Mã lỗi E35 máy giặt Electrolux bảo vệ thiết bị Máy giặt Electrolux lỗi E35? Hướng dẫn quy trình tự sửa mã lỗi E35 máy giặt Electrolux từng bước chuẩn...
Đánh giá chi tiết Surface Pro X sau hơn 1 tháng sử dụng !!!
3/ Cổng kết nối – Loa
Là một thiết bị mang hơi hướng thiết kế của tương lai, chính vì lẽ đó Microsoft thẳng tay loại bỏ các cổng kết nối không cần thiết mà chỉ thiết kế duy nhất 2 cổng USB Type C cho phép người dùng sao chép dữ liệu, xuất hình ảnh ra cùng lúc 2 màn hình 4K hoặc là sạc cho chính chiếc Pro X này.
Với việc xuất màn hình như thế này, chúng ta sẽ thuận tiện trong việc trình chiếu hoặc chạy song song nhiều cửa sổ cùng lúc. Một số lưu ý các bạn cần nhớ khi xuất hình ảnh ra nhiều màn hình như thế này là phải setting chế độ hiển thị trong phần Display của Control Panel
Điểm mình không hài lòng với nhà sản xuất ở chính là cổng USB-C của máy không hỗ trợ Thunderbolt 3 mà chỉ là USB-C 3.1, do đó tốc độ truyền tải dữ liệu chỉ bằng một nửa so với chuẩn kết nối thunderbolt hiện nay.
Nhưng dù sao cũng rất đáng khen cho Microsoft bởi họ đã loại bỏ đi cái cổng mini Displayport – cổng kết nối mà mình đánh giá là thứ phát minh vô dụng nhất của loài người.
Loa là một thứ đáng khen trên Surface Pro X, thứ nhất là thiết kế hài hòa với thiết kế tổng thể khi nhà sản xuất khéo léo đặt loa vào phần viền màn hình hai bên. Chất lượng âm thanh của cặp loa Stereo này dừng lại ở mức giải trí cơ bản, âm lượng đủ dùng, không quá to bù lại âm thanh được tái tạo chân thực và có khả năng tái tạo âm thanh vòm.
4/ Màn hình:
Thứ đáng để nói đến tiếp theo trên Surface Pro X không gì khác ngoài màn hình của máy. Hãy khoan bàn đến chất lượng hiển thị hay thông số kỹ thuật, các bạn hãy nhìn vào thiết kế của màn hình xem có bị kích thích không ạ?
Phải thừa nhận rằng nhà sản xuất đã chơi lớn khi đem đến cho chúng ta một chiếc máy với viền màn hình mỏng nhất trong các đời Surface Pro từ trước đến nay. Trên Surface Pro 7 vừa được ra mắt, mình không thể hiểu được tại sao Microsoft cố tình không thay đổi thiết kế của máy, nhìn vào chúng giống như nhìn vào những chiếc máy có thiết kế cách đây cả chục năm với viền màn hình không thể dày hơn. Nhưng Surface Pro X lại khác, mỏng hơn, sexy hơn và khiến người dùng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi các bạn ạ.
Về chất lượng hiển thị, Surface Pro X chẳng thua kém bất kỳ đối thủ nào kể cả đó là iPad Pro 12.9. Với kích thước màn hình 13 inch tỷ lệ 3:2, độ phân giải 2880x1920px và mật độ điểm ảnh lên đến 267PPI, màn hình của Surface Pro X cho chất lượng hiển thị vô cùng tuyệt vời, hình ảnh cực kỳ sắc nét, màu sắc,độ tương phản được tái tạo chân thực nhờ công nghệ Pixel Sense độc quyền.Đặc biệt độ sáng lên đến 450Nits nên việc sử dụng chiếc máy này ngoài trời cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Tuy nhiên, cá nhân mình thấy màn hình của Pro X có thiên hướng hơi ngả vàng một chút, có thể nhà sản xuất đã cố tình làm như vậy nhằm giảm bớt ánh sáng xanh để bảo vệ tốt hơn cho mắt người dùng.
5/ Tính năng
Surface Pro X không phải là một chiếc máy đem đến cho người dùng quá nhiều tính năng đột phá, tuy nhiên điểm cộng của chiếc máy này là chúng lại đem đến những tính năng mà người dùng cần nhất.
Đầu tiên có thể kể đến là tính năng kết nối mạng 4G LTE thông qua Nano Sim hoặc E-Sim.
Tại thị trường Việt Nam, hiện tại chúng ta chỉ có thể kết nối mạng thông qua sim vật lý, còn eSim hiện chưa có nhà mạng nào hỗ trợ cho Surface Pro X. Việc lắp sim vào máy cũng hết sức dễ dàng, chỉ cần mở chân đế lên, tháo nắp khay sim và tiến hành lắp sim như bình thường. Điểm hạn chế đối với việc sử dụng Sim Pen trên Pro X là ngoại trừ việc kết nối mạng và nhận tin nhắn, chúng ta chưa thể gọi điện thoại hoặc trả lời tin nhắn.
Tính năng thứ hai mà mình thấy hữu ích trên Surface Pro X là cụm Camera 10Mpx phía sau đã được nâng cấp khá mạnh mẽ với khả năng quay video 4K cùng những chế độ chụp hình chuyên nghiệp như Panorama, điều chỉnh thông số iso, tốc độ cửa chập v.v…tuy nhiên chất lượng hình ảnh thực tế ở mức đủ dùng và cũng không quá nổi trội nếu so sánh với đối thủ iPad Pro 12.9.
Về Camera trước, nhà sản xuất chỉ trang bị cảm biến 5Mpx hỗ trợ Video Call nên chất lượng cũng nằm ở mức trung bình, không quá xuất sắc.
Bên cạnh đó, một số tính năng khác như Windows Hello-mở khóa bằng khuôn mặt cũng hiện hữu trên chiếc máy và người dùng không cần phải nhập mật khẩu để mở máy, chỉ cần đưa mặt ra là máy đã tự động mở. Không giống như một số mẫu Macbook đời mới hiện nay, người dùng vẫn cần phải nhập Password trước khi sử dụng tính năng Touch ID để mở khóa.
6/ Sức mạnh phần cứng
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu bỏ qua cấu hình phần cứng của Surface Pro X. Đối với Surface Pro X, sức mạnh phần cứng của máy đến từ sự kết hợp giữa hai ông lớn trong làng công nghệ là Microsoft và Qualcomm để cho ra vi xử lý ‘’cây nhà lá vườn’’ với tên mã SQ1 với xung cơ bản lên đến 3.0GHz.
Bản chất đây là một con chip di động được thiết kế dựa trên kiến trúc ARM và được tùy biến lại để chạy các ứng dụng trên hệ điều hành Windows mới có tên Windows ARM. Theo như công bố của nhà sản xuất, con Chip này có sức mạnh gấp 3 lần so với chiếc Surface Pro 6 được ra mắt 2 năm trước nhưng tiêu thụ điện năng ít hơn.Trên lý thuyết, nếu so với chip Intel trên Pro 7, SQ1 mạnh hơn Core i5 và yếu hơn Core i7.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, con Chip SQ1 vẫn còn đang gây rất nhiều tranh cãi xung quanh việc chỉ chạy được các App 32 Bit và các App hỗ trợ ARM 64 trên Microsoft Store, còn đối với các App 64 bit hiện tại thì SQ1 chưa tương thích.
7/ Trải nghiệm thực tế
Đối với trải nghiệm thực tế, Surface Pro X đem lại cho mình những ấn tượng nhất định. Thứ nhất là trong quá trình sử dụng, máy không hề nóng mặc dù không hề có khe tản nhiệt. Phải chăng con Chip SQ1 đã được tối ưu để làm được điều mà Chip Intel từ xưa đến nay chưa hề làm được. Đối với các tác vụ văn phòng cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản, Surface Pro X chạy chẳng khác gì một chiếc siêu xe trên cao tốc AutoBahn cả.
Với bộ Office, mình soạn hàng trang văn bản trong Word hoặc mở bảng tính lương trong Excel mà không gặp hiện tượng giật lag. Điều mà ngay cả những chiếc Macbook cũng gặp khó khăn với vì không được tối ưu.
Thứ hai, hiệu năng CPU của Surface Pro X rất đáng nể, thực tế là mình đã test CPU của máy thông qua phần mềm chấm điểm GeekBench, con chip SQ1 cho điểm số đơn nhân và đa nhân lần lượt là 720 và 2620 điểm. Con số này tương đương với hiệu suất của con Chip i5 8259U trên chiếc Macbook Pro 13 2018, thực tế chấm điểm CPU của Macbook Pro 13 2018 máy cho kết quả là 772 điểm đơn nhân và điểm đa nhân.
Tuy nhiên trên SQ1, GPU Adreno 685 lại không phải là điểm cộng bởi nó không hỗ trợ OpenGL, nghĩa là khả năng xử lý các tác vụ đồ họa 3D trên Windows sẽ kém hơn so với chip intel, bù lại với những App tải về từ Store có hỗ trợ nền tảng ARM 64 thì lại chạy mượt mà.
Với một số tựa game di động mình tải từ Store về máy, Pro X chạy mượt như một chiếc iPad Pro, đơn giản vì chúng cùng dựa trên kiến trúc ARM do Qualcomm phát triển và tùy biến riêng.
Thử nghiệm với tựa Game Angry Bird 2, Pro X chơi mượt mà như một chiếc iPhone 11 vậy, không bị Drop khung hình hay giật lag.
Tiếp theo, mình thử thách máy bằng tựa Game nặng hơn Asphalt 8, ở tựa Game này Surface Pro X cũng chẳng hề tỏ ra kém cạnh từ phần load game đến phần load Maps nhanh không phải bàn. Trong quá trình chơi game, máy cũng không hề bị quá nhiệt, phần nắp lưng phía đặt con chip SQ1 cũng chỉ ấm lên đôi chút.
Thử thách cuối cùng,nặng nề hơn cả là mình đã quyết định cài Liên minh huyền thoại lên Surface Pro X, để xem liệu với một tựa Game 32 bit thì SQ1 có chạy tốt hay không?
Mình gắn thêm chuột và chơi mượt mà, tuy nhiên do chưa được tối ưu triệt để nên lúc này máy đã khá nóng, nhất là khoảng thời gian mình chơi lên đến hơn 30 phút.
8/ Thời lượng Pin
Mặc dù Microsoft không công bố dung lượng Pin thực tế của chiếc Surface Pro X mà chỉ công bố thời lượng sử dụng lên đến 13 tiếng, tuy nhiên một số trang công nghệ hàng đầu đã mổ xẻ chiếc máy này và thấy rằng máy có viên Pin dung lượng 38Wh. Với trải nghiệm của mình trong suốt thời gian vừa qua,thời lượng sử dụng trung bình rơi vào khoảng 8 giờ làm việc liên tục với các tác vụ văn phòng, lướt web hay xem phim. Trung bình cứ 1 tiếng máy sẽ tụt khoảng 10-12 %.
Về Pin của máy thì chúng ta không cần phải lo nghĩ bởi bên cạnh đó Microsoft cũng đã trang bị công nghệ sạc nhanh đi kèm củ sạc 65W tiêu chuẩn. Qua đó, chỉ cần 1 giờ sạc các bạn sẽ có 80% Pin và sạc đầy chiếc máy này với thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Đối với từng ấy những thứ mà Surface Pro X đem lại như thế kế đẹp mắt,thời lượng Pin ấn tượng và Con chip di động cung cấp kết nối 4G LTE….vậy thì Surface Pro X sinh ra để dành cho ai?
Sự thật là Surface Pro X không dành cho số đông mà chỉ dành cho một bộ phận nhỏ khách hàng là doanh nhân,người làm văn phòng cần một chiếc máy đáp ứng các tiêu chuẩn mỏng-gọn-nhẹ, tính di động cao cùng khả năng trình chiếu Slide.
Còn với người dùng đồ họa chuyên nghiệp hay người dùng làm việc Hard-core, Surface Pro X không phải là sản phẩm phù hợp, thay vào đó người dùng có thể chọn các phiên bản khác của Surface như Surface Laptop 3, Surface Book 2.
Với một chiếc máy tính bảng lai Laptop, Surface Pro X là chiếc máy rất đáng để chúng ta quan tâm và sở hữu bởi thiết kế hiện đại mang hơi hướng tương lai. Đi kèm với đó là bộ vi xử lý di động SQ1 mạnh mẽ hứa hẹn sẽ đem đến nhiều điều mới lạ trong tương lai cùng khả năng kết nối mạng 4G thông qua sim vật lý.
Bên cạnh đó Surface Pro X vẫn tồn tại một vài hạn chế như việc không tương thích App 64 Bit, bề mặt máy bám mồ hôi dấu vân tay hay mức giá khá cao ở thời điểm vừa ra mắt.
Nhưng từng ấy không phải là lý do khiến chúng ta lăn tăn về chiếc máy này bởi những thứ mà Pro X đem lại vượt ngoài mong đợi của chúng ta.
Đấy là tất cả cảm nhận của mình sau hơn 1 tháng sử dụng Surface Pro X và muốn chia sẻ cho các bạn
Source: https://vh2.com.vn
Category : Đánh Giá