Kính chào hành khách, chào mừng hành khách đã đến với Công ty sản xuất giày thể Thao Mira . Bạn muốn kinh doanh thương mại loại sản phẩm giày...
công ty TNHH công nghệ dược phẩm lotus
Quản trị chất lượng sản phẩm
– Kiểm tra tài liệu quy trình sản xuất gốc và quy trình thao tác chuẩn trước khi giám đốc chất lượng phê duyệt.
– Theo dõi quá trình sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm xuất xưởng.
– Theo dõi và kiểm soát các điều kiện môi trường và kiểm soát trong suốt quá trình.
– Theo dõi hoạt động vận hành, bảo trì và sửa chữa thiết bị, nhà xưởng.
– Theo dõi lĩnh vực kiểm tra chất lượng bao gồm: việc lấy mẫu, lưu mẫu, kiểm nghiệm, kiểm tra trong quá trình.
– Ký xuất xưởng các lô sản phẩm sau khi đã xem xét hồ sơ lô và các thông tin khác do cán bộ kiểm soát của phòng QA cung cấp.
– Kiểm tra việc thành lập và lưu trữ hồ sơ sản phẩm.
– Theo dõi việc biệt trữ và bảo quản nguyên liêu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm.
– Tiếp nhận, xử lí khiếu nại, sản phẩm bị thu hồi hay trả về.
Quản trị chất lượng hệ thống
– Tổ chức, xây dựng, kiểm soát và cập nhật hệ thống hồ sơ, tài liệu trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy.
– Cập nhật dữ liệu KPIs của các bộ phận theo các bảng dashboard và đường xu hướng. Đánh giá và phân tích các xu hướng để đưa ra các cảnh báo có liên quan đến chất lượng, yêu cầu các bộ phận liên quan có hành động cải tiến kịp thời, tham gia đánh giá kết quả cải tiến.
– Kiểm soát các sai lệch, thay đổi, báo cáo và đề xuất.
– Tham gia đánh giá nhà cung cấp hay nhà phân phối.
– Chủ trì công tác thẩm định.
– Chỉ đạo công tác tự thanh tra.
– Phối hợp với phòng Hành chính nhân sự lên kế hoạch, triển khai kế hoạch đào tạo.
Quản trị hoạt động chất lượng phòng QA
– Xây dựng mô tả chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức của bộ phận, thống nhất với ban lãnh đạo của công ty.
– Xây dựng mục tiêu, biện pháp, kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm của bộ phận.
– Chủ trì việc xây dựng tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, BM cho hoạt động của bộ phận.
– Xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động (KPI) của phòng.
– Phân công công việc, kiểm tra, giám sát công việc của các nhân viên thuộc phòng.Theo dõi việc đo lường KPI, cải tiến kịp thời.
– Thực hiện nhiệm vụ nhân sự: Hoạch định, Tuyển dụng, Đào tạo, Phát triển, Sa thải.
– Đào tạo nhân sự kế cận .
– Định hướng nhân viên xây dựng mục tiêu phát triển cá nhân phù hợp với mục tiêu hệ thống.
– Theo dõi đánh giá định kỳ hàng quý.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ