Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Tại sao thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh lại rất quan trọng?
Tại sao thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh lại rất quan trọng?
Trả lời
Để hỏi tại sao thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh lại quá quan trọng, cũng giống như hỏi tại sao nền móng lại quá quan trọng với một ngôi nhà. Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là nền tảng của đức tin Cơ-đốc. Cơ-đốc-giáo được thành lập trong sách Sáng Thế Ký chương một, với “ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên…” Đây là lời tuyên bố khẳng định sự sáng tạo, và phản đối bất kỳ luận điểm nào bao hàm thuyết tiến hóa (tin rằng vũ trụ khởi đầu với một “vụ nổ lớn”và cứ liên tục tiến hóa từ khi ấy). Những quan điểm của chúng ta về sự sáng tạo, phản ảnh việc chúng ta có tin vào Lời Đức Chúa Trời, hoặc đưa sự chân thật của Lời Chúa vào diện nghi vấn. Là những Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải phân biệt giữa thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa; đó là; chúng khác nhau như thế nào? Cái nào là đúng? Có thể tin cả hai hay không? Những câu hỏi này có thể được giải đáp bởi việc xác định thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là gì, và nó ảnh hưởng đến hệ thống nền tảng đức tin của chúng ta như thế nào.
Tầm quan trọng của thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là nó giải đáp những thắc mắc cơ bản về sự tồn tại của con người.
1. Chúng ta đến đây như thế nào? Chúng ta từ đâu đến? 2. Tại sao chúng ta ở đây? Liệu chúng ta có một mục đích, và điều gì đã gây ra tất cả hoặc những nan đề của chúng ta? Những vấn đề về tội lỗi và sự cứu rỗi có quan trọng hay không? 3. Điều gì xảy ra khi chúng ta qua đời? Có sự sống sau khi chết hay không? Sáng Thế Ký là nền tảng của toàn bộ Kinh Thánh, trong đó những câu hỏi này đã được giải đáp. Sáng Thế Ký giống như phần rễ của một cái cây, đó là cái neo của Kinh Thánh và cung cấp huyết-sự sống cho nó. Nếu bạn chặt rễ khỏi cái cây, cây đó sẽ chết. Nếu bạn thiếu tin tưởng Sáng Thế Ký, bạn đã loại bỏ giá trị có thẩm quyền của Kinh Thánh.
Sáng Thế Ký 1:1, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”, cho chúng ta ba lẽ thật lớn là những nền tảng của thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh và đức tin Cơ-đốc. Thứ nhất, Đức Chúa Trời là một. Điều này trái ngược với thuyết đa thần của ngoại giáo, và thuyết nhị nguyên của triết học chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Thứ hai, Đức Chúa Trời là một thân vị và tồn tại bên ngoài sự sáng tạo. Điều này trái ngược với thuyết phiếm thần, nơi mà Đức Chúa Trời được xem là vố có và ở trong vạn vật, nhưng Ngài không phải là Đấng siêu việt. Cuối cùng, Đức Chúa Trời là toàn năng và đời đời. Điều này trái với hình tượng mà con người thờ cúng. Đức Chúa Trời vốn có từ trước, hiện tại và sẽ luôn luôn tồn tại—từ chỗ không có gì, Ngài đã tạo dựng nên tất cả bằng lời của Ngài đã phán. Điều này giải đáp thắc mắc về sự khởi đầu của chúng ta, nhưng về câu hỏi thứ hai của chúng ta là gì, tại sao chúng ta ở đây?
Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh giải đáp câu hỏi về tình trạng của nhân loại. Nó đề cập đến sự sa ngã của con người, nhưng cũng để lại cho chúng ta niềm hy vọng về sự cứu rỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, chúng ta hiệp một trong một người, A-đam- một con người có thật, theo nghĩa đen. Nếu A-đam không phải là một người theo nghĩa đen, thì chúng ta không có lời giải thích chính đáng làm thế nào tội lỗi đã vào trong thế gian. Nếu loài người trong A-đam, đã không sa ngã khỏi ân điển, thì loài người đã không thể được cứu bởi ân điển qua Đức Chúa Giê-xu Christ. I Cô-rinh-tô 15:22 chép, “Vì trong A-đam, mọi người đều chết, cũng như vậy trong Đấng Christ tất cả mọi người đều sẽ được làm cho sống”. Tương tự—A-đam là đầu của nhân loại sa ngã, và Đấng Christ là đầu của nhân loại được cứu chuộc—đây là điều quan trọng với sự hiểu biết của chúng ta về sự cứu rỗi. “Cho nên, như bởi tội của một người mà sự phán xét đến trên tất cả mọi người, hậu quả là sự định tội, cũng vậy nhờ sự công bình của một Người là món quà miễn phí cho tất cả mọi người, dẫn đến việc được xưng công bình cho sự sống. Vì như bởi sự không vâng lời của một người mà nhiều người là tội nhân, cũng vậy bởi sự vâng lời của một Người, mà nhiều người được công bình” Rô-ma 5:18-19.
Chúng ta phải xem thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là căn bản cho hệ thống giá trị của chúng ta. Câu chuyện sáng tạo phải là sự thật chứ không phải chỉ là một câu chuyện, vì nếu nó chỉ là hư cấu, thì những giá trị mà nó cho biết về lý do của con người, tùy thuộc vào sự thay đổi lúc con người “tiến hóa”, và như thế là vô giá trị. Căn bản của sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo (đặc biệt với Cơ-đốc-giáo) là sự giả định rằng, khoa học là thực tế và tôn giáo là triết lý. Nếu điều này đúng thì những giá trị Cơ-đốc của chúng ta chỉ là—những giá trị của Cơ-đốc-nhân, không liên quan gì đến thế giới thế tục.
Câu hỏi cơ bản cuối cùng cho nhân loại là điều gì xảy ra khi chúng ta chết? Nếu con người chỉ là một phần của vũ trụ tiến hóa, và lại trở thành bụi đất khi người ấy qua đời, chúng ta phải dám chắc chắn rằng, chúng ta không có hồn hay linh và cuộc đời này là tất cả. Niềm tin này để lại cho chúng ta chỉ một mục đích trong cuộc đời: để theo kế hoạch của sự tiến hóa—sự sống còn của những người thích hợp nhất. Mặt khác, Cơ-đốc-giáo giới thiệu chúng ta có một đạo đức tốt lành đã được thiết lập bởi một Đấng Hữu Thể siêu việt siêu nhiên. Đạo lý của Đức Chúa Trời thiết lập một tiêu chuẩn không hề thay đổi, không chỉ làm thăng tiến một đời sống tốt hơn cho mỗi cá nhân của chúng ta, nhưng còn dạy cho chúng ta làm thế nào yêu thương những người khác, và cuối cùng đem lại sự vinh hiển cho Đấng Sáng Tạo của mình. Tiêu chuẩn này đã được minh họa bởi Đấng Christ. Qua sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài, để chúng ta tìm thấy mục đích cho cuộc sống này, và hy vọng vào đời sống tương lai với Đức Chúa Trời trong thiên đàng.
Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là quan trọng, bởi vì nó là phương pháp duy nhất để giải đáp những thắc mắc cơ bản về sự sống, và mang lại cho chúng ta ý nghĩa lớn hơn về chính mình. Phải nên rõ ràng với tất cả Cơ-đốc-nhân là thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa loại trừ và phản đối lẫn nhau.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Tại sao thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh lại rất quan trọng?
Để hỏi tại sao thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh lại quá quan trọng, cũng giống như hỏi tại sao nền móng lại quá quan trọng với một ngôi nhà. Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là nền tảng của đức tin Cơ-đốc. Cơ-đốc-giáo được thành lập trong sách Sáng Thế Ký chương một, với “ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên…” Đây là lời tuyên bố khẳng định sự sáng tạo, và phản đối bất kỳ luận điểm nào bao hàm thuyết tiến hóa (tin rằng vũ trụ khởi đầu với một “vụ nổ lớn”và cứ liên tục tiến hóa từ khi ấy). Những quan điểm của chúng ta về sự sáng tạo, phản ảnh việc chúng ta có tin vào Lời Đức Chúa Trời, hoặc đưa sự chân thật của Lời Chúa vào diện nghi vấn. Là những Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải phân biệt giữa thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa; đó là; chúng khác nhau như thế nào? Cái nào là đúng? Có thể tin cả hai hay không? Những câu hỏi này có thể được giải đáp bởi việc xác định thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là gì, và nó ảnh hưởng đến hệ thống nền tảng đức tin của chúng ta như thế nào.Tầm quan trọng của thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là nó giải đáp những thắc mắc cơ bản về sự tồn tại của con người.1. Chúng ta đến đây như thế nào? Chúng ta từ đâu đến? 2. Tại sao chúng ta ở đây? Liệu chúng ta có một mục đích, và điều gì đã gây ra tất cả hoặc những nan đề của chúng ta? Những vấn đề về tội lỗi và sự cứu rỗi có quan trọng hay không? 3. Điều gì xảy ra khi chúng ta qua đời? Có sự sống sau khi chết hay không? Sáng Thế Ký là nền tảng của toàn bộ Kinh Thánh, trong đó những câu hỏi này đã được giải đáp. Sáng Thế Ký giống như phần rễ của một cái cây, đó là cái neo của Kinh Thánh và cung cấp huyết-sự sống cho nó. Nếu bạn chặt rễ khỏi cái cây, cây đó sẽ chết. Nếu bạn thiếu tin tưởng Sáng Thế Ký, bạn đã loại bỏ giá trị có thẩm quyền của Kinh Thánh.Sáng Thế Ký 1:1, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”, cho chúng ta ba lẽ thật lớn là những nền tảng của thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh và đức tin Cơ-đốc. Thứ nhất, Đức Chúa Trời là một. Điều này trái ngược với thuyết đa thần của ngoại giáo, và thuyết nhị nguyên của triết học chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Thứ hai, Đức Chúa Trời là một thân vị và tồn tại bên ngoài sự sáng tạo. Điều này trái ngược với thuyết phiếm thần, nơi mà Đức Chúa Trời được xem là vố có và ở trong vạn vật, nhưng Ngài không phải là Đấng siêu việt. Cuối cùng, Đức Chúa Trời là toàn năng và đời đời. Điều này trái với hình tượng mà con người thờ cúng. Đức Chúa Trời vốn có từ trước, hiện tại và sẽ luôn luôn tồn tại—từ chỗ không có gì, Ngài đã tạo dựng nên tất cả bằng lời của Ngài đã phán. Điều này giải đáp thắc mắc về sự khởi đầu của chúng ta, nhưng về câu hỏi thứ hai của chúng ta là gì, tại sao chúng ta ở đây?Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh giải đáp câu hỏi về tình trạng của nhân loại. Nó đề cập đến sự sa ngã của con người, nhưng cũng để lại cho chúng ta niềm hy vọng về sự cứu rỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, chúng ta hiệp một trong một người, A-đam- một con người có thật, theo nghĩa đen. Nếu A-đam không phải là một người theo nghĩa đen, thì chúng ta không có lời giải thích chính đáng làm thế nào tội lỗi đã vào trong thế gian. Nếu loài người trong A-đam, đã không sa ngã khỏi ân điển, thì loài người đã không thể được cứu bởi ân điển qua Đức Chúa Giê-xu Christ. I Cô-rinh-tô 15:22 chép, “Vì trong A-đam, mọi người đều chết, cũng như vậy trong Đấng Christ tất cả mọi người đều sẽ được làm cho sống”. Tương tự—A-đam là đầu của nhân loại sa ngã, và Đấng Christ là đầu của nhân loại được cứu chuộc—đây là điều quan trọng với sự hiểu biết của chúng ta về sự cứu rỗi. “Cho nên, như bởi tội của một người mà sự phán xét đến trên tất cả mọi người, hậu quả là sự định tội, cũng vậy nhờ sự công bình của một Người là món quà miễn phí cho tất cả mọi người, dẫn đến việc được xưng công bình cho sự sống. Vì như bởi sự không vâng lời của một người mà nhiều người là tội nhân, cũng vậy bởi sự vâng lời của một Người, mà nhiều người được công bình” Rô-ma 5:18-19.Chúng ta phải xem thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là căn bản cho hệ thống giá trị của chúng ta. Câu chuyện sáng tạo phải là sự thật chứ không phải chỉ là một câu chuyện, vì nếu nó chỉ là hư cấu, thì những giá trị mà nó cho biết về lý do của con người, tùy thuộc vào sự thay đổi lúc con người “tiến hóa”, và như thế là vô giá trị. Căn bản của sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo (đặc biệt với Cơ-đốc-giáo) là sự giả định rằng, khoa học là thực tế và tôn giáo là triết lý. Nếu điều này đúng thì những giá trị Cơ-đốc của chúng ta chỉ là—những giá trị của Cơ-đốc-nhân, không liên quan gì đến thế giới thế tục.Câu hỏi cơ bản cuối cùng cho nhân loại là điều gì xảy ra khi chúng ta chết? Nếu con người chỉ là một phần của vũ trụ tiến hóa, và lại trở thành bụi đất khi người ấy qua đời, chúng ta phải dám chắc chắn rằng, chúng ta không có hồn hay linh và cuộc đời này là tất cả. Niềm tin này để lại cho chúng ta chỉ một mục đích trong cuộc đời: để theo kế hoạch của sự tiến hóa—sự sống còn của những người thích hợp nhất. Mặt khác, Cơ-đốc-giáo giới thiệu chúng ta có một đạo đức tốt lành đã được thiết lập bởi một Đấng Hữu Thể siêu việt siêu nhiên. Đạo lý của Đức Chúa Trời thiết lập một tiêu chuẩn không hề thay đổi, không chỉ làm thăng tiến một đời sống tốt hơn cho mỗi cá nhân của chúng ta, nhưng còn dạy cho chúng ta làm thế nào yêu thương những người khác, và cuối cùng đem lại sự vinh hiển cho Đấng Sáng Tạo của mình. Tiêu chuẩn này đã được minh họa bởi Đấng Christ. Qua sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài, để chúng ta tìm thấy mục đích cho cuộc sống này, và hy vọng vào đời sống tương lai với Đức Chúa Trời trong thiên đàng.Thuyết sáng tạo theo Kinh Thánh là quan trọng, bởi vì nó là phương pháp duy nhất để giải đáp những thắc mắc cơ bản về sự sống, và mang lại cho chúng ta ý nghĩa lớn hơn về chính mình. Phải nên rõ ràng với tất cả Cơ-đốc-nhân là thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa loại trừ và phản đối lẫn nhau.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo