Mất bình tĩnh, quên mất nội dung trình bày và cố gắng bắt trước người khác,… là những lỗi sai cơ bản khi nói trước đám đông. Để có được kỹ...
Đám đông là gì? Định nghĩa, khái niệm
Đám đông là gì?
Đám đông là một nhóm lớn những người được tập hợp hoặc được xem xét cùng với nhau. Một đám đông có thể được xác định thông qua một mục đích chung hoặc một bộ cảm xúc, chẳng hạn như tại một cuộc biểu tình chính trị, một sự kiện thể thao hoặc trong khi cướp bóc (điều này được gọi là đám đông tâm lý), hoặc đơn giản có thể được tạo thành từ nhiều người đi về kinh doanh trong một khu vực bận rộn. Thuật ngữ “đám đông” đôi khi có thể nói đến các mệnh lệnh thấp hơn của mọi người nói chung.
So sánh nhóm và đám đông
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhóm người và đám đông. Về bản chất và mục đích, hai tập hợp người trên hoàn toàn khác nhau.
– Đám đông:
+ Không có sự thống nhất về mặt tư tưởng
+ Mang tính cá nhân
+ Tự do hoạt động, không ràng buộc
+ Có thể chung mục đích
+ Mang tính nhất thời
+ Không có mối quan hệ bền chặt bên trong
– Nhóm:
+ Cùng theo đuổi một triết lí, quan niệm
+ Cùng nhau giải quyết vấn đề, cùng hợp tác, hỗ trợ
+ Đồng nhất trong cách làm việc
+ Hướng đến mục đích chung, sứ mệnh chung
+ Hướng đến sự phát triển lâu dài
+ Có mối quan hệ hữu cơ
Nguyên nhân của hiệu ứng đám đông (vì sao con người có xu hướng chạy theo đám đông)
Mỗi người chứa đựng sẵn trong mình phản xạ mang tính bầy đàn. Khi xuất hiện hành vi mang khuynh hướng cộng đồng, những người thiếu hiểu biết hay không có chính kiến dễ dàng sa lưới và a dua theo trào lưu. Họ tin rằng, đám đông luôn đúng. Sự lựa chọn và hành vi của đám đông thường xuất phát từ một lí do vô cùng xác đáng nào đó. Và rồi, định nghĩa “đám đông luôn có cái lí của đám đông” ra đời.
Hơn nữa, nếu bản thân người chạy theo xu hướng đám đông không thu được lợi cho mình thì họ vẫn không bị gắn mác là “kẻ ngu dốt, lạc hậu”, giảm bớt rủi ro về mặt tâm lí và không chịu sự đả kích hay trừng phạt của đám đông
Tâm lí đám đông – con dao hai lưỡi
Sức mạnh của hiệu ứng đám đông
Khi đám đông được tập hợp theo mục đích tốt đẹp nào đó, ắt sẽ tạo ra sức mạnh khổng lồ. Có những người không ham hố đọc sách, nhưng thấy một người đọc, thấy nhiều người đọc nên cũng đọc theo, từ đó dẫn đến sự thay đổi về nhận thức. Trong học tập, thấy đa số các bạn học bài nên bản thân cũng vô thức mà bắt chước theo. Hay, thấy nhiều người quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, bạn cũng góp chút ít công sức.
Sức mạnh ấy đã được chứng minh qua lịch sử Thế giới, tiêu biểu là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hay, sự ra đời của kì quan vĩ đại như Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp.. cũng thể hiện vai trò quan trọng của hiệu ứng đám đông.
Trong kinh doanh, nhờ việc tận dụng hiệu ứng đám đông mà nhà kinh doanh, chủ sản xuất thu được lợi nhuận cao. Áp dụng mua 1 tặng 1 hay giảm giá 10, 20% thu hút sự chú ý của một số người và rồi nhiều người đến mua hàng hơn. Điều đó đã tạo cho lợi nhuận lớn cho nhiều nhà kinh doanh
Mặt trái của hiệu ứng đám đông.
– Khiến cá nhân không phát huy tư duy phản biện, tính sáng tạo. Hiệu ứng đám đông đã tạo ra lối mòn, định kiến làm đứt gãy và thui chột những điều mới mẻ. Tiêu biểu là Galile chỉ vì phát hiện ra “Trái đất quay xung quanh mặt trời” mà phải chịu sự áp bức của quyền lực tôn giáo thời Trung cổ.
– Đám đông với đặc điểm nhẹ dạ, cả tin, đầy quyền lực, họ tự cho mình quyền có thể trừng phạt người khác nếu làm trái mắt họ. Điều này tạo ra vô vàn tội ác khi bản thân con người không thể xem xét vấn đề, không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Chỉ cần một người lên tiếng mách bảo hành vi ấy là trái với luân thường đạo lí, đám đông sẽ cùng nhau công kích, xúc phạm con người ấy, hành vi đó.- Là nguồn cơn dẫn đến các vụ tự sát, những cuộc thảm sát kinh hoàng của nhân loại. Hiler là ví dụ tiêu biểu. Chịu ảnh hưởng từ bố và những người xung quanh, Hitler nuôi hận thù với người Do Thái. Hắn tác động đến đám đông và từ đó gây ra nạn diệt chủng.
– Người người bắt chước nhau sử dụng chất độc hại chỉ vì muốn tăng lợi nhuận dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao.
Làm thế nào để không bị tâm lí đám đông dẫn dắt?
“Nếu đi theo đám đông, bạn sẽ khó mà đi xa hơn được đám đông. Nếu đi một mình, bạn có thể đặt chân đến những nơi mà chưa ai từng đến được.” (Alan Ashley-Pitt). Điều cốt yếu là xác định được mục tiêu của mình, làm chủ bản thân, không để mình bị chi phối bởi hành vi bầy đàn. Hơn nữa, mỗi người cần bứt phá, sáng tạo con đường đi mới, tránh nép mình vào định kiến, lối mòn
Một số hội chứng liên quan đến tâm lí đám đông
Hội chứng rạp hát : Khi kết thúc buổi biểu diễn, vì lí do nào đó mà bạn thấy bài hát đó, vở kịch đó không hay, phân vân chưa xác định được có nên tán thưởng hay không. Nhưng, xung quanh, mọi người vỗ tay rầm rỗ, và bạn cũng vỗ tay theo. Điều này giảm bớt rủi ro tâm lí, khiến bạn đỡ xấu hổ vì thiếu lịch sự hay kém hiểu biết hơn người khác.
Hội chứng lây lan (thể hiện qua câu chuyện chiếc mũ đã đề cập ở trên)
Hiệu ứng bầy cừu: Nói ngắn gọn là hành vi tâm lí của bầy cừu giống hệt nhau. Hiệu ứng bắt nguồn từ câu chuyện Panurge. Panurge là một người lái buôn tràn trề kinh nghiệm, vì có xích mích với người lái buôn trước đó nên anh ta quyết định trả thù. Mua một con cừu và vứt nó xuống biển, đàn cừu thấy vậy thì cùng nắm tay nhau chìm xuống biển khơi. Người đăng: chiu
Time: 2021-10-29 12:20:59
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Cộng