Hướng dẫn cách làm cơm cháy tương hột kho quẹt ngon đơn giản dễ làm Cơm cháy tương hột kho quẹt là món chay vô cùng thơm ngon. Cùng Bách...
Giáo trình Văn hóa ẩm thực.pdf (Văn hóa ẩm thực) | Tải miễn phí
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
96
783 KB
13
176
4.9 (
21 lượt)
96783 KB13
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 96 trang, để tải xuống xem rất đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Xem thêm: Lễ hội văn hóa ẩm thực Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 7
Chủ đề tương quan
Tài liệu tương tự
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU
Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao
gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn
giản, đạm bạc đến cầu kỳ, mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm
thực ở một đất nước hay một vùng miền nào đó thì phải nói đến đặc điểm tình hình
sau đó mới có thể nêu được bản sắc văn hóa của từng dân tộc hay từng vùng miền
cụ thể.
Văn hóa ẩm thực là văn hóa phi vật thể, việc nhấn mạnh những nét tinh tế về
phong cách và thẩm mỹ là điều không thể không quan tâm, nhưng khi đề cập đến
món ăn mà không giới thiệu đặc điểm của nguyên liệu, và nói qua ít nhiều cách chế
biến.
Ăn uống đó là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả
mọi người, từ xưa khi các công cụ để sản xuất ra lương thực thực phẩm chưa ra đời
thì con người đã săn bắn hái lượm để phục vụ nhu cầu sinh sống và để tồn tại. Dần
dần khi xã hội phát triển thì nhu cầu ăn của con người cũng phát triển theo và đến
ngày này ăn uống không chỉ đơi thuần là nhu cầu ăn uống của con người nữa mà nó
còn là thể hiện thính thẩm mỹ trong từng món ăn. Hiện nay trong những món ăn
còn thể hiện được đẳng cấp và địa vị trong xã hội. Văn hóa đó không chỉ thể hiện ở
các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa điêu khắc mà nó thể hiện ngay trong ẩm thực.
Giáo trình “ Văn hóa ẩm thực” ra đời nhằm cung cấp cho người học một số
kiến thức cơ bản nhất, phổ biến nhất về văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng như các
nền văn hóa ẩm thực quan trọng đối với du lịch Việt Nam như văn hóa ẩm thực
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước khu vực Tây
Á, Pháp, Anh, Mỹ, Nga.
Nghiên cứu giáo trình này, người học có thể bổ sung hoàn thiện thêm kiến
thức về tôn giáo trên thế giới, một số quan niệm tôn giáo về ẩm thực và một số hình
thức ẩm thực tôn giáo.
Lần đầu tiên giáo trình này được biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự
đóng góp nhiều hơn nữa của các bạn đọc gần xa để giáo trình này được chỉnh sửa,
bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
http://www.ebook.edu.vn
MỤC LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA, VĂN HÓA ẨM
THỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI ………………………………………………… 1
1.1. Khái quát chung về các nền văn hóa ẩm thực lớn trên thế giới ……………………. 1
1.1.1 Khái niệm về văn hóa ………………………………………………………………………….. 1
1.1.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực ……………………………………………………………… 2
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực ………………………………………………. 3
1.2.1 Vị trí, địa lý ……………………………………………………………………………………….. 3
1.2.2 Khí hậu ……………………………………………………………………………………………… 3
1. 2.3 Lịch sử ……………………………………………………………………………………………… 4
1. 2.4 Kinh tế ……………………………………………………………………………………………… 4
1. 2.5 Tôn giáo …………………………………………………………………………………………… 4
1.2.6 Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch …………………………………………………….. 5
1.3 Ẩm thực trong xu hướng hội nhập …………………………………………………………… 5
1.3.1 Hội nhập ẩm thực Á – Âu ……………………………………………………………………… 5
1.3.2 Xu hướng chung …………………………………………………………………………………. 6
Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM ……………………………….19
2.1 Khái quát về Việt Nam …………………………………………………………………………. 19
2.1.1 Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………………………….. 19
2.1.2 Điều kiện xã hội ……………………………………………………………………………….. 21
2.2 Văn hoá ẩm thực Việt Nam truyền thống ………………………………………………… 22
2.2.1 Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu………………………………… 22
2.2.2 Một số nét văn hoá ẩm thực của dân tộc thiểu số tiêu biểu ……………………… 27
2.2.3 Văn hoá ẩm thực ba miền …………………………………………………………………… 30
Chương 3: MỘT SỐ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI
DU LỊCH VIỆT NAM……………………………………………………………41
3.1 Trung Quốc ………………………………………………………………………………………… 41
3.1.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 41
3.1.2 Văn hoá ẩm thực Trung Quốc …………………………………………………………….. 41
3.2 Nhật Bản ……………………………………………………………………………………………. 47
3.2.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 47
3.2.2 Văn hoá ẩm thực Nhật Bản ………………………………………………………………… 49
3.3 Hàn Quốc …………………………………………………………………………………………… 51
3.3.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 51
3.3.2 Văn hoá ẩm thực Hàn Quốc ……………………………………………………………….. 53
3.4 Cam pu chia………………………………………………………………………………………… 55
3.4.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 55
3.4.2 Văn hoá ẩm thực Cam pu Chia …………………………………………………………… 56
3.5 Thái Lan …………………………………………………………………………………………….. 59
3.5.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 59
http://www.ebook.edu.vn
3.5.2 Văn hoá ẩm thực Thái Lan …………………………………………………………………. 59
3.6 Lào…. ………………………………………………………………………………………………… 62
3.6.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 63
3.6.2 Văn hoá ẩm thực Lào ………………………………………………………………………… 63
3.7. Singapo ……………………………………………………………………………………………… 65
3.7.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 65
3.7.2 Văn hoá ẩm thực Singapo…………………………………………………………………… 66
3.8. Pháp .. ………………………………………………………………………………………………….67
3.8.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 67
3.8.2 Văn hoá ẩm thực Pháp ………………………………………………………………………. 67
3.9 Anh… …………………………………………………………………………………………………. 70
3.9.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………….. 70
3.9.2 Văn hoá ẩm thực Anh ………………………………………………………………………… 71
3.10 Mỹ …………………………………………………………………………………………………….72
3.10.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………… 72
3.10.2 V ăn hoá ẩm thực M ỹ ……………………………………………………………………… 76
3.11 Nga.. ………………………………………………………………………………………………… 77
3.11.1 Khái quát chung ……………………………………………………………………………… 78
3.11.2 Văn hoá ẩm thực Nga ………………………………………………………………………. 78
Chương 4: ẨM THỰC VÀ TÔN GIÁO…………………………………………………….. 80
4.1 Đạo phật …………………………………………………………………………………………….. 80
4.1.1 Sơ lược về đạo Phật ………………………………………………………………………….. 80
4.1.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống theo phật giáo…………………………………………. 82
4.2 Hồi giáo ……………………………………………………………………………………………… 84
4.2.1 Sơ lược về Hồi giáo …………………………………………………………………………… 84
4.2.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống theo Hồi giáo ………………………………………….. 86
4.3 Đạo Do Thái ……………………………………………………………………………………….. 88
4.3.1 Sơ lược về đạo Do Thái ……………………………………………………………………… 88
4.3.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống theo đạo Do Thái. ……………………………………. 88
4.4 Hin đu giáo …………………………………………………………………………………………. 89
4.4.1 Sơ lược về Hin đu giáo ………………………………………………………………………. 89
4.4.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống theo đạo Hin Đu ……………………………………… 91
http://www.ebook.edu.vn
http://www.ebook.edu.vn
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA, VĂN HÓA
ẨM THỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1.1.
Khái quát chung về các nền văn hóa ẩm thực lớn trên thế giới
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
* Định nghĩa văn hoá
Trong tiếng Việt, văn hoá là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng tạo của con
người, nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có
thể hiểu văn hoá như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi
trong lý lịch công chức của mình.
Khi nói về vấn đề văn hoá, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan
điểm khác nhau định nghĩa về văn hoá. Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn
hoá là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hoá là do con người sáng tạo
ra, thông qua các hoạt động của chính mình.
Theo quan niệm của UNESCO ( Uỷ ban giáo dục, khoa học và văn hoá của
Liên hợp quốc có nêu: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm
người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín
ngưỡng” (1982)
Theo các nhà nghiên cứu, văn hoá gồm hai mảng chính: Văn hoá vật chất
(hay văn hoá vật thể), và văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể). Trong quá trình
hoạt động sống, con người đã tạo nền nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác
động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần tuý, như việc con
người biết chế tác công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dùng nhà
ở, cầu đường giao thông, đền đài, thành quách, đình chựa, miếu mạo…còn văn hoá
tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng
xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tự
nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hoá, lịch sử, nghệ
thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lề hội và các hoạt động văn hoá khác vô cùng
phong phú, sinh động.
* Đặc điểm của văn hóa:
Từ cách hiểu văn hoá như trên, chúng ta thấy văn hoá gồm một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì
không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá là
đặc trưng cơ bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn
http://www.ebook.edu.vn
1
bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự
thích nghi một cách chủ động, và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn
hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.
Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không
phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phự hợp với
giá trị chân – thiện – mỹ.
Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không
chỉ riêng là sản phẩm tinh thần.
Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường ta
nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá.
1.1.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực
* Khái niệm ẩm thực:
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là nhu
cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…,
nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh
thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử…nên đã có những thức ăn, đồ uống khác
nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau…từ đã hình thành những tập quán,
phong tục về ăn uống khác nhau.
Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lý do đã, để giải quyết nhu cầu
ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái lượm
được. Đã là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên
đã là bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp
vệ sinh hơn, có văn hoá hơn” âu khi phát hiện ra lửa và duy trỡ được lửa. Từ đây,
một tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời
sống của con người. Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những
tiến bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến
đến giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ăn uống của con người đã chịu
nhiều sự chi phối của hoàn cảnh mụi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.
Những yếu tố chi phối này sẽ được nghiên cứu sâu hơn ở chương 2 “tập quán và
khẩu vị ăn uống”
Từ cách hiểu văn hoá và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải
xem xét ở hai góc độ: Văn hoá vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hoá tinh thần
(là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý
nghĩa, biểu tượng, tâm linh…của các món ăn đã). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã
từng núi “Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn là văn hoá tận dụng môi trường tự
nhiên của con người”.
http://www.ebook.edu.vn
2
* Khái niệm văn hoá ẩm thực là một khái niệm phức tạp và mới mẻ. Chúng
ta có thể hiểu văn hoá ẩm thực như sau:
Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;
những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiên kỵ trong ăn uống;
những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ tthuật, thẩm mĩ
trong các món ăn; cách thưỏng thức món ăn…
Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hoá ẩm thực.
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình
– xã hội. Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “ăn ngon mặc
đẹp”. Trong ba cái thú “Ăn – Chơi – Mặc” thì cái ăn được đặc lên hàng đầu. Ăn trở
thành một nét văn hoá, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nột văn hoá
ẩm thực của dân tộc mình.
Ở các nước trên thế giới, việc ăn uống cũng có những nét riêng biệt thể hiện văn
hoá riêng của từng nước, từng khu vực. Các chương sau sẽ giúp chúng ta thấy được
những nét riêng biệt đã.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực
1.2.1 Vị trí, địa lý
Sự ảnh hưởng của vị trí địa lý thể hiện theo xu hướng:
– ở vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ,
đường sông, đường bộ, đường không…khẩu vị ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn:
nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú các món ăn đa dạng, khẩu
vị mang sắc thái nhiều vùng khác nhau.
– Đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế
biến và kết cấu bữa ăn
+ Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là thuỷ hải sản. Nhật
bản là quốc gia xung quanh bốn bề là biển, các món ăn của người Nhật chủ yếu là
hải sản và bữa ăn của họ không bao giờ thiếu món cá, Nhật là một nước tiêu thụ
nhiều cá nhất trên thế giới
+ Những vùng nằm sâu trong lục địa, vùng núi… sử dụng ít thuỷ sản và
ngược lại họ dùng nhiều món ăn được chế biến từ động vật trên cạn: thịt gia súc,
gia cầm, chim thú rừng…
1.2.2 Khí hậu
– Vùng khí hậu có nhiệt độ càng thấp thì sử dụng càng nhiều thực phẩm động
vật, giàu chất béo, phương pháp chế biến phổ biến là quay, nướng hầm, các món ăn
đặc, nóng, ít nước và ăn nhiều bánh
http://www.ebook.edu.vn
3
– Vùng khí hậu nóng: Dùng nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu
có nguồn gốc từ thực vật, tỉ lệ thịt chất béo trong món ăn ít hơn. Phương pháp chế
biến phổ biến là xào, luộc, nhúng, trần, nấu… các món ăn thường nhiều nước có
mùi vị mạnh: rất thơm, rất cay…
1. 2.3 Lịch sử
Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua một số điểm có tính quy luật sau:
– Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ
truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc.
– Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế
biến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
– Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: càng bảo thủ thì tập quán và
khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp.
1. 2.4 Kinh tế
– Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa
dạng, được chế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và có tính khoa học hơn.
Ngược lại những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các
món ăn đa phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của
họ đơn giản, các món ăn ít phong phú và thể hiện đậm nét dân dã
– Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú,
phải được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ
cao, ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng.
Đồng thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ với những nền văn hoá ăn uống mới.
– Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp
năng lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ
chất và trong trường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp
mang tính bảo thủ.
– Những người hay đi du lịch: bản chất của họ là những người ham tìm hiểu,
ưa mạo hiểm. Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao,
họ lại là những người rất cởi mở và rất thích thú đãn nhận và thưởng thức những
nền văn hoá ăn uống mới.
1. 2.5 Tôn giáo
Đây là yếu tố khá quan trọng, có những tôn giáo có những quy định ảnh
hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia.
– Tôn giáo sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì ảnh hưởng nhiều đến tập
quán và khẩu vị ăn uống.
http://www.ebook.edu.vn
4
– Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đã lại
dùng thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị, từ đã
tạo ra tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó.
– Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc. Đạo hồi có
khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi là quốc đạo và
họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ
gây kích thích, gây nghiện khác.
1.2.6 Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch
Ẩm thực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh du lịch ở bất
cứ nơi đâu và bất cư thời điểm nào.
Du lịch giúp bảo vệ nền văn hóa ăn uống cổ truyền của dân tộc qua các
chương trình tham quan du lịch như một biện pháp tuyên truyền, quảng bá nền văn
hóa nước nhà, làm cho các nhân viên trong ngành ăn uống cảm thấy tự hào và
không ngừngng tìm tòi, chế biến nhiều món ăn mới lạ phục vụ du khách.
1.3 Ẩm thực trong xu hướng hội nhập
1.3.1 Hội nhập ẩm thực Á – Âu
– Khuynh hướng quốc tế hoá về mặt tập quán và khẩu vị ăn uống: từ kiểu ăn
cho đến món ăn, nguyên liệu.
Số lượng người sử dụng dao, dĩa để ăn tăng lên, khẩu vị và món ăn có sự
giao lưu mạnh mẽ, nhiều loại thực phẩm, món ăn không cònlà đặc sản độc đáo của
riêng quốc gia hay một châu lục nào.
Ví dụ: Người Châu Á cũng biết ăn bơ, phomát, bíttết…Người Châu Âu cũng
biết ăn mắm, phở, bún…
– Văn hóa ăn uống truyền thống riêng của mỗi dân tộc ngày càng bị phai
nhạt, nhiều nơi, nhiều quốc gia chỉ còn tồn tại trong các lễ hội truyền thống dân tộc
hoặc các dịp chiêu đãi đặc biệt.
– Sự giao lưu hoà nhập về kỹ thuật chế biến, nguyên liệu, gia vị ngày càng
tăng, xu hướng Âu ngày càng thịnh hành.
– Bữa ăn công việc ngày càng phổ biến với những xuất cơm hộp, xuất ăn
nhanh, thức ăn đãng gói, đồ uống đãng chai…
– Khuynh hướng tâm linh – triết học trong văn hoá ẩm thực Việt Nam. Ở
nước ta từ xưa đến nay, ta nhận ra một điều là họ đã biết ăn. Biết ăn để nuôi sống
mình là điều tất nhiên, nhưng có cái lạ là họ lại biết ăn đúng, ăn ngon, và ăn đẹp.
Ăn đúng nghĩa là ăn các thức ăn đủ chất, ăn thứ nọ kèm thứ kia, ăn đúng còncó
nghĩa là họ biết ăn vào lúc nào, ăn thức ăn gì vào mựa nào, thức ăn gì phải chế biến
đun nấu ra sao. Ăn ngon là ăn thứ nào cho hợp khẩu vị, ăn những thức ăn gì, gia
http://www.ebook.edu.vn
5
giảm thế nào để có chất lượng cao. Ăn sao cho đẹp, cho thoả món cả vị giác, khứu
giác, thị giác, thớnh giác…Đạt trình độ như thế phải có một trình độ văn hoá rất
cao.
1.3.2 Xu hướng chung
Cùng với khuynh hướng hội nhập chung vào các trào lưu trên thế giới mà
đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá như: Âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh…văn hoá ăn uống
cũng hoà vào quá trình hội nhập chung đó. Bởi vì để duy trì sự sống thì ăn uống
luôn là việc quan trọng số một. Tuy nhiên, quan niệm của con người về chuyện này
thì khôngphải ai cũng giống ai. Có những dân tộc coi chuyện ăn là chuyện
bìnhthường, đơn giản không đáng nói, nhưng lại coi chuyện ăn uống là thước đo để
đánh giá phẩm hạnh của một con người.
Dân tộc Việt Nam đánh giá tính nết của người phụ nữ thông qua việc sắp xếp, nấu
nướng trong bếp “Trông bếp biết nếp đàn bà”. Trong tính hiện thực của nó thì
người Việt Nam đánh giá việc ăn uống rất quan trọng “Có thực mới vực được đạo”.
Nú quan trọng tới mức, trời cũng không dám xâm phạm “Trời đánh còn tránh
miếng ăn”.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học công
nghệ…cuộc sống hàng ngày bị cuốn hút vào công việc và nếp sống công nghiệp
được hình thành. Con người luôn khẩn trương vội vó, tiết kiệm thời gian…và nhu
cầu ăn và phục vụ ăn nhanh, kịp thời cũng được hình thành theo với rất nhiều nhà
hàng, khách sạn phục vụ đồ ăn nhanh, sẵn sàng phục vụ khi khách hàng có nhu cầu.
Mặt khác, du lịch đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc
sống của con người ở mọi châu lục và ngày nay phát triển góp phần đẩy mạnh giao
lưu văn hoá nói chung, trong đã có cả sự giao lưu về nếp sống, về thói quen…và cả
văn hoá ẩm thực. Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn đã là văn hoá tận dụng môi
trường tự nhiên. Cho nên, sẽ không có gì ngạc nhiênkhi dâncư các nền văn hoá gốc
du mục lại thiên về ăn thịt, còntrong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc
lộ rất rừ dấu ấn của “truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước”.
– Trong thời kỳ kinh tế thị trường, cuộc sống ngày một nâng cao. Do vậy nhu
cầu đũi hỏi ai cũng muốn ăn ngon. Một bữa ăn ngon làm người ta phấn khởi, thích
thú nhưng đào tạo người nấu ăn, có chế độ thích hợp và chính sách rõ ràng, có
trang thiết bị phục vụ cần thiết để phục vụ ăn đỡ vất vả đến nay vẫn chưa được chú
trọng đúng mức và cũng đang là một nhu cầu đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Cho
nên trong giai đoạn mới hiện nay, chúng ta cần nhanh chóng cải tiến cơ cấu và tổ
chức ăn để góp phần cải thiện đời sống, tăng cường sức khoẻ và năng suất lao động
của mọi người.
Một bữa ăn hợp lý là một bữa ăn trước hết phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng,
đủ chất, các thực phẩm ăn vào trong người phải sạch, không độc, không có vi
http://www.ebook.edu.vn
6
Source: https://vh2.com.vn
Category: Ẩm Thực