Kính chào hành khách, chào mừng hành khách đã đến với Công ty sản xuất giày thể Thao Mira . Bạn muốn kinh doanh thương mại loại sản phẩm giày...
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG ỚT – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng
Cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên dễ thu hồi vốn đầu tư. Hiện nay diện tích trồng ớt tại nước ta đang được mở rộng trên nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc như sau.
1. Thời vụ trồng ớt:
Vụ Đông trồng vào 5-10/9 và thu hoạch vào tháng 11 dương lịch.
2. Chuẩn bị đất trồng.
– Chọn đất để trồng ớt:
+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt nhẹ và đất canh tác lúa.
+ Đất có độ pH đất = 5,5-6,5.
+ Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ vả thoát nước tốt. Phải lên luống đảm bảo thoát nước tốt: mặt luống rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi.
– Kỹ thuật làm đất:
+ Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m. (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất)
3. Gieo hạt:
* Ngâm ủ hạt giống:
Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150-200g/ha.
Ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (lg thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Sau cùng đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 – 28°c. Hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy mầm từ 48 giờ sau. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu và khi gieo dễ bị gẫy mầm.
*Chuẩn bị gieo hạt:
Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau:
– Đất mặt tơi xốp: 60%
– Phân chuồng hoai mục: 29%
– Tro trấu: 10%
– Phân lân: 0,5-1%
-Vôi: 0,2 -0,3%
Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.
Sau khi gieo hạt vào bầu, rải một lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ để lấp kín hạt, rải một lượt thuốc Basudin hạt để phòng kiến và dế, sâu đất phá hại. Tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Chăm sóc cây con phải phòng trừ sâu bệnh tốt, nếu cây thiếu phân có thể tưới NPK, DAP và Urê hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.
Khi cây có từ 4-5 lá thật (25- 35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng. Mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và khí hậu, mật độ cao cây sẽ có sự cạnh tranh áng sáng, phân bón, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất.
*Khoảng cách trồng – mật độ:
+ Vào mùa khô: Hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – l,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2.
+ Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – l,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2.
Lưu ý:
– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh (như Thianmectin 0.5ME + Thane M 80WP ở liều nhẹ) 3 ngày trước khi đem trồng.
– Một ngày trước khi trồng phải cung cấp đủ nước để giúp cây con phát triển tốt ngoài đồng.
– Trồng cây con sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt đất ngoài đồng. Sau khi trồng nên tưới phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để giúp cây ra rễ tốt và phòng bệnh chết cây con.
4. Chăm sóc ớt:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. (Chú ý: Khi trên ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này mà chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tối đa lượng nước tưới). Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau: Rụng hoa, rụng trái; Cây phát triển kém; Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc năng ráo.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, để thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây ni lon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
– Bón phân:
+ Lượng phân bón (500m2):
Phân chuồng: 500 – 1.000 kg
Phân lân: 25kg
NPK: 27-29kg
Kali: 10kg
Ure: 10kg
Vôi: 50kg
Ca (NO3)2: 6kg
+ Cách bón:
Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và 500 -l.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, l,5kg Kali, lkg Calcium nitrat, 5 – 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch).
Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 2kg Urê + l,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + lkg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 2kg Urê + 2kg Kail + 5kg NPK (16-16-8) + l,5kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7- 10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
Ghi chú:
– Kết hợp làm cỏ, lấp phân, vun gốc mỗi lần bón thúc phân. Rễ cây ớt rất mẫn cảm (dễ bị tổn thương) với phân bón do đó khi bón phân hóa học phải xa gốc, tưới phân và phun phân bón lá phải đúng liều lượng.
– Các lần bón thúc kế tiếp cứ cách 20 ngày bón 1 lần với loại, lượng phân như bón thúc lần 2 (trừ phân chuồng) (có thể ngâm phân, pha loãng với nước tưới gốc theo hàng).
– Lần bón thúc thứ 3 rải phân giữa 2 hàng đôi lấp phân.
– Lần bón thúc thứ 4, 5,6… lặp lại thứ tự như lần bón thứ 2,3 …
– Khi cây con còn nhỏ hoặc giữa 2 lần bón thúc, tưới NPK hoặc DAP với lượng pha loãng 2 – 3% với nước vào gần gốc nếu cần, kết hợp phun phân vi sinh phun lá Bảo đắc 15 ngày/lần.
– Khi trái ớt bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 khoảng 0,4% nửa tháng một lần để phòng bệnh thối đuôi trái.
5. Thu hoạch
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gẫy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35 – 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.
Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.
Nguồn:
Tác giả bài viết: ĐT (biên tập)
Vụ Đông trồng vào 5-10/9 và thu hoạch vào tháng 11 dương lịch.- Chọn đất để trồng ớt:+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt nhẹ và đất canh tác lúa.+ Đất có độ pH đất = 5,5-6,5.+ Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ vả thoát nước tốt. Phải lên luống đảm bảo thoát nước tốt: mặt luống rộng 1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi.- Kỹ thuật làm đất:+ Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m. (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất)Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150-200g/ha.Ngâm hạt giống trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6 – 8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (lg thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. Sau cùng đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 – 28°c. Hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy mầm từ 48 giờ sau. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu và khi gieo dễ bị gẫy mầm.Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau:- Đất mặt tơi xốp: 60%- Phân chuồng hoai mục: 29%- Tro trấu: 10%- Phân lân: 0,5-1%-Vôi: 0,2 -0,3%Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.Sau khi gieo hạt vào bầu, rải một lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ để lấp kín hạt, rải một lượt thuốc Basudin hạt để phòng kiến và dế, sâu đất phá hại. Tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Chăm sóc cây con phải phòng trừ sâu bệnh tốt, nếu cây thiếu phân có thể tưới NPK, DAP và Urê hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.Khi cây có từ 4-5 lá thật (25- 35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng. Mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và khí hậu, mật độ cao cây sẽ có sự cạnh tranh áng sáng, phân bón, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất.+ Vào mùa khô: Hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – l,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2.+ Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – l,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2.Lưu ý:- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh (như Thianmectin 0.5ME + Thane M 80WP ở liều nhẹ) 3 ngày trước khi đem trồng.- Một ngày trước khi trồng phải cung cấp đủ nước để giúp cây con phát triển tốt ngoài đồng.- Trồng cây con sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt đất ngoài đồng. Sau khi trồng nên tưới phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc để giúp cây ra rễ tốt và phòng bệnh chết cây con.: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. (Chú ý: Khi trên ruộng có cây bị bệnh do các tác nhân gây bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này mà chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tối đa lượng nước tưới). Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau: Rụng hoa, rụng trái; Cây phát triển kém; Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc năng ráo.: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, để thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây ni lon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.+ Lượng phân bón (500m2):Phân chuồng: 500 – 1.000 kgPhân lân: 25kgNPK: 27-29kgKali: 10kgUre: 10kgVôi: 50kgCa (NO3)2: 6kg+ Cách bón:Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và 500 -l.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, l,5kg Kali, lkg Calcium nitrat, 5 – 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch).Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 2kg Urê + l,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + lkg Calcium nitrat.Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 2kg Urê + 2kg Kail + 5kg NPK (16-16-8) + l,5kg Calcium nitrat.Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7- 10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.Ghi chú:- Kết hợp làm cỏ, lấp phân, vun gốc mỗi lần bón thúc phân. Rễ cây ớt rất mẫn cảm (dễ bị tổn thương) với phân bón do đó khi bón phân hóa học phải xa gốc, tưới phân và phun phân bón lá phải đúng liều lượng.- Các lần bón thúc kế tiếp cứ cách 20 ngày bón 1 lần với loại, lượng phân như bón thúc lần 2 (trừ phân chuồng) (có thể ngâm phân, pha loãng với nước tưới gốc theo hàng).- Lần bón thúc thứ 3 rải phân giữa 2 hàng đôi lấp phân.- Lần bón thúc thứ 4, 5,6… lặp lại thứ tự như lần bón thứ 2,3 …- Khi cây con còn nhỏ hoặc giữa 2 lần bón thúc, tưới NPK hoặc DAP với lượng pha loãng 2 – 3% với nước vào gần gốc nếu cần, kết hợp phun phân vi sinh phun lá Bảo đắc 15 ngày/lần.- Khi trái ớt bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 khoảng 0,4% nửa tháng một lần để phòng bệnh thối đuôi trái.Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gẫy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35 – 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.Nguồn: https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn ĐT (biên tập)
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ