Đồ họa của Tech Insider cho thấy những lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới . Bạn đang đọc: Các...
Các nguồn năng lượng trên Trái đất được phân loại theo nhiều tiêu – Tài liệu text
–
Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại và phi
thương mại.
–
Theo bản chất năng lượng: năng lượng bức xạ mặt trời, năng lượng hóa
thạch, năng lượng thủy triều, gió, thủy điện, phóng xạ, năng lượng sinh
khối.
Tuy nhiên, để tiện lợi trong nghiên cứu cũng như sử dụng, có thể phân chia
các nguồn năng lượng trên Trái đất thành một số dạng cơ bản sau:
–
Các dạng tài nguyên năng lượng tái tạo và vĩnh cửu
–
Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu
–
Các dạng tài nguyên không tái tạo và có giới hạn
–
Năng lượng điện
2. Các dạng tài nguyên năng lượng không tái tạo
* Than đá: Tổng trữ lượng trên 2.000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc gia: Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ôxtrâylia, có khả năng đáp ứng nhu cầu cho loài người khoảng 200
năm.
Khai thác than đá có tác động đến môi trường. Chế biến và sàng tuyển than
đá tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Đốt than đá tạo ra các loại khí
độc như bụi, SO2, CO2, NOx,… Theo tính toán, một nhà máy nhiệt điện chạy than
công suất 1.000MW hằng năm thải ra MT 5 triệu tấn CO 2, 18.000 tấn NOx, 11.000680.000 tấn chất thải rắn.
* Dầu mỏ và khí đốt: Là loại năng lượng quan trọng đối với con người, nó
chiếm từ 51-62% nguồn năng lượng của các quốc gia.
Khai thác và sử dụng dầu mỏ và khí đốt sẽ tạo ra các vấn đề môi trường như: quá
trình khai thác gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, nước, gây ô nhiễm biển (50% lượng
dầu gây ô nhiễm biển là do khai thác dầu trên biển). Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và
kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ. Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như
đốt than.
1. Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu
* Năng lượng địa nhiệt: tồn tại dưới dạng hơi nước nóng và nhiệt thoát ra từ
các vùng có hoạt động núi lửa như: Italia, Aizơlen, Kamchatka (Nga). Năng lượng
của các suối nước nóng, năng lượng của các khối đá macma trong các vùng nền cổ,
gradien nhiệt của các lớp đất đá,…
Ưu điểm của chúng là khai thác và sử dụng chúng không gây ô nhiễm môi
trường, mất ít diện tích và không gây khí nhà kính.
* Năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân: năng lượng hạt nhân là
nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân các nguyên tố U, Th
hoặc tổng hợp nhiệt hạch từ nhiên liệu là các đồng vị H, He, Li,…
Ưu điểm là không tạo ra khí nhà kính như CO 2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy
điện nguyên tử hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ
chất thải phóng xạ khí, rắn, lỏng và các sự cố nổ nhà máy.
2. Các dạng năng lượng vĩnh cửu và tái tạo
* Năng lượng bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời vô cùng quan trọng đối với
con người và Trái đất. Ưu điểm là không tạo ra các hiệu ứng tiêu cực đối với môi
trường sống của con người, nhưng nhược điểm là cường độ yếu và khôgn ổn định,
khó chuyển hóa thành năng lượng thương mại.
* Thủy năng: là năng lượng sạch của con người. Tuy nhiên, gần đây các nhà
khoa học Trung Quốc đã chứng minh rằng, thủy điện lớn cũng gây ô nhiễm môi
trường. Tổng trữ lượng thủy điện trên thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN
là 30.970 MW, tương đương với 1,4% tổng trữ lượng thế giới.
* Các nguồn năng lượng tái tạo khác: gồm năng lượng gió, thủy triều, sóng,
các dòng hải lưu, năng lượng sinh khối.
Gió và thủy triều được xếp vào loại năng lượng sạch, có công suât bé và
thích hợp cho những khu vực ở xa các trung tâm đô thị.
Bảng 7.9 : Của cải làm ra tính theo USD khi tiêu thụ một kWh điện năng của
các nước năm 2002
–
Khối các nước
20 nước OECD ở Tđy Đu,
Bắc Mỹ, Chđu Đại Dương
Câc nước tiến tiến Đông  Nhật
Bản, Hồng Kông, Singapore, Đăi
Loan, Hăn Quốc
Bốn nước ASEAN đang phât
triển Malaysia, Thâi Lan, Indonesia,
Philippines
Chín nước Trung Đông Đu
mới gia nhập EURO
Sâu nước SNG
Trung Quốc
Việt Nam
Cao Trung bình nhất
Thấp nhất
2,9 4,7 1,4
–
2,9 –
3,8 –
1,4
–
1,4 –
1,8 –
1,1
–
1,3 –
1,7 –
0,8
–
0,36 0,7 1,2 –
0,5 –
0,16
–
Đối với Việt Nam, tuy tiêu thụ năng lượng chưa nhiều như các nước trong
vùng và trên thế giới, nhưng sự mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển điện năng
và phát triển kinh tế khiến chúng ta phải xem xét kỹ những nguyên nhân sau đây:
– Tổn thất và lãng phí nhiều,
– Hiệu quả sử dụng điện năng thấp,
– Tài nguyên, nhất là nhiên liệu hóa thạch, nhanh chóng cạn kiệt,
– Môi trường bị ô nhiễm ở mức tới hạn.
* Tổn thất và lãng phí.
Theo EVN, năm 2005 điện sản xuất là 53,32 GWh mà điện thương phẩm chỉ
có 44,9 GWh, nghĩa là tổn thất có thể đến 15,8%, trong khi ở nhiều nước trên thế
giới mức tổn thất chỉ vào khoảng 7-9%.
* Hiệu quả sử dụng điện năng thấp.
Ai là “thủ phạm” gây nên hiệu quả sử dụng điện năng thấp ở nước ta? Theo
thốgn kê, công nghiệp và xây dựng tiêu thụ 47,9% nên khi xét duyệt các dự án đầu
tư, tiêu thụ điện năng trên giá trị sản phẩm chưa đặt thành tiêu chí cạnh tranh với các
tiêu chí khác. Hộ dân và hệ thống quản lý chiếm 42,2%, là nơi mà tiêu thụ điện còn
khá lãng phí. Có rất nhiều biện pháp vừa giảm bớt gánh nặng từ các hộ tiêu thụ điện
mà vẫn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Giảm tiêu thụ điện năng ở các thiết bị gia dụng là xu thế chung của công
nghệ chế tạo thiết bị hiện nay mà nước ta có chính sách để triệt để tận dụng. Mặt
khác cần phổ biến rộng rãi những tri thức tránh lãng phí điện năng và năng lượng nói
chung đến người dân. Ví dụ, với khoảng 17 triệu chiếc TV như hiện nay ở nước ta,
chỉ riêng cái “tiện nghi” bấm remote trên giường ngủ để tắt và bật TV trong chế độ
chờ (stand by) 21 giờ mỗi ngày sẽ ngốn hết gần 2 tỷ kWh hằng năm, bằng sản lượng
của một nhà máy điện công suất trung bình.
* Ô nhiễm môi trường.
Chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ ô nhiễm môi trường
trên cả nước do đốt nhiên liệu (khoảng 11 triệu tấn dầu, 12 triệu tấn than và một khối
lượng lớn nhiên liệu phi thương mại). Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đã đến mức
tới hạn, mà chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu. Hàm lượng các khí SO 2, NO2, CO, O3
và đặc biệt là bụi khí PM10, PM2,5 ở các thành phố lớn đều đã ngấp nghé, thậm chí
vượt xa tiêu chuẩn quốc tế. Xe cộ là nguồn phát thải chính ở các thành phố.
* Tài nguyên cạn kiệt.
Sử dụng năng lượng cũng đang đe dọa xảy ra cạn kiệt các nguồn nhiên liệu
hóa thạch. Hiện tại sản xuất than là 30 triệu tấn /năm, dầu thô: 20 triệu tấn/năm, khí:
860 tỷ tấn/năm. Theo ước tính, dự trự hiện nay sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phát
triển điện năng sau năm 2020, nếu tiêu thụ điện năng lúc này là 200 GWh như quy
hoạch của EVN. Trong khi đó thủy điện sẽ được khai thác gần như triệt để.
7.3.5. Các giải pháp về năng lượng của loài người
1. Chiến lược năng lượng thế giới
Hằng năm cả thế giới tiêu thụ nguồn nhiên liệu tương đương 8 tỷ tấn dầu quy
đổi( Theo báo cáo của LHQ), trong đó có 90% có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch
như: dầu, than đá, khí đốt tự nhiên. Khối lượng lớn nhiên liệu này bị đốt cháy sẽ thải
vào môi trường 37.051.670 tấn CO2.
Chiến lược và chính sách năng lượng thế giới đề ra một số hành động ưu tiên
sau:
– Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng cho thời gian 30 năm tới.
– Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, sự lãng phí trong phân phối
năng lượng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất năng lượng thương mại.
– Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được và năng lượng khôgn hóa thạch.
– Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa.
– Phát động các chiến dịch truyền thông để tiết kiệm hơn nữa.
Trong bối cảnh môi trường thế giới đang bị biến động mạnh bởi sự gia tăng
hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu, thì việc giảm bớt sự phát thải khí
nhà kính đang là vấn đề cần được ưu tiên của các tổ chức quốc tế và các quốc gia
thành viên.
Một số ý kiến khác cho rằng, sử dụng phương án TQM về cải tiến chất lượng.
TQM là một phương pháp tổng hợp vừa có cơ sở lý thuyết, vừa có ứng dụng hệ
thống các công cụ và kỹ thuật giải quyết vấn đề, và là một phương pháp khó phản
bác. Tuy nhiên, phương pháp TQM chưa đáp ứng đủ yêu cầu nếu nó chỉ được áp
dụng một cách riêng lẻ. TQM có thể đạt được chất tốt nếu biết sử dụng tốt các nguồn
lực của mình, nó là bài toán đố có thể giúp giải quyết chống ô nhiễm.
2. Chiến lược năng lượng ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược và chính sách năng lượng. Tuy
nhiên, dựa vào các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường quốc gia thì có thể phát
thảo một khung chiến lược năng lượng Việt Nam, gồm các điểm sau: Chiến lược về
nguồn năng lượng; Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng năng lượng thương mại; Chiến
lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô nhỏ.
7.4. Phát triển bền vững
7.4.1. Yêu cầu của phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của
con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
7.4.2. Các mô hình phát triển bền vững
a.
Theo Jacobs và Sadler(1990
Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái đất); Hệ thống
kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm), Hệ thống xã hội (quan hệ của những
con người trong xã hội).
Hình 7.3: Tương tác giữa 3 hệ thống Tự nhiên- kinh tế- xã hội và phát triển
bền vững. (theo Jacobs và Sadler 1990)
b. Quan hệ giữa kinh tế, xã hội và Môi trường thời gian và không gian có thể
minh họa trong sơ đồ hình 7.4
Hình 7.4: Sơ đồ quan hệ thời gian và không gian của các hệ kinh tế- xã hội – môi
trường
c.Mô hình của hoạt động về Môi trường và Phát triển bền vững thế giới,
người ta tập trung trình bày quan niệm về Phát triển bền vững trong các lĩnh vực
sau (Hình 7.5)
Hình 7.5: Mô hình phát triển bền vững của WCEP 1987.
3. Mô hình Phát triển bền vững của Villen 1990 : gồm các nội dung cụ thể để
duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế – sinh thái – xã hội đang duy trì
phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia. (Hình 7.6)
Hình 7.6: Mô hình phát triển bền vững Villen 1990.
4. Mô hình của Ngân hàng Thế giới hiểu Phát triển bền vững là sự phát triển
kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và
mục tiêu sinh thái. (hình 7.7)
Hình 7.7: Mô hình phát triển bền vững của nhiều tác giả
7.4.3. Định lượng hóa sự phát triển bền vững.
1.Các chỉ thị Môi trường của sự phát triển bền vững.
Nhóm các yếu tố liên quan tới sự khá nhau giữa phân tích trạng thái
và xác định mục tiêu.
Nhóm các yếu tố liên quan đến sự khác nhau giữa phân tích trạng thái
phân bố của các nhóm mục tiêu khác nhau với vấn đề xác định mục tiêu.
Công thức tính bền vững môi trường quốc tế, quốc gia.
SD: Giá trị của tính bền vững môi trường
P: Số lượng dân cư
HP: Hàng hóa và dịch vụ
NT: Năng lượng và tài nguyên
EI: Tác động môi trường.
2. Các chỉ thị kinh tế xã hội của sự phát triển bền vững.
Các chỉ thị xã hội
HDI = L + H + T
L: Tuổi thọ trung bình của người dân
H: Số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư
T: Thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người.
Các chỉ thị kinh tế.
Quan điểm truyền thống dùng GNP nhưng hiện nay sử dụng chỉ số SNP (tổng
sản phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân bền vững).
3.Các chỉ thị tích hợp về phân tích bền vững toàn cầu.
Trong sự phát triển của xã hội loài người có 4 khía cạnh nền tảng cần được
mô tả: kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Để đo tính bền vững của từng khía
cạnh đó cần có các chỉ thị bền vững riêng.
7.4.4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV tại Rio-de Janeiro (Braxin)
tháng 6 năm 1992 đã đưa ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải
xây dựng một xã hội PTBV trên Trái Đất.
Có 9 nguyên tắc được đưa ra chỉ sự PTBV như sau:
1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.
– Nền đạo đức dựa vào sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau và Trái đất là nền
tảng cho sự sống bền vững. Sự phát triển không được làm tổn hại đến lợi ích của
các nhóm khác hay các thế hệ mai sau, đồng thời không đe dọa đến sự tồn tại của
những loại khác.
– Bốn đối tượng cần thiết để thực hiện nguyên tắc này:
+ Đạo đức và lối sống bền vững cần phải được tạo ra bằng cách đối
thoại giữa những người lãnh đạo tôn giáo, những nhà tư tưởng, những nhà lãnh
đạo xã hội, các nhóm công dân và tất cả những người quan tâm.
+ Các quốc gia cần soạn thảo bản tuyên ngôn chung và bản giao kèo
về sự bền vững để tham gia vào nền đạo đức thế giới và phải biết kết hợp những
nguyên tắc của sự bền vững vào Hiến pháp và Luật pháp của nước mình.
+ Con người nên thể hiện đạo đức này vào tất cả những hành vi cá
nhân và tư cách nghề nghiệp ở tất cả các hoạt động của cuộc đời.
+ Một cơ quan quốc tế mới cần được thành lập để theo dõi sự thực hiện
nền đạo đức thế giới và hướng sự quan tâm của quần chúng vào những điểm quan
trọng của nó.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:
Mục tiêu của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Con
người có những mục tiêu khác nhau trong việc phát triển, nhưng một số mục tiêu nói
chung là phổ biến. Phát triển chỉ đúng vào nghĩa của nó khi nó làm cho cuộc sống
của chúng ta tốt hơn trong toàn bộ những khía cạnh này.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.
Phát triển phải dựa vào bảo vệ: nó phải bảo vệ cấu trúc, chức năng và tính đa
dạng của những hệ tự nhiên thế giới mà loài người chúng ta phải phụ thuộc vào
chúng. Để đạt được điều đó cần phải:
– Bảo vệ các hệ duy trì sự sống
– Bảo vệ tính đa dạng sinh học
– Bảo đảm cho việc sử dụng bền vững các tài nguyên tái tạo.
4. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo.
Sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo như khoáng sản, dầu khí và
than phải được giảm đến mức thấp nhất. “Tuổi thọ” của những tài nguyên không
tái tạo có thể được tăng lên bằng cách tái chế.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
Sức chịu đựng của các hệ sinh thái của trái đất là rất có hạn, mỗi khi bị tác động
vào, các hệ sinh thái và sinh quyển khó có thể tránh khỏi những suy thoái nguy hiểm.
Để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo một cách bền vững, cần có 3
hoạt động:
Sự tăng dân số và tiêu thụ tài nguyên cần phải được đặt trong một giải pháp
tổng hợp và hiện thực trong quy hoạch và chính sách phát triển quốc gia.
– Cần tạo ra những sản phẩm mới để bảo vệ tài nguyên và tránh những lãng
phí, thử nghiệm chúng và áp dụng chúng.
– Hoạt động nhằm ổn định dân số phải dựa trên sự hiểu biết các nhân tố
tương tác với nhau để xác định KÍCH THƯỚC của gia đình.
– Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái đất và điều kiện để cải
thiện chất lượng cuộc sống của con người, cần có những hoạt động nhằm quản lý
và bảo vệ các hệ sinh thái bền vững.
6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.
Để thay đổi thái độ và hành vi của con người cần phải có một chiến dịch
thông tin do phong trào phi Chính phủ đảm nhiệm được các Chính phủ khác khuyến
khích.
Nền giáo dục chính thống về môi trường cho trẻ em và người lớn cần phải
được phổ cập và kết hợp với giáo dục ở tất cả các cấp.
Cần phải có những hổ trợ hơn nữa để giúp đào tạo về phát triển bền vững.
7. Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn môi trường của mình.
Xem thêm: Hình ảnh trái đất đẹp nhất
Source: https://vh2.com.vn
Category: Trái Đất