của sắt kẽm kim loại. Vd : thép là kim loại tổng hợp của sắt và cacbon. Duyra là kim loại tổng hợp của nhôm – đồng – magiê.  Pha : là thành phần của kim loại tổng hợp có thành phần giống hệt ở cùng một trạng thái vàngăn cách với những pha khác bằng mặt phẳng phân loại ( nếu ở trạng thái rắn thì phải có sựđồng nhất về cùng một kiểu mạng và thông số kỹ thuật mạng ). Một tập hợp những pha ở trạng tháicân bằng gọi là hệ kim loại tổng hợp.  Nguyên : là một vật chất độc lập có thành phần không đổi, tạo nên những pha của hệ. Trong một số ít trường hợp nguyên cũng là những nguyên tố hóa học hoặc hợp chất hóa họccó tính không thay đổi cao. Tính công nghệ tiên tiến sắt kẽm kim loại nguyên chất rất kém, khó đúc, khó gia công cắt gọt, khinhiệt luyện độ cứng độ bền không tăng. Kim loại nguyên chất rất khó luyện vì trongGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201217TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍquặng khi nào cũng có tạp chất việc khử tạp chất rất ốn kém. Bởi vậy, trên thực tếhầu hết những chi tiết cụ thể máy làm bằng thép. 1.3.2. Cấu tạo của kim loại tổng hợp : Hợp kim hoàn toàn có thể sống sót ở những dạng như sau : dung dịch đặc, hợp chất hóa học, hỗn hợp cơhọc. Dung dịch đặc : khi nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố được sắp xếp trong cùngmột kiểu mạng. Có thể chia dung dịch đặc làm hai loại : dung dịch đặc xen kẽ vàdung dịch đặc sửa chữa thay thế. Dung dịch đặc xen kẽ. Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan ( B ) xen kẽ ở khoảng chừng hởcủa những nguyên tử trong dung môi ( A ) thì ta có dung dịch đặc xen kẽ. Sự hòa tan xenkẽ khi nào cũng có số lượng giới hạn. Dung dịch đặc sửa chữa thay thế. Nếu nguyên tử của nguyên tố hòa tan ( B ) sửa chữa thay thế nguyên tửcủa nguyên tố dung môi ( A ) thì ta có dung dịch đặc thay thế sửa chữa. Hợp chất hóa học : trong nhiều loại kim loại tổng hợp, nhiều pha được tạo thành chần chừ liênkết giữa những nguyên tố khác nhau theo một tỷ suất nhất định gọi là hợp chất hóa học. Mạng ttinh thể của hợp chất khác với mạng thành phần. Hợp chất hóa học trong hệcó tính không thay đổi cao hoặc có nhiều dạng hợp chất khác nhau. Ví dụ : Nguyên tố sắt và cacbon tạo nên FeC rất không thay đổi, nhưng nguyên tố Cu với Zn cóthể cho ta nhiều dạng hợp chất như : CuZn, CuZn, CuZn, … Hỗn hợp cơ học : Trong hệ kim loại tổng hợp, có những nguyên tố không hòa tan vào nhaucũng không link tạo thành hợp chất hóa học mà chỉ link với nhau bằng lựccơ học thuần túy, thì gọi kim loại tổng hợp đó là hỗn hợp cơ học. Như vậy hỗn hợp cơ họckhông làm biến hóa mạng nguyên tử của nguyên tố thành phần. Vì để tạo được liênkết cơ học nguyên tử những nguyên tố thành phần khác nhau nhiều về kích cỡ vàmạng tinh thể. 1.3.3. ĐỊNH NGHĨAHợp kim là vật thể của nhiều nguyên tố và mang đặc thù của sắt kẽm kim loại. Đươngnhiên nguyên tố chính trong đó là kim loạiThành phần của những nguyên tố trong kim loại tổng hợp thường được bộc lộ bằng số % khối lượng của mỗi nguyên tố chứa trong nó. Rất dễ hiểu là tổng số những thànhphần nguyên tố trong HK luôn = 100 % Vd : 122, 12XH3 ( 12C rNi3 ) … 1.3.4. ƯU VIỆT HÓA HỢP KIM : Hợp kim được dùng thoáng đãng trong sản xuất cơ khí vì về nhiều mặt nó ưu việt hơn KLnguyên chất : Về cơ tính : HK nói chung có độ bền, độ cứng cao hơn nên chi tiết cụ thể máy làm ra chịutải lớn hơn ít bị mòn và có thời hạn sử dụng dài hơn, tính dẻo dai tuy có thấp hơn nhưngvẫn nằm trong số lượng giới hạn yêu cầuVề tính công nghệ tiên tiến : KL nguyên chất có tính dẻo cao dễ biến dạng dẻo ( Kéo sợi, cán … ) nhưng tính đúc, gia công cắt, năng lực hóa bền bằng nhiệt luyện kémGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201218TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍVề kỹ thuật luyện kim : Chế tạo dễ hơn sắt kẽm kim loại nguyên chất không phải khửtriệt để tạp chất … Vì vậy sử dụng HK trong sản xuất cơ khí là kinh tế tài chính hơn1. 3.5. KHÁI NIỆM VỀ THÀNH PHẦN CỦA HỢP KIM : Pha : Là những tố phần đồng chất ( thành phần giống hệt ) ở cùng một trạng thái ( rắn, lỏng, khí ) và một dạng tinh thể và ngăn cách với phần còn lại bằng ( phakhác ) bằng mặt phẳng ngăn chia phaHệ : Là tập hợp những pha ở trạng thái cân đối ( trạng thái không thay đổi ) Cấu tử : còn gọi là nguyên – là những chất độc lập ( nguyên tố hóa học ) có thànhphần hh không biến hóa chúng tạo nên toàn bộ những pha của hệ ( những cấu tử không thểbiến đổi lẫn cho nhau tuy nhiên hoàn toàn có thể chuyển từ pha này sang pha khácĐể làm rõ khái niệm trên ta xét 1 số VD :  H2O ở 00 C gồm nước ( lỏng ) và nước đá ( rắn ) là hệ 1 cấu tử – hợp chất hh H2Ovà có 2 pha khác nhau về trạng thái sống sót ( rắn và lỏng )  Cu và Ni hoàn toàn có thể hòa tan vô hạn vào nhau ở nhiệt độ cao ( thành dd lỏng ) lẫn ởnhiệt độ thấp ( thành dd rắn ) như vậy HK này là hệ 2 cấu tử ( Cu và Ni ) và thườngcó tổ chức triển khai 1 pha là dd rắn hay lỏng  Cu và Pb rất ít hòa tan vào nhau ( lỏng ) và không hòa tan ở trạng thái rắn. Nên HKnày là hệ 2 cấu tử thường có tổ chức triển khai 2 pha : ở t0 cao gồm 2 dd lỏng khác nhau vềtp hh ; ở ở t0 thấp gồm 2 loại tinh thể Cu và Pb1. 4. Các kiểu cấu trúc mạng tinh thể ở hợp kim1. 4.1. DUNG DỊCH RẮN : Khái niệm : Ta đã làm quen với KN dd lỏng gồm dung môi và chất hòa tan với TP thayđổi mà không làm mất tính như nhau của chất lỏng. Dung dịch rắn có nhiều điểm giốngvới dd lỏng tuy nhiên sự khác nhau cơ bản : Dung dịch rắn có cấu trúc mạng tinh thểKhi 2 nguyên tố hòa tan vào nhau ở trạng thái rắn 1 ngtố giữ nguyên kiểu mạng của ngtốđó được gọi là dung môi còn ngtố kia phân bo61 tương đối đều đặn vào trong mạng củangtố dung môi và được gọi là ngtố hòa tanKý hiệu dd rắn của cùng 1 hệ :, , , … hoặc A ( B ) Trong đó : A – dung môi B – ngtố hòa tanĐặc tính chung : – Liên kết là link sắt kẽm kim loại – Cấu trúc mạng tinh thể giống của KL dung môi ( là ngtố có tỷ suất cao nhất ) Nên nócũng có những kiểu mạng đơn thuần … – Thành phần của những ngtố hoàn toàn có thể biến hóa trong khoanh vùng phạm vi nào đó mà vẫn không thayđổi cấu trúc mạng – Về cơ tính dd rắn vẫn giữ được độ dẻo dai cao ( do giữ được kiểu mạng của KLnguyên chất ) tuy nhiên độ bền và độ cứng cao hơn ( do mạng tinh thể bị xô lệch ) Tùy theo sự phân bổ của chất hòa tan trong dung môi người ta chia thành 2 loại dd rắn : Thay thế và xen kẽ ( hình 20 ) Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201219TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍHình 20 : Sơ đồ cấu trúc tinh thể của dd rắna ) Loại sửa chữa thay thế b ) Loại xen kẽDung dịch rắn thay thế sửa chữa : Các ngtử của ngtố hòa tan B sửa chữa thay thế cho những nguyên tử của nguyên tố dung môi A ởchính những nút mạng của A gọi là dd rắn thay thếNếu chất hòa tan B hoàn toàn có thể hòa tan vào dung môi A với tỷ suất bất kể, tức là nồng độ biếnđổi liên tục tạo nên dd rắn hòa tan vô hạn ( hình 21 ) … … Sự tạo thành dd rắn hòa tan vô hạn phụ thuộc vào vào : 1. Kiểu mạng : hòa tan vô hạn phải thỏa mãn nhu cầu đk sửa chữa thay thế liên tục mà không làm thay đổicấu trúc tinh thể. Tức là2. Đường kính nguyên tử : Sự khác nhau về đường kính nguyên tử càng lớn, nồng độnguyên tố hòa tan càng lớn thì mạng xô lệch càng nhiều – không không thay đổi – không chứathêm nguyên tử hòa tan được nữa – chỉ tạo nên được dd rắn có hạn. Nếu sự sai khácđướng kính nguyên tử < 8 - 15 % thì hoàn toàn có thể hòa tan vô hạn … 3. Lý hóa tính : Lý hóa 2 ngtố gần giống nhau càng dễ tạo dd rắn thay thế sửa chữa – dễ có dạnghoà tan vô hạn4. Nồng độ điện tử : độ hòa tan cao hay thấp còn phụ thuộc vào vào Sự sai khác về hóa trịcủa những ngtố hay nói khác đi nó nhờ vào vào nồng độ điện tử của dd rắn. Nồng độ điệntử là tỷ số của những điện tử hóa trị trên số ngtửDung dịch rắn xen kẽCác ngtử của ngtố hòa tan nằm ở những lỗ hổng trong mạng tinh thể của ngtố dung môi thìtạo nên dd rắn xen kẽ ( H22 ). DD rắn xen kẽ được tạo thành giữa ngtố dung môi là cácKL chuyển tiếp ( Fe, Mn, W … ) với những á kim có đường kính ngtử bé ( B ( Bo ), H, C, Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh - Năm 2012 a ) b ) Nguyên tử dung môiNguyên tử hòa tanNguyên tử hòa tan20Nguyên tử dung môiTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍN … ). Yếu tố quyết định hành động năng lực hòa tan xen kẽ là size ( ngtử ). Tốt nhất là đườngkính ngtử của ngtố hòa tan ≤ kích cỡ lỗ hổng của mạng ngtố dung môiTỷ số dA / dB ( diện tâm và LGXC ) = 0,41 Đối với mạng thể tâm = 0,221 Thực tế thường > tỷ suất trên. Thực nghiệm cho thấy dA / dB < 0,59 hòa tan xen kẽ có thểxảy ra, tức trong điều kiện kèm theo đk ngtử hòa tan > size lỗ hổng chút ít do đó sẽ làm cácngtử dung môi xung quanh dãn ra tạo nên xô lệch mạng bộ phậnDung dịch rắn xen kẽ khi nào cũng là loại hòa tan hạn chế ( do lỗ hổng của mạng tinh thểdung môi chỉ chiếm một tỷ suất nhất định so với ngtử dung môi ) 1.4.2. PHA TRUNG GIAN :  Khái niệm : Trong kim loại tổng hợp trừ dd rắn ra tổng thể những pha phức tạp còn lại được gọilà những pha trung gian. Khác với dd rắn những pha trung gian có những đặc tính sau : – Mạng tinh thể có kiểu khác với những ngtố tạo nên nó thường là phức tạp hơn nênkhông giữ được đặc thù của KL nguyên chất là độ dẻo – Có tính nổi bật là dòn, độ cứng cao, t0 nóng chảy cao – Thành phần cố định và thắt chặt hoặc biến hóa trong khoanh vùng phạm vi hẹpCác pha trung gian có rất nhiều loại khác nhau : Pha xen kẽ, pha Hum-Rôzêri ( hợp chấtđiện tử ) …. + + + + + + + + Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201221TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍCHƯƠNG 2 : GANG2. 1. G IỚI THIỆU CHUNG VỀ GANG2. 1.1. Định nghĩa : Gang là kim loại tổng hợp của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như : C, Si, Mn, P, S hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14 % thường từ 3 % đến 4,5 %. 2.1.2. Thành phần, đặc thù, tác dụng của gang : Tùy theo thành phần và hàm lượng những nguyên tố có trong gang mà ta có những loạigang như sau : gang thường và gang kim loại tổng hợp.  Gang thường : là loại gang mà tỷ suất tính theo Xác Suất khối lượng của cácnguyên tố thường có như : Cacbon, Silic, Mangan, Phốt pho, Lưu huỳnh ở giớihạn thông thường.  Gang kim loại tổng hợp : hay còn gọi là gang đặc biệt quan trọng có hai loại. o Thành phần chỉ gồm có những nguyên tố thường có nhưng riêng hàm lượngsilic cao hơn 4 % hoặc hàm lượng mangan cao hơn 1,5 %. o Ngoài những nguyên tố thường có, gang còn chứa thêm một hoặc nhiềunguyên tố kim loại tổng hợp khác với hàm lượng đủ lớn để gây nên sự biến hóa về tổ chức triển khai vàtính chất của gang như : Niken, Crôm, đồng, Titan. Gang nói chung có cơ tính thấp hơn thép nhưng dễ gia công bằng những dụng cụ cắt gọt, tính đúc tốt và độ chảy loãng cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn. Tuy nhiên gangcó tính dòn, chịu va đập kém, tuy nhiên gang là vật liệu chịu nén rất tốt đồng thời chịu tảitrọng tĩnh khá tốt. Do vậy gang được sử dụng làm những chi tiết cụ thể có hình dáng phức tạpnhư : vỏ máy, thân máy, hộp máy, bánh đai, bánh đà, … 2.2. Các yếu tố ảng hưởng đến đặc thù của gang : 2.2.1. Anh hưởng của thành phần hóa học :  Cacbon ( C ) : là nguyên tố thôi thúc quy trình graphít hóa. Nhưng gang có nhiềucacbon thì độ dẻo và tính dẫn nhiệt giảm. Nếu cacbon chứa trong gang ở dạng hợp chấthóa học xêmentit thì gang đó gọi là gang trắng, nếu cacbon ở dạng tự do ( graphít ) thìgang đó gọi là gang xám. Sự tạo thành những loại gang khác nhau nhờ vào vào thànhphần hóa học và vận tốc nguội của nó.  Silic ( Si ) : Silic là nguyên tố ảnh hưởng tác động nhiều nhất đến cấu trúc tinh thể củagang, vì nó thôi thúc quy trình graphít hóa, do đó trong gang xám, thành phần silic caokhỏang 1 ~ 4,25 %. Hàm lượng Si tăng sẽ làm tăng độ chảy loãng, tăng tính chịu mài mònvà ăn mòn của gang.  Mangan ( Mn ) : Mn trong gang thôi thúc sự tạo thành gang trắng và ngăn cảngraphít hóa. Bởi vậy trong gang trắng thường chứa 2 ~ 2,5 % Mn, trong gang xám lượngGiáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201222TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍMn không quá 1,3 %. Mn là nguyên tố tăng tính chịu mài mòn, tăng độ bền, giảm tác hạicủa lưu huỳnh ( S ).  Phốt pho ( P ) : P là một nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm độ bền, tăngđộ dòn của gang, dễ gây nứt vật đúc. Tuy nhiên P tăng tính chảy loãng, công dụng nàyđược sử dụng để đúc tượng, cụ thể mỹ thuật. Trong trường hợp đúc những cụ thể thànhmỏng, hàm lượng P trong những chi tiết cụ thể quan trọng không được quá 0,1 %, còn những chikhông quan trọng hoàn toàn có thể tới 1,2 %.  Lưu huỳnh ( S ) : là nguyên tố có hại trong gang, nó làm cản trở graphít hóa, nênlàm giảm tính chảy loãng do đó làm giảm tính đúc. Lưu huỳnh làm giảm độ bền chogang dòn. S phối hợp với Fe tạo thành FeS gây bở nóng. Vì vậy thành phần S trong gangkhông quá 0,15 %. 2.2.2. Anh hưởng của độ quá nhiệt :  Để tạo sự quá nguội người ta nung gang quá nhiệt nhiều, chính bới khi nung gang tơinhiệt độ cao thì những hạt graphít hòa tan trọn vẹn hơn và khử được những vật lẫn phi kimloại dẫn đến khi kết tinh thì mầm kết tinh sẽ nhiều và phân bổ đồng đều hơn, làm cơ tínhcủa gang tốt hơn.  Nhưng nhiệt độ trong thực tiễn của gang không nên vượt quá 14502.2.3. Ảnh hưởng của vận tốc nguội : Yếu tố tác động ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể của gang là điều kiện kèm theo đông đặc và làm nguội củavật đúc. Tốc độ nguội nhanh thì ta được gang trắng, làm nguội chậm thì ta ssược gangxám. Tốc độ nguội của gang đúc nhờ vào vào loại khuôn đúc và chiều dày vật đúc. 2.3 CÁC LOẠI GANG THƯỜNG DÙNG2. 3.1. Gang trắng : 2.3.1. 1K ý hiệu và thành phần : Hầu hết chỉ dùng gang trắng chứa 3 % – 3,5 % cacbon vì nhiều C gang sẽ dòn, mặt gãycác cụ thể bằng gang trắng có màu sáng tắng nên gọi là gang trắng. Gang trắng chỉ hìnhthành khi hàm lượng C và Mn thích hợp và với điều kiện kèm theo làm nguội nhanh ở vật đúcthành mỏng mảnh, nhỏ. Gang trắng không có ký hiệu2. 3.1.2. Tính chất : Gang trắng cứng và giòn, tính cắt gọt kém. Nên chỉ dùng ở công nghệ tiên tiến đúc2. 3.1.3 Tổ chức tế vi : Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng link FeC. nằm ở dạng xementit. 2.3.1. 4. Công dụng : Nó chỉ dùng để sản xuất gang rèn ( gang dẻo ), luyện thép hoặc những chi tiết cụ thể máy cần tínhchống mài mòn cao như bi nghền, trục cán. 2.3.2. Gang xám : 2.3.2. 1. Ký hiệu và thành phần :  Ký hiệu : tiêu chuẩn nhà nước Nước Ta TCVN 1659 – 75 ký hiệu gang xám bằng2 chữ GX và hai số tiếp theo : ví dụ như : Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201223TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍGX00 ; GX12-28 ; GX15-32 ; GX18-38 ; GX21-40 ; GX24-44 ; GX28-48 ; GX32-52 ; GX36-56 ; GX40-60 ; GX44-64. − GX00 là số hiệu gang xám có cơ tính rất thấp, không lao lý. − GX12-28 là gang xám có cơ tính thấp dùng để làm những chi tiết cụ thể chịu tải nhẹ và khôngchịu mài mòn như vỏ, nắp …. − GX15-32 ; GX18-38 là loại gang xám có cơ tính trung bình dùng làm những chi tiếtchịu tải trung bìnhon2 ít như vỏ hộp tụt giảm, thân máy bơm, cacte, mặt bích …. − GX21-40 ; GX24-44 ; GX28-48 là những số hiệu gang xám có cơ tính tương đối caothường dùng làm những chi tiết cụ thể chịu tải trọng tĩnh cao và chịu mài mòn như bánh đà, bánhrăng, sơ mi, pittong, xilanh …. − GX32-52 ; GX36-56 ; GX40-60 ; GX44-64 là những số hiệu gang xám có cơ tính caodùng làm những cụ thể chịu tải trọng tĩnh cao và chịu tải trọng động, chịu mài mòn caonhư : bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực, van chịu áp suất cao. Thành phần hóa học của gang xám nằm trong số lượng giới hạn sau : C : 3 ~ 3,8 % ; Si : 0,5 ~ 3 % ; Mn : 0,5 ~ 0,8 % ; P : 0,15 ~ 0,4 % ; S : 0,12 ~ 0,2 %. 2.3.2. 2. Tổ chức tế vi : Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng graphit hình tấm. Nhờ có graphít nên mặt gãy cómàu xám. Gang xám có cấu trúc tinh thể cacbon ở graphít dạng tấm, nền của gang xám hoàn toàn có thể là : pherit, peclit – pherit, peclit. 2.3.2. 3T ính chất : Cơ tính của gang xám phụ thuộc vào vào hai yếu tố : tổ chức triển khai nền, độ bền của nền tăng lêntừ nền pherit đến peclit ; yếu tố thứ hai là số lượng, hình dạng và phân bổ graphít. Nếu số lượng hài hòa và hợp lý, hình dạng thu gọn và phân bổ đều trên nền thì cơ tính sẽ đượccải thiện. Graphít có độ bền cơ học kém, nó làm giảm độ bền chặt của tổ chức triển khai sắt kẽm kim loại. Do đógang xám có độ bền kéo nhỏ, độ dẻo và độ dai kém. Tuy nhiên graphít có ưu điểm làmtăng độ chịu mòn của gang, có tính năng như chất bôi trơn, làm cho phoi gang dễ bị vụnkhi cắt gọt, dập tắt rung động, làm giảm độ co ngót khi đúc. 2.3.2. 4. Công dụng : Gang xám thường được dùng để sản xuất những chi tiết cụ thể chịu tải trọng nhỏ cà ít bị va đậpnhư : thân máy, bệ máy, ống nước, … do chịu ma sát tốt nên nhiều lúc gang xám dùng đểchế tạo những ổ trục vận tốc thấp. Gang lỏng làm nguội chậm khi đúc sẽ được gang xám. 2.4. Gang cầu : 2.4.1. Ký hiệu và thành phần : Gang cầu ký hiệu : “ GC ” và đi kèm hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất chỉ số lượng giới hạn bền kéo ( kG / mm ), chỉ số thứ hai chĩ độ giãn dài tương đối tính ra Xác Suất. Vd : GC 40 – 10 có nghĩa là : gang cầu có số lượng giới hạn kéo là 40 kG / mm, độ giãn dài tươngđối là 10 %. Thành phần : gang cầu còn có tên là gang độ bền cao, có thành phần hóa học như gangxám. Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201224TR ƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BR-VT KHOA CƠ KHÍThành phần hóa học của gang cầu sau khi biến cứng như sau : 3-3, 6 % C ; 2-3 % Si ; 0,5 – 1 % Mn ; ~ 2 % Ni ; 0,04 – 0,08 % Mg ; ≤ 0,15 % P ; ≤ 0,03 % S2. 4.2. Tổ chức tế vi : Gang cầu có tổ chức triển khai tế vi như gang xám ( peclit – ferit, peclit ), nhưng graphít có dạngthu nhỏ thành hình cầu. 2.4.3. Tính chất : Nhờ có graphít cầu nên gang cầu có độ bền cao hơn gang xám nhiều, đặc biệt quan trọng có độ dẻođảm bảo. Gang cầu vừa có tính chát của thép vừa có tính chát của gang. Độ cứng và độbền của gang cầu hoàn toàn có thể tăng cao hơn nữa nếu ta nhiệt luyện nó. Để có tổ chức triển khai gang cầu, phải nấu chảy gang xám và dùng giải pháp biến tính đặcbiệt gọi là cầu hóa để tạo graphít hình cầu2. 4.4. Công dụng : Do có nhiều ưu điểm về cơ tính nên gang cầu được sử dụng ngày càng nhiều để thay thếcho thép trong 1 số ít trường hợp. Gang cầu dùng để sản xuất những cụ thể ôtô, động cơ đốt trong như : trục khuỷu, píttông, dên, bánh răng và những chi tiết cụ thể quan trọng khác như trục chính máy công cụ, thay thế sửa chữa thépđể làm đường ray nhỏ … 2.5. Gang dẻo : 2.5.1. Ký hiệu và thành phần : Ký hiệu gang dẻo : “ GZ ” và hai chữ số, chỉ số thứ nhất chỉ số lượng giới hạn bền kéo, chỉ số thứhai chỉ độ giãn dài tương đối. Vd : GZ 30 – 6 có ngiã là : Gang dẻo, có số lượng giới hạn bền kéo là 30 kG / mm, độ giãn dàitương đối là 6 %. Thành phần hóa học như gang trắng. Nhưng thành phần C không cao. 2.5.2. Tổ chức tế vi : Khi ủ gang trắng xementit của gang trắng sẽ phân hóa thành graphít, graphít này có hạtnhỏ, sau khi làm nguội chậm ta có gang dẻo hay còn gọi là gang rèn. Tùy theo chính sách ủta có những loại gang dẻo có nền sắt kẽm kim loại là ferit, peclit, hoặc ferit – peclit2. 5.3. Tính chất : So với gang xám, gang dẻo có độ bền, độ dẻo và độ dai cao hơn, người ta gọi nó là gangrèn vì nó có độ dẻo cao chứ không phải là hoàn toàn có thể rèn được. Thành phần C không cao nên graphít của nó ít và hơn nữa lại tập trung chuyên sâu từng cụm nênnhững ảnh hưởng tác động xấu của nó đến cơ tính rất ít. 2.5.4. Công dụng : Gang dẻo sử dụng nhiều trong công nghiệp ôtô máy kéo, máy móc nông nghiệp, … dùngcho những chi tiết cụ thể tải trọng lớn, hình dạng phức tạp. Tuy nhiên giá tiền gang dẻo khá cao so với gang xám vì công nghệ tiên tiến sản xuất nó phứctạp. Quy trình sản xuất gang dẻo gồm hai bước :  Đúc chi tiết cụ thể bằng gang trắng.  U vật đúc ở nhiệt độ 900 ~ 1000C trong khoảng chừng thời hạn 70 ~ 100 giờ. Ta sẽ cógang dẻo. 2.6. Sơ lược về quy trình luyện gang : Giáo trình vật liệu cơ khí GV : Trần Bình Minh – Năm 201225

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo