Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Cơ hội và thách thức của sinh viên mới ra trường

Đăng ngày 17 July, 2022 bởi admin

cơ hội và thách thức của sinh viên ngân hàng của trường Đại Học Tây Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.58 KB, 32 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN
1. Cơ sở hình thành đề tài
– Từ ngày đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập giao lưu với các nước trong
khu vực cũng như thế giới, đã tạo ra bước ngoặc lớn cho sự phát triển của nền
kinh tế ở Việt Nam. Từ nền kinh tế tập trung đã chuyển sang cơ chế thị trường
nhiều thành phần, tự do kinh doanh thương mại, các hoạt động ngoại thương
cũng được mở rộng. Do đó đất nước cũng có nhiều thay đổi, sự thay đồi này đã
mang lại cho đất nước nhiều thành tựu về kinh tế cũng như xã hội. Tuy nhiên,
đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì đất nước cần phải có hệ
thống kinh tế vững mạnh để đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh và
đủ sức cạnh tranh với các nước bạn.
– Hiện nay hệ thống tài chính Việt Nam không ngừng mở rộng các ngành nghề
kinh doanh, đa hệ thống kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân
hàng muốn phát triển vững mạnh đòi hỏi đội ngủ lao động cao có trình độ cũng
như tay nghề, mà Sinh Viên là lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và
được đào tạo.Vì vậy, đây là nguồn nhân lực rất quan trọng đòi hỏi phải được
đào tạo tốt và sử dụng hợp lý hiệu quả.
– Chính điều này đã tạo hàng ngàn cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt
nghiệp. Tuy nhiên cơ hội này đã tạo ra trước mắt nhưng có quá nhiều lý do để
sinh viên ra trường bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn để xin việc. Trong khi
doanh nghiệp tuyển dụng thì nhiều nhưng nguồn nhân lực còn hạn chế. Hiện
tại hàng năm các trường đã đào tạo rất nhiều cử nhân kinh tế. Họ đang là nhân
tố bổ sung nguồn nhân lực cho nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ. Hiện nay các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất nhiều

và nguồn nhân lực là vấn đề cần giải quyết. Do đó, nhu cầu lao động trong
ngân hàng không phải đến ngưỡng nào là đủ, mà luôn có sự thay đổi, bổ sung
liên tục. Đó là cơ hội cho sinh viên mới ra trường xin việc, bên cạnh đó thách
thức đối với các sinh viên là có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng
không?

– Những vấn đề được đặt ra ở trên, các sinh viên sẽ nhận thức được cơ hội và
thách thức của họ khi ra trường như thế nào? Qui trình đào tạo của các trường
có cung cấp đủ nguồn nhân và nâng cao uy tín của nhà trường không? Các sinh
viên này có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng không? Họ có đủ tự tin
để tìm được môt công việc tốt đúng với chuyên ngành không? nghiên cứu về
những nhận thức thái độ của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng để hiểu rõ cơ
hội và thách thức của sinh viên mới ra trường.Với những lý do trên nhóm
chúng tôi quyết định chọn đề tài cơ hội và thách thức của sinh viên ngân
hang của trường Đại Học Tây Đô để phục vụ cho môn phương pháp nghiên
cứu trong kinh doanh

2. Mục tiêu nghiên cứu
– Nhận thức của sinh viên về cơ hội và thách thức khi sinh viên mới ra trường.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội và thách thức của sinh viên mới ra trường.
– Các giải pháp nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường.

3. Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu được áp dụng các phương pháp như sau:
– Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu sẽ được thu thập từ khung
chọn mẫu (danh sách, sỉ số sinh viên của khoa KT-QTKD), các tài liệu trên
internet.
– Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: trong quá trình nghiên cứu dữ liệu sơ
cấp sẽ được thu thập thông qua bản câu hỏi

2

– Phương pháp xử lý số liệu: các dữ liệu sau khi thu thập về sẽ được nhập vào
phần mềm SPSS, cho chạy kết quả. Sau đó sẽ lấy những số liệu cần thiết để
thống kê, mô tả bằng biểu đồ nhằm giải quyết những mục tiêu của đề tài đặt ra.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu dựa trên khảo sát về ý kiến của sinh viên năm 3 khóa 3
khoa kinh tế – quản tri kinh doanh trường Đaị học Tây Đô đối với việc nhận
thức về cơ hội và thách thức khi ra trường.

5. Ý nghĩa về đề tài nghiên cứu
+ Đối với sinh viên
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhìn rõ lại những nhận thức, tình cảm và
xu hướng cũng như các vấn đề tìm việc của sinh viên mới ra trường. Trên cơ
sở nhìn nhận đó là tiền đề để mỗi sinh viên rút ra kinh nghiệm cho bản thân
và cố gắng trao dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn để đáp ứng tốt các yêu
cầu của nhà tuyển dụng.
+ Đối với nhà trường
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp nhà trường hiểu rõ thêm trách nhiệm giáo dục khi
đào tạo sinh viên. Tạo mọi điều kiện để giúp sinh viên học tập tốt, có kiến
thức vững chắc, khả năng nhạy bén với môi trường bên ngoài khi rời khỏi
ghế nhà trường.

6. Bố cục nội dung nghiên cứu
Chương 1: Chương tổng quan về các vấn đề nghiên cứu cơ hội và thách thức
của sinh viên ngân hàng

3

Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu nội dung về cơ hội và thách thức của sinh
viên. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến cơ hội và thách thức của sinh viên
khi ra trường
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ HỘI

VÀ THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Sau khi gia nhập WTO đã mở nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng. Mỗi người dân, đặc biệt là các doanh
nghiệp cần phải nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn để nắm bắt thời cơ và
vượt qua thách thức. Đặc biệt với mỗi sinh viên, học sinh trong thời kỳ mở cửa
này chúng ta cũng cần phải xác định cho mình những kỹ năng sống, kỹ năng
kinh doanh để có thể tồn tại và bắt nhịp với nhịp sống. Riêng đối với lĩnh vực
tài chính ngân hàng, đây là ngành có thể nói là đắt giá nhất. Tuy nhiên, trước
đây ngành này chỉ tập chung ở các thành phố lớn nhưng hiện nay kinh tế phát
triển thì hệ thống ngân hàng được mở rộng và phân bổ khắp lãnh thổ Việt Nam.
Đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long, một trong những vùng kinh tế
trọng điểm của Miền Nam nên được nhà nước ưu tiên đầu tư và phát triển.
Hiện tại trên địa bàng TP Cần Thơ có 127 cơ sở giao dịch ngân hàng của 35 tổ
chức tín dụng. Đây là điều kiện để tạo việc làm cho người dân và đặc biệt
trong ngành tài chính vì nhu cầu sử dụng năng lực trong lĩnh vực này rất rộng
không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà những lĩnh vực khác cũng tuyển dụng
rất cao.

4

Chính vì nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp mà chính xác hơn là ngành tài chính không
ngừng mở rộng, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng vươn mình

ra thế giới.Trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngành đã tạo nên một cơn sốt
về nguồn nhân lực và đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng đang là một ngành
hot. Các ngân hàng không ngừng tuyển dụng và đòi hỏi trình độ cũng như tay
nghề đối với nhân viên của mình để phục vụ cho quá trình phát triển và đa dạng
các sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và kể cả
nước ngoài. Do đó tài chính ngân hàng luôn được xã hội quan tâm và cần được
đào tạo có hiệu quả. Đây là cơ hội cho các sinh viên ngành tài chính ngân hàng.
Để đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho các doanh nghiệp. Hàng năm các
trường Đại học đào tạo hàng trăm sinh viên kinh tế với mong muốn nguồn nhân lực
này sẽ đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Riêng Đồng Bằng Sông Cửu
Long có 6 trường Đại học.Trong đó, Đại học Tây Đô là một trong những trường Đại
học của Thành phố Cần Thơ. Với mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Đại học
có chất lượng theo nhu cầu lao động ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hơn 5 năm
hình thành và phát triển Trường đã cung cấp nguồn nhân lực trình độ có chất lượng
cao cho xã hội. Bằng các cố gắng liên tục theo mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
thông qua việc nâng cao chất lượng giáo trình, chất lượng giảng dạy, và cơ sở vật chất.
Trường sẽ nhận được kết quả xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra thể hiện bằng
những sản phẩm trí tuệ cung cấp cho xã hội, Với quy trình đào tạo và rèn luyện học
tập ở trường thì một số sinh viên nắm bắt được ngay cơ hội việc làm.Tuy nhiên vẫn
còn một số sinh viên phải tìm việc khó khăn.

1. Cơ hội đối với sinh viên ngân hàng trường Đại học Tây Đô
Lĩnh vực ngành Tài chính – Ngân hàng (TCNH) luôn được xã hội quan
tâm, bởi lẽ đây là ngành mà trong những năm vừa qua số lượng tuyển dụng lao
động khá lớn do điều kiện về kinh tế xã hội phát triển. trong năm 2008 – 2009,
khi tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam thì việc mở rộng
các ngân hàng không còn như trước đây, song nguồn nhân lực cho hệ thống này
mọi người vẫn rất quan tâm. Lực lượng lao động chính của ngành này chủ yếu
là sinh viên kinh tê.Cần Thơ là thành phố lớn nhất của miền Nam đang được
5

đầu tư và phát triển mạnh.Do đó nơi này cũng cần có nguồn nhân lực lớn có
chất lượng để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của nên kinh tế.Để có được lưc lượng
lao động đó, chính phủ đã có chủ trương ủng hộ tích cực sự phát triển đào tạo
nguồn nhân lực tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là những thuận lợi
cơ bản của quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của trường Tây Đô
cũng như cơ hội đối với sinh viên tài chính đang theo học ở trường.
Với mục tiêu là tập trung đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ lao động
tại khu vực để đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ đất nước đang hội
nhập.v.v.vnhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên học tập và trang bị
kiến thức trước khi ra trường. Mặc dù chất lượng đầu vào của trường không cao
nhưng chất lượng đầu ra được kiểm soát chặt chẽ.Theo thông tin của các học kỳ
qua số sinh viên khá giỏi hơn 50% tổng số sinh viên theo học ngành tài chinh
ngân hàng.Bên cạnh đó trường mở các trung tâm đào tạo,tin học,ngoại ngữ và
một số tín chỉ chuyên ngành nhằm giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng về mặt kiến thức. các vấn đề trên là những điều kiện tốt cho những
sinh viên tài chính đang học ở trường Đại học Tây Đô.

2. Thách thức đối với sinh viên ngân hàng trường Đại học Tây Đô
Bên cạnh những sinh viên có được việc làm tốt do họ trang bị đầy đủ kỷ
năng, kiến thức và có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay có
được người thân tìm việc hộ.Thì vẫn còn một số sinh viên phải chật vật đi lại
các trung tâm giới thiệu việc làm, hoặc chấp nhận làm việc trái nghề hoặc là bất
cứ nghề gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên nhưng đối với các nhà
tuyển dụng thì họ vẫn than là thiếu lao động, mà theo họ là thiếu lao động là
thiếu những người có kinh nghiệm, khả năng làm việc độc lập, tố chất, kiến
thức….cũng như một số yêu cầu khác của họ.
Mặt khác, do yếu tố tâm lý của sinh viên là làm việc ở thành phố sẽ có
điều kiện phát triển hơn nên các sinh viện ra trường chỉ mong muốn bám trụ lại

thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân từ những vùng sâu vùng
xa. Họ sẽ chấp nhận ở lại thành phố dù là công việc không phù hợp với ngành

6

được đào tạo. Như vậy sẽ làm cho sức ép khi tìm việc ở thành phố rất nặng nề,
mức độ cạnh tranh để có việc làm của các sinh viên rất cao. Đây là trở ngại lớn
đối với các sinh viên vừa mới tôt nghiệp.
Ngoài những yếu tố trên thì vẩn có một số vấn đè mà sinh viên gặp khó
khăn rất lớn. Đó là kỹ năng sống.Không phải sinh viên nào cũng có được kỹ
năng này.Nhà trường chỉ cung cấp và truyền đạt cho sinh viên những kiến thức
cũng như kỹ năng chuyên môn.Kỹ năng sống-kỹ năng mềm là kỹ năng mà sinh
viên phải tự trang bị cho mình khi làm việc. Các nhà khoa học thế giới cho rằng:
để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ
năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.

Không thể phủ nhận rằng nếu chỉ có suy nghĩ hay nhận thức thì khó có thể
hướng đến thành công. Sự thành công chỉ thực sự đến với những người biết làm
chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Điều đó tựu trung ở một
thuật ngữ rất quan trọng, đó là kỹ năng. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang
không thể thiếu được của các sinh viên khi bước vào môi trường mới.
Hành trang vào đời của mỗi sinh viên có cả những tri thức chuyên môn,
những kỹ năng nghề nghiệp nhưng chắc chắn cũng không thể thiếu những kỹ
năng làm người và những kỹ năng sống cần thiết. Để có được các yêu cầu như
vậy không phải là dể, do đó sinh viên khi mới ra trường sẽ rất khó khăn khi gặp
phải các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đặc biệt đối với sinh viên tài chính luôn
đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy yêu cầu đầu tiên là các sinh viên
phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm
đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo. Mà khả

năng sáng tạo là một trong những yêu cầu cần thiết đối với các sinh viên. Ngoài
việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì sinh viên cần phải có các kỹ
năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục
khách hàng.

7

3. Các giải pháp giúp sinh viên nắm bắt được cơ hội và vượt qua
thách thức khi ra trường.
Để có được kỹ năng chuyên môn thì nhà trường là nơi duy nhất để sinh
viên có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet
mỗi sinh viên đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng,
mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực
hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được.
Đặc biệt đối với sinh viên kinh tế, từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp
với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn..Do đó có thể học hỏi từ cuộc
sống, cách cư xử, hành động của mọi người xung quanh và học từ các khóa
chuyên môn. Đồng thời, phải biết kết hợp trao dồi các kĩ năng mềm kĩ năng
sống học phải đi đôi với hành,phải áp dụng cụ thể những gì học được để thể
hiện trong giao tiếp, cư xử, lòng tự tin, tính quyết đoán, tạo cho mình một
phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Các nhà tuyển dụng rất
thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Vì thế
các sinh viên phải biết hòa đồng với tập thể.
Đây là các yếu tố mà sinh viên có thể trang bị khi còn ngồi trong ghế nhà
trường. Vì vậy những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận đúng đắn
hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng với
chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên : người lao động sẽ làm tốt
hơn công việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độ
chuyên môn phù hợp, có năng lực làm việc. Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ

giúp cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

8

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ

HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Xây dựng sơ đồ mô hình nghiên cứu
Số
lượng

Kiến
thức

Kỹ
năng

Tố
chất

Yêu cầu của Doanh nghiệp

Cơ hội và thách
thức

Xã hội

Số lượng

Kiến thức

Sinh viên

Kỹ năng
Tố chất
Nhà
trường

Chính
sách của
nhà
nước

Gia
đình

9

1.1 Diễn giải sơ đồ mô hình nghiên cứu
Cơ hội và thách thức của sinh viên ngân hàng trường Đại Học Tây Đô
gồm 3 yếu tố : Xã hội, yêu cầu của Doanh nghiệp, sinh viên.
Việt Nam hội nhập quốc tế, đây là một trong những cơ hội và thách thức
đối với các sinh viên nói chung và các sinh viên trường Đại Học Tây Đô nói
riêng, hiện tại nước ta là một trong những nước đang phát triển, hoạt động
giao thương không ngừng mở rộng, các ngành nghề kinh tế không ngừng
phát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó, đặc biệt là hệ thống ngân
hàng. Các ngân hàng trong và ngoài nước càng được mở rộng thì nhu cầu
nguồn nhân lực càng cao, do đó các sinh viên ngân hàng trường Đại Học

Tây Đô có cơ hội tiềm việc làm. Bên cạnh những cơ hội thì cũng có những
thách thức. Đó là, thị trường càng mở rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng
được nâng cao làm các sinh viên mới ra trường khó đáp ứng được yêu cầu
của nhà tuyển dụng. Nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hội và thách thức của
sinh viên là do sự tác động của các yếu tố sau: xã hội, yêu cầu của doanh
nghiệp, sinh viên.
1.1.1 Xã hội
Xã hội là nhân tố trung gian tác động đến doanh nghiệp và sinh viên.

Xã hội tác động đến doanh nghiệp
Từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính toán lời ăn, lỗ

10

chịu không có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức
bách. Cũng từ đây cơ cấu bộ máy trong các cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do số
lao động tuyển vào được cân nhắc kỹ lưỡng theo khối lượng và mức độ đòi hỏi
của công việc.. Riêng đối với các ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển đòi
hỏi phải có nguồn nhân lực vững mạnh, chính vì vậy các công ty đưa ra những
chính sách và các yêu cầu tuyển dụng riêng cho công ty mình.

Xã hội tác động đến sinh viên
Điều kiện sống, yếu tố này ảnh hưởng trong suốt quá trình học tập,
các sinh viên có điều kiện sống và môi trường học tập tốt tạo điều kiện thuận
lợi cho việc học tập và ngược lại điều kiện sống không tốt sẻ ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Khả năng thích ứng với xã hội, mỗi sinh viên đều có khả năng thích
ứng riêng, những sinh viên linh hoạt, năng động thích ứng với xã hội tốt sẽ có

cơ hội tiềm được việc làm hơn các sinh viên thụ động và kém linh hoạt. Bên
cạnh đó, những người xung quanh không ngừng tác động đến đời sống hằng
ngày của các sinh viên.
Hai yếu tố Doanh nghiệp và sinh viên có quan hệ chặt chẻ với nhau,
Doanh nghiệp đặt ra những yêu cầu và sinh viên khi ra trường phải làm sao để
đáp ứng được yêu cầu mà Doanh nghiệp đòi hỏi.
1.1.2 Yêu cầu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn luôn đòi hỏi có đủ nguồn nhân lực đáp ứng cho
hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn nhân lực này phải có những kiến
thức, kỹ năng, tố chất để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho họ chính vì vậy đó là
một trong những tiêu chuẩn mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi mà các sinh viên
phải đáp ứng được.
1.1.3 Đối với sinh viên

11

Hành trang vào đời của mỗi sinh viên có cả những tri thức chuyên
môn, những kỹ năng nghề nghiệp nhưng chắc chắn cũng không thể thiếu những
kỹ năng làm người và những kỹ năng sống cần thiết. Tuy nhiên không phải sinh
viên nào cũng tự có được các yếu tố đó. Vấn đề này là do sự tác động của các
nhân tố.

Nhà trường
Chương trình đào tạo, đây là yếu tố bổ sung những kiến thức cần
thiết cho các sinh viên, chương trình đào tạo tốt giúp cho các sinh viên có năng
lực tốt và từ đó có được việc làm cho bản thân.
Điều kiện học tập: đây là yếu tố đòi hỏi nhà trường quan tâm đến,
vì điều kiện học tập ảnh hưởng đến chất lượng học của các sinh viên, điều kiện
học tập tốt có thể giúp cho sinh viên phát huy được năng lực thực sự của mình,

và ngược lại có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sinh viên trong tương
lai.
Cán bộ giảng viên: đòi hỏi các giảng viên có trình độ chuyên môn,
có tâm huyết với nghề, vì đây là người truyền đạt kiến thức trực tiếp cho các
sinh viên nên cũng góp phần vào việc thành công của các sinh viên sau khi ra
trường.
Chính sách ưu đãi cho sinh viên: nhà trường cần phải có những
chính sách ưu đãi hợp lý cho sinh viên để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các
sinh viên học tập.
Tiêu chuẩn đánh giá: đây là nhân tố để đánh giá năng lực của các
sinh viên, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên và chất lượng dạy của các
giảng viên, tiêu chuẩn đánh giá càng cao thì cơ hội các sinh viên khi ra trường
có việc làm càng cao.

12

Chính sách của nhà nước
Nhà nước phải luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, đặc biệt là
phải quan tâm đến chính sách đải ngộ cho sinh viên, tạo mọi điều kiện cho các
sinh viên chuyên tâm học tập và tạo cơ hội việc làm cho các sinh viên mới ra
trường.
Gia đình
Một sinh viên thành đạt đòi hỏi nhiều yếu tố tác động đến tuy nhiên
một trong những yêu tố quan trọng và tiên quyết đó là gia đình. Gia đình là
điểm vựa vững chắc cho các sinh viên, gia đình phải quan tâm đến cuộc sống,
lối sống cũng như là tinh thần, thái độ học tập của các sinh viên.
Các yếu tố kiểm định chất lượng của sinh viên như là số lượng sinh viên
ngân hàng ra trường mỗi năm, số lượng sinh viên ngân hàng càng nhiều làm cho
cơ hội việc làm càng ít, các yếu tố về kỹ năng, kiến thức, tố chất các yếu tố

này đòi hỏi mỗi sinh viên phải rèn luyện, học tập và tích lủy kiến thức trong thời
gian dài, những sinh viên nào hội tụ đầy đủ các yếu tố đó và khả năng đáp ứng
được yêu cầu của các nhà tuyển dụng thì cơ hội việc làm cao. Những khả năng
của sinh viên với các yêu cầu cần thiết của các nhà tuyển dụng đã tạo ra cơ hội
cho sinh viên ra trường, đồng thời đó cũng là thách thức lớn đối với các sinh
viên mới ra trường.

.

13

2. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về
cơ hội và thách
thức của sinh viên
ngân hàng khi ra
trường

Mô hình nghiên cứu

Lập đề cương phỏng
vấn thăm dò

Nghiên
cứu sơ
bộ

Phỏng vấn thử

(n=10)
Bản câu hỏi chính thức

Phỏng vấn chính thức
(n=50)

Thu thập xử lý thông
tin

Nghiên
cứu
chính
thức

14

Soạn thảo báo cáo

Phân tích dữ liệu

3. Thực hiện nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu sơ bộ: đây là bước nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật
phỏng vấn chuyên sâu (với số mẫu n = 10) nhằm kiểm tra mức độ hiểu của đáp
viên về thái độ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông tin thu thập được dùng
để hiệu chỉnh bản câu hỏi sơ bộ cho ra bản câu hỏi chính thức.
3.2 Nghiên cứu chính thức: là bước nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng
bản câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu.
3.2.1 Cở mẫu: Trong đề tài nghiên cứu này, có tất cả 3 biến chính thức,
trong đó gồm 15 biến phụ, theo qui tắc đề nghị chọn cỡ mẫu của Roseoe (1975)

và tỷ lệ của Bollen (1989), kích thước mẫu bằng tối thiểu được chọn sẽ là
3×15= 45, để đảm bảo tính đại diện tổng thể và số mẫu thu về đúng như dự kiến
là những mẫu hợp lệ. Kích thước mẫu dự kiến được chọn là 50 sinh viên.
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu: áp dụng chọn mẫu theo hạn mức
trên cơ sở thuận tiện. Toàn bộ số mẫu nghiên cứu của đề tài sẽ được chọn dựa
trên tính thuận tiện với điều kiện thu thập dữ liệu dễ dàng. Trong nghiên cứu sơ
bộ, số mẫu được chọn là n = 10, bao gồm sinh viên của 3 lớp tài chính thuộc
khoa KT-QTKD Nghiên cứu chính thức (sử dụng bản câu hỏi) thu thập thông
tin với 50 sinh viên ngành tài chính ngân hàng. Phương pháp thu mẫu chủ yếu
dựa trên sỉ số sinh viên năm 3 của ngành tài chính. Cụ thể được miêu tả như
sau: tài chính ngân hàng 3A,tài chính ngân hàng 3B,tài chính ngân 3C với sỉ số

15

là 148,145,140, vì là chọn mẫu theo hạn mức nên số sinh viên được chọn đại
diện cho mỗi lớp là 15,15,20 sinh viên, dựa trên tính chất thuận tiện để thu mẫu.
Tất cả những thông tin thu thập được sẽ được thống kê, thu gọn để chuẩn bị đưa
vào xử lý dữ liệu.
3.2.3 Xử lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập về sẽ được nhập thông
tin vào phần mềm SPSS. Bộ mẫu được thu gọn, làm sạch để tiến hành phân tích
bao gồm: thống kê kết quả, miêu tả bằng biểu đồ

4. Các loại thang đo và Các biến sử dụng trong nghiên cứu chính thức
4.1 Các biến sử dụng trong nghiên cứu chinh thức
Theo phần mô hình nghiên cứu đã trình bày, cơ hội và thách thức của sinh
viên năm 3 Trường Đại học Tây Đô sau khi ra trường được giải thích qua ba
biến: yêu cầu của doanh nghiệp,sinh viên và xã hội. Cụ thể các biến được biểu
hiện như sau:
4.1.1 Yêu cầu của doanh nghiệp được biểu hiện qua 4 biến: số lượng, kiến

thức, kỷ năng và tố chất. Trong đó:
Số lượng được giải thích bằng các biến
– Số lượng sinh viên ngân hàng trường Tây Đô ra trường hàng
năm
– Số lượng sinh viên ngân hàng ra trường của các trường khác
Kiến thức chuyên môn được giải thích bằng các biến
– Chương trình đào tạo ở trường
– Học hỏi từ người thân và bạn be
– Làm việc bán thời gian trong quá trình đi học
Kỷ năng

16

– Cách giao tiếp, ứng xử mọi tình huống có thể xảy ra
– Khả năng thích ứng của bản thân
– Môi trường sống
Tố chất
– Nhận thức
– Kinh nghiệm sống

4.1.2 Xã hội
Nền kinh tế
Nhận thức về ngành tài chính
4.1.3 Sinh viên
Nhà trường
Chính sách của nhà nước
Gia đình
4.2 Các loại thang đo
Thang đo được sử dụng trong đề tài gồm thang đo định danh

Thang đo định danh được sử dụng chỉ với mục đích phân loại các đáp án
trả lời giữa các nhóm phỏng vấn viên.
Thang đo định danh được sử dụng để đo các biến như: mối quan hệ giữa
nhà tuyển dụng và sinh viên tôt nghiệp, nhận định về ngành học của sinh viên,
khả năng và công việc, trình độ của sinh viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng,
các yếu tố chọn ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập quốc tế,mức độ ảnh
hưởng giữa chương trình đào tạo và thương hiệu của trường, môi trường làm
việc và công việc yêu thích, mục tiêu ra trường và mức lương.

17

Tài chính ngân hàng có dễ tìm việc không.
Mức hài lòng về ngành hoc.
Yếu tố xin việc.
Số lượng ngân hàng tuyển dụng.
Khả năng thích ứng môi trường làm việc.
Mục tiêu khi ra trường.

Mức yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

5. Tóm tắt
Đề tài nghiên cứu đã được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ với
số mẫu 10 sinh viên, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm kiểm tra
mức độ hiểu của đáp viên về bản câu hỏi thăm dò, từ đó tìm kiếm những thông
tin cần thiết để hiệu chỉnh bản câu hỏi chính thức. (2) Nghiên cứu chính thức
với số mẫu 50 sinh viên thuộc 3 lớp tài chính của khoa KT-QTKD trường Đại
học Tây Đô, bằng phương pháp sử dụng bản câu hỏi chính thức đã hiệu chỉnh
với 2 câu hỏi sàn lọc và một số câu hỏi liên quan đến cơ hội và thách thức dành

cho sinh viên khi ra trường. Sau khi phát bản hỏi, số phiếu hợp lệ thu về là 50
phiếu.
Chọn mẫu theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện là phương pháp chọn mẫu
được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Dựa trên số lượng sinh viên đang học ở
các lớp tài chính ngân hàng, theo đó số lượng bản hỏi theo hạn mức đã được
phát và thu về. Dữ liệu trong các bản câu hỏi định lượng sau khi được kiểm tra
và làm sạch sẽ cho nhập vào phần mềm SPSS 13.0 để xử lý dữ liệu, thống kê
mô tả lấy những kết quả cần thiết cho từng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18

1. Nhận định về cơ hội việc làm
Statistics
TCNH co de tim viec khong
N

Valid

43

Missing

7

TCNH co de t im viec khong

Valid

Missin
g
Total

Rat De
De
Kho
rat kho
Total
System

Frequency
1
7
29
6
43
7
50

Percent
2.0
14.0
58.0
12.0
86.0
14.0
100.0

Valid Percent
2.3
16.3
67.4
14.0
100.0

Cumulative
Percent
2.3
18.6
86.0
100.0

Qua quá trình thăm dò ngẩu nhiên ý kiến của 50 sinh viên năm 3 khóa 3 ngành
tài chính ngân hàng về nhận định cở hội tìm được việc đối với ngành mà mình
đã chọn, thì phần lớn các sinh cho rằng ngành tài chính là ngành hot hiện nay
và khả năng xin được việc làm rất khả quan với tỷ lệ là 63% trên tổng số sinh

19

viên được khảo sát.Song song đó,có 18% nhận định rằng ngành tài chính khó
xin việc vì không tự tin với trình độ, kỷ năng và một số vấn đề khách quan khác.

2. Mức hài lòng về ngành học

St at ist ics
nganh hoc co hai long khong
N

Valid
43
Missing
7

nganh hoc co hai long khong

Valid

Missing
Total

rat hai long
hai long
hoi hai long
khong hai long
Total
System

Frequency
5
27
7
4
43
7
50

Percent
10.0

54.0
14.0
8.0
86.0
14.0
100.0

Valid Percent
11.6
62.8
16.3
9.3
100.0

Cumulative
Percent
11.6
74.4
90.7
100.0

20

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa
dạng hóa sản phẩm cũng như mở rộng qui mô và đang cần một đội ngũ nhân
viên rất lớn. Chính vì lí do đang thiếu hụt nguồn nhân lực mà các trường Đại
học không ngừng tuyển dụng, mở rộng và nâng cao quy trình đào tạo để cung
cấp kiến thức cho sinh viên và những kỷ năng cần thiết sau khi rời khỏi ghế nhà
trường và trường Đại học Tây Đô là một ví dụ. Sau khi tiến hành hỏi ý kiến một

số sinh viên của trường về mức hài lòng ngành mà mình đã chọn (hay chính sát
hơn là các sinh viên ngành tài chính) thì đa số đều hài lòng với ngành mà mình
đã đăng ký chiếm 63% trên 50 sinh viên.

3.Yếu tố xin việc
St at ist ics
diem manh khi di xin viec
N
Valid
43
Missing
7

diem manh khi di xin viec

Valid

Missing
Total

kien thuc
ky nang
moi quan he
Total
System

Frequency
14
13
16

43
7
50

Percent
28.0
26.0
32.0
86.0
14.0
100.0

Valid Percent
32.6
30.2
37.2
100.0

Cumulative
Percent
32.6
62.8
100.0

21

Hiện nay, do chính sách mở cửa của nhà nước ta đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư
nước ngoài vào. Điều này đã giúp nước ta giải quyết vấn đề việc cho người dân,
tuy nhiên cánh cổng việc làm đã mở nhưng có thật sự là dể hay không?mà đặc

biệt là đối với những sinh viên mới ra trường? Theo sự nhận định của 28% sinh
viên cho rằng để xin được việc làm thì kiến thức được tiếp thu từ nhà trường là
rất quan trọng. Bên cạnh đó, có 26% sinh viên bảo rằng: ngoài trang bị kiến
thức thì kỷ năng cũng không kém phần quan trọng vì tính chất công việc luôn
đòi hỏi sự nhạy bén cũng như sự linh động và sáng tạo theo sự vận hành của nền
kinh tế. Và một vấn đề tế nhị ở đây nhưng được 32% sinh viên nghĩ mối quan
hệ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xin việc, nhưng mối quan hệ ở đây là gì?
Có thực sự giống như sự lo nghĩ của các sinh viên không?

4. Số lượng ngân hàng tuyển dụng
St at ist ics
so luong ma ngan hang tuyen dung
N
Valid
43
Missing
7

22

so luong ma ngan hang t uyen dung

Valid

Missing
Total

qua nhieu
nhieu

it
rat it
Total
System

Frequency
2
11
24
6
43
7
50

Percent
4.0
22.0
48.0
12.0
86.0
14.0
100.0

Valid Percent
4.7
25.6
55.8
14.0
100.0

Cumulative
Percent
4.7
30.2
86.0
100.0

Hiện nay số lượng ngân hàng cũng như các doanh nghiệp không ngừng mở rộng
qui mô,đa dạng hóa sản phẩm và cơ cấu lại tổ chức đặc biêt là ngành tài chính,
nhu cầu tuyển dụng rất cao song song đó yêu cầu đặc ra cho nhân viên cũng
không thấp. Tuy nhiên, cánh cửa mở rộng, không có nghĩa có việc làm trong
ngành NH dễ dàng. Hầu hết các NH đều có sự sàng lọc khắt khe.
Trong số hàng nghìn SV tốt nghiệp hàng năm, chỉ có 1/3 số SV tốt nghiệp đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Bởi vậy, cánh cửa việc làm ngành Ngân hàng
rộng mở, nhưng là với những ứng viên thực sự có năng lực. Và theo số liệu
khảo sát từ các sinh viên cho ý kiến là số lượng tuyển dụng của các ngân hàng
là ít chiếm 55% trên tổng số 50 sinh viên

23

5. Khả năng thích ứng môi trường làm việc

St at ist ics
moi truong lam viec
N
Valid
Missing

43

7

moi truong lam viec
Cumulat

Valid

Freque Perce

Valid

ive

ncy

nt

Percent

Percent

5

10.0

11.6

11.6

de

26

52.0

60.5

72.1

kho

9

18.0

20.9

93.0

3

6.0

7.0

100.0

86.0

100.0

rat
de

rat
kho

Total 43
Missing Syst
m
Total

7

14.0
24

50

100.0

Qua biểu đồ cho thấy 60% sinh viên cho rằng khả năng thích ứng với môi
trường làm việc là dể vì được rèn luyện phần nào trong suốt thời gian học tập xa
nhà đã tạo cho họ khả năng tự lập và thích nghi với môi trường sống.

6. Mục tiêu khi ra trường
St at ist ics
muc tieu khi ra truong
N

Valid
Missing

43
7

25

Source: https://vh2.com.vn
Category: Cơ Hội