Ngành Thiết kế mỹ thuật số là một trong những ngành học đang được các bạn học sinh, các bậc phụ huynh quan tâm hiện tại. Chính vì vậy, nhiều...
Thường xuyên chóng mặt là bị làm sao?
Chóng mặt là một triệu chứng xuất hiện trong nhiều bối cảnh bệnh khác nhau, thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Người bệnh bị chóng mặt thường xuyên cần đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
1. Chóng mặt là bị gì?
Chóng mặt hoa mắt là một trong những lý do thường gặp nhất khiến người bệnh đi khám tại các phòng khám sức khỏe ban đầu. Triệu chứng chóng mặt được người bệnh mô tả lại với các đặc điểm phong phú, có thể chia thành các nhóm chính: chóng mặt xoay vòng, choáng váng và cảm giác mất thăng bằng khi di chuyển.
- Chóng mặt kiểu xoay vòng: Đặc trưng với cảm nhận các vật xung quanh quay tròn quanh bản thân hoặc chính bản thân đang quay quanh đồ vật, khiến người bệnh dễ ngã. Chóng mặt xoay vòng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, làm người bệnh lo âu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Chóng mặt kiểu choáng váng: Thường được mô tả là chóng mặt hoa mắt, dễ gây ngất, với khả năng mắc phải các bệnh lý cao hơn so với chóng mặt xoay vòng.
- Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Đặc trưng với sự bất thường trong việc giữ thăng bằng của phần thân mình. Người bệnh không di chuyển một cách vững chãi như thông thường, thậm chí còn gặp khó khăn khi đứng yên tại chỗ. Việc mô tả chi tiết các kiểu chóng mặt thường xuyên như trên giúp bác sĩ phân loại và định hướng được nguyên nhân tiềm tàng bên dưới, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị và theo dõi có hiệu quả hơn. Một người bệnh có thể chỉ trải qua một kiểu chóng mặt hoặc phối hợp các kiểu khác nhau trong những lần khởi phát bệnh khác nhau.
Triệu chứng chóng mặt không xuất hiện đơn độc, thường xuất hiện cùng với dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và mệt mỏi. Chóng mặt hoa mắt có xu hướng tái phát nên nhiều người gặp phải chóng mặt thường xuyên, lặp lại trong nhiều lần. Tần suất đối diện với triệu chứng chóng mặt trong dân số chung xấp xỉ khoảng 30%, phổ biến trong nhóm dân số già, và đang có xu hướng tăng lên ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Bạn đang đọc: Thường xuyên chóng mặt là bị làm sao?
2. Nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt
Người bệnh rất thường hay băn khoăn chóng mặt là bị gì để tìm cách giải quyết chúng. Tuy nhiên, không dễ để trả lời câu hỏi này vì nguyên nhân gây chóng mặt rất đa dạng, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, thần kinh, và các bất thường chuyển hóa trong cơ thể. Thông thường trên lâm sàng, khi tiếp cận một bệnh nhân chóng mặt, bác sĩ cần phân loại thành hai nhóm chính bao gồm chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
2.1 Chóng mặt ngoại biên
Nguyên nhân chóng mặt ngoại biên không liên quan đến các bất thường tại hệ thần kinh trung ương như não bộ hoặc tủy sống mà thường nằm ở hệ tiền đình ốc tai nằm ở tai trong. Hệ thống các ống bán khuyên ở tai trong có nhiệm vụ định hướng vị trí tư thế đầu và truyền tín hiệu đến não bộ để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi có những rối loạn gây ra do viêm, vi rút, sỏi, chức năng của hệ tiền đình không còn toàn vẹn. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt hoa mắt và mất thăng bằng. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt ngoại biên như:
- Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất trên lâm sàng. Bệnh nhân bị chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế rất hay trải qua nhiều đợt chóng mặt lặp lại khi thay đổi tư thế đầu từ cúi thấp sang thẳng hoặc ngước đầu lên cao, kéo dài khoảng vài giây đến vài phút, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Sỏi trong các ống bán khuyên được hình thành do lắng đọng tinh thể làm nhiễu loạn hoạt động của chất dịch chuyển động bên trong dẫn đến sự sai lệch trong việc nhận định tư thế đầu. Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế phổ biến ở những người trên 50 tuổi, có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật, viêm nhiễm vùng tai.
- Viêm tai trong: Ống tai trong là khu vực chứa các thành phần của hệ tiền đình ngoại vi bao gồm các ống bán khuyên và thụ thể thần kinh ốc tai, đóng góp vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn tấn công vào tai trong, người bệnh cũng có thể gặp phải biểu hiện chóng mặt, giảm thích lực, ù tai và sốt.
- Viêm dây thần kinh sọ não số VIII: Dây thần kinh sọ não số VIII hay còn gọi là dây tiền đình ốc tai, chịu trách nhiệm trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Bệnh Meniere: Đây là tình trạng bất thường hiếm gặp trong tai trong. Chóng mặt do bệnh Meniere gây ra thường rất nặng nề, kéo dài trong vòng nhiều giờ đến nhiều ngày, đồng thời với triệu chứng nôn nhiều và giảm thính lực kéo dài. Nguyên nhân chính xác gây bệnh Meniere vẫn chưa được nghiên cứu rõ.
2.2 Chóng mặt trung ương
Khác với chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương là nhóm bệnh gây ra do các bất thường về não bộ, hay gặp nhất là tiểu não, cơ quan đóng vai trò trong nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt trung ương bao gồm:
- Đau đầu vận mạch hay đau đầu Migraine: Bệnh thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Ngoài chóng mặt, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đau nửa đầu dữ dội, đau kiểu mạch đập.
- U não hay u tiểu não làm rối loạn chức năng dẫn đến các sai lệch trong di chuyển của cơ thể.
- U dây thần kinh: U dây thần kinh thính giác kết nối tai đến não. Bệnh được biết đến có tính chất di truyền.
Tai biến mạch máu não: Đây là nguyên nhân nguy hiểm cần được ưu tiên loại trừ khi chóng mặt xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ,
3. Những người bị chóng mặt phải làm sao?
Vì có rất nhiều nguyên nhân với các mức độ nặng nhẹ khác nhau gây ra chóng mặt thường xuyên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Việc thiết lập một chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh phải trải qua kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng. Bệnh nhân cần mô tả chi tiết triệu chứng chóng mặt hoa mắt về tần suất xuất hiện, chóng mặt hoa mắt khởi phát khi nào và các triệu chứng kèm theo. Một vài chỉ định cận lâm sàng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bao gồm:
- Công thức máu
- CT scan hoặc MRI sọ não
- Điện não đồ
- Siêu âm doppler sọ não
- Các phương tiện kiểm tra thính lực
Trong một vài trường hợp, chóng mặt hoa mắt có thể tự biến mất mà không cần điều trị gì. Nếu người bệnh bị chóng mặt thường xuyên, vấn đề điều trị triệu chứng chóng mặt và giải quyết nguyên nhân cần được đặt ra. Một số loại thuốc giúp giảm chóng mặt thường được dùng như kháng histamin, tanganil, scopolamine hay thuốc kháng cholinergic. Thuốc chống nôn, an thần, giảm lo âu, giảm đau đầu cũng được sử dụng kết hợp tùy theo từng tình huống riêng biệt. Khi phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị can thiệp như phẫu thuật.
4. Những điều cần lưu ý khi bị chóng mặt thường xuyên
Bên cạnh việc dùng thuốc giải quyết triệu chứng và điều trị nguyên nhân chóng mặt hoa mắt, người bệnh cần lưu ý một vài điều trong chế độ sinh hoạt và ăn uống để giảm tần suất và mức độ nặng của triệu chứng chóng mặt. Một số biện pháp được công nhận có hiệu quả như:
- Không thay đổi tư thế đầu đột ngột, chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách chậm rãi để cơ thể kịp thích nghi.
- Không nên làm những nghề liên quan đến vận hành máy móc hay xe cộ khi bị chóng mặt thường xuyên.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
- Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt
- Thư giãn, sống trong môi trường trong lành, thoải mái, tránh xa căng thẳng trong cuộc sống.
- Khi bị chóng mặt, nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế thay đổi tư thế và đi lại nhiều vì rất dễ mất thăng bằng gây té ngã.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
- Cách xử lý khi bị chóng mặt kịch phát lành tính
- Vì sao bạn bị say tàu xe?
- Các nguyên nhân kích hoạt cơn chóng mặt
Source: https://vh2.com.vn
Category : Truyền Thông