Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS,Tiểu học- Hướng dẫn soạn và – Tài liệu text

Đăng ngày 19 February, 2023 bởi admin

Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT, THCS,Tiểu học- Hướng dẫn soạn và dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 64 trang )

TUYỂN TẬP TÀI LIỆU HAY, BÀI TẬP, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI
PHỔ THÔNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN-KHOÁ LUẬN-TIỂU LUẬN NHIỀU LĨNH VỰC KHOA HỌC

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC

1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời giới thiệu
Danh mục từ viết tắt
Giới thiệu chung
MODULE 1 : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
Hoạt động 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở trường trung học
Hoạt động 2: Xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
Hoạt động 3: Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường
trung học
MODULE 2 : ĐÁNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
Hoạt động 1: Xây dựng các tiêu chí cho các năng lực cần đánh giá trong
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học

Hoạt động 2: Xác định phương pháp và công cụ đánh giá
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Tìm hiểu cách viết tự đánh giá kết quả hoạt
động TNST của người học tham chiếu theo chuẩn năng lực

2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
TỪ/CỤM TỪ
1 Trải nghiệm sáng tạo
2 Giáo dục ngoài giờ lên lớp

VIẾT TẮT
TNST
GDNGLL

MODULE 1:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

Mục tiêu học tập:
Xác định được vai trò của HĐTNST đối với hình thành các
phẩm chất và năng lực chung cho bậc trung học
Xây dựng được yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục của
bậc trung học
Có kỹ năng xác định, phát triển chuẩn đầu ra, xác định hệ
thống yêu cầu cần đạt trong chương trình hoạt động trải
nghiệm sáng tạo của học sinh trên địa bàn cũng như trong

mỗi hoạt động cụ thể.
Dựa trên chuẩn đầu ra, có kỹ năng thiết kế, phát triển
chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

3

HOẠT ĐỘNG 1:
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Những đổi mới trong mục tiêu theo định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông là gì?
2. Mục tiêu của giáo dục qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
Điểm khác biệt so với các mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp?
3. Năng lực cần hình thành được cấu thành bởi yếu tố nào, bao gồm
những chỉ số hành vi và tiêu chí nào (chuẩn đầu ra hay yêu cầu cần
đạt)? Việc xác định tiêu chí của năng lực có ý nghĩa gì đối với dạy
học, giáo dục và đánh giá?
THÔNG TIN NGUỒN
I. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới và mục tiêu của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các
năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn
nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực
chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phổ thông; bước đầu phát triển những
tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở
nhằm phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần
trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và
năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; hình thành
nhân cách công dân trên cơ sở hoàn chỉnh học vấn
phổ thông nền tảng, khả năng tự học và phát huy
tiềm năng sẵn có của cá nhân để tiếp tục học trung
học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động.
Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm phát triển nhân cách
công dân trên cơ sở phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; duy trì, tăng cường
và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có
kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp
phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng
phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động.
4

2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
MỤC TIÊU CHUNG
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách, các năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng
như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo
dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC CƠ BẢN
Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến

lớp 9. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương
trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung
vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách,
những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực
tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động;
biết cách sống tích cực, khám phá bản thân,
điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc
sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học
sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ
bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Bậc tiểu học:
Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói
quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ
năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội.
Bậc THCS
Ở bậc trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối
sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân
biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công
dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục phát triển
thành tựu của giai đoạn trước, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm
phát triển các phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động; phát triển năng
lực sở trường, hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu
xã hội và yêu cầu của thị trường lao động…, từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm
nghề/nghề phù hợp với bản thân.
II. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
– Sống yêu thương: thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn,
bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá

của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con
người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…
– Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khó
khăn và biết hoàn thiện bản thân.
– Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham
gia hoạt động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng,
đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ
5

cương, quy định, hiến pháp và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã
hội.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
– Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự
giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; Lập
và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học
tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ
động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề,
thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa
chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần
thiết.
– Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện
được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm… và biết sáng tạo ra cái
đẹp.
– Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường;
biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.
– Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao
tiếp để đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia

giao tiếp.
– Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để
giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
– Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công
cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
– Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử
dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ
tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia
truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong định hướng
phát triển chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào đặc thù của hoạt động trải
nghiệm, căn cứ vào nghiên cứu tổng thuật các chương trình giáo dục quốc tế, căn
cứ các yêu cầu đối với năng lực chung đã được đề xuất, căn cứ vào kết quả khảo
sát trên nhóm mẫu và kết quả tọa đàm với chuyên gia, nhóm nghiên cứu rút ra các
mục tiêu cần thực hiện của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh những phẩm
chất và năng lực chung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng tới mục tiêu là một
số năng lực đặc thù sau:
a) Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia
hoặc thiết kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội; biết đóng
góp vào thành công chung; thể hiện tính tuân thủ với quyết định của tập thể
cũng như sự cam kết; trách nhiệm với công việc được giao, biết quản lý thời
gian và công việc cũng như hợp tác hoặc tập hợp, khích lệ… các cá nhân
tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người.
b) Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân: là khả năng tự phục vụ
6

và sắp xếp cuộc sống cá nhân; biết thực hiện vai trò của bản thân trong gia
đình (theo giới); biết chia sẻ công việc; biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và

phát triển kinh tế gia đình; biết tạo bầu không khí tích cực trong gia đình.
c) Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân: là khả năng nhận thức về
giá trị của bản thân; là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong
năng lực và tính cách của bản thân, tìm được động lực để tích cực hóa quá
trình hoàn thiện và phát triển nhân cách; là sự xác định đúng vị trí xã hội của
bản thân trong các mối quan hệ và ngữ cảnh giao tiếp hay hoạt động để ứng
xử phù hợp; luôn thể hiện người sống lạc quan với suy nghĩ tích cực.
d) Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng đánh giá được yêu cầu của
thế giới nghề nghiệp và nhu cầu của XH, đánh giá được năng lực và phẩm
chất của bản thân trong mối tương quan với yêu cầu của nghề; biết phát triển
các phẩm chất và năng lực cần có cho nghề hoặc lĩnh vực mà bản thân định
hướng lựa chọn; biết tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển bản
thân; có khả năng di chuyển nghề.
e) Năng lực khám phá và sáng tạo: thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết, luôn
quan sát thế giới xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa các sự
vật hiện tượng; thể hiện ở khả năng tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra được
phương pháp độc đáo và tạo ra sản phẩm độc đáo.
III. Xác định các chỉ số đối với yêu cầu cần đạt của hoạt động TNST
1. Chỉ số về phẩm chất và năng lực chung mà hoạt động TNST cần đạt
được
Phẩm chất và
năng lực chung
Yêu cầu cần đạt
Sống yêu thương Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã
hội, các hoạt động từ thiện, các hoạt động bảo vệ
môi trường, di sản văn hóa; tham gia các hoạt động
lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường…
Sống tự chủ
Thực hiện các hành vi phù hợp với các yêu cầu hay
quy định đối với người học sinh và không vi phạm

pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động TNST
cũng như ngoài cuộc sống
Sống trách nhiệm Thực hiện được các nhiệm vụ được giao; biết giúp
đỡ các bạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm lo
lắng tới kết quả của hoạt động…
Năng lực tự học

Năng lực giải
quyết vấn đề và
sáng tạo

Có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá
trình hoạt động và có những kỹ năng học tập như:
quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo… những gì thu
được từ hoạt động…
Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo,
hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động về nội
dung hoạt động cũng như quan hệ giữa các cá nhân
và vấn đề của chính bản thân…
7

Năng lực giao
tiếp

Thể hiện kỹ năng giao tiếp phù hợp với mọi người
trong quá trình tác nghiệp hay tương tác; có kỹ năng
thuyết phục, thương thuyết, trình bày… theo mục
đích, đối tượng và nội dung hoạt động.
Năng lực hợp tác; Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế

hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết
vấn đề. Thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn
lực… để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Năng lực tính
Lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời gian
toán
cho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác
định nguồn lực, đánh giá… cho hoạt động.
Năng lực CNTT
Sử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bày
và truyền thông
thông tin và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, cho
định hướng nghề nghiệp… Có kỹ năng truyền thông
hiệu quả trong hoạt động và về hoạt động.
Năng lực thẩm
Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong hành
mỹ
vi của con người… Thể hiện sự cảm thụ thông qua
sản phẩm, hành vi và tinh thần khỏe mạnh.
Năng lực thể chất Biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe
tinh thần thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các
hoạt động TDTT, và luôn có suy nghĩ và sống tích
cực…
2. Chỉ số về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTNST
NHÓM
NĂNG LỰC
CẤU PHẦN
CHỈ SỐ (yêu cầu cần đạt)
1.1. Năng lực
1.1.1. Tham gia tích cực

tham gia hoạt
1.1.2. Hiệu quả đóng góp
động
1.1.3. Mức độ tuân thủ
1.1.4. Tinh thần trách nhiệm
1.1.5. Tinh thần hợp tác
1. Năng lực hoạt
động và tổ chức
1.2.1. Thiết kế hoạt động
hoạt động
1.2.2. Quản lý thời gian
1.2.3. Quản lý công việc
1.2. Năng lực tổ
chức hoạt động
1.2.4. Xử lý tình huống
1.2.5. Đánh giá hoạt động
1.2.6. Lãnh đạo

2. Năng lực tổ
chức và quản lý
cuộc sống gia

2.1. Năng lực tổ
chức cuộc sống
gia đình

2.1.1. Tự phục vụ
2.1.2. Thực hiện vai trò của nam (nữ)
2.1.3. Chia sẻ công việc gia đình
2.1.4. Xây dựng bầu không khí tích cực

8

2.2.1. Lập kế hoạch chi tiêu
2.2. Năng lực quản
2.2.2. Sử dụng hiệu quả, hợp lý tài chính
lý tài chính
2.2.3. Phát triển tài chính

3.1. Năng lực tự
nhận thức

3.1.1. Nhận ra một số phẩm chất và năng
lực chính của bản thân
3.1.2. Tiếp nhận có chọn lọc những phản
hồi về bản thân
3.1.3. Xác định vị trí XH của bản thân
trong ngữ cảnh giao tiếp
3.1.4. Thay đổi hoàn thiện bản thân

3.2. Năng lực tích
cực hóa bản thân

3.2.1. Suy nghĩ tích cực
3.2.2. Chấp nhận sự khác biệt
3.2.3. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ
3.2.4. Vượt khó

3. Năng lực tự
nhận thức và tích

cực hóa bản thân

4.1.1. Hiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu
4.1. Đánh giá
cầu của nghề
năng lực và phẩm 4.1.2. Đánh giá được năng lực và phẩm
chất cá nhân trong chất của bản thân
mối tương quan
4.1.3. Đánh giá nhu cầu thị trường lao
với nghề nghiệp
động
4.1.4. Xác định hướng lựa chọn nghề

4. Năng lực định
hướng nghề
nghiệp

4.2. Hoàn thiện
năng lực và phẩm
chất theo yêu cầu
nghề nghiệp đã
định hướng hoặc
lựa chọn

4.2.1. Lập kế hoạch phát triển bản thân
4.2.2. Tham gia các hoạt động phát triển
bản thân (liên quan đến yêu cầu của
nghề)
4.2.3. Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ
phát triển năng lực cho nghề nghiệp

4.2.4. Đánh giá được sự tiến bộ của bản
thân
4.2.5. Di chuyển nghề nghiệp

4.3. Tuân thủ kỷ
luật và đạo đức
của người lao
động

4.3.1. Tuân thủ
4.3.2. Tự chịu trách nhiệm
4.3.3. Tự trọng
4.3.4. Cống hiến xã hội
9

5. Năng lực
khám phá và
sáng tạo

5.1. Năng lực
khám phá, phát
hiện cái mới

5.1.1. Tính tò mò
5.1.2. Quan sát
5.1.3. Thiết lập liên tưởng

5.2. Năng lực
sáng tạo

5.2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế giới
xung quanh
5.2.2. Tư duy linh hoạt và mềm dẻo
5.2.3. Tính độc đáo của sản phẩm

10

HOẠT ĐỘNG 2:
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Những cơ sở nào là căn cứ để xác định nội dung chương trình hoạt
động trải nghiệm sáng tạo?
2. Từ mục tiêu của giáo dục phổ thông và hoạt động trải ngiệm sáng tạo,
theo bạn, các lĩnh vực, mạch nội dung nào cần thiết kế cho chương
trình HĐTNST?
3. Từ các mạch nội dung, bạn có thể thiết kế thành các chủ đề như thế
nào?
THÔNG TIN NGUỒN
1. Căn cứ xác định nội dung hoạt động TNST
• Căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của hoạt động TNST
nói riêng
• Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội mà học sinh có thể
trải nghiệm
• Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của nội dung các lĩnh vực hoạt động xã hội
và nghề nghiệp
• Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

2. Chương trình hoạt động trải nghiệm cho các cấp học (có tính tham khảo)
GỢI Ý CHỦ ĐỀ
MẠCH
TIỂU HỌC
THCS
THPT
NỘI DUNG
B
B

Giáo dục và
phát triển
Sống nề nếp
cá nhân
Ước mơ của em
Sống khỏe mạnh
Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ
Giao tiếp Lịch sự
Yêu mái trường

B
B

Quê hương Môi trường xanh,
đất nước và sạch, đẹp
Khám phá vẻ đẹp
quê hương

Xây dựng hình ảnh

bản thân
Nuôi dưỡng Ước mơ
Sống khỏe mạnh
Yêu lao động
Lối sống lành mạnh
Trường tôi
Chiến dịch Môi
trường không rác
Thăm bảo tàng

Lòng tự trọng
Trưởng thành
Sống khỏe mạnh
Học tập – con
đường lập nghiệp
Thanh niên và lý
tưởng
Biết ơn thầy cô
Vì một môi trường
xanh
“Sức mạnh quân
đội ND Việt Nam”
11

hòa bình
thế giới
Ngôi nhà hòa bình
Giúp đỡ gia đình
neo đơn

Thông điệp vì Hòa
bình
Chăm sóc các cá
nhân, gia đình có
công với đất nước

An toàn giao thông An toàn giao thông
Gia đình của em
B
B

Cuộc sống
gia đình

Kế hoạch tiết kiệm
Gia đình văn hóa

T
T
C

Thế giới
nghề
nghiệp

Nghề truyền thống
địa phương
Quy trình sản
xuất/chế tạo/chăn

nuôi…
Tìm hiểu loại hình
dịch vụ
Nghệ thuật và em
Thành phố nghề
nghiệp

T
T
C

Khoa học
và nghệ
thuật

Khám phá môi
trường quanh em
Khám phá vẻ đẹp
quê mình
Em yêu nghệ thuật
Thế giới động vật

Nội trợ
Chi tiêu hợp lý trong
gia đình
Khu phố/làng văn
hóa
Tập làm nghề (thủ
công…)

Hoạt động vì Hòa
bình
Vận động, quyên
góp cho các phong
trào thiện nguyện
An toàn giao
thông
Tổ chức cuộc sống
gia đình
Phát triển kinh tế
gia đình
Gia đình và xã hội
Phát triển nghề
truyền thống

Tập làm Nghề tôi
Thử làm công
yêu
nhân/kỹ sư
Thăm gia vào quy
trình dịch vụ của một
số nghề
Tôi làm dịch vụ
Nghệ thuật và em
Nghệ thuật và tôi
Thế giới trường nghề Hội chợ việc làm
Em yêu khoa học
Tiềm năng du lịch
Em yêu nghệ thuật
Bảo vệ thiên nhiên

Vòng quanh thế
giới
Du lịch bền vững
Nghệ thuật và tôi
Văn hóa và con
người

3. Gợi ý một số hoạt động cho cấp Trung học
CẤP THPT
12

TRƯỜNG HỌC
Sắp xếp các tư liệu trong phòng truyền thống nhà trường
Đóng vai người quản lí trong nhà trường lập kế hoạch chung cho học sinh ngày
khai trường.
Viết bài dự thi tìm hiểu về các danh nhân mà trường mang tên.
Tổ chức thi cắm hoa, câu lạc bộ về tình yêu, tình bạn, giới tính.
Tổ chức các cuộc thi thực hành nghề đã được học.
Tạo dựng không gian lớp học xanh –sạch –đẹp.
Tập làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong một giờ sinh hoạt lớp.
VĂN HÓA DU LỊCH
Thăm quan và tập làm người nông dân trong một ngày
Hội thi đua thuyền trên hồ Tây
Hội thi thiết kế thời trang
Thăm quan dâng hương về đất tổ
Rước kiệu trong lễ hội truyền thống ở địa phương
Thi làm bánh chưng
Tổ chức dân vũ

Đóng kịch tuyên truyền an toàn giao thông, bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản
vị thành niên
Hội diễn văn nghệ
Đi bộ tiếp sức quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt
Làm video phóng sự về khu du lịch vịnh Hạ Long
Thiết kế poster và giới thiệu về quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An.
NỘI TRỢ/GIA ĐÌNH/CHĂM SÓC
Người đầu bếp thông thái
Đóng vai điều dưỡng viên ở viện dưỡng lão
Thử làm bồi bàn, phụ bếp trong nhà hàng, nhà ăn
Trang trí phòng khách nhân ngày Giáng sinh, Tết,…
GIAO THÔNG
Tham gia cuộc thi tìm hiểu: “Kiến thức an toàn giao thông đường bộ”
Hoạt động đi xe đạp cổ động, tuyên truyền về an toàn giao thông.
Tham gia thực hành đi xe đạp điện an toàn.
Thành lập đội thanh niên xung kích hướng dẫn giao thông.
Hoạt động tham quan cơ sở sát hạch bằng lái xe.
THỦ CÔNG NGHIỆP
Tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề thủ công nghiệp
Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công.
Tổ chức buổi tọa đàm: mời nghệ nhân về trao đổi, giới thiệu, giao lưu với học sinh.
Tổ chức hoạt động: một ngày làm nghệ nhân làm gốm.
Tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống.
Xây dựng dự án bảo tồn và phát triển nghề TCN truyền thống.
Đóng tiểu phẩm về các nhân vật và sự ra đời, phát triển của các nghề thủ công
truyền thống.
Tổ chức làm các sản phẩm thủ công bằng các vật liệu sẵn có: bìa cứng, vỏ lon, hộp
13

sữa…
LÂM NGHIỆP
Thăm quan vườn Quốc gia
Trải nghiệm một ngày làm kiểm lâm
Phát quang cây dại ở thôn xóm
Đóng vai chiến sĩ chữa cháy rừng
Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh” với các chú kiểm lâm
Làm video về ảnh hưởng của nạn chặt phá rừng đối với biến đổi khí hậu
Làm dự án trồng rừng để phủ xanh đồi trọc
Tổ chức Tết trồng cây
Tổ chức hội thảo về chủ đề bảo vệ rừng
KINH DOANH/KINH TẾ
Lập kế hoạch kinh doanh ngày lễ, tết.
Lập gian hàng trên mạng xã hội.
Mua bán hàng qua mạng.
Tổ chức hội chợ.
Làm và kinh doanh đồ thủ công.
Vận chuyển hàng hóa tận nơi.
Câu lạc bộ kinh doanh hướng nghiệp
Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong 1 tháng.
Xây dựng đề án (kế hoạch) kinh doanh.
NÔNG NGHIỆP
Một ngày làm người nông dân trồng lúa nước
Tham gia mùa gặt lúa
Thụ phấn nhân tạo cho các loại cây trồng
Tập làm công nhân trong trang trại nuôi bò sữa
Làm thức ăn cho gia cầm trong trang trại
Tập gieo mạ ở ruộng lúa
Làm người nông dân hiện đại (làm rau mầm, trồng rau trong dung dịch…)
Làm kỹ sư nông nghiệp nhân giống cây trồng bằng phương pháp hiện đại (nuôi cấy

mô tế bào).
CÔNG NGHIỆP
Thực hành sử dụng máy may công nghiệp
Quan sát và thực hành tháo lắp những bộ phận đơn giản của xe máy, ôtô
Thực hành lắp ráp đường ống nước, máy bơm cho một xưởng nhỏ
Thiết kế và lắp ráp hệ thống điện trong một phòng học
Thực hành sửa chữa linh kiện đơn giản của máy tính
Tham quan một ngày làm việc của công nhân mỏ than
Trải nghiệm một ngày ở xưởng cơ khí
Thực hành chế biến thức ăn cho cá
NGƯ NGHIỆP
Tổ chức trải nghiệm một ngày trong nhà hàng thủy – hải sản.
Tổ chức tham quan các trung tâm hoặc viện nghiên cứu và bảo vệ thủy – hải sản.
Tổ chức cuộc thi nấu ăn nguyên liệu từ thủy – hải sản.
Tổ chức tham quan các làng nghề liên quan đến thủy – hải sản.
14

Tổ chức trải nghiệm một ngày ở làng nghề nuôi thủy – hải sản.
Tổ chức cuộc thi thiết kế mô hình sản xuất kinh doanh thủy – hải sản của em trong
tương lai.
Tổ chức thực hành quản lý ao nuôi thủy – hải sản.
Tổ chức thực hành chuẩn bị ao nuôi (ương) thủy – hải sản.
Tổ chức thực hành chế biến thức ăn nuôi thủy – hải sản.
Y TẾ
Sơ cứu người bị tai nạn
Tham gia các hoạt động TDTT
Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS
Tham gia chăm sóc sức khỏe cho bênh nhân phục hồi chức năng

Tìm hiểu dinh dưỡng phát triển thể chất
TDTT
Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá,
khiêu vũ thể thao,..
Tham gia nhảy dân vũ trong các giờ ra chơi giữa giờ
Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường
Tham quan thực tế một câu lạc bộ thể hình và tham gia tập thử một vài nội dung
Tham gia các diễn đàn tìm hiểu về các nội dung thi đấu thể thao, vận động các bạn
cùng đều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày có sức khỏe tốt để học tập tốt
Tham gia chương trình” huấn luyện viên nhỏ ” hướng dẫn các em cấp THCS khiêu
vũ cổ điển.
Tham gia giải chạy tiếp sức Hà Nội- thành phố vì hòa bình do báo Hà Nội mới tổ
chức
Tham quan tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và tham gia nội dung bóng
đá, điền kinh.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tiến hành cải tiến hoặc chế tạo các thiết bị quanh ta.
Tham gia cuộc thi chế tạo Robocom.
Trải nghiệm làm thợ thủ công trong các làng nghề truyền thống.
Viết phần mềm công nghệ thông tin.
Trải nghiệm qua hoạt động nghề phổ thông.
HOẠT ĐỘNG 3:
CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
Học xong nội dung này, người học cần trả lời được những câu hỏi và thực hiện
các nhiệm vụ sau:
1. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành và
và theo định hướng đổi mới có gì giống và khác nhau?
2. Mỗi hình thức tổ chức có đặc điểm gì đặc trưng và đáng lưu ý để tổ chức
hoạt động này hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra?

3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, hình thức và nội dung chủ đề hoạt động có mối
15

quan hệ với nhau như thế nào? Thiết kế một số hoạt động TNST thể hiện
mối quan hệ này?
THÔNG TIN NGUỒN
I. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành
Có thể nêu một số hình thức tổ chức cơ bản sau:
– Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ
đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các
ngày lễ, các ngày kỉ niệm …, các hội thi, hội thao…, cắm trại, các cuộc giao lưu
tập thể, các phong trào thi đua toàn trường vv… Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt
lớp theo chủ đề (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng
tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các
tổ học sinh…).
– Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội: Các
hoạt động Đoàn, Đội (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội
Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn, Đội…, Các hoạt động tập thể có tính
chính trị – xã hội: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu
về Đảng, Đoàn, Đội,…
– Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá – thể thao và vui chơi: Các hội thao,
hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của thanh, thiếu
niên, của học sinh (thi “Học sinh thanh lịch”, “ Tiếng hát học sinh – sinh
viên”…).
– Giáo dục thông qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu dưỡng (ghi
nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, thi đua vở sạch, chữ đẹp, phong trào Thanh niên
làm theo lời Bác, thanh niên rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tập
theo gương Bác Hồ….)

2. Các hình thức HĐTNST theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông
mới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giáo dục. Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu
lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội
thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng
đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu
phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,…
Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng
giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục
học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò
bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của học sinh.
Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh
hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt
động.
Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà
16

trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, có
thể phân loại các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành các nhóm
sau:
a) Hình thức có tính khám phá
1. Thực địa, thực tế
2. Tham quan
3. Cắm trại
4. Trò chơi
b) Hình thức có tính tham gia lâu dài

5. Dự án và nghiên cứu khoa học
6. Các câu lạc bộ
c) Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác
7. Diễn đàn
8. Giao lưu
9. Hội thảo/xemina
10. Sân khấu hóa
d) Hình thức có tính cống hiến
11.Thực hành lao động việc nhà, việc trường
12.Các hoạt động xã hội/ tình nguyện
II. Cách tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Câu lạc bộ
a. Đặc điểm
Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học
sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo
dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau
và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB
tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh
vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng,
kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được thực hành các
quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hiệp
hội; quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua
hoạt động của các CLB nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện
vọng và mục đích chính đáng của các em.
b. Các loại CLB:
– CLB văn hóa nghệ thuật: âm nhạc (thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, … )
diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên, mỹ thuật, khiêu vũ, sáng tác, điêu khắc, thư

pháp, nhảy sạp, dân vũ, múa khèn, dẫn chương trình, photovoice và video voice…
– CLB thể dục thể thao: bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơi
lội, cầu lông, cắm trại, bơi thuyền, …
-CLB học thuật: Toán học, Tin học, Tiếng Anh, nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu xã hội,phiên dịch, biên dịch,…
– CLB võ thuật: Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật, …
17

– CLB hoạt động thực tế: nữ công gia chánh (nấu ăn, thêu thùa, may vá, tỉa
hoa, nghệ thuật cắm hoa,…) chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh; thiết kế, làm mộc, chế
tạo rô bốt, …
– CLB trò chơi dân gian: cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu/đá
cầu, ô ăn quan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay,
đánh đáo.
c. Nguyên tắc tổ chức CLB
Khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt
CLB cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
– Tham gia trên tinh thần tự nguyện,
– Không phân biệt đối xử,
– Đảm bảo sự công bằng,
– Phát huy tính sáng tạo,
– Tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh,
– Bình đẳng giới,
– Đảm bảo quyền trẻ em,
– HS là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB,
d. Quy trình tổ chức CLB
Để tổ chức và duy trình hoạt động của CLB, cần tổ chức theo quy trình sau
Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng HS, căn cứ mục tiêu kế hoạch của nhà
trường, xác định loại hình CLB;

Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức tổ
chức. Bước này có thể do nhà giáo dục, cũng có thể giao quyền tự chủ cho học
sinh tự xây dựng.
Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc hoạt
động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch sinh hoạt.
Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, công việc, có
kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.
Bước 5: Nếu là những CLB hoạt động dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, đánh giá,
bầu lại Ban quản lý hoặc chủ nhiệm CLB theo định kỳ (nên một năm một lần).
Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều CLB khác nhau cho các nhóm học
sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực
hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao.
2. Tổ chức trò chơi
a) Đặc điểm:
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc
biệt, đối với thanh thiếu niên học sinh nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi
có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui
chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục
“chơi mà học, học mà chơi”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học
tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng
18

cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi có những thuận lợi như: phát huy
tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu
kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo

được bầu không khí thân thiện; tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, …
b) Những chức năng cơ bản của trò chơi:
Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức
năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp…
– Chức năng giáo dục: Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng
nhu cầu thiết thực của học sinh, tác động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau
của nhân cách: về thể chất, tâm lý, đạo đức và xã hội. Trò chơi giúp các em nâng
cao thể lực, rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ của cơ bắp, thần kinh, phát
triển tốt các chức năng của các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính
giác…), các chức năng vận động, phát triển tốt các phẩm chất và năng lực tư duy
sáng tạo, linh hoạt.
Trò chơi còn phát triển tốt các phẩm chất nhân cách cho HS như tính tập thể,
tính hợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực, sự nỗ lực ý chí,
lòng dũng cảm, tính linh hoạt, tính tự tin, sự thân thiện, lòng bao dung, những tình
cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ lành mạnh…
Trò chơi là một phương tiện để giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tự nhiên,
xã hội, về khoa học – kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, phát triển tốt các năng lực tư duy,
trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi trí tuệ và trò chơi sáng tạo).
Chơi cũng đòi hỏi học sinh tư duy, ứng dụng tri thức vào hành động, phát triển
năng lực thực hành. Chơi cũng là một con đường học tập tích cực.
– Chức năng giao tiếp: Trò chơi là một hình thức giao tiếp. Trò chơi tạo cơ
hội để học sinh tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các
năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện (một con đường) mà
thông qua đó, học sinh có thể giao tiếp được với nhau một cách tự nhiên và dễ
dàng.
– Chức năng văn hóa: trò chơi là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh
của con người, thể hiện những đặc điểm văn hóa có tính bản sắc của mỗi dân tộc,
mỗi cộng đồng. Mỗi trò chơi là một giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Tổ chức cho
học sinh tham gia trò chơi là một phương pháp tái tạo văn hóa, bảo tồn văn hóa và
phát triển văn hóa rất có hiệu quả (đặc biệt là các trò chơi dân gian, trò chơi lễ hội).

– Chức năng giải trí: Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực và hiệu
quả, giúp học sinh tái tạo năng lực thần kinh và cơ bắp sau những thời gian học
tập, lao động căng thẳng. Trò chơi giúp học sinh thư giãn, thay đổi tâm trạng, giải
toả những buồn phiền, những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứng
khởi, sự hồn nhiên, yêu đời… để học sinh tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn.
Những trò chơi vui nhộn và hào hứng không chỉ thoả mãn nhu cầu của các em mà
nó còn mang lại những giá trị tinh thần hết sức to lớn, hữu ích.
Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động
giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho học
sinh tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân
thiện, hòa đồng giữa các học sinh, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng, mệt mỏi cho
các em học sinh trong quá trình học tập và giúp cho quá trình học tập được tiến
19

hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán.
c) Phân loại trò chơi: Một số trò chơi có thể tổ chức trong nhà trường phổ
thông là:
– Trò chơi học tập: Là loại trò chơi được sử dụng để củng cố, mở rộng, kiểm
tra kiến thức học trên lớp.
– Trò chơi vận động: Là loại trò chơi để rèn luyện, củng cố các tố chất cơ thể.
– Trò chơi khởi động là loại trò chơi dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui
vẻ, tạo tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho hóc inh trước khi bắt đầu hoạt động học
tập, sinh hoạt tập thể hoặc bắt đầu tổ chức.
– Trò chơi mô phỏng:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư“The New Encyclopedia Britanica” (1994),
mô phỏng được hiểu là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng, sự vật hay quá
trình nào đó bằng cách xây dựng những mô hình động, xử lý chúng trong tác động
qua lại nhằm nghiên cứu các hiện tượng, sự vật, quá trình đó trên những mô hình
này. Mô phỏng được sử dụng khá nhiều trong giáo dục và học tập. Mục đích của

các mô phỏng này là để học sinh có suy nghĩ, cảm xúc, hành động trong môi
trường giả định, giống như thật, qua đó các em rút ra được những kinh nghiệm,
kiến thức, kỹ năng ứng xử cần thiết.
Mô phỏng game truyền hình là những trò chơi được thiết kế mô phỏng như
các gameshow truyền hình như: Chiếc nón kì diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là
triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng, … Qua các trò chơi này, các em
được tham gia, tương tác, và được cùng cố kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp.
Với các trò chơi mô phỏng game truyền hình nội dung rất phong phú đa dạng,
vừa có thể thực hiện việc củng cố, khám phá kiến thức của tất cả các môn học vừa
có thể triển khai các nội dung giáo dục như giáo dục Quyền trẻ em, giáo dục Sức
khỏe sinh sản và phòng tránh HIV, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội hay giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai, ….
d) Quy tắc tổ chức trò chơi:
Bước 1: Căn cứ mục tiêu giáo dục, lựa chọn những nội dung mà học sinh cần lĩnh
hội, từ đó lựa chọn hình thức chơi phù hợp để truyền đạt nội dung.
Bước 2: Thiết kế trò chơi, quy tắc chơi, lựa chọn phương tiện và địa điểm chơi.
Bước 3: Xác định đối tượng chơi, quy mô trò chơi: xác định số lượng HS tham gia,
có thể nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 hoặc 5 học sinh) hoặc nhóm lớn (từ 10 đến 15 học
sinh); Có thể là một lớp hoặc khối lớp, toàn trường.
Bước 4: Tổ chức chơi theo kế hoạch. Chú ý đảm bảo nguyên tắc an toàn, giáo dục,
vui.
Bước 5: Tổng kết hoạt động, Nhận xét đánh giá học sinh trong quá trinh hoạt động.
Như vậy, tổ chức trò chơi cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có tính phổ biến và có ý nghĩa
giáo dục tích cực.
3. Tổ chức diễn đàn
20

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự
tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình
với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có
liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo
dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan
niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến
nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em
biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều
kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo
bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong
phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi
học sinh.
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho HS
được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai
trò và tiếng nói của mình, đưara những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định
mình. Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ
năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn
đề,….
Qua các diễn đàn, các thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên
quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè,
thầy cô, nhà trường và gia đình, …tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ
em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy QTE trong trường học. Giúp HS được thực
hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, …
đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận
biết được những vấn đề mà HS quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và
xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.
Diễn đàn có thể được tổ chức ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp quận/
huyện, cấp tỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây
dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của

các em về nhà trường, thầy cô, bố mẹ; hoặc căn cứ vào các vấn đề thực tiễn của
các lớp như mối quan hệ giữa các bạn HS trong lớp hoặc cách ứng xử của thầy, cô
giáo với HS, ….
Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong hầu
hết quá trình của diễn đàn, HS là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề
diễn đàn đến khâu dẫn dắt, điều hành diễn đàn và đánh giá kết quả diễn đàn dưới
sự hướng dẫn của người lớn.
4. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa
ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình
diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả,
trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS
đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì
21

nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của HS
được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ
năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải
quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với
những thay đổi của cuộc sống, …
Sân khấu tương tác bao gồm sự sáng tạo, tăng khả năng hoạt động tập thể
cũng như tính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và
những bài tập khác nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự
chủ. Điều này có thể khởi đầu bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng
phải kết thúc bằng kinh nghiệm của cả tập thể. Do vậy, trong môi trường này thì
kinh nghiệm cá nhân là rất quan trọng cho chính bản thân của cá nhân đó cũng như
là đóng vai trò như một công cụ nhằm củng cố kinh nghiệm nhóm.

Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác
động tới cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và
cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có
sự trợ giúp từ bên ngoài.
Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi hẹp (trong lớp học) hoặc
rộng hơn (phạm vi toàn trường).
5. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục thực tế hấp dẫn đối
với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu
và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công
trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang
sống, học tập, … giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô
hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng
vào cuộc sống của chính các em.
Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho HS được giao
lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em
cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống
và hiện đại.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như:
giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách
mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của đội TNTP
HCM. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ
thông là:
– Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa,
– Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp,
– Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề,
– Tham quan các Viện bảo tàng,
– Tham quan du lịch truyền thống,
– Dã ngoại theo các chủ đề học tập,
– Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo,

Tham quan, dã ngoại là hoạt động thu hút đông đảo HS tham gia bởi tính
lãng mạn, mang màu sắc vui chơi của nó. Thăm quan, dã ngoại là điều kiện và môi
trường tốt cho các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và
22

biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để các
em HS thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi với thực tiễn”,
đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục.
6. Hội thi/cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi
cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng
giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập
thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua
việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu
cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.
Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ
động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui
chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng
hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ
học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.
Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang,
thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi
học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch, … có nội dung giáo dục về
một chủ đề nào đó.
Hội thi có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhà trường, từ
cá nhân đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau như quy mô lớp,
quy mô khối lớp hoặc quy mô toàn trường. Hội thi cũng có thể huy động sự tham

gia của các thành viên trong cộng đồng như các nghệ nhân, những người làm công
tác xã hội hay các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên phường/xã, hội Phụ nữ,
Hội cựu chiến binh hay cán bộ, nhân viên các cơ quan như y tế, công an, bộ đội, ….
Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có
thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội
thi là phảilinh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới
hấp dẫn.
Khi tổ chức hội thi/cuộc thi nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như
văn nghệ, trò chơi, vẽ tranh, …) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa dạng, thu hút
được nhiều HS tham gia hơn.
7. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần
thiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật
điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cho các em có được
những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng
đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau đây:
– Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình,
có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm
gương sáng để HS noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của HS.
– Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của HS, được HS quan tâm và
23

hào hứng.
– Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi
nổi giữa HS với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên
quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em.
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề. Nó dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của

lớp, của trường.
Mục đích ý nghĩa của giao lưu:
Hoạt động giao lưu ở trường phổ thông có thể hướng vào các mục đích giáo
dục sau:
– Tạo điều kiện để HS thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện
trực tiếp với những con người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ và kỳ vọng; được
bày tỏ tình cảm, tiếp nhận thông tin và được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn
sống và định hướng giá trị phù hợp.
– Giao lưu giúp cho HS hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của các
loại hình lao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lực cao quý của những
con người thành đạt trong các lĩnh vực nào đó cũng như con đường đi đến thành
công của họ. Từ đó, giúp HS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện.
– Giao lưu cũng tạo điều kiện để HS thiết lập và mở rộng mối quan hệ xã
hội, giúp HS gần gũi nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và cảm thông,
hình thành những tình cảm lành mạnh.
8. Hoạt động chiến dịch
Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến HS mà tới
cả các thành viên cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng
định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”.
Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và
sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, giao
thông, an toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho
HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng
cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ
năng ra quyết định.
Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như:
– Chiến dịch giờ trái đất,
– Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học,
– Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu,

– Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn,
– Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,
– Chiến dịch tình nguyện hè,
– Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện,
– Chiến dịch về trật tự xã hội,
– Chiến dịch khắc phục các định kiến.
Tùy thuộc vào các vấn đề của địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn và
tổ chức cho HS tham gia các chiến dịch với những chủ đề phù hợp với đối tượng
và đặc điểm địa phương.
24

Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cầnxây dựng kế hoạch để triển
khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và HS phải được
trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch.
9. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm, thấu cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thông qua hoạt động nhân đạo HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người
nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật,
người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn,những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, … để kịp thời giúp đỡ,
giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với
cộng đồng
Hoạt động nhân đạo giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm
và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em
biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho HS
như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh
phúc,…
Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình

thức khác nhau như:
– Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
– Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam,
– Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”,
– Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn HS vùng cao,
– Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa,
– Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật,
– Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ,
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nhà trường mà tổ chức hoạt động
nhân đạo phù hợp, hiệu quả và có tính giáo dục cao cho HS.
10. Hoạt động tình nguyện
a. Đặc điểm:
Khởi đầu, hoạt động tình nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh khởi xướng, huy động thanh niên, sinh viên học sinh tham gia vào các hoạt
động xã hội, đóng góp sức lao động trẻ cho sự phát triển cộng đồng. Hiện nay, tình
nguyện không chỉ là hoạt động của đoàn viên thanh niên mà của giới trẻ nói chung,
tham gia đóng góp sức trẻ vào các hoạt động xã hội, vì sự phát triển của cộng
đồng. Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua
nhận thức, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc (thường là
những việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công sức, tiền của,…), không
quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát
triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật
chất cho bản thân.
Hoạt động tình nguyện có thể của cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ
lòng nhân ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện
những nhiệm vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội,
cộng đồng. Hoạt động tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái,
25

Hoạt động 2 : Xác định chiêu thức và công cụ đánh giáHOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Tìm hiểu cách viết tự nhìn nhận hiệu quả hoạtđộng TNST của người học tham chiếu theo chuẩn năng lựcDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTTTỪ / CỤM TỪ1 Trải nghiệm sáng tạo2 Giáo dục đào tạo ngoài giờ lên lớpVIẾT TẮTTNSTGDNGLLMODULE 1 : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCMục tiêu học tập : Xác định được vai trò của HĐTNST so với hình thành cácphẩm chất và năng lượng chung cho bậc trung họcXây dựng được nhu yếu cần đạt ( chuẩn đầu ra ) của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục củabậc trung họcCó kỹ năng và kiến thức xác lập, tăng trưởng chuẩn đầu ra, xác lập hệthống nhu yếu cần đạt trong chương trình hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo của học viên trên địa phận cũng như trongmỗi hoạt động giải trí đơn cử. Dựa trên chuẩn đầu ra, có kiến thức và kỹ năng phong cách thiết kế, phát triểnchương trình hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cho học sinhHOẠT ĐỘNG 1 : XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠTCỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOỞ TRƯỜNG TRUNG HỌCHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thựchiện những trách nhiệm sau : 1. Những thay đổi trong tiềm năng theo xu thế thay đổi giáo dụcphổ thông là gì ? 2. Mục tiêu của giáo dục qua hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo là gì ? Điểm độc lạ so với những tiềm năng của hoạt động giải trí giáo dục ngoàigiờ lên lớp ? 3. Năng lực cần hình thành được cấu thành bởi yếu tố nào, bao gồmnhững chỉ số hành vi và tiêu chuẩn nào ( chuẩn đầu ra hay nhu yếu cầnđạt ) ? Việc xác lập tiêu chuẩn của năng lượng có ý nghĩa gì so với dạyhọc, giáo dục và nhìn nhận ? THÔNG TIN NGUỒNI. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới và tiềm năng củahoạt động trải nghiệm sáng tạo1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mớiChương trình giáo dục phổ thông nhằm mục đích tạo ra những con người Việt Namphát triển hòa giải về sức khỏe thể chất và niềm tin, có những phẩm chất cao đẹp, có cácnăng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọnnghề nghiệp và học tập suốt đời. Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm mục đích hình thành những cơ sở ban đầucho sự tăng trưởng hòa giải về sức khỏe thể chất và ý thức, phẩm chất, học vấn và năng lựcchung được nêu trong tiềm năng giáo dục phổ thông ; trong bước đầu tăng trưởng nhữngtiềm năng sẵn có để liên tục học trung học cơ sở. Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sởnhằm tăng trưởng hòa giải về sức khỏe thể chất và tinh thầntrên cơ sở duy trì, tăng cường những phẩm chất vànăng lực đã hình thành ở cấp tiểu học ; hình thànhnhân cách công dân trên cơ sở hoàn hảo học vấnphổ thông nền tảng, năng lực tự học và phát huytiềm năng sẵn có của cá thể để liên tục học trunghọc đại trà phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sốnglao động. Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm mục đích tăng trưởng nhân cáchcông dân trên cơ sở tăng trưởng hòa giải về sức khỏe thể chất và niềm tin ; duy trì, tăng cườngvà định hình những phẩm chất và năng lượng đã hình thành ở cấp trung học cơ sở ; cókiến thức, kiến thức và kỹ năng đại trà phổ thông cơ bản được xu thế theo nghành nghề nghiệpphù hợp với năng khiếu sở trường và sở trường thích nghi ; tăng trưởng năng lượng cá thể để lựa chọn hướngphát triển, liên tục học lên hoặc bước vào đời sống lao động. 2. Mục tiêu của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoMỤC TIÊU CHUNGHoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng phẩm chất nhâncách, những năng lượng tâm lý – xã hội … ; giúp học viên tích góp kinh nghiệm tay nghề riêng cũngnhư phát huy tiềm năng sáng tạo của cá thể mình, làm tiền đề cho mỗi cá thể tạodựng được sự nghiệp và đời sống niềm hạnh phúc sau này. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC CƠ BẢNGiai đoạn giáo dục cơ bản lê dài từ lớp 1 đếnlớp 9. Ở tiến trình giáo dục cơ bản, chươngtrình hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo tập trungvào việc hình thành những phẩm chất nhân cách, những thói quen, kiến thức và kỹ năng sống cơ bản : tích cựctham gia, thiết kế và tổ chức triển khai những hoạt động giải trí ; biết cách sống tích cực, tò mò bản thân, kiểm soát và điều chỉnh bản thân ; biết cách tổ chức triển khai cuộcsống và biết thao tác có kế hoạch, có nghĩa vụ và trách nhiệm. Đặc biệt, ở tiến trình này, mỗi họcsinh cũng khởi đầu xác lập được năng lượng, sở trường, và sẵn sàng chuẩn bị một số ít năng lượng cơbản cho người lao động tương lai và người công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm. Bậc tiểu học : Ở bậc tiểu học, hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành những thóiquen tự ship hàng, kiến thức và kỹ năng học tập, kiến thức và kỹ năng tiếp xúc cơ bản ; mở màn có những kỹnăng xã hội để tham gia những hoạt động giải trí xã hội. Bậc THCSỞ bậc trung học cơ sở, hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành lốisống tích cực, biết cách hoàn thành xong bản thân, biết tổ chức triển khai đời sống cá nhânbiết thao tác có kế hoạch, ý thức hợp tác, có nghĩa vụ và trách nhiệm, có ý thức côngdân … và tích cực tham gia những hoạt động giải trí xã hội. MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPỞ quy trình tiến độ giáo dục xu thế nghề nghiệp, bên cạnh việc liên tục phát triểnthành tựu của quá trình trước, chương trình hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo nhằmphát triển những phẩm chất và năng lượng tương quan đến người lao động ; tăng trưởng nănglực sở trường, hứng thú của cá thể trong nghành nghề dịch vụ nào đó, năng lượng nhìn nhận nhu cầuxã hội và nhu yếu của thị trường lao động …, từ đó hoàn toàn có thể xu thế lựa chọn nhómnghề / nghề tương thích với bản thân. II. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất – Sống yêu thương : biểu lộ ở sự chuẩn bị sẵn sàng tham gia những hoạt động giải trí giữ gìn, bảo vệ quốc gia, phát huy truyền thống cuội nguồn mái ấm gia đình Nước Ta, những giá trị di sản văn hoácủa quê nhà, quốc gia ; tôn trọng những nền văn hóa truyền thống trên quốc tế, yêu thương conngười, biết khoan dung và bộc lộ yêu vạn vật thiên nhiên, đời sống … – Sống tự chủ : là sống với lòng tự trọng, trung thực, luôn tự lực, vượt khókhăn và biết hoàn thành xong bản thân. – Sống nghĩa vụ và trách nhiệm : chăm sóc đến sự tăng trưởng hoàn thành xong bản thân, thamgia hoạt động giải trí hội đồng, góp phần cho việc giữ gìn và tăng trưởng của hội đồng, quốc gia, trái đất và môi trường tự nhiên tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷcương, lao lý, hiến pháp và pháp lý và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xãhội. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lượng chung – Năng lực tự học : là năng lực xác lập được trách nhiệm học tập một cách tựgiác, dữ thế chủ động ; tự đặt được tiềm năng học tập để yên cầu sự nỗ lực phấn đấu thực thi ; Lậpvà thực thi kế hoạch học tập trang nghiêm, nền nếp ; thực thi những giải pháp họctập hiệu suất cao ; kiểm soát và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực thi cácnhiệm vụ học tập trải qua tự nhìn nhận hoặc lời góp ý của giáo viên, bè bạn ; chủđộng tìm kiếm sự tương hỗ khi gặp khó khăn vất vả trong học tập. – Năng lực xử lý yếu tố và sáng tạo : là năng lực nhận diện yếu tố, thiết lập khoảng trống yếu tố, xác lập được những chiêu thức khác nhau từ đó lựachọn và nhìn nhận được cách xử lý yếu tố làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cầnthiết. – Năng lực thẩm mỹ và nghệ thuật : là năng lượng nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiệnđược cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong loại sản phẩm … và biết sáng tạo ra cáiđẹp. – Năng lực sức khỏe thể chất : là năng lực sống thích ứng và hòa giải với thiên nhiên và môi trường ; biết rèn luyện sức khỏe thể chất thể lực và nâng cao sức khỏe thể chất niềm tin. – Năng lực tiếp xúc : là năng lực lựa chọn nội dung, phương pháp, thái độ giaotiếp để đạt được mục tiêu tiếp xúc và mang lại sự thỏa mãn nhu cầu cho những bên tham giagiao tiếp. – Năng lực hợp tác : là năng lực cùng thao tác giữa hai hay nhiều người đểgiải quyết những yếu tố nhằm mục đích mang lại quyền lợi cho toàn bộ những bên. – Năng lực giám sát : là năng lực sử dụng những phép tính và đo lường và thống kê, côngcụ toán học để xử lý những yếu tố trong học tập và đời sống. – Năng lực công nghệ thông tin và tiếp thị quảng cáo ( ICT ) : là năng lực sửdụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, ứng dụng … để tìm kiếm thông tin phục vụtích cực và hiệu suất cao cho học tập và đời sống ; là năng lực sàng lọc và tham giatruyền thông trên môi trường tự nhiên mạng một cách có văn hóa truyền thống. 3. Yêu cầu cần đạt về năng lượng đặc thùCăn cứ vào trách nhiệm của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo trong định hướngphát triển chương trình giáo dục phổ thông, địa thế căn cứ vào đặc trưng của hoạt động giải trí trảinghiệm, địa thế căn cứ vào nghiên cứu và điều tra tổng thuật những chương trình giáo dục quốc tế, căncứ những nhu yếu so với năng lượng chung đã được yêu cầu, địa thế căn cứ vào hiệu quả khảosát trên nhóm mẫu và hiệu quả tọa đàm với chuyên viên, nhóm nghiên cứu và điều tra rút ra cácmục tiêu cần triển khai của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh những phẩmchất và năng lượng chung, hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo hướng tới tiềm năng là mộtsố năng lượng đặc trưng sau : a ) Năng lực tham gia và tổ chức triển khai hoạt động giải trí : bộc lộ ở sự tích cực tham giahoặc phong cách thiết kế, tổ chức triển khai những hoạt động giải trí, đặc biệt quan trọng những hoạt động giải trí xã hội ; biết đónggóp vào thành công xuất sắc chung ; bộc lộ tính tuân thủ với quyết định hành động của tập thểcũng như sự cam kết ; nghĩa vụ và trách nhiệm với việc làm được giao, biết quản trị thờigian và việc làm cũng như hợp tác hoặc tập hợp, khuyến khích … những cá nhântham gia xử lý yếu tố và sẵn sàng chuẩn bị tương hỗ, giúp sức mọi người. b ) Năng lực tự quản lý và tổ chức triển khai đời sống cá thể : là năng lực tự phục vụvà sắp xếp đời sống cá thể ; biết triển khai vai trò của bản thân trong giađình ( theo giới ) ; biết san sẻ việc làm ; biết lập kế hoạch tiêu tốn hài hòa và hợp lý vàphát triển kinh tế tài chính mái ấm gia đình ; biết tạo bầu không khí tích cực trong mái ấm gia đình. c ) Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân : là năng lực nhận thức vềgiá trị của bản thân ; là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trongnăng lực và tính cách của bản thân, tìm được động lực để tích cực hóa quátrình hoàn thành xong và tăng trưởng nhân cách ; là sự xác lập đúng vị trí xã hội củabản thân trong những mối quan hệ và ngữ cảnh tiếp xúc hay hoạt động giải trí để ứngxử tương thích ; luôn bộc lộ người sống sáng sủa với tâm lý tích cực. d ) Năng lực khuynh hướng nghề nghiệp : là năng lực nhìn nhận được nhu yếu củathế giới nghề nghiệp và nhu yếu của XH, nhìn nhận được năng lượng và phẩmchất của bản thân trong mối đối sánh tương quan với nhu yếu của nghề ; biết phát triểncác phẩm chất và năng lượng cần có cho nghề hoặc nghành mà bản thân địnhhướng lựa chọn ; biết tìm kiếm những nguồn tương hỗ để học tập và tăng trưởng bảnthân ; có năng lực chuyển dời nghề. e ) Năng lực mày mò và sáng tạo : bộc lộ tính tò mò, ham hiểu biết, luônquan sát quốc tế xung quanh mình, thiết lập mối liên hệ, quan hệ giữa những sựvật hiện tượng kỳ lạ ; biểu lộ ở năng lực tư duy linh hoạt, mềm dẻo tìm ra đượcphương pháp độc lạ và tạo ra loại sản phẩm độc lạ. III. Xác định những chỉ số so với nhu yếu cần đạt của hoạt động giải trí TNST1. Chỉ số về phẩm chất và năng lượng chung mà hoạt động giải trí TNST cần đạtđượcPhẩm chất vànăng lực chungYêu cầu cần đạtSống yêu thương Tích cực tham gia vào những hoạt động giải trí chính trị xãhội, những hoạt động giải trí từ thiện, những hoạt động giải trí bảo vệmôi trường, di sản văn hóa truyền thống ; tham gia những hoạt độnglao động, hoạt động và sinh hoạt trong mái ấm gia đình, nhà trường … Sống tự chủThực hiện những hành vi tương thích với những nhu yếu hayquy định so với người học viên và không vi phạmpháp luật trong quy trình tham gia hoạt động giải trí TNSTcũng như ngoài cuộc sốngSống nghĩa vụ và trách nhiệm Thực hiện được những trách nhiệm được giao ; biết giúpđỡ những bạn trong hoạt động giải trí ; bộc lộ sự chăm sóc lolắng tới hiệu quả của hoạt động giải trí … Năng lực tự họcNăng lực giảiquyết yếu tố vàsáng tạoCó thái độ học hỏi thầy cô và những bạn trong quátrình hoạt động giải trí và có những kiến thức và kỹ năng học tập như : quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo giải trình … những gì thuđược từ hoạt động giải trí … Phát hiện và xử lý yếu tố một cách sáng tạo, hiệu suất cao phát sinh trong quy trình hoạt động giải trí về nộidung hoạt động giải trí cũng như quan hệ giữa những cá nhânvà yếu tố của chính bản thân … Năng lực giaotiếpThể hiện kiến thức và kỹ năng tiếp xúc tương thích với mọi ngườitrong quy trình tác nghiệp hay tương tác ; có kỹ năngthuyết phục, thương thuyết, trình diễn … theo mụcđích, đối tượng người dùng và nội dung hoạt động giải trí. Năng lực hợp tác ; Phối hợp với những bạn cùng chuẩn bị sẵn sàng, thiết kế xây dựng kếhoạch, tổ chức triển khai tiến hành hoạt động giải trí và giải quyếtvấn đề. Thể hiện sự trợ giúp, tương hỗ, san sẻ nguồnlực … để hoàn thành xong trách nhiệm chung. Năng lực tínhLập được kế hoạch hoạt động giải trí, định lượng thời giantoáncho hoạt động giải trí, thiết kế xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư, xácđịnh nguồn lực, nhìn nhận … cho hoạt động giải trí. Năng lực CNTTSử dụng ICT trong tìm kiếm thông tin, trình bàyvà truyền thôngthông tin và ship hàng cho hoạt động giải trí trải nghiệm, chođịnh hướng nghề nghiệp … Có kiến thức và kỹ năng truyền thônghiệu quả trong hoạt động giải trí và về hoạt động giải trí. Năng lực thẩmCảm thụ được cái đẹp trong vạn vật thiên nhiên, trong hànhmỹvi của con người … Thể hiện sự cảm thụ thông quasản phẩm, hành vi và ý thức khỏe mạnh. Năng lực sức khỏe thể chất Biết cách chăm nom sức khỏe thể chất sức khỏe thể chất và sức khỏetinh thần biểu lộ sự tham gia nhiệt tình vào cáchoạt động TDTT, và luôn có tâm lý và sống tíchcực … 2. Chỉ số về nhu yếu cần đạt về năng lượng đặc trưng của HĐTNSTNHÓMNĂNG LỰCCẤU PHẦNCHỈ SỐ ( nhu yếu cần đạt ) 1.1. Năng lực1. 1.1. Tham gia tích cựctham gia hoạt1. 1.2. Hiệu quả đóng gópđộng1. 1.3. Mức độ tuân thủ1. 1.4. Tinh thần trách nhiệm1. 1.5. Tinh thần hợp tác1. Năng lực hoạtđộng và tổ chức1. 2.1. Thiết kế hoạt độnghoạt động1. 2.2. Quản lý thời gian1. 2.3. Quản lý công việc1. 2. Năng lực tổchức hoạt động1. 2.4. Xử lý tình huống1. 2.5. Đánh giá hoạt động1. 2.6. Lãnh đạo2. Năng lực tổchức và quản lýcuộc sống gia2. 1. Năng lực tổchức cuộc sốnggia đình2. 1.1. Tự phục vụ2. 1.2. Thực hiện vai trò của nam ( nữ ) 2.1.3. Chia sẻ việc làm gia đình2. 1.4. Xây dựng bầu không khí tích cực2. 2.1. Lập kế hoạch chi tiêu2. 2. Năng lực quản2. 2.2. Sử dụng hiệu suất cao, hợp lý tài chínhlý tài chính2. 2.3. Phát triển tài chính3. 1. Năng lực tựnhận thức3. 1.1. Nhận ra một số ít phẩm chất và nănglực chính của bản thân3. 1.2. Tiếp nhận có tinh lọc những phảnhồi về bản thân3. 1.3. Xác định vị trí XH của bản thântrong ngữ cảnh giao tiếp3. 1.4. Thay đổi triển khai xong bản thân3. 2. Năng lực tíchcực hóa bản thân3. 2.1. Suy nghĩ tích cực3. 2.2. Chấp nhận sự khác biệt3. 2.3. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ3. 2.4. Vượt khó3. Năng lực tựnhận thức và tíchcực hóa bản thân4. 1.1. Hiểu biết quốc tế nghề nghiệp yêu4. 1. Đánh giácầu của nghềnăng lực và phẩm 4.1.2. Đánh giá được năng lượng và phẩmchất cá thể trong chất của bản thânmối tương quan4. 1.3. Đánh giá nhu yếu thị trường laovới nghề nghiệpđộng4. 1.4. Xác định hướng lựa chọn nghề4. Năng lực địnhhướng nghềnghiệp4. 2. Hoàn thiệnnăng lực và phẩmchất theo yêu cầunghề nghiệp đãđịnh hướng hoặclựa chọn4. 2.1. Lập kế hoạch tăng trưởng bản thân4. 2.2. Tham gia những hoạt động giải trí phát triểnbản thân ( tương quan đến nhu yếu củanghề ) 4.2.3. Tìm kiếm những nguồn lực hỗ trợphát triển năng lượng cho nghề nghiệp4. 2.4. Đánh giá được sự tân tiến của bảnthân4. 2.5. Di chuyển nghề nghiệp4. 3. Tuân thủ kỷluật và đạo đứccủa người laođộng4. 3.1. Tuân thủ4. 3.2. Tự chịu trách nhiệm4. 3.3. Tự trọng4. 3.4. Cống hiến xã hội5. Năng lựckhám phá vàsáng tạo5. 1. Năng lựckhám phá, pháthiện cái mới5. 1.1. Tính tò mò5. 1.2. Quan sát5. 1.3. Thiết lập liên tưởng5. 2. Năng lựcsáng tạo5. 2.1. Cảm nhận và hứng thú với thế giớixung quanh5. 2.2. Tư duy linh hoạt và mềm dẻo5. 2.3. Tính độc lạ của sản phẩm10HOẠT ĐỘNG 2 : XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNHHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thựchiện những trách nhiệm sau : 1. Những cơ sở nào là địa thế căn cứ để xác lập nội dung chương trình hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ? 2. Từ tiềm năng của giáo dục phổ thông và hoạt động giải trí trải ngiệm sáng tạo, theo bạn, những nghành nghề dịch vụ, mạch nội dung nào cần thiết kế cho chươngtrình HĐTNST ? 3. Từ những mạch nội dung, bạn hoàn toàn có thể phong cách thiết kế thành những chủ đề như thếnào ? THÔNG TIN NGUỒN1. Căn cứ xác lập nội dung hoạt động giải trí TNST • Căn cứ vào tiềm năng giáo dục nói chung và tiềm năng của hoạt động giải trí TNSTnói riêng • Căn cứ vào những nghành hoạt động giải trí của đời sống xã hội mà học viên có thểtrải nghiệm • Căn cứ vào đặc thù, đặc thù của nội dung những nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí xã hộivà nghề nghiệp • Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành2. Chương trình hoạt động giải trí trải nghiệm cho những cấp học ( có tính tìm hiểu thêm ) GỢI Ý CHỦ ĐỀMẠCHTIỂU HỌCTHCSTHPTNỘI DUNGGiáo dục vàphát triểnSống nề nếpcá nhânƯớc mơ của emSống khỏe mạnhTuổi nhỏ làm việcnhỏGiao tiếp Lịch sựYêu mái trườngQuê hương Môi trường xanh, quốc gia và sạch, đẹpKhám phá vẻ đẹpquê hươngXây dựng hình ảnhbản thânNuôi dưỡng Ước mơSống khỏe mạnhYêu lao độngLối sống lành mạnhTrường tôiChiến dịch Môitrường không rácThăm bảo tàngLòng tự trọngTrưởng thànhSống khỏe mạnhHọc tập – conđường lập nghiệpThanh niên và lýtưởngBiết ơn thầy côVì một môi trườngxanh “ Sức mạnh quânđội ND Nước Ta ” 11 hòa bìnhthế giớiNgôi nhà hòa bìnhGiúp đỡ gia đìnhneo đơnThông điệp vì HòabìnhChăm sóc những cánhân, mái ấm gia đình cócông với đất nướcAn toàn giao thông vận tải An toàn giao thôngGia đình của emCuộc sốnggia đìnhKế hoạch tiết kiệmGia đình văn hóaThế giớinghềnghiệpNghề truyền thốngđịa phươngQuy trình sảnxuất / sản xuất / chănnuôi … Tìm hiểu loại hìnhdịch vụNghệ thuật và emThành phố nghềnghiệpKhoa họcvà nghệthuậtKhám phá môitrường quanh emKhám phá vẻ đẹpquê mìnhEm yêu nghệ thuậtThế giới động vậtNội trợChi tiêu hài hòa và hợp lý tronggia đìnhKhu phố / làng vănhóaTập làm nghề ( thủcông … ) Hoạt động vì HòabìnhVận động, quyêngóp cho những phongtrào thiện nguyệnAn toàn giaothôngTổ chức cuộc sốnggia đìnhPhát triển kinh tếgia đìnhGia đình và xã hộiPhát triển nghềtruyền thốngTập làm Nghề tôiThử làm côngyêunhân / kỹ sưThăm gia vào quytrình dịch vụ của mộtsố nghềTôi làm dịch vụNghệ thuật và emNghệ thuật và tôiThế giới trường nghề Hội chợ việc làmEm yêu khoa họcTiềm năng du lịchEm yêu nghệ thuậtBảo vệ thiên nhiênVòng quanh thếgiớiDu lịch bền vữngNghệ thuật và tôiVăn hóa và conngười3. Gợi ý 1 số ít hoạt động giải trí cho cấp Trung họcCẤP THPT12TRƯỜNG HỌCSắp xếp những tư liệu trong phòng truyền thống lịch sử nhà trườngĐóng vai người quản lí trong nhà trường lập kế hoạch chung cho học viên ngàykhai trường. Viết bài dự thi khám phá về những danh nhân mà trường mang tên. Tổ chức thi cắm hoa, câu lạc bộ về tình yêu, tình bạn, giới tính. Tổ chức những cuộc thi thực hành nghề đã được học. Tạo dựng khoảng trống lớp học xanh – sạch – đẹp. Tập làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong một giờ hoạt động và sinh hoạt lớp. VĂN HÓA DU LỊCHThăm quan và tập làm người nông dân trong một ngàyHội thi đua thuyền trên hồ TâyHội thi phong cách thiết kế thời trangThăm quan dâng hương về đất tổRước kiệu trong tiệc tùng truyền thống lịch sử ở địa phươngThi làm bánh chưngTổ chức dân vũĐóng kịch tuyên truyền bảo đảm an toàn giao thông vận tải, đấm đá bạo lực học đường, sức khỏe thể chất sinh sảnvị thành niênHội diễn văn nghệĐi bộ tiếp sức quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụtLàm video phóng sự về khu du lịch vịnh Hạ LongThiết kế poster và trình làng về quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An. NỘI TRỢ / GIA ĐÌNH / CHĂM SÓCNgười đầu bếp thông tháiĐóng vai điều dưỡng viên ở viện dưỡng lãoThử làm bồi bàn, phụ bếp trong nhà hàng quán ăn, nhà ănTrang trí phòng khách nhân ngày Giáng sinh, Tết, … GIAO THÔNGTham gia cuộc thi tìm hiểu và khám phá : “ Kiến thức bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường đi bộ ” Hoạt động đi xe đạp điện cổ động, tuyên truyền về bảo đảm an toàn giao thông vận tải. Tham gia thực hành thực tế đi xe đạp điện điện bảo đảm an toàn. Thành lập đội người trẻ tuổi xung kích hướng dẫn giao thông vận tải. Hoạt động du lịch thăm quan cơ sở sát hạch bằng lái xe. THỦ CÔNG NGHIỆPTổ chức hướng nghiệp và dạy nghề bằng tay thủ công nghiệpTrải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công bằng tay. Tổ chức buổi tọa đàm : mời nghệ nhân về trao đổi, trình làng, giao lưu với học viên. Tổ chức hoạt động giải trí : một ngày làm nghệ nhân làm gốm. Tổ chức tọa lạc, ra mắt những loại sản phẩm thủ công bằng tay truyền thống cuội nguồn. Xây dựng dự án Bất Động Sản bảo tồn và tăng trưởng nghề TCN truyền thống cuội nguồn. Đóng tiểu phẩm về những nhân vật và sự sinh ra, tăng trưởng của những nghề thủ côngtruyền thống. Tổ chức làm những loại sản phẩm thủ công bằng những vật tư sẵn có : bìa cứng, vỏ lon, hộp13sữa … LÂM NGHIỆPThăm quan vườn Quốc giaTrải nghiệm một ngày làm kiểm lâmPhát quang cây dại ở thôn xómĐóng vai chiến sỹ chữa cháy rừngTổ chức ngày “ Chủ nhật xanh ” với những chú kiểm lâmLàm video về ảnh hưởng tác động của nạn chặt phá rừng so với biến hóa khí hậuLàm dự án Bất Động Sản trồng rừng để phủ xanh đồi trọcTổ chức Tết trồng câyTổ chức hội thảo chiến lược về chủ đề bảo vệ rừngKINH DOANH / KINH TẾLập kế hoạch kinh doanh thương mại đợt nghỉ lễ, tết. Lập quầy bán hàng trên mạng xã hội. Mua bán hàng qua mạng. Tổ chức hội chợ. Làm và kinh doanh thương mại đồ thủ công bằng tay. Vận chuyển sản phẩm & hàng hóa tận nơi. Câu lạc bộ kinh doanh thương mại hướng nghiệpLập kế hoạch tiêu tốn cho mái ấm gia đình trong 1 tháng. Xây dựng đề án ( kế hoạch ) kinh doanh thương mại. NÔNG NGHIỆPMột ngày làm người nông dân trồng lúa nướcTham gia mùa gặt lúaThụ phấn tự tạo cho những loại cây trồngTập làm công nhân trong trang trại nuôi bò sữaLàm thức ăn cho gia cầm trong trang trạiTập gieo mạ ở ruộng lúaLàm người nông dân tân tiến ( làm rau mầm, trồng rau trong dung dịch … ) Làm kỹ sư nông nghiệp nhân giống cây cối bằng chiêu thức văn minh ( nuôi cấymô tế bào ). CÔNG NGHIỆPThực hành sử dụng máy may công nghiệpQuan sát và thực hành thực tế tháo lắp những bộ phận đơn thuần của xe máy, ôtôThực hành lắp ráp đường ống nước, máy bơm cho một xưởng nhỏThiết kế và lắp ráp mạng lưới hệ thống điện trong một phòng họcThực hành sửa chữa thay thế linh phụ kiện đơn thuần của máy tínhTham quan một ngày thao tác của công nhân mỏ thanTrải nghiệm một ngày ở xưởng cơ khíThực hành chế biến thức ăn cho cáNGƯ NGHIỆPTổ chức trải nghiệm một ngày trong nhà hàng quán ăn thủy – món ăn hải sản. Tổ chức thăm quan những TT hoặc viện điều tra và nghiên cứu và bảo vệ thủy – món ăn hải sản. Tổ chức cuộc thi nấu ăn nguyên vật liệu từ thủy – món ăn hải sản. Tổ chức du lịch thăm quan những làng nghề tương quan đến thủy – món ăn hải sản. 14T ổ chức trải nghiệm một ngày ở làng nghề nuôi thủy – món ăn hải sản. Tổ chức cuộc thi phong cách thiết kế quy mô sản xuất kinh doanh thương mại thủy – món ăn hải sản của em trongtương lai. Tổ chức thực hành thực tế quản trị ao nuôi thủy – món ăn hải sản. Tổ chức thực hành thực tế chuẩn bị sẵn sàng ao nuôi ( ương ) thủy – món ăn hải sản. Tổ chức thực hành thực tế chế biến thức ăn nuôi thủy – món ăn hải sản. Y TẾSơ cứu người bị tai nạnTham gia những hoạt động giải trí TDTTTuyên truyền về sức khỏe thể chất sinh sản vị thành niênVẽ tranh tuyên truyền phòng chống HIV-AIDSTham gia chăm nom sức khỏe thể chất cho bênh nhân hồi sinh chức năngTìm hiểu dinh dưỡng tăng trưởng thể chấtTDTTTham gia quy mô Câu lạc bộ những môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao, .. Tham gia nhảy dân vũ trong những giờ ra chơi giữa giờTham gia hội khỏe phù đổng toàn trườngTham quan thực tiễn một câu lạc bộ thể hình và tham gia tập thử một vài nội dungTham gia những forum tìm hiểu và khám phá về những nội dung tranh tài thể thao, hoạt động những bạncùng đều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày có sức khỏe thể chất tốt để học tập tốtTham gia chương trình ” huấn luyện viên nhỏ ” hướng dẫn những em cấp THCS khiêuvũ cổ xưa. Tham gia giải chạy tiếp sức TP. Hà Nội – thành phố vì tự do do báo Thành Phố Hà Nội mới tổchứcTham quan tại TT huấn luyện và đào tạo thể thao vương quốc và tham gia nội dung bóngđá, điền kinh. KHOA HỌC CÔNG NGHỆTiến hành nâng cấp cải tiến hoặc sản xuất những thiết bị quanh ta. Tham gia cuộc thi sản xuất Robocom. Trải nghiệm làm thợ thủ công trong những làng nghề truyền thống cuội nguồn. Viết ứng dụng công nghệ thông tin. Trải nghiệm qua hoạt động giải trí nghề đại trà phổ thông. HOẠT ĐỘNG 3 : CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCHọc xong nội dung này, người học cần vấn đáp được những câu hỏi và thực hiệncác trách nhiệm sau : 1. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình hiện hành vàvà theo xu thế thay đổi có gì giống và khác nhau ? 2. Mỗi hình thức tổ chức triển khai có đặc thù gì đặc trưng và đáng quan tâm để tổ chứchoạt động này hiệu suất cao và đạt được tiềm năng đề ra ? 3. Mối quan hệ giữa tiềm năng, hình thức và nội dung chủ đề hoạt động giải trí có mối15quan hệ với nhau như thế nào ? Thiết kế một số ít hoạt động giải trí TNST thể hiệnmối quan hệ này ? THÔNG TIN NGUỒNI. Hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. Một số hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình hiện hànhCó thể nêu một số ít hình thức tổ chức triển khai cơ bản sau : – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động và sinh hoạt tập thể lớp, trường và những hoạt động và sinh hoạt theo chủđề : Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm : chào cờ đầu tuần, mít tinh trong cácngày lễ, những ngày kỉ niệm …, những hội thi, hội thao …, cắm trại, những cuộc giao lưutập thể, những trào lưu thi đua toàn trường vv … Sinh hoạt tập thể lớp : sinh hoạtlớp theo chủ đề ( theo chương trình của nhà trường và lớp ), hoạt động và sinh hoạt lớp hàngtuần, những hoạt động giải trí chung của tập thể lớp ( thăm quan, thi đua học tập giữa cáctổ học viên … ). – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động giải trí đoàn thể và hoạt động giải trí chính trị – xã hội : Cáchoạt động Đoàn, Đội ( theo Chương trình hoạt động giải trí của Đoàn TNCS ) : đại hộiĐoàn những cấp, những trào lưu của Đoàn, Đội …, Các hoạt động giải trí tập thể có tínhchính trị – xã hội : Phong trào “ Đền ơn, đáp nghĩa ”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểuvề Đảng, Đoàn, Đội, … – Giáo dục đào tạo trải qua những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống – thể thao và đi dạo : Các hội thao, hội thi ( Hội khỏe Phù Đổng ), Các cuộc thi văn hóa – văn nghệ của thanh, thiếuniên, của học viên ( thi “ Học sinh lịch sự ”, “ Tiếng hát học viên – sinhviên ” … ). – Giáo dục đào tạo trải qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu dưỡng ( ghinhật kí, nhóm bạn cùng tiến, thi đua vở sạch, chữ đẹp, trào lưu Thanh niênlàm theo lời Bác, người trẻ tuổi rèn luyện Sống, chiến đấu, lao động và học tậptheo gương Bác Hồ …. ) 2. Các hình thức HĐTNST theo xu thế chương trình giáo dục phổ thôngmớiHoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giải trí giáo dục. Hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo được tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động giải trí câulạc bộ, tổ chức triển khai game show, forum, sân khấu tương tác, du lịch thăm quan dã ngoại, những hộithi, hoạt động giải trí giao lưu, hoạt động giải trí nhân đạo, hoạt động giải trí tình nguyện, hoạt động giải trí cộngđồng, hoạt động và sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa ( kịch, thơ, hát, múa rối, tiểuphẩm, kịch tham gia, … ), thể dục thể thao, tổ chức triển khai những ngày hội, … Mỗi một hình thức hoạt động giải trí trên đều tiềm tàng trong nó những khả nănggiáo dục nhất định. Nhờ những hình thức tổ chức triển khai phong phú, đa dạng chủng loại mà việc giáo dụchọc sinh được thực thi một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, mê hoặc, không gòbó và khô cứng, tương thích với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu yếu, nguyện vọngcủa học viên. Trong quy trình phong cách thiết kế, tổ chức triển khai thực thi và nhìn nhận hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo, cả giáo viên lẫn học viên đều có thời cơ biểu lộ sự sáng tạo, dữ thế chủ động, linhhoạt của mình, làm tăng thêm tính mê hoặc, độc lạ của những hình thức tổ chức triển khai hoạtđộng. Dựa trên khảo sát thực tiễn những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trong những nhà16trường Nước Ta, cùng với điều tra và nghiên cứu chương trình của một số ít nước trên quốc tế, cóthể phân loại những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo thành những nhómsau : a ) Hình thức có tính khám phá1. Thực địa, thực tế2. Tham quan3. Cắm trại4. Trò chơib ) Hình thức có tính tham gia lâu dài5. Dự án và điều tra và nghiên cứu khoa học6. Các câu lạc bộc ) Hình thức có tính thể nghiệm / tương tác7. Diễn đàn8. Giao lưu9. Hội thảo / xemina10. Sân khấu hóad ) Hình thức có tính cống hiến11. Thực hành lao động việc nhà, việc trường12. Các hoạt động giải trí xã hội / tình nguyệnII. Cách tổ chức triển khai một số ít hình thức hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo1. Câu lạc bộa. Đặc điểmCâu lạc bộ ( CLB ) là hình thức hoạt động và sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm họcsinh cùng sở trường thích nghi, nhu yếu, năng khiếu sở trường, … dưới sự khuynh hướng của những nhà giáodục nhằm mục đích tạo môi trường tự nhiên giao lưu thân thiện, tích cực giữa những học viên với nhauvà giữa học viên với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLBtạo thời cơ để học viên được san sẻ những kiến thức và kỹ năng, hiểu biết của mình về những lĩnhvực mà những em chăm sóc, qua đó tăng trưởng những kĩ năng của học viên như : kĩ nănggiao tiếp, kĩ năng lắng nghe và miêu tả quan điểm, kĩ năng trình diễn tâm lý, sáng tạo độc đáo, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, thao tác nhóm, kĩ năng raquyết định và xử lý yếu tố, … CLB là nơi để học viên được thực hành thực tế cácquyền trẻ nhỏ của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hiệphội ; quyền được đi dạo vui chơi và tham gia những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, thẩm mỹ và nghệ thuật ; quyền được tự do diễn đạt ; tìm kiếm, đảm nhiệm và thông dụng thông tin, … Thông quahoạt động của những CLB nhà giáo dục hiểu và chăm sóc hơn đến nhu yếu, nguyệnvọng và mục tiêu chính đáng của những em. b. Các loại CLB : – CLB văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật : âm nhạc ( thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, … ) diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên báo chí, mỹ thuật, khiêu vũ, sáng tác, điêu khắc, thưpháp, nhảy sạp, dân vũ, múa khèn, dẫn chương trình, photovoice và video voice … – CLB thể dục thể thao : bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơilội, cầu lông, cắm trại, bơi thuyền, … – CLB học thuật : Toán học, Tin học, Tiếng Anh, nghiên cứu và điều tra khoa học, nghiêncứu xã hội, phiên dịch, biên dịch, … – CLB võ thuật : Taekwondo, Karatedo, Pencak silat, đấu vật, … 17 – CLB hoạt động giải trí thực tiễn : nữ công gia chánh ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, tỉahoa, thẩm mỹ và nghệ thuật cắm hoa, … ) chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh ; phong cách thiết kế, làm mộc, chếtạo rô bốt, … – CLB game show dân gian : cờ người, đánh đu, kéo co, ném còn, đánh cầu / đácầu, ô ăn quan, tập tầm vông, thả đỉa ba ba, đánh chuyền, đánh khăng, đánh quay, đánh đáo. c. Nguyên tắc tổ chức triển khai CLBKhi lựa chọn những thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức triển khai những buổi sinh hoạtCLB cần bảo vệ 1 số ít nguyên tắc sau : – Tham gia trên ý thức tự nguyện, – Không phân biệt đối xử, – Đảm bảo sự công minh, – Phát huy tính sáng tạo, – Tôn trọng quan điểm và nhân cách học viên, – Bình đẳng giới, – Đảm bảo quyền trẻ nhỏ, – HS là chủ thể quyết định hành động mọi yếu tố của CLB, d. Quy trình tổ chức triển khai CLBĐể tổ chức triển khai và duy trình hoạt động giải trí của CLB, cần tổ chức triển khai theo quy trình tiến độ sauBước 1 : Căn cứ nhu yếu, nguyện vọng HS, địa thế căn cứ tiềm năng kế hoạch của nhàtrường, xác lập mô hình CLB ; Bước 2 : Xây dựng kế hoạch, xác lập tiềm năng, nội dung hoạt động giải trí, hình thức tổchức. Bước này hoàn toàn có thể do nhà giáo dục, cũng hoàn toàn có thể giao quyền tự chủ cho họcsinh tự kiến thiết xây dựng. Bước 3 : Tập hợp những thành viên, kiến thiết xây dựng tổ chức triển khai, thống nhất nguyên tắc hoạtđộng, trải qua kế hoạch, kiến thiết xây dựng nội quy hoạt động giải trí, thống nhất lịch hoạt động và sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và thời gian ngắn. Bước 4 : Tổ chức những buổi hoạt động và sinh hoạt, trong đó xác lập rõ nội dung, việc làm, cókiểm tra và nhận xét nhìn nhận cuối mỗi buổi. Bước 5 : Nếu là những CLB hoạt động giải trí dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, nhìn nhận, bầu lại Ban quản trị hoặc chủ nhiệm CLB theo định kỳ ( nên một năm một lần ). Mỗi nhà trường đều hoàn toàn có thể tổ chức triển khai nhiều CLB khác nhau cho những nhóm họcsinh tham gia và cần kiến thiết xây dựng kế hoạch đơn cử cho mỗi CLB để việc tổ chức triển khai thựchiện đạt được hiệu suất cao giáo dục cao. 2. Tổ chức trò chơia ) Đặc điểm : Trò chơi là một mô hình hoạt động giải trí vui chơi, thư giãn giải trí ; là món ăn tinh thầnnhiều có ích và không hề thiếu được trong đời sống con người nói chung và đặcbiệt, so với thanh thiếu niên học viên nói riêng, những game show tương thích nhiều khicó công dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí vuichơi với nội dung kiến thức và kỹ năng thuộc nhiều nghành khác nhau, có tính năng giáo dục “ chơi mà học, học mà chơi ”. Trò chơi hoàn toàn có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau của hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung họctập, phân phối và đảm nhiệm tri thức ; nhìn nhận hiệu quả, rèn luyện những kĩ năng và củng18cố những tri thức đã được đảm nhiệm, … Trò chơi có những thuận tiện như : phát huytính sáng tạo, mê hoặc và gây hứng thú cho học viên ; giúp cho học viên dễ tiếp thukiến thức mới ; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều nghành khác nhau ; tạođược bầu không khí thân thiện ; tạo cho học viên tác phong nhanh gọn, … b ) Những tính năng cơ bản của game show : Trò chơi có nhiều tính năng xã hội khác nhau như công dụng giáo dục, chứcnăng văn hóa truyền thống, tính năng vui chơi, tính năng tiếp xúc … – Chức năng giáo dục : Trò chơi là phương tiện đi lại giáo dục mê hoặc, đáp ứngnhu cầu thiết thực của học viên, ảnh hưởng tác động tổng lực đến toàn bộ những mặt khác nhaucủa nhân cách : về sức khỏe thể chất, tâm ý, đạo đức và xã hội. Trò chơi giúp những em nângcao thể lực, rèn luyện sự nhanh gọn, dẻo dai và bền chắc của cơ bắp, thần kinh, pháttriển tốt những tính năng của những giác quan ( thị giác, xúc giác, khứu giác, thínhgiác … ), những tính năng hoạt động, tăng trưởng tốt những phẩm chất và năng lượng tư duysáng tạo, linh động. Trò chơi còn tăng trưởng tốt những phẩm chất nhân cách cho HS như tính tập thể, tính hợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực, sự nỗ lực ý chí, lòng dũng mãnh, tính linh động, tính tự tin, sự thân thiện, lòng bao dung, những tìnhcảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ lành mạnh … Trò chơi là một phương tiện đi lại để giúp học viên nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ thuật, văn hóa truyền thống văn nghệ, tăng trưởng tốt những năng lượng tư duy, trí nhớ, ngôn từ, tưởng tượng ( đặc biệt quan trọng là những game show trí tuệ và game show sáng tạo ). Chơi cũng yên cầu học viên tư duy, ứng dụng tri thức vào hành vi, phát triểnnăng lực thực hành thực tế. Chơi cũng là một con đường học tập tích cực. – Chức năng tiếp xúc : Trò chơi là một hình thức tiếp xúc. Trò chơi tạo cơhội để học viên tham gia vào những mối quan hệ tiếp xúc bạn hữu, tăng trưởng tốt cácnăng lực tiếp xúc, game show đồng thời là một phương tiện đi lại ( một con đường ) màthông qua đó, học viên hoàn toàn có thể tiếp xúc được với nhau một cách tự nhiên và dễdàng. – Chức năng văn hóa truyền thống : game show là một hình thức hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống lành mạnhcủa con người, biểu lộ những đặc thù văn hóa truyền thống có tính truyền thống của mỗi dân tộc bản địa, mỗi hội đồng. Mỗi game show là một giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa độc lạ. Tổ chức chohọc sinh tham gia game show là một chiêu thức tái tạo văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa truyền thống vàphát triển văn hóa truyền thống rất có hiệu suất cao ( đặc biệt quan trọng là những game show dân gian, game show liên hoan ). – Chức năng vui chơi : Trò chơi là một phương pháp vui chơi tích cực và hiệuquả, giúp học viên tái tạo năng lượng thần kinh và cơ bắp sau những thời hạn họctập, lao động căng thẳng mệt mỏi. Trò chơi giúp học viên thư giãn giải trí, đổi khác tâm trạng, giảitoả những buồn chán, những stress về trí tuệ và cơ bắp, tạo niềm vui, hứngkhởi, sự hồn nhiên, yêu đời … để học viên liên tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Những game show vui nhộn và hào hứng không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của những em mànó còn mang lại những giá trị niềm tin rất là to lớn, có ích. Mục đích của game show nhằm mục đích hấp dẫn học viên tham gia vào những hoạt độnggiáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính nghĩa vụ và trách nhiệm ; hình thành cho họcsinh tác phong nhanh gọn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thânthiện, hòa đồng giữa những học viên, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng mệt mỏi, stress chocác em học viên trong quy trình học tập và giúp cho quy trình học tập được tiến19hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán. c ) Phân loại game show : Một số game show hoàn toàn có thể tổ chức triển khai trong nhà trường phổthông là : – Trò chơi học tập : Là loại game show được sử dụng để củng cố, lan rộng ra, kiểmtra kỹ năng và kiến thức học trên lớp. – Trò chơi hoạt động : Là loại game show để rèn luyện, củng cố những năng lực khung hình. – Trò chơi khởi động là loại game show dùng để tạo bầu không khí sôi động, vuivẻ, tạo tâm trạng vui tươi, tạo tâm thế cho hóc inh trước khi khởi đầu hoạt động giải trí họctập, hoạt động và sinh hoạt tập thể hoặc khởi đầu tổ chức triển khai. – Trò chơi mô phỏng : Theo Từ điển bách khoa toàn thư “ The New Encyclopedia Britanica ” ( 1994 ), mô phỏng được hiểu là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng kỳ lạ, sự vật hay quátrình nào đó bằng cách thiết kế xây dựng những quy mô động, giải quyết và xử lý chúng trong tác độngqua lại nhằm mục đích điều tra và nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ, sự vật, quy trình đó trên những mô hìnhnày. Mô phỏng được sử dụng khá nhiều trong giáo dục và học tập. Mục đích củacác mô phỏng này là để học viên có tâm lý, xúc cảm, hành vi trong môitrường giả định, giống như thật, qua đó những em rút ra được những kinh nghiệm tay nghề, kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng ứng xử thiết yếu. Mô phỏng game truyền hình là những game show được phong cách thiết kế mô phỏng nhưcác gameshow truyền hình như : Chiếc nón kì diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai làtriệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng, … Qua những game show này, những emđược tham gia, tương tác, và được cùng cố kiến thức và kỹ năng, kỹ năng và kiến thức đã học trên lớp. Với những game show mô phỏng game truyền hình nội dung rất đa dạng chủng loại phong phú, vừa hoàn toàn có thể thực thi việc củng cố, mày mò kỹ năng và kiến thức của tổng thể những môn học vừacó thể tiến hành những nội dung giáo dục như giáo dục Quyền trẻ nhỏ, giáo dục Sứckhỏe sinh sản và phòng tránh HIV, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội hay giáodục bảo vệ môi trường tự nhiên, giáo dục ứng phó với đổi khác khí hậu và giảm nhẹ rủi rothiên tai, …. d ) Quy tắc tổ chức triển khai game show : Bước 1 : Căn cứ tiềm năng giáo dục, lựa chọn những nội dung mà học viên cần lĩnhhội, từ đó lựa chọn hình thức chơi tương thích để truyền đạt nội dung. Bước 2 : Thiết kế game show, quy tắc chơi, lựa chọn phương tiện đi lại và khu vực chơi. Bước 3 : Xác định đối tượng người tiêu dùng chơi, quy mô game show : xác lập số lượng HS tham gia, hoàn toàn có thể nhóm nhỏ ( từ 2 đến 4 hoặc 5 học viên ) hoặc nhóm lớn ( từ 10 đến 15 họcsinh ) ; Có thể là một lớp hoặc khối lớp, toàn trường. Bước 4 : Tổ chức chơi theo kế hoạch. Chú ý bảo vệ nguyên tắc bảo đảm an toàn, giáo dục, vui. Bước 5 : Tổng kết hoạt động giải trí, Nhận xét nhìn nhận học viên trong quá trinh hoạt động giải trí. Như vậy, tổ chức triển khai game show cho học viên trong nhà trường đại trà phổ thông là mộthình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo có tính phổ cập và có ý nghĩagiáo dục tích cực. 3. Tổ chức diễn đàn20Diễn đàn là một hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí được sử dụng để thôi thúc sựtham gia của HS trải qua việc những em trực tiếp, dữ thế chủ động bày tỏ quan điểm của mìnhvới phần đông bè bạn, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác cóliên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức triển khai mang lại hiệu suất cao giáodục thiết thực. Thông qua forum, HS có thời cơ bày tỏ tâm lý, quan điểm, quanniệm hay những thắc mắc, đề xuất kiến nghị của mình về một yếu tố nào đó có tương quan đếnnhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của những em ; đồng thời đây cũng là dịp để những embiết lắng nghe quan điểm, học tập lẫn nhau. Vì vậy, forum như một sân chơi tạo điềukiện để học viên được diễn đạt quan điểm của mình một cách trực tiếp với đông đảobạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức triển khai rất linh động, phongphú và phong phú với những hình thức hoạt động giải trí đơn cử, tương thích với từng lứa tuổihọc sinh. Mục đích của việc tổ chức triển khai forum là để tạo thời cơ, thiên nhiên và môi trường cho HSđược bày tỏ quan điểm về những yếu tố những em chăm sóc, giúp những em khẳng định chắc chắn vaitrò và lời nói của mình, đưara những tâm lý và hành vi tích cực để khẳng địnhmình. Diễn đàn cũng giúp những em nâng cao năng lực tự tin và kiến thiết xây dựng những kĩnăng thiết yếu như : kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình diễn yếu tố, kĩnăng tiếp xúc, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng bộc lộ sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấnđề, …. Qua những forum, những thầy cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liênquan chớp lấy được những do dự, lo ngại và mong đợi của những em về bạn hữu, thầy cô, nhà trường và mái ấm gia đình, … tăng cường thời cơ giao lưu giữa người lớn và trẻem, giữa trẻ nhỏ với trẻ nhỏ và thôi thúc QTE trong trường học. Giúp HS được thựchành quyền được bày tỏ quan điểm, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, … đồng thời giúp những nhà quản trị giáo dục và hoạch định chủ trương chớp lấy, nhậnbiết được những yếu tố mà HS chăm sóc từ đó có những giải pháp giáo dục vàxây dựng chủ trương tương thích hơn với những em. Diễn đàn hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp Q. / huyện, cấp tỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của forum hoàn toàn có thể xâydựng dựa trên nội dung những hoạt động giải trí giáo dục, những nhu yếu và mong ước củacác em về nhà trường, thầy cô, cha mẹ ; hoặc địa thế căn cứ vào những yếu tố thực tiễn củacác lớp như mối quan hệ giữa những bạn HS trong lớp hoặc cách ứng xử của thầy, côgiáo với HS, …. Để phát huy năng lực sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong hầuhết quy trình của forum, HS là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị sẵn sàng, kiến thiết xây dựng chủ đềdiễn đàn đến khâu dẫn dắt, điều hành quản lý forum và nhìn nhận hiệu quả forum dướisự hướng dẫn của người lớn. 4. Sân khấu tương tácSân khấu tương tác ( hay sân khấu forum ) là một hình thức nghệ thuậttương tác dựa trên hoạt động giải trí diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần khởi đầu đưara trường hợp, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trìnhdiễn chính là một cuộc san sẻ, bàn luận giữa những người triển khai và người theo dõi, trong đó tôn vinh tính tương tác hay sự tham gia của người theo dõi. Mục đích của hoạt động giải trí này là nhằm mục đích tăng cường nhận thức, thôi thúc để HSđưa ra quan điểm, tâm lý và cách xử lí trường hợp thực tiễn gặp phải trong bất kì21nội dung nào của đời sống. Thông qua sân khấu tương tác sự tham gia của HSđược tăng cường và thôi thúc, tạo thời cơ cho HS rèn luyện những kĩ năng như : kĩnăng phát hiện yếu tố, kĩ năng nghiên cứu và phân tích yếu tố, kĩ năng ra quyết định hành động và giảiquyết yếu tố, năng lực sáng tạo khi xử lý trường hợp và năng lực ứng phó vớinhững đổi khác của đời sống, … Sân khấu tương tác gồm có sự sáng tạo, tăng năng lực hoạt động giải trí tập thểcũng như tính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những game show vànhững bài tập khác nhau nhằm mục đích tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tựchủ. Điều này hoàn toàn có thể khởi đầu bằng kinh nghiệm tay nghề của một cá thể nhưng cuối cùngphải kết thúc bằng kinh nghiệm tay nghề của cả tập thể. Do vậy, trong thiên nhiên và môi trường này thìkinh nghiệm cá thể là rất quan trọng cho chính bản thân của cá thể đó cũng nhưlà đóng vai trò như một công cụ nhằm mục đích củng cố kinh nghiệm tay nghề nhóm. Nội dung của sân khấu tương tác là những yếu tố, những điều trực tiếp tácđộng tới đời sống của HS. HS tự chọn ra yếu tố, những em tự kiến thiết xây dựng ngữ cảnh vàcuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực thi và sẽ không cósự trợ giúp từ bên ngoài. Sân khấu tương tác hoàn toàn có thể diễn ra trong khoanh vùng phạm vi hẹp ( trong lớp học ) hoặcrộng hơn ( khoanh vùng phạm vi toàn trường ). 5. Tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức triển khai giáo dục thực tiễn mê hoặc đốivới HS. Mục đích của du lịch thăm quan, dã ngoại là để những em HS được đi thăm, tìm hiểuvà học hỏi kiến thức và kỹ năng, tiếp xúc với những thắng cảnh, những di tích lịch sử lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống, côngtrình, nhà máy sản xuất hoặc một đại danh nổi tiếng của quốc gia ở xa nơi những em đangsống, học tập, … giúp những em có được những kinh nghiệm tay nghề từ thực tiễn, từ những môhình, cách làm hay và hiệu suất cao trong một nghành nghề dịch vụ nào đó, từ đó hoàn toàn có thể áp dụngvào đời sống của chính những em. Các chuyến thăm quan, dã ngoại sẽ tăng cường thời cơ cho HS được giaolưu, san sẻ và biểu lộ những năng lực vốn có của mình, đồng thời giúp những emcảm nhận được vẻ đẹp của quê nhà quốc gia, hiểu được những giá trị truyền thốngvà tân tiến. Nội dung thăm quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp so với HS như : giáo dục lòng yêu vạn vật thiên nhiên, quê nhà, quốc gia, giáo dục truyền thống lịch sử cáchmạng, truyền thống cuội nguồn lịch sử vẻ vang, truyền thống cuội nguồn của Đảng, của Đoàn, của đội TNTPHCM. Các nghành du lịch thăm quan, dã ngoại hoàn toàn có thể được tổ chức triển khai ở nhà trường phổthông là : – Tham quan những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống, – Tham quan những khu công trình công cộng, xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp sản xuất, – Tham quan những cơ sở sản xuất, làng nghề, – Tham quan những Viện bảo tàng, – Tham quan du lịch truyền thống cuội nguồn, – Dã ngoại theo những chủ đề học tập, – Dã ngoại theo những hoạt động giải trí nhân đạo, Tham quan, dã ngoại là hoạt động giải trí lôi cuốn phần đông HS tham gia bởi tínhlãng mạn, mang sắc tố đi dạo của nó. Thăm quan, dã ngoại là điều kiện kèm theo và môitrường tốt cho những em tự chứng minh và khẳng định mình, bộc lộ tính tự quản, tính sáng tạo và22biết nhìn nhận sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo thời cơ để cácem HS thực thi mục tiêu “ học song song với hành ”, “ lí luận song song với thực tiễn ”, đồng thời là thiên nhiên và môi trường để triển khai tiềm năng “ xã hội hóa ” công tác làm việc giáo dục. 6. Hội thi / cuộc thiHội thi / cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí mê hoặc, lôicuốn HS và đạt hiệu suất cao cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướnggiá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang đặc thù thi đua giữa những cá thể, nhóm hoặc tậpthể luôn hoạt động giải trí tích cực để vươn lên đạt được tiềm năng mong ước thông quaviệc tìm ra người / đội thắng cuộc. Chính thế cho nên, tổ chức triển khai hội thi cho HS là một yêucầu quan trọng, thiết yếu của nhà trường, của giáo viên trong quy trình tổ chức triển khai hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo. Mục đích tổ chức triển khai hội thi / cuộc thi nhằm mục đích hấp dẫn HS tham gia một cách chủđộng, tích cực vào những hoạt động giải trí giáo dục của nhà trường ; cung ứng nhu yếu về vuichơi vui chơi cho HS ; lôi cuốn năng lực và sự sáng tạo của HS ; tăng trưởng khả nănghoạt động tích cực và tương tác của HS, góp thêm phần tu dưỡng cho những em động cơhọc tập tích cực, kích thích hứng thú trong quy trình nhận thức. Hội thi / cuộc thi hoàn toàn có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như : Thi vẽ, thi viết, thi khám phá, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thihọc tập, hội thi thời trang, hội thi học viên lịch sự, … có nội dung giáo dục vềmột chủ đề nào đó. Hội thi có năng lực lôi cuốn sự tham gia của toàn bộ HS trong nhà trường, từcá nhân đến nhóm hay tập thể với những quy mô tổ chức triển khai khác nhau như quy mô lớp, quy mô khối lớp hoặc quy mô toàn trường. Hội thi cũng hoàn toàn có thể kêu gọi sự thamgia của những thành viên trong hội đồng như những nghệ nhân, những người làm côngtác xã hội hay những tổ chức triển khai đoàn thể như Đoàn người trẻ tuổi phường / xã, hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh hay cán bộ, nhân viên cấp dưới những cơ quan như y tế, công an, bộ đội, …. Nội dung của hội thi rất đa dạng và phong phú, bất kể nội dung giáo dục nào cũng cóthể được tổ chức triển khai dưới hình thức hội thi / cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức triển khai hộithi là phảilinh hoạt, sáng tạo khi tổ chức triển khai triển khai, tránh máy móc thì cuộc thi mớihấp dẫn. Khi tổ chức triển khai hội thi / cuộc thi nên phối hợp với những hình thức tổ chức triển khai khác ( nhưvăn nghệ, game show, vẽ tranh, … ) để cuộc thi / hội thi đa dạng chủng loại, phong phú, thu hútđược nhiều HS tham gia hơn. 7. Hoạt động giao lưuGiao lưu là một hình thức tổ chức triển khai giáo dục nhằm mục đích tạo ra những điều kiện kèm theo cầnthiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vậtđiển hình trong những nghành hoạt động giải trí nào đó. Qua đó, giúp cho những em có đượcnhững nhận thức, tình cảm và thái độ tương thích, có được những lời khuyên đúngđắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thành xong nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số ít đặc trưng sau đây : – Phải có đối tượng người tiêu dùng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người nổi bật, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong những nghành nào đó, thực sự là tấmgương sáng để HS noi theo, tương thích với nhu yếu hứng thú của HS. – Thu hút sự tham gia phần đông và tự nguyện của HS, được HS chăm sóc và23hào hứng. – Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm rất là trung thực, chân thành và sôinổi giữa HS với người được giao lưu. Những yếu tố trao đổi phải thiết thực, liênquan đến quyền lợi và hứng thú của HS, phân phối nhu yếu của những em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giải trí giao lưu rất tương thích với những hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo theo chủ đề. Nó thuận tiện được tổ chức triển khai trong mọi điều kiện kèm theo củalớp, của trường. Mục đích ý nghĩa của giao lưu : Hoạt động giao lưu ở trường đại trà phổ thông hoàn toàn có thể hướng vào những mục tiêu giáodục sau : – Tạo điều kiện kèm theo để HS thỏa mãn nhu cầu nhu yếu tiếp xúc, được tiếp xúc trò chuyệntrực tiếp với những con người mà mình yêu quý, ngưỡng mộ và kỳ vọng ; đượcbày tỏ tình cảm, tiếp đón thông tin và được học hỏi kinh nghiệm tay nghề để nâng cao vốnsống và khuynh hướng giá trị tương thích. – Giao lưu giúp cho HS hiểu đúng đắn hơn về những đặc trưng cơ bản của cácloại hình lao động nghề nghiệp, những phẩm chất và năng lượng cao quý của nhữngcon người thành đạt trong những nghành nghề dịch vụ nào đó cũng như con đường đi đến thànhcông của họ. Từ đó, giúp HS có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện. – Giao lưu cũng tạo điều kiện kèm theo để HS thiết lập và lan rộng ra mối quan hệ xãhội, giúp HS thân thiện nhau, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, san sẻ và cảm thông, hình thành những tình cảm lành mạnh. 8. Hoạt động chiến dịchHoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức triển khai không chỉ tác động ảnh hưởng đến HS mà tớicả những thành viên hội đồng. Chính trong những hoạt động giải trí này, HS có thời cơ khẳngđịnh mình trong hội đồng, qua đó hình thành và tăng trưởng ý thức “ mình vì mọingười, mọi người vì mình ”. Việc HS tham gia những hoạt động giải trí chiến dịch nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết vàsự chăm sóc của học viên so với những yếu tố xã hội như yếu tố thiên nhiên và môi trường, giaothông, bảo đảm an toàn xã hội, … giúp HS có ý thức hành vi vì hội đồng ; tập dượt choHS tham gia xử lý những yếu tố xã hội ; tăng trưởng ở học viên một số ít kĩ năngcần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tích lũy thông tin, kĩ năng nhìn nhận và kĩnăng ra quyết định hành động. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để xu thế cho những hoạt động giải trí như : – Chiến dịch giờ toàn cầu, – Chiến dịch làm sạch môi trường tự nhiên xung quanh trường học, – Chiến dịch ứng phó với biến hóa khí hậu, – Chiến dịch bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ rừng ngập mặn, – Chiến dịch làm cho quốc tế sạch hơn, – Chiến dịch tình nguyện hè, – Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện, – Chiến dịch về trật tự xã hội, – Chiến dịch khắc phục những định kiến. Tùy thuộc vào những yếu tố của địa phương mà nhà trường hoàn toàn có thể lựa chọn vàtổ chức cho HS tham gia những chiến dịch với những chủ đề tương thích với đối tượngvà đặc thù địa phương. 24 Để thực thi hoạt động giải trí chiến dịch được tốt cầnxây dựng kế hoạch để triểnkhai chiến dịch đơn cử, khả thi với những nguồn lực kêu gọi được và HS phải đượctrang bị trước 1 số ít kiến thức và kỹ năng, kĩ năng thiết yếu để tham gia vào chiến dịch. 9. Hoạt động nhân đạoHoạt động nhân đạo là hoạt động giải trí tác động ảnh hưởng đến trái tim, tình cảm, sự đồngcảm, thấu cảm của HS trước những con người có thực trạng đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả. Thông qua hoạt động giải trí nhân đạo HS biết thêm những thực trạng khó khăn vất vả của ngườinghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ nhỏ mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già đơn độc không nơi phụ thuộc, người có thực trạng đặc biệt quan trọng khókhăn, những đối tượng người dùng dễ bị tổn thương trong đời sống, … để kịp thời giúp sức, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn vất vả, không thay đổi đời sống, vươn lên hòa nhập vớicộng đồngHoạt động nhân đạo giúp những em HS được san sẻ những tâm lý, tình cảmvà giá trị vật chất của mình với những thành viên trong hội đồng, giúp những embiết chăm sóc hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục những giá trị cho HSnhư : tiết kiệm ngân sách và chi phí, tôn trọng, san sẻ, cảm thông, yêu thương, nghĩa vụ và trách nhiệm, hạnhphúc, … Hoạt động nhân đạo trong trường đại trà phổ thông được thực thi dưới nhiều hìnhthức khác nhau như : – Xây dựng quỹ ủng hộ những bạn thuộc mái ấm gia đình nghèo, có thực trạng khó khăn vất vả – Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, – Quyên góp cho trẻ nhỏ mổ tim trong chương trình “ Trái tim cho em ”, – Quyên góp vật dụng học tập cho những bạn HS vùng cao, – Tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa, – Gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật, – Quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ, Tùy thuộc vào điều kiện kèm theo thực tiễn của mỗi nhà trường mà tổ chức triển khai hoạt độngnhân đạo tương thích, hiệu suất cao và có tính giáo dục cao cho HS. 10. Hoạt động tình nguyệna. Đặc điểm : Khởi đầu, hoạt động giải trí tình nguyện do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh khởi xướng, kêu gọi người trẻ tuổi, sinh viên học viên tham gia vào những hoạtđộng xã hội, góp phần sức lao động trẻ cho sự tăng trưởng hội đồng. Hiện nay, tìnhnguyện không chỉ là hoạt động giải trí của đoàn viên người trẻ tuổi mà của giới trẻ nói chung, tham gia góp phần sức trẻ vào những hoạt động giải trí xã hội, vì sự tăng trưởng của cộngđồng. Hoạt động tình nguyện là hoạt động giải trí mang tính tự nguyện, tự giác cao. Quanhận thức, học viên tự mình nhận lấy nghĩa vụ và trách nhiệm, chuẩn bị sẵn sàng thao tác ( thường lànhững việc khó khăn vất vả, yên cầu phải quyết tử thời hạn, sức lực lao động, tiền của, … ), khôngquản ngại khó khăn, gian nan, góp phần sức lực lao động cho những hoạt động giải trí vì sự pháttriển của hội đồng, của xã hội, của quốc tế nói chung, không yên cầu quyền lợi vậtchất cho bản thân. Hoạt động tình nguyện hoàn toàn có thể của cá thể hay hội đồng, được xuất phát từlòng nhân ái, tính tích cực xã hội và tham vọng lý tưởng của tuổi trẻ nhằm mục đích thực hiệnnhững trách nhiệm khó khăn vất vả, đột xuất của địa phương, đơn vị chức năng vì quyền lợi của xã hội, hội đồng. Hoạt động tình nguyện nhằm mục đích tu dưỡng cho những em có lòng nhân ái, 25

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo