Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Top 5 hệ điều hành phổ biến trên smartphone | MobiFone Miền Tây

Đăng ngày 04 October, 2022 bởi admin

Top 5 hệ điều hành phổ cập đang thống trị thị trường smartphone

Trong thời đại mới, những chiếc smartphone trở thành kẻ thống trị. Bên cạnh những hỗ trợ cho công việc, smartphone còn mang đến những phút giây giải trí tuyệt vời. Để làm được điều đó, tất cả nhờ vào một phần mềm hỗ trợ mang tên hệ điều hành.

Hệ điều hành là gì? Đó là một phần mềm là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý phần cứng và phần mềm của thiết bị điện tử. Đồng thời giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện giữa người dùng và thiết bị di động. Ngày nay, có rất nhiều hệ điều hành đang được chạy trên điện thoại thông minh. Vậy đâu là những hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất?

Cheerful asian tourist blogger woman using smartphone for direction and looking on location map while traveling on the street at downtown city. Free Photo

1. Android

Ra mắt vào năm 2007, Android đang là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay với thị phần trung bình hơn 50% trên thế giới. Đây là hệ điều hành có mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Hệ điều hành Android

Ưu điểm:

  • Có mã nguồn mở, khả năng tuỳ biến cao, có thể tùy ý chỉnh sửa mà không có sự can thiệp từ Google.
  • Nhiều hãng điện thoại sử dụng, giá cả hợp lý (từ bình dân đến cao cấp).
  • Kho ứng dụng Google Play Store đồ sộ.
  • Thân thiện và dễ sử dụng.
  • Khả năng đa nhiệm, chạy cùng lúc nhiều ứng dụng cao.

Nhược điểm:

  • Dễ nhiễm phần mềm độc hại và virus.
  • Kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát chất lượng => thiếu các ứng dụng thật sự tốt.
  • Sự phân mảnh lớn.
  • Cập nhật không tự động với tất cả thiết bị.

2. IOS

IOS (trước đây là iPhone OS) thuộc sở hữu của Apple. Ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone. Sau đó được mở rộng để chạy trên các thiết bị khác của Apple. IOS hiện đang là hệ điều hành phổ biến thứ 2 trên toàn cầu với kho ứng dụng đồ sộ chứa khoảng 2.2 triệu ứng dụng, phục vụ nhu cầu giải trí cho người tiêu dùng trên smartphone.

Tổng quan về iOS 15: Ngày phát hành, thiết bị hỗ trợ và các tính năng mới

Ưu điểm:

  • Nền tảng ổn định.
  • Ứng dụng trên IOS hoạt động rất mượt mà.
  • Độ tin cậy và tính bảo mật cao.
  • Ứng dụng phong phú, chất lượng, cập nhật nhanh.

Nhược điểm:

  • Trao đổi dữ liệu cần phải qua iTunes nên dễ gây bất tiện, tốn thời gian.
  • Khả năng tuỳ chỉnh còn hạn chế.
  • iOS chỉ hoạt động trên các thiết bị công nghệ độc quyền của Apple.

3. Windows Phone

Ra mắt chính thức vào năm 2010 và gây nhiều tranh cãi, Windows Phone vẫn được đánh giá là hệ điều hành thông dụng trong thị trường Smartphone. Đây là hệ điều hành dành cho những chiếc điện thoại thông minh của hãng Microsoft, thay thế cho nền tảng Windows Mobile trước đó.Sau khi được phát triển rộng rãi hơn trên toàn thế giới, rất nhiều chiếc điện thoại của HTC, Dell, Samsung hay LG đã sử dụng dụng Windows Phone. Tuy nhiên, cho đến nay, thị phần smartphone sử dụng Windows Phone vẫn tỏ ra hụt hơi so với nhiều đối thủ khác.

Xem thêm :  Điện thoại bị chậm và 5 cách tăng cường hiệu suất cao ( dành cho Android ) 2021

Giao diện Windows 7

Ưu điểm:

  • Giao diện quen thuộc, dễ sử dụng.
  • Khả năng đồng bộ danh bạ, email tốt.
  • Có phần mềm bản đồ Here Maps khá tốt, có thể xem offline được.
  • Hỗ trợ NFC, 4G LTE (nhưng chưa dùng ở VN).
  • Lưu trữ đám mây SkyDrive được tích hợp.
  • Có chức năng chụp ảnh cực đẹp.
  • Pin tốt, sóng mạnh.

Nhược điểm:

  • Windows Phone không cho phép thay đổi giao diện, chủ đề (themes) nên dễ gây chán.
  • Kho ứng dụng nghèo nàn, ứng dụng miễn phí rất ít.
  • Chưa có tính năng JailBreak.
  • Không thể khoá xoay màn hình.
  • Âm lượng của tất cả ứng dụng (nhạc, cuộc gọi, tin nhắn…) như nhau, không có chế độ vừa chuông vừa rung.
  • Không thể đổi DNS (hay IP) để vào 1 số web bị chặn.

4. Blackberry OS

Hệ điều hành độc quyền do BlackBerry Ltd phát triển hướng đến đối tượng là những doanh nhân. Trải qua biết bao năm tháng biến động của thị trường thiết bị di động, Blackberry OS vẫn luôn giữ một vị thế quan trọng riêng trong làng công nghệ thế giới. Blackberry OS sở hữu những tiện ích rất chất, rất riêng, mang đến ấn tượng sâu sắc cho người sử dụng.

BlackBerry 10

Ưu điểm:

  • Hoạt động ổn định, giao diện đơn giản.
  • hỗ trợ Push Mail, xử lý công việc tốt và tính bảo mật rất cao.
  • Bàn phím QWERTY giúp soạn thảo nhanh và chính xác.
  • Blackberry OS cho khả năng nén dữ liệu xuống chỉ còn bằng một nửa kích thước ban đầu, giúp tiết kiệm chi phí băng thông.
  • Có trình quản lí pin tốt nhất so với các hệ điều hành khác.
  • Tính bảo mật cao.

Nhược điểm:

  • BlackBerry OS không thân thiện và khó sử dụng đối với những người không am hiểu công nghệ.
  • Khả năng tùy biến cá nhân còn hạn chế
  • Hệ điều hành chưa có nhiều phiên bản đột phá.

5. Firefox OS

Bên cạnh trình duyệt web cáo lửa Firefox tuyệt vời thì nhà sản xuất Mozilla còn tạo ra một hệ điều hành dành cho di động gây được không ít tiếng vang. Đó chính là hệ điều hành Firefox OS, dựa trên mã nguồn mở Linux. Điểm đặc biệt nhất của Firefox OS đó là nó hoạt động dựa trên những chuẩn web mở như: HTML5 và JavaScript. Tại Việt Nam, hầu như rất hiếm thấy thiết bị công nghệ nào sử dụng Firefox OS, đơn giản là bởi thị trường đã bị Android, iOS và Windows Phone nắm giữ.

Firefox OS 

Ưu điểm:

  • Giao diện dễ sử dụng, trông giống như một sự kết hợp hài hòa giữa Android và iOS.
  • Firefox OS có những thư mục rất thông minh, có thể tự thu thập những ứng dụng, game theo từng thể loại khác nhau, cũng như tính chất những công việc riêng biệt mà bản thân nó được phát triển.

Nhược điểm:

  • Giao diện Firefox OS đã vay mượn khá nhiều từ iOS, thường gặp nhiều bất cập bởi phụ thuộc nhiều vào nút Home (màn hình chủ).

Một số bài viết tìm hiểu thêm

Thông tin liên hệ

Fanpage: MobiFone Miền Tây
Số Điện Thoại: 0292 3765 211
Email: [email protected]

Source: https://vh2.com.vn
Category : Ứng Dụng