Networks Business Online Việt Nam & International VH2

5 loại hình quảng cáo TV và bản chất kênh TV | Brade Mar

Đăng ngày 15 October, 2022 bởi admin

Kênh TV là một kênh truyền thông đại chúng có sức lan tỏa rất lớn. Mặc dù thời đại Internet lên ngôi nhưng TV vẫn là kênh có mức độ ảnh hưởng cao và quảng cáo TVC vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu thương hiệu muốn truyền thông diện rộng.

1. Bản chất kênh TV

Bản chất của kênh TV:

  • TV là một kênh truyền thông đại chúng
  • TV là một sản phẩm phổ biến trong các hộ gia đình
  • Do TV có Penetration cao nên quảng cáo TVC cũng dễ dàng thâm nhập vào các hộ gia đình, tạo nên sức mạnh truyền thông khủng khiếp
  • Nội dung TV đa dạng phong phú, Always on (Lúc nào mở TV lên cũng có nội dung để xem)
  • Mọi người thích nói và bàn tán các nội dung trên TV
  • 70% người xem TV xem chung với ít nhất 1 người nào đó (ba mẹ, anh chị em, …). Chính vì vậy mức độ thảo luận của TV khá cao, chỉ đứng sau Social Media trên Digital.
  • TV là kênh thụ động. Nội dung của TV không “chờ đợi” người xem

Lợi thế của kênh TV:

  • Tạo độ phủ truyền thông (Mass Coverage). Tiếp cận tới hàng chục triệu người như “rải bom”
  • Nội dung của TVC sáng tạo, sống động chứ không chỉ hình ảnh như Print-ad hay OOH
  • Hiệu quả về mặt chi phí, cụ thể là chi phí tiếp cận tính trên đầu người. Mặc dù quảng cáo TVC trên TV rất mắc tiền nhưng mỗi lần lại tiếp cận cả triệu người.
  • Trong tương lai, TV sẽ được số hóa và hiệu quả ngày càng cao hơn. Trải nghiệm đa màn hình. TV khi được số hóa sẽ trở thành kênh Video trực tuyến hay truyền hình trả tiền

Lợi thế của kênh TV trong tương lai

Hạn chế của kênh TV:

  • Đòi hỏi ngân sách cao. Chẳng hạn bạn có 5 tỷ VND để làm Marketing hàng năm thì việc cân nhắc có làm TVC hay không là một dấu hỏi lớn. Chi phí tạo TVC bao gồm cả chi phí Creative (100tr-1 tỷ VND), Media (Phát sóng ít nhất 1 tháng mỗi Campaign, mỗi lần trung bình vài chục đến vài trăm triệu VND) và Production (Vài chục đến vài trăm ngàn USD)
  • Thông điệp trên TV thoáng qua và tức thời, qua rồi không thể phát lại, trừ khi bỏ thêm tiền.
  • Tính phân mảng. Có quá nhiều Spots quảng cáo trong khi có quá ít thời gian để xem, thương hiệu nào cũng muốn chiếm lấy tâm trí NTD.
  • Không có công cụ Targeting chính xác. Bạn không thể lựa chọn đối tượng người xem chính xác, không lựa chọn đối tượng theo nhân khẩu học xem giống như Digital. Tuy nhiên vẫn có thể lựa chọn quảng cáo trong các chương trình phù hợp với thương hiệu trước, trong và sau chương trình.
  • Ví dụ quảng cáo Bia trong các trận bóng đá, quảng cáo mỹ phẩm trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, … Thương hiệu cũng có thể lựa chọn Media là các nhà đài địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ An, … hoặc các kênh truyền hình cáp như YanTV, Yeah1, SCTV12,… ngoài các nhà đài quốc gia như VTV hay HTV.

Insight của người xem TV:

  • Người xem không thể chủ động xem chương trình họ muốn vào thời gian mà họ muốn, họ phải phụ thuộc vào giờ phát sóng của các chương trình muốn xem. Sự phụ thuộc này tạo ra thói quen tiếp cận truyền thông đặc biệt (Buổi sáng cho người lớn tuổi, buổi trưa cho người nội trợ, khung giờ vàng 7h-9h tối của gia đình được gọi là “prime-time”)
  • Nhận biết cưỡng bức. Quảng cáo dù ở đâu cũng khiến người xem khó chịu. Dù muốn hay không họ cũng bị dính vài quảng cáo trong quá trình xem. Độ nhận biết truyền thông vẫn được tính, nhận biết vô thức của người xem dù họ không muốn xem.
  • Giới hạn sự chú ý của người xem. Họ có thể chuyển kênh hoặc đi nơi khác khi có quảng cáo. Đó là lý do vì sao 3 spots TVC đầu tiên và 3 spots TVC cuối cùng trong quãng thời gian quảng cáo (PIB/ Position-in-Break) thường được tính phí cao hơn, kể cả phí VAT.
  • NTD không ghét quảng cáo. Họ chỉ ghét những nội dung quảng cáo nhàm chán, tồi tệ. Những quảng cáo tốt với câu chữ bắt mắt, dễ thương vẫn có thể giữ chân họ lại.

Những quảng cáo tốt với câu chữ bắt mắt, dễ thương vẫn có thể giữ chân họ lại

2. Mục tiêu quảng cáo TV

Mục tiêu Thematic: Thematic TVC là những TVC thuần về thương hiệu, định vị và sản phẩm, bao gồm 2 nhóm mục tiêu nhỏ hơn.

  • Awareness (Mục tiêu xây dựng nhận biết cho thương hiệu): TVC giới thiệu sản phẩm mới, thuần về chức năng lý tính, được sử dụng để tung hàng hoặc tái tung hàng. Ví dụ: TVC của OMO tẩy sạch vết bẩn cứng đầu.
  • Loyalty (Mục tiêu củng cố lòng trung thành của thương hiệu): TVC xây dựng độ nhận biết thương hiệu nhưng ở mức độ cao hơn, tập trung vào các lợi ích cảm tính, củng cố định vị, qua đó tạo sự gắn kết với NTD nhiều hơn. Ví dụ: TVC của OMO làm nhiều việc tốt vào dịp Tết, không hề nói đến tính năng tẩy sạch vết bẩn lý tình.

Mục tiêu Promotion: Promotion TVC là những TVC làm về khuyến mãi của thương hiệu.

Dù mục tiêu quảng cáo TV ở mức độ nào thì vẫn phải thỏa mãn các điều kiện:

  • Tăng Penetration (mức độ thâm nhập): Khuyến khích Trial (mua thử lần đầu)
  • Tăng Choice/ Loyalty (trung thành thương hiệu): Chuyển đổi người tiêu dùng, tấn công hoặc phòng thủ
  • Tăng Frequency & Consumption (tần suất và lượng tiêu thụ): Giáo dục NTD

Mục tiêu quảng cáo TV

3. Các loại hình quảng cáo TV

Theo đó, có 5 loại hình quảng cáo trên TV, gồm có :

TV Commercials/ TVC

  • Hình thức phổ cập và quen thuộc nhất của quảng cáo TV
  • Video phát trước giờ chiếu phim cũng được coi là một đoạn TVC

Product Placement in TV series or movies

  • Đặt quảng cáo trong các bộ phim

Program/ Game Show Sponsorship

  • Tài trợ Gameshow, Show truyền hình

Self-introductory Ad

News Brief

  • Tin tức thời sự ngắn có kèm sự kiện
  • Độ phủ tốt nhưng nội dung ngắn, hình ảnh chất lượng không cao do nhà đài tự sản xuất

Cùng với loại hình quảng cáo TV, mỗi đoạn quảng cáo TV cũng sẽ có những độ dài khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền thông của thương hiệu. Một số định dạng độ dài quảng cáo TVC có thể kể đến như:

  • TVC 60s trở lên: Dịp đặc biệt; có một Viral Story để kể
  • TVC 30s: Dạng chuẩn, được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường. Độ dài chuẩn đủ để truyền tải cho khán giả nội dung và thông điệp. Đơn vị báo giá chuẩn trên truyền hình
  • TVC 15s: Dùng để nhắc lại TVC 30s nhưng mất ít tiền hơn. Chạy 1 thời gian TVC 30s, sau đó chạy TVC 15s để tiết kiệm ngân sách
  • TVC 5s: Nhắc nhở người dùng về thương hiệu chứ không dùng để xây dựng thương hiệu mới. Nghĩa là NTD đã hiểu biết về thương hiệu

Các loại hình quảng cáo TV

Như vậy, bài viết đã nếu tổng quan về bản chất kênh TV – một kênh truyền thông đại chúng có từ lâu đời với mức độ ảnh hưởng rất lớn; cùng với đó là 5 loại hình quảng cáo TV phổ biến nhất cũng như các định dạng độ dài TVC thường thấy hiện nay. Cùng với các loại hình quảng cáo khác như báo chí (Print) hay ngoài trời (OOH), quảng cáo TV tương lai sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Digital.

Xem thêm: 5 loại hình quảng cáo báo chí và bản chất kênh báo chí

5/5 – ( 1 bầu chọn )

Source: https://vh2.com.vn
Category : Truyền Thông