Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh trường học
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh trường học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, công tác vệ sinh trường học rất quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh trong trường học nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Việc làm tốt vệ sinh trường học sẽ tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh có ý thức và trách nhiệm tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra nó có sức lan tỏa tới cộng đồng. Vì mỗi học sinh là một thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đến với mọi người. Từ thực tế công tác chỉ đạo vệ sinh môi trường của trường Tiểu học Trần Quốc Toản nói riêng, trong các trường học nói chung trong những năm trước đây cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh trường học còn hạn chế. Ý thức tự giác trong hoạt động bảo vệ môi trường của các em chưa cao. Nó có phần ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất phục vụ vệ sinh trường học còn hạn chế. Một số trường (đặc biệt là phân hiệu của các trường) không có nhà vệ sinh để sử dụng, hay công trình vệ sinh bị xuống cấp làm cho môi trường bị ô nhiễm. Rác thải hàng ngày được vứt bừa bãi, không được xử lý. Bản thân tôi rất trăn trở, tìm giải pháp chỉ đạo nhà trường làm tốt công tác vệ sinh trường học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, giáo viên cũng như cộng đồng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh trường học" để nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp trong việc chỉ đạo công tác vệ sinh ở nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1. Mục tiêu - Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác vệ sinh ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, từ đó đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo hoạt động công tác vệ sinh trong nhà trường đạt hiệu quả. - Từ việc chỉ đạo tốt công tác vệ sinh trường học nhằm tạo môi trường trường học trong lành, thân thiện, hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên. 2.2. Nhiệm vụ - Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác vệ sinh của nhà trường. Từ đó đưa ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo công tác vệ sinh nhà trường qua các việc làm cụ thể. - Tạo sự ảnh hưởng tốt về công tác tuyên truyền đến cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. - Tạo được sự đồng thuận và cồng đồng trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ nhà trường xây dựng và tu sửa công trình vệ sinh nước sạch. 3. Đối tượng nghiên cứu: Chỉ đạo công tác vệ sinh trong trường học. 4. Giới hạn của đề tài: Công tác vệ sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2015- 2016, 2016- 2017 và 2017- 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Công tác vệ sinh là điều rất cần thiết đối với mỗi trường học nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho trường học và mang đến không gian học tập sạch sẽ, thoáng mát cho học sinh trong quá trình theo học tại trường. Hiện nay công tác vệ sinh trường học ngày càng được đề cao bởi học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ cần được chăm sóc và bảo vệ một cách toàn diện nhất. Hơn thế nữa, trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên nếu làm tốt công tác vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cũng có nghĩa là làm tốt các công tác giáo dục khác như Đức - Trí - Thể - Mỹ. Từ đó có thể thấy công tác vệ sinh trường học là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi trường học hiện nay nếu muốn nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vệ sinh trường học luôn luôn là vấn đề nóng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội bởi hiện nay không ít trường học đang trong tình trạng mất vệ sinh, đặc biệt là khu vực vệ sinh luôn bốc mùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của học sinh. Do đó hơn lúc nào hết, vấn đề vệ sinh trường học đang được Bộ Y Tế đề cao để đảm bảo mang đến không gian học tập sạch đẹp, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh cho học sinh khi đến trường. Cụ thể, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/200 về việc ban hành quy định về vệ sinh trường học. Một số quy định cụ thể như sau: Yêu cầu vệ sinh trường học: không gian xung quanh trường phải đảm bảo vệ sinh, không có rác bẩn, cảnh quan luôn sạch đẹp... Yêu cầu vệ sinh phòng học: dọn vệ sinh phòng học trước giờ học 20 phút, đảm bảo không khí phòng học luôn thoáng mát, không có mùi hôi Yêu cầu vệ sinh phòng vệ sinh: lau chùi phòng vệ sinh thường xuyên, đảm bảo luôn khô thoáng, không có mùi hôi. Vệ sinh trường học là một nội dung được Đảng, Nhà nước cũng như toàn Ngành quan tâm. Hàng năm nguồn ngân sách Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng, nâng cấp các công trình vệ sinh nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa tiêu chí đánh giá công trình vệ sinh nhà trường vào kiểm định chất lượng và xây dựng trường Chuẩn quốc gia. Điều đó cho thấy công tác vệ sinh trường học là nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường phải quan tâm. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã thuần nông cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 đến nay đã trải qua gần 29 năm xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Cơ sở vật chất nói chung, các công trình vệ sinh nói riêng còn nhiều thiếu thốn, tạm bợ. Nhân dân làm nghề nông, đời sống còn nghèo khó nên việc huy động sự đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất không thể thực hiện được. Thời gian gần đây, kinh tế địa phương có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối khang trang. Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường, năm 2012 trường đã được công nhận Trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Hiện nay trường có 2 điểm trường với 15 lớp, 334 học sinh học 2 buổi/ngày. 2.2. Những ưu điểm của công tác vệ sinh nhà trường từ năm học 2014- 2015 trở về trước - Về cơ sở vật chất Nhà trường đã có công trình vệ sinh tại 2 điểm trường. Công trình vệ sinh gồm 4 phòng dùng chung cho giáo viên và học sinh. Hệ thống nước phục vụ công trình vệ sinh tương đối đảm bảo. - Về công tác vệ sinh trường lớp Nhà trường tổ chức cho học sinh lao động nhặt rác trong khuôn viên Lau dọn nhà vệ sinh - Hiệu quả đạt được của công tác vệ sinh Đa số học sinh đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung 2.3. Những hạn chế - Cơ sở vật chất + Công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng + Phòng vệ sinh còn dùng chung giữa nam và nữ, giữa giáo viên và học sinh, gây bất tiện. + Thùng rác các lớp, nhà trường chưa có nên học sinh còn xả rác bừa bãi. + Chưa có xà phòng để cho học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh. - Công tác chỉ đạo + Kế hoạch chỉ đạo lao động vệ sinh của nhà trường chưa kịp thời, chưa thường xuyên. + Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được chú trọng - Công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng chưa tốt, chưa huy động được nhiều từ sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh. Vì vậy không có kinh phí thuê nhân công lau dọn vệ sinh, học sinh phải tự thực hiện công việc này. Hình ảnh công trình vệ sinh khi chưa thực hiện đề tài Tường, mái nhà, cửa bị hư hỏng Một số phòng vệ sinh bị hư hỏng, bỏ hoang, không sử dụng do không có kinh phí tu sửa 3. Nội dung và hình thức của giải pháp : a) Mục tiêu của giải pháp Việc chỉ đạo công tác vệ sinh ở trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Nó nhằm mục đích: - Thay đổi hành vi, ý trhức và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn vệ sinh và môi trường. - Tạo môi trường sạch sẽ, thân thiện thu hút học sinh đến trường. - Thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong công tác vệ sinh trường học. Về hiệu quả mang lại: - Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh tốt, rèn cho các em thói quen nhặt rác thường xuyên, không vứt rác bừa bãi. - Biết sử dụng công trình vệ sinh đúng cách; đi vệ sinh biết dội nước, biết giữ gìn vệ sinh chung. - Tạo trách nhiệm từ cha mẹ học sinh trong việc đóng góp kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất, xây dựng các công trình vệ sinh nói riêng, cơ sở vật chất nói chung cho nhà trường. - Bảo vệ và làm cho môi trường sạch sẽ, thân thiện. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. - Công tác tham mưu( Xin chủ trương và hỗ trợ của cấp trên) + Hàng năm, vào dịp hè, nhà trường rà soát cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch và tham mưu với Hội đồng Nhân dân, UBND xã xin chủ trương huy động cha mẹ học sinh đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất. Đầu mỗi năm tài chính, nhà trường lập tờ trình xin sự hỗ trợ ngân sách từ UBND huyện để xây dựng cơ sở vật chất, công trình vệ sinh. - Công tác phối hợp, huy động sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh + Cuối mỗi năm học, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh, xin đóng góp để tu sửa và xây dựng công trình vệ sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học. + Đóng góp để thuê nhân công quét dọn vệ sinh hàng tháng Kinh phí chi thường xuyên của nhà trường hàng năm không đủ để thực hiện các hoạt động nên nhà trường đã huy động sự đóng góp cử cha mẹ học sinh để thuê nhân công làm công việc quét dọn trường lớp, công trình vệ sinh hàng tháng. Vì vậy trường lớp luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát. Học sinh không phải thực hiện lau dọn nhà vệ sinh như trước đây. Việc thực hiện xây dựng và tu sửa các công trình vệ sinh cần : + Dân chủ, công khai( Bàn bạc thống nhất với Chi bộ, các đoàn thể, hội đồng trường, CMHS) Việc huy động đóng góp cũng như xây dựng cơ sở vật chất đều được nhà trường đưa ra bàn bạc công khai trước hội đồng sư phạm và đặc biệt là xin ý kiến đồng thuận của cha mẹ học sinh trong cuộc họp cha mẹ học sinh các lớp và Đại hội cha mẹ học sinh đầu năm. + Coi trọng chất lượng công trình( Giám sát của CMHS) Để tạo lòng tin và đạt hiệu quả huy động đóng góp lâu dài, nhà trường rất coi trọng vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường giám sát các công trình xây dựng có nguồn đóng góp từ cha mẹ học sinh. Chính vì vậy mà chất lượng công trình luôn luôn tốt, cha mẹ học sinh yên tâm vì việc đóng góp của họ là xứng đáng và đạt được kết quả như mong muốn. - Tranh thủ tham gia dự án Huyện Krông Ana năm 2017 được dự án Ngân hàng thế giới tài trợ xây dựng công trình vệ sinh nước sạch cho một số xã. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản được tài trợ tu sửa, nâng cấp công trình vệ sinh, nước sạch ; hỗ trợ công tác truyền thông và vật dụng vệ sinh. Đây là một thuận lợi cho nhà trường. Chính vì vậy nhà trường đã thực hiện các nội dung quy định của dự án rất tốt và đạt kết quả cao. - Công tác giáo dục và tuyên truyền + Tuyên truyền tới công chức viên chức và học sinh toàn trường Tranh tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng tại trường + Tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng Ngoài việc tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhà trường còn coi trọng việc tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng bằng các hình thức như treo băng rôn tuyên truyền, tuyên truyền trong các cuộc họp, buổi nói chuyện với cha mẹ học sinh. Và đặc biệt là mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tới cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh nơi ở, làng xóm Một số khẩu hiệu tuyên truyền trường thường dùng : “Chung tay xây dựng quỹ vệ sinh”, “Vui rửa tay với xà phòng và nước sạch”.v.v + Tổ chức các chương trình Phát thanh măng non Đây là một hoạt động thường xuyên của Liên đội. Hàng tuần Liên đội viết bài và phát thanh tuyên truyền để toàn thể học sinh nhà trường được nghe. Các bài tuyên truyền có nội dung như một số quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường, tình hình và tác hại của việc xả rác bừa bài gây ô nhiễm, các căn bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên, những tấm gương điển hình trong việc bảo vệ môi trường .Từ đó nhắc nhở các em có hành động đúng để môi trường được sạch đẹp, trong lành có ích cho cuộc sống của nhân loại. + Tham gia hoạt động tuyên truyền, tham gia buổi tuyên truyền vệ sinh nước sạch toàn xã Hình ảnh học sinh của trường tham gia văn nghệ bài Tay sạch bé ngoan trong buổi tuyên truyền Vệ sinh nước sạch toàn xã năm 2017 Học sinh và CCVC tham gia buổi Truyền thông Vệ sinh, nước sạch toàn xã năm 2017 Tranh tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng tại trước trường - Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh Công tác lao động vệ sinh được giao cho đồng chí Phó Hiệu trưởng chỉ đạo. Hàng tháng, hàng tuần xây dựng kế hoạch chỉ đạo các lớp nhặt giấy, rác trong khuôn viên và vườn hoa nhà trường, Trang bị cho các lớp thùng rác Thân thiện và thùng rác chung toàn trường. Việc tổ chức cho các em lao động vệ sinh mỗi tuần 2 lần tạo cho các em thói quen và biết yêu lao động. Qua việc nhặt rác dọn vệ sinh giáo dục các em biết giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Hình ảnh học sinh làm vệ sinh nhặt rác trước khuôn viên nhà trường Hình ảnh học sinh làm vệ sinh nhặt rác trong khuôn viên nhà trường - Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp + Tập dân vũ múa hát sân trường bài « Tay sạch bé ngoan » Đây là một hoạt động thường xuyên của Liên đội được thực hiện vào đầu các buổi học. Qua bài dân vũ, các em được lồng ghép tuyên truyền giáo dục vừa rèn luyện thân thể, sức khỏe tốt; hướng dẫn các em rửa tay bằng xà phòng đúng cách và thường xuyên, bỏ giấy đúng nơi quy định sau khi đi vệ sinh. Vì vậy các em cảm thấy rất thích thú, bổ ích. Bài dân vũ « Tay sạch bé ngoan » được học sinh thực hiện vào đầu buổi học + Tổ chức các trò chơi, cuộc thi có nội dung giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kết hợp Đoàn, Đội tổ chức một số trò chơi có nội dung giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường vào dịp đầu tuần, cuối tuần trong giờ hoạt động tập thể. Các trò chơi này các em rất thích thú và tham gia nhiệt tình. Vì vậy việc giáo dục và tuyên truyền đạt hiệu quả cao. - Tham gia các phong trào cấp trên tổ chức + Vừa qua, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, nhà trường tham gia cuộc thi « Sáng tạo vật dụng vệ sinh trường học » và đạt giải C cấp huyện. Mô hình Thùng rác thân thiện của trường tham gia dự thi c) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng - Về cơ sở vật chất Từ những giải pháp trên, trong 2 năm qua nhà trường đã huy động cha mẹ học sinh đóng góp để xây mới và tu sửa công trình vệ sinh như sau: Năm học 2015- 2016: - Xây mới 2 phòng vệ sinh cho giáo viên, tu sửa 2 phòng vệ sinh cho học sinh tại trường chính. Số tiền huy động: UBND huyện hỗ trợ 240 000 000đ( hai trăm bốn mươi triệu đồng), cha mẹ học sinh đóng góp 89 000 000đ( Tám mươi chín triệu đồng). - Cha mẹ học sinh đóng góp 10 000 00đ( Mười triệu đồng) để thuê nhân công dọn vệ sinh. Năm học 2016- 2017: - Tu sửa 2 phòng vệ sinh cho giáo viên và 2 phòng vệ sinh cho học sinh tại phân hiệu Ea Chai. Số tiền huy động từ cha mẹ học sinh 75 000 000đ( Bảy mươi lăm triệu đồng). - Cha mẹ học sinh đóng góp 10 000 00đ( Mười triệu đồng) để thuê nhân công dọn vệ sinh. Môi trường trường lớp: Trường lớp sạch đẹp, thoáng mát. - Hình ảnh công trình vệ sinh sau khi thực hiện đề tài - Ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh Từ khi được giáo dục, tuyên truyền tốt, các em đã có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường trường lớp, không còn hiện tường xả rác bừa bãi. Sau khi đi vệ sinh đã biết biết dội nước, bỏ giấy đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh tật bảo vệ sức khỏe. Học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh - Đối với cha mẹ học sinh: đánh giá rất cao đến công tác giáo dục của nhà trường, đồng thuận với nhà trường trong các công tác phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận: Công tác vệ sinh trường học là một phần không thể thiếu trong công tác giáo dục. Nó là một phần rất quan trọng của công tác giáo dục. Chúng ta đang xây dựng trường học thân thiện, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh thì việc xây dựng một môi trường học tập sạch sẽ, khang trang là hết sức cần thiết. Trường lớp sạch đẹp, thân thiện thì mới thu hút học sinh đến trường. Từ đó góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy học. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản trong những năm học gần đây đã không còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt cao, chất lượng giáo dục ngày một đi lên nhờ một phần lớn sự coi trọng chỉ đạo của nhà trường trong công tác vệ sinh trường học. Từ một môi trường học tập thân thiện đã tạo cho các em trở thành những con người thân thiện. Nó đã thực sự là một địa điểm bổ ích và thu hút tất cả học sinh nhà trường. Vì thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. 2. Kiến nghị: Việc xây dựng các công trình vệ sinh và để duy trì hoạt động lâu dài, có hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện cần hỗ trợ thêm kinh phí để các trường tu sửa nâng cấp hàng năm. Krông Ana, tháng 3 năm 2018 Người viết sáng kiến Võ Văn Tính ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 1221/2000 ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ Ytế Về việc Ban hành quy định vệ sinh trường học . 3. Công văn số 1475/SGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện truyền thông, thay đổi hành vi vệ sinh, chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả. 4. Tài liệu hướng dẫnthực hiện chương trình “ Mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch” của Sở giáo dục và Đào tạo Đắc Lắc tháng 10/2017. 5. Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học các năm 2015- 2016; 2016- 2017; 2017- 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo. PHỤ LỤC PHỤ LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn của đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. PHẦN NỘI DUNG 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7 a) Mục tiêu của giải pháp 7 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7 c) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng 1 5 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo