Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Dê núi Ninh Bình – Wikipedia tiếng Việt

Đăng ngày 05 December, 2022 bởi admin
Một đàn dê núi đang đi ăn

Dê núi Ninh Bình là tên thường gọi của các món đặc sản ẩm thực được chế biến từ thịt dê sống ở miền núi đá vôi của người Ninh Bình như tái dê, lẩu dê, dê xào, dê nướng, dê né, dê hấp, dê hầm… Cùng với cơm cháy Ninh Bình, Dê núi Ninh Bình có mặt trong “Top 50 món ăn đặc sản người Việt Nam” do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 7.9.2012.[1] Từ năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình đã triển khai Dự án “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất con giống dê núi Ninh Bình” với mục đích duy trì và phát triển giống dê đặc trưng của địa phương[2].

Loại đặc sản ẩm thực này phát triển khá mạnh ở Ninh Bình và là một trong những đặc sản tiêu biểu của địa phương. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hạ Long, Đồng Nai cũng có nhiều các nhà hàng chuyên kinh doanh đặc sản với thương hiệu “dê núi Ninh Bình”.[3]
Thịt dê núi Ninh Bình có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy vì ở Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên cơ thịt săn chắc, ít mỡ hơn hẳn dê chăn thả trên đồi. Mặt khác, với địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước có rất nhiều các loại rau, cỏ, thảo dược thích hợp là thức ăn cho dê như bách bộ, ô rô, lim xẹt, móng bò, dướng, bầu trích, mộc sông, mõm chuột, xoan dù, cà gai leo[4], tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê.[5] Một số nguyên liệu và đặc sản sở tại khác cũng góp phần làm nổi bật các món thịt dê Ninh Bình phải kể đến các loại rau ăn kèm đặc trưng địa hình núi đá, rượu Kim Sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình. Ở Ninh Bình có rất nhiều những nhà hàng chuyên về thịt dê với những bí quyết chế biến “gia truyền”. Đây cũng là món đặc sản được địa phương xây dựng thành thương hiệu ẩm thực của mình[6].

Các món đặc sản thịt dê[sửa|sửa mã nguồn]

Một đĩa tái dê ở Ninh Bình

  • Dê ủ trấu: thịt không chín hoàn toàn, không mất nước, khi thái thịt xoăn thành từng lọn nhỏ ăn mềm, ngọt.
  • Chân dê hầm thuốc bắc: chân dê ninh nhừ, nước hầm chấm rau hoặc ăn kèm bún.
  • Dê hấp: Thịt dê hấp cùng lá tía tô hoặc sả, hợp với ngày hè oi ả.
  • Nầm dê nướng: Vú dê xắt mỏng, ướp cùng chao, tiêu xay, dầu hào, tương ớt, sả băm, tỏi, bột ngũ vị hương… cho ngấm mới đem đi nướng.
  • Dê nướng mọi: Thịt dê thái miếng nhỏ vừa ăn. Trộn mè và thêm chút dầu ăn vào rồi đem nướng chín tới.
  • Dê hầm ngũ vị: Thịt dê xắt miếng vuông 3 cm ướp cùng ngũ vị hương cho ngấm. Sau đó xào trên bếp cho thịt săn lại, đổ nước ninh nhừ cùng ít rượu trắng, khoai tây và cà rốt cho đến khi nước trong nồi còn sóng sánh là ăn được. Món ăn rất hợp với bánh mỳ, cơm nóng.
  • Dê nướng ngũ vị: Thịt dê thái miếng ướp với tỏi, sa tế, bột nêm, đường và ít dầu ăn rồi nướng trên bếp than hoa.
  • Canh sơn dược thịt dê: Món canh được nấu từ thịt dê nạc, sơn dược, cà rốt cùng các vị thuốc bắc như đương quy, câu kỳ tử, xuyên khung, hoàng kỳ, gừng, táo đỏ, rượu…
  • Dê xào lăn: Vớt thịt dê trần nước sôi pha dấm ra, rửa sạch lại, để cho ráo nước rồi ướp với nước cốt dứa, bột cà ri, bột canh, hạt nêm và một ít tỏi, gừng, sả. Xào cùng hành tây, tía tô, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên rồi ăn nóng.
  • Dê xào sa tế: Thịt dê được ướp cùng sa tế, dầu hào, giấm, đường, sả, ớt, bột năng… xào nhanh trên lửa to. Nếu thích có thể xào cùng với hành tây, ớt ngọt.
  • Dê xào thập cẩm: Thịt dê, cần tây, củ cải đỏ, mộc nhĩ, giá đậu, hành, tỏi…, trộn thêm với bột năng, rượu trắng vừa đủ. Món ăn được xào trong lửa to, chín tới để thịt mềm, ngọt và các loại rau củ được giòn và đẹp mắt.
  • Dê xào sả ớt: Thịt đùi dê ướp cùng tỏi, sả, ớt, sau đó xào nhanh tay trong lửa to. Khi thịt còn tái thì cho ớt chuông vào xào cùng, ớt vừa chín tới là tắt bếp, lấy ra đĩa rắc thêm chút vừng rang và dùng nóng.
  • Dê né: Thịt dê thái hình quân cờ, to, không cần tẩm ướp gia vị. Miếng thịt sau khi chiên ngập trong dầu ăn sẽ giòn tan bên ngoài, tái hồng bên trong, kẹp cùng hương nhu, đinh lăng, húng, xả, chấm chao.
  • Dê tái chanh: Thịt dê tươi, có phần nạc dày và phần da, dê xắt lát mỏng, nhúng qua nước sôi cho tái và bóp cùng nước cốt chanh, gừng, tỏi, ớt, tiêu, lá chanh thái sợi… khi ăn kẹp chuối xanh, sả, sung quả và chấm với tương bần rất hợp vị.
  • Cháo thịt dê: Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối, tiêu, mắm ngon, hành, gừng, phi thơm hành, xào chín tới. Cho vào nồi cháo ninh nhừ. Khi ăn múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm lên trên, ăn nóng.
  • Cháo gan dê: Gạo tẻ ninh nhừ cho gan dê xào mỡ hành vào ninh, khi cháo nhừ bắc ra ăn nóng cùng hành hoa. Món ăn có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh yếu sinh lý do đái tháo đường.
  • Lẩu dê: dành cho thời tiết mùa lạnh, lẩu dê cay cay, thơm mùi sả, hành và nước dùng đậm đà, có thể ăn kèm đậu phụ, các loại rau, váng đậu rán giòn…
  • Cà ri dê: Cà ri dê có khoai và thịt mềm nhừ, thơm mùi cốt dừa và đậm đà vị dê.
  • Dê nhúng mẻ: Cho dầu ăn vào chảo nóng phi thơm hành tím, sả, cà chua, cho mẻ vào đun sôi, nêm gia vị vừa ăn. Cho từng ít thịt dê vào nhúng tái, vớt ra đĩa. Dê sau khi nhúng mẻ được ăn kèm với bún tươi, cuốn bánh tráng, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống và chấm mắm nêm rất đậm vị.
  • Các món ăn khác từ thịt dê: dê xào thập cẩm, ngọc dương xào xả ớt, dê bóp thấu, dê hấp cách thủy, dê hầm rượu vang, dê nướng xá xíu Trung Hoa, sườn dê tẩm mật ong quạt than hồng, lẩu dê ngàn dặm, cháo Ngọc dương, dê xào rượu XO, óc dê chiên bột, lẩu dê khô, dê cuộn phô-mai, ngọc dương hầm thuốc bắc, thịt dê hầm phụ tử, canh hạ nguyên, chả dê ba lớp, dê con quay, rượu huyết dê, …

Chế biến một số ít món[sửa|sửa mã nguồn]

Dê tái chanh: thịt dê nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Ăn tái dê phải kèm theo lá sung, chuối xanh, khế, lá mơ và không thể thiếu tương gừng để chấm. Rượu thông dụng với món tái dê Ninh Bình nhất là rượu Kim Sơn.Thông thường có ba loại tái dê. Tái nhúng là cách thịt dê thái mỏng thành lát rồi nhúng vào nước đang sôi. Ăn theo cách này thì thịt dê được dai hơn. Tái lăn là cách thịt dê thái mỏng rồi lăn qua chảo mỡ nóng. Loại tái này khi ăn có vị thơm và bùi béo. Cách thứ ba là tái vừng: thịt dê thái mỏng lăn qua chảo mỡ nóng như cách làm trên, sau đó đưa ra bóp trộn kỹ với vừng hoặc lạc rang tán nhỏ cùng một số gia vị khác. Điều giống nhau là khi ăn cả ba món đều phải dùng tới nước chấm. Nước chấm phổ biến nhất là tương Bần (Hưng Yên). Người ta cho rằng chỉ có loại tương bần ấy mới “xứng” với tái dê Ninh Bình. Ngoài ra, khi thưởng thức món tái dê, thực khách có thể ăn kèm một số gia vị như ớt, tỏi, sả, rau thơm… tùy theo khẩu vị từng người. Thông thường tại các nhà hàng, người ta gói tái dê trong lá sung hoặc bánh đa tráng mỏng, chấm nước mắm ngọt, nên ăn vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm, ngọt.
Tiết canh dê: có thể chọn uống tiết dê tươi bằng cách hứng tiết chảy uống khi tiết hãy còn nóng hổi hoặc là chế biến món tiết canh dê truyền thống. Khi làm món này, ngoài tiết dê còn có các thành phần phụ băm nhỏ như lòng, sụn, thịt bì, lạc rang và các gia vị khác như hạt tiêu, lá chanh, rau thơm…

Tác dụng của thịt dê[sửa|sửa mã nguồn]

Star of life2.svgWikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe.Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này

Biển quảng cáo đặc sản Dê núi Ninh Bình

Do dê đực là con vật có khả năng giao phối nhiều lần trong ngày, thế nên dân gian quan niệm dê là loại thức ăn tăng cường sức khoẻ; đặc biệt là khả năng tình dục:[7]

Tái dê chấm với tương Bần
Ăn vào nó cứ tần mần như dê
Đêm về vợ lại tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương bần!?

Hay:

Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào cứ thấy phừng phừng như dê.

Đặc biệt, nhiều bộ phận của dê hoàn toàn có thể làm thuốc : dái dê và thận dê có tính bổ dương. Cao dê chữa bệnh đau lưng, tiết dê pha rượu giúp bổ huyết, chữa đau đầu, choáng váng. Trong dân gian, món ăn bồi bổ từ thịt dê có công dụng chữa trị những chứng bệnh đau sống lưng mỏi gối, bổ thận tráng dương, ít tinh trùng, hoa mắt ù tai, sống lưng gối yếu, yếu sinh lý. [ 8 ] Tinh hoàn dê ( ngọc dương ) có công dụng trị thận suy, liệt dương, hoạt tinh. Dạ dày dê chữa gầy yếu, tiêu hóa kém, buồn nôn sau bữa ăn. Gan dê hoàn toàn có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau khi ốm. Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Các món ăn chế biến từ cật dê có công dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ .Tuy nhiên có quan điểm cho rằng thịt dê có tính năng tăng cường sức khỏe thể chất tình dục cũng đơn thuần vì nó chứa nhiều chất đạm như những loại thịt khác. Những công dụng mang lại của nó hoàn toàn có thể xuất phát từ nguyên do tâm ý .

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://vh2.com.vn
Category : Ẩm Thực