Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục
Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ cho các con biết một số đặc điểm rõ nét phân biệt bạn trai, bạn gái. Nếu là trai thì phải như thế nào? Trang phục như thế nào cho phù hợp... Và tiếp theo là dạy trẻ kiến thức về vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. Để cho trẻ hiểu rõ hơn tôi đã cho trẻ xem hình ảnh, hay những đoạn video vì trẻ 5- 6 tuổi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ dễ nhớ nhanh quên và tư duy hình tượng là chủ yếu và ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ thường thích tìm tòi, khám phá, trẻ có nhu cầu rất cao về việc nhận thức, trẻ say mê chơi, thích nhìn, quan sát và thích hỏi. Ví dụ: Trong hoạt động chiều tôi tổ chức cho trẻ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra hình ảnh bé trai, bé gái mặc đồ bơi sau đó cho trẻ quan sát và đàm thoại - Trên cơ thể các em có những bộ phận nào? - Cho trẻ quan sát hình ảnh bé trai, bé gái + Vùng kín bao gồm những bộ phận nào trên cơ thể các con? (Cô hỏi 2-3 trẻ )- Các em biết vì sao gọi là vùng kín không? Ảnh 1: Hình ảnh cơ thể bé trai bé gái mặc đồ bơi * Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản phòng tránh xâm hại tình dục - Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm Sau khi trẻ đã có một số kiến thức cơ bản nhất định về vùng nhạy cảm, bước tiếp theo tôi dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ, cần dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. Những kẻ xấu thường chọn những vùng nhạy cảm trên cơ thể của các em để cho việc bắt đầu xâm hại.Vì vậy các con phải ghi nhớ nguyên tắc 3 không đối với vùng nhạy cảm của mình: 1- Không cho kẻ khác nhìn và không nhìn vào phần nhạy cảm của người khác 2- Không để người khác nói về vùng nhạy cảm của mình và không nói về vùng nhạy cảm của người khác. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ h vô tình kích thích thú tính của kẻ xấu. 3- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình và không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. - Tránh xa người lạ mặt Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, chúng ta nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. - Quy tắc bàn tay giao tiếp (Quy tắc 5 ngón tay) Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin. Chúng ta cần dạy bé biết quy tắc 5 ngón tay và cho trẻ xem hình ảnh cụ thể sau đây: Ảnh 2: Quy tắc 5 ngón tay Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé. Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG. Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé. Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố. Ngón trỏ – ngón áp út đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này. Trẻ cần xua tay từ chối để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn tiếp xúc, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu. Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cần chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. - Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. - Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào. Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm. Cha mẹ sau khi nghe con chia sẽ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng. - Một số kỹ năng thoát hiểm khi trẻ bị xâm hại Nếu trẻ không may bị kẻ xấu tấn công hay xâm hại ví dụ như ôm, hôn, bế lên... vậy trẻ phải làm gì để có thể thoát hiểm? Tôi đã đưa ra cho trẻ một số tình huống giả định và cùng trẻ thực hiện kĩ năng thoát hiểm bằng những động tác dễ thực hiện: kêu, la hét,chạy, vặn tay, ấn vào mắt kẻ xấu... Vì thế, trẻ rất vui vẻ tập luyện với tâm lý thoải mái. Đây là cách thức dễ dàng nhất để trẻ tiếp nhận và rèn luyện ý thức tự bảo vệ. Phụ huynh nên áp dụng phương pháp này, giúp trẻ tập luyện mỗi ngày để khi gặp kẻ xấu, con sẽ phản ứng nhanh nhạy, bố mẹ nên dạy con phòng tránh xâm hại tình dục với các nội dung đơn giản như không nhận quà của người lạ, báo bố mẹ khi đi chơi, không để ai động vào vùng đồ lót... Ảnh 3: Một số kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại 4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục mọi lúc mọi nơi. * Xây dựng môi trường giáo dục. Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật nội dung giáo dục trẻ đặc biệt là nội dung phòng chống xâm hại và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự tin và nhận thức đúng đắn khi nói về vùng kín vùng nhạy cảm hay về giới tính ... Bên ngoài lớp học tôi có trang trí hình ảnh quy tắc 5 ngón tay có những hình ảnh cụ thể để trẻ dễ hiểu, còn phía trong lớp góc kỹ năng tôi có sưu tầm tranh ảnh một số tình huống nên- không nên, hay một số kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại, hay trong tháng 10, hướng chủ đề bản thân, trang trí mảng tường góc khám phá hình ảnh bé trai bé gái mặc đồ bơi cho trẻ cùng nhau khám phá, tìm hiểu về cơ thể, giới tính, vùng kín, vùng nhạy cảm,... Ngoài xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ về giới tính, về cơ thể, ...tôi còn chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. * Hoạt động vui chơi Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn. Tôi đã tiến hành lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được thực hành, tự giải quyết vấn đề khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Ví dụ: Trong hoạt động góc: Ở góc kỹ năng ngoài chơi các trò chơi rèn kỹ năng: đan, sử dụng kéo, mặc áo, cách gấp quần áo,..., tôi còn cho trẻ làm những bài tập: nối, gạch chân... về tình huống thể hiện rõ những hành vi đúng sai của người khác ( những hình ảnh cụ thể: động chạm cơ, nhận quà ...) hay những quy tắc giao tiếp của bé hỏi trẻ nên hay không nên...Từ đó rèn luyện kỹ năng tự biết bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục. Trong giờ hoạt động góc, trẻ tự phân vai, tự thỏa thuận vai chơi với các bạn chứ cô giáo không hề áp đặt. Khi chơi trẻ còn được phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với bạn để giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế mà không có người lớn bên cạnh. Trong quá trình chơi, tôi quan sát, hướng dẫn, gợi ý để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay giao lưu với lớp bạn, tôi luôn giáo dục các con kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng tránh xa với người lạ mặt, không quen biết. Biết gọi sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an, các cô bán hàng quanh khu vực đấy * Hoạt động học tập Tôi chủ động lồng ghép 1 số tiết học giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại vào chương trình học của trẻ. Tôi trang bị cho trẻ thêm một số kiến thức về giới tính, dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay và dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại. Qua bài học, trẻ biết giới tính và những vùng kín của bản thân, biết có hành vi thân mật với từng người khác nhau. Với mỗi một kỹ năng phòng chống xâm hại, tôi đều cho cá nhân hoặc nhóm trẻ lên thực hành để trẻ ghi nhớ một cách chủ động và khắc sâu nhất. Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá: Đề tài Khám phá cơ thể bé. Sau khi cho trẻ khám phá về thể bé, tôi lồng ghép giáo dục trẻ: cơ thể là của con, tuyệt đối không cho người khác động chạm, sờ, ...khi chưa được cho phép, mà nếu có thì hãy kể ngay với mẹ, người thân ... Ví dụ : Trong giờ tạo hình: Đề tài: Trang trí chiếc váy Ổn định tổ chức tôi cho một số bạn gái biểu diễn một số trang phục (Mẫu), và cho trẻ nhận xét, sau khi trẻ tôi GD trẻ: Khi mặc trang phục là váy hay quần áo... các con chú ý không nên mặc hở hang, cần phải mặc kín đáo. Tôi không chỉ lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào các hoạt động vui chơi, các hoạt động học mà tôi còn còn xây dựng trong hoạt động Khám phá Ví dụ: Hoạt động Khám phá xã hội với đề tài: Bảo vệ bé khỏi xâm phạm tình dục. Trong phần phương pháp, hình thức tổ chức tôi lần lượt dạy trẻ Tìm hiểu về vùng kín (hay vùng nhạy cảm) trên cơ thể bé; Kĩ năng bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại tình dục. Trong mỗi nội dung tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau: xem video, hình ảnh, tình huống cụ thể ...để thu hút trẻ vào hoạt động, trẻ thích được hoạt động, giúp trẻ hiểu có có kỹ năng xử lý. Ảnh 4: Cô và trẻ trong hoạt động khám phá * Hoạt động khác: Ngoài lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, hay hoạt động học tập mà tôi còn thường trò chuyện với trẻ vào các hoạt động chiều, hay giờ đón trả trẻ bằng cách kể chuyện và tạo ra tình huống cho trẻ, mà những tình hướng đó không phải là hình ảnh trừu tượng mà bằng hành động cụ thể, cho trẻ đưa ra cách xử lý, sau đó cô và trò cùng bàn luận và đi đến thống nhất những cách tốt nhất để trẻ được trải nghiệm, rút kinh nghiệm, có kiến thức kỹ năng cơ bản phòng tránh xâm hại. Ví dụ: Tôi dẫn dắt vào một câu chuyện: Hôm nay là sáng chủ nhật An được nghỉ An được nghỉ, bạn xin phép mẹ sang nhà bác hàng xóm chơi, bé chạy vội sang, và cô đã đóng làm bác hàng xóm, lại gần trẻ, trò chuyện với trẻ và cho trẻ đồ chơi, sau đó bác bế phốc An lên gì bạn An xuống và sờ, ôm.. Sau đó cô hỏi trẻ: Trong trường hợp này các con sẽ làm gì? Sau khi thoát nguy hiểm con sẽ làm gì ?(Tôi cho nhiều trẻ nói, và cho trẻ lên thực hành theo ý kiến) Sau khi cho nhiều trẻ nói và một số trẻ lên thực hành Tôi đã đưa ra hướng giải quyết và 2 cô cùng thực hành và cho trẻ thực hành: Sẽ lấy tay hất ra, kêu, và chạy một mạch về nhà và nói lại cho mẹ tuyệt đối không dấu diếm để bố mẹ có hướng giải quyết và giáo dục trẻ: Khi đi chơi phải xin phép người lớn, và được sự đồng ý, và đi đâu đến nhà ai ... Tôi đưa ra rất nhiều tình huống vào trong các câu chuyện khác nhau: Như hai bạn Lan và khang đi một chơi đang chơi vui vẻ, thì có một anh chạy tới trò chuyện lại gần sờ vào các vùng nhạy cảm của bạn An. Nếu là Khang con sẽ làm gì? Nếu ở nhà một mình có người lạ muốn con mở cửa hoặc cho quà con sẽ làm gì? Có được mở cửa hay nhận quà của người lạ không?.Nếu có người đi theo, rủ rê con con sẽ làm gì? Con sẽ làm gì khi bị đe dọa: như đánh con, không cho tiền, quà, đồ chơi...? Con sẽ làm gì nếu một ai đó có thể là người quen dặn con:”Đó là bí mật của chúng ta”. Nếu có người chụp ảnh vùng cơ thể riêng tư của con thì con sẽ làm gì? Tôi không chỉ kể chuyện hay tạo tình hướng cho trẻ xử lý mà tôi còn cho trẻ xem video, hay những bộ phim hoạt hình về phòng chống xâm hại tình dục và cách xử lý khi bị xâm hại tình dục. 5. Biện pháp 5: Phối kết hơp với phụ huynh Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể: Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, dậy trẻ tính tự lập. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý mọi tình huống. Vì vậy, cách bảo vệ trẻ tôt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ. Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. Không vội vàng phê phán đúng, sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả: 1. Đối với trẻ: Kết quả thu được đã được nâng lên rõ rệt: Phiếu 2 : Kêt quả khảo sát cuối năm Sau khi theo dõi thực tế và cùng với trẻ trải nghiệm những tình huống trong các giờ hoạt động các em cảm nhận được sự quan tâm trẻ trở nên gần gũi thân thiện với cô giáo và các bạn hơn, trẻ trở nên mạnh dạn hơn tích cực tham gia vào các hoạt động, nhanh nhẹn, sáng tạo xử lý, giải quyết các tình huống. 2. Đối với giáo viên: Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ. Được phụ huynh tín nhiệm và học sinh tin yêu. 3. Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kiến thức, kỹ năng sống và đặc biệt là kỹ năng phòng chống xâm hại cùng phối kết hợp với cô giáo giáo dục trẻ, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Các phụ huynh cũng tâm sự với tôi sau khi áp dụng những kĩ năng những biện pháp rồi cùng trò truyện với con, phụ huynh cảm thấy gần gũi với con hơn, họ hiểu con hơn cùng con chia sẻ hướng dẫn giúp có những kiến thức cơ bản về giới tính và cách phòng tránh khi bị xâm hại. VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Từ những kết quả đạt được như trên, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: Là giáo viên bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì thế bản thân luôn trau dồi sách vở học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nâng cao trình độ chuyên môn. Việc rèn cho trẻ có những kĩ năng sống cần thiết của những người làm công tác giáo dục mà là của cả xã hội để giúp các em có thể hòa nhập một cách tốt nhất cuộc sống trong tương lai một cách chủ động không phải chờ đợi ai thúc giục, chỉ dẫn. Vì vậy theo tôi để làm tốt việc rèn các kĩ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mỗi cô giáo cần phải: Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa dưới để trẻ được tham gia được xử lí giải quyết các tình huống từ đó giúp trẻ nâng cao nhận thức. Phải gần gũi thân thiện lắng nghe ý kiến của trẻ và chia sẻ với trẻ những điều trẻ chưa mạnh dạn bày tỏ. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I/ KẾT LUẬN Qua phương pháp vận dụng các biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi phòng tránh xâm hại tình dục đạt được kết quả như mong đợi tôi rút ra kết luận: Bản thân người giáo viên cần phải có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cô phải luôn tôn trọng trẻ, mở rộng việc học cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Học bằng chơi là cách quan trọng nhất. Cô phải luôn tìm tòi sáng tạo ra nhiều cách thức để trẻ tập trung học và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, trẻ được đáp ứng lợi ích, nhu cầu và khả năng của từng cá nhân, tích cực tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Cô phải lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, hỗ trợ trẻ thành công so với chính bản thân trẻ. II/ KHUYẾN NGHỊ 1. Với phòng giáo dục và đào tạo: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên mầm non về kiến thức phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. 2. Với nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ. Trên đây, là một số kinh nghiệm của tôi về biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phòng tránh bị xâm hại tình dục, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi mong được sự đóng góp của các cấp lãnh. Để từ đó bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc hơn để tôi có thể đưa ra được những biện pháp giúp trẻ mầm non phòng tránh bị xâm hại một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Thực hành kĩ năng sống cho trẻ mầm non-TS Phan Quốc Việt 2. Cẩm nang phòng tránh xâm hại trẻ em – Tác giả Nguyễn Hương Linh- NXB Kim Đồng 3. Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ mầm non- NXB Đại học SP thành phố HCM. 4. Tài liệu chuyên đề phòng chống xâm hại do phòng tổ chức 5. Trang web: http:google.com. PHỤ LỤC STT Nội dung đánh giá Tổng số trẻ Đầu năm Đạt % CĐ % 11 Trẻ hiểu biết về giới tính và biết thế nào được gọi là vùng nhạy cảm 27 12 44 15 56 22 Ai được phép chạm vào vùng nhạy cảm 27 10 37 16 63 33 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 27 11 40 15 60 Phiếu 1: Kết quả khảo sát đầu năm STT Nội dung đánh giá Số trẻ Đầu năm Cuối năm Đạt % CĐ % Đạt % CĐ % 1 Trẻ hiểu biết về giới tính và biết thế nào được gọi là vùng nhạy cảm 27 12 44 15 56 24 89 3 11 2 Ai được phép chạm vào vùng nhạy cảm 27 10 37 16 63 23 85 4 15 3 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 27 11 40 15 60 24 89 3 11 Phiếu 2: Kết quả khảo sát cuối năm Ảnh 1: Hình ảnh cơ thể bé trai bé gái Ảnh 2: Quy tắc 5 ngón tay Đẩy tay Cào vào mặt Vặn tay Ảnh 3: Một số kỹ năng thoát hiểm khi bị xâm hại Ảnh 4: Cô và trẻ trong hoạt động khám phá
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo