Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Phần cứng máy tính là gì? Những điều cơ bản nên biết

Đăng ngày 08 November, 2022 bởi admin

Phần cứng máy tính (Hardware) là những thiết bị tạo thành một chiếc máy tính, gồm các bộ phận linh kiện bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể nhìn thấy được.
Phần cứng cung cấp và hỗ trợ bảo vệ những cơ học trong các yếu tố bên trong như bo mạch chủ, nguồn điện và điều hướng luồng không khí để làm mát thiết bị bên trong. Vỏ máy cũng được coi như một phần của hệ thống điều hành và kiểm soát quá trình nhiễu điện từ bức xạ bởi máy tính cũng như bộ phận phóng tĩnh điện. 

Cách thức hoạt động của phần cứng được chia thành 2 kiểu riêng biệt như:
 

  • Phần cứng đầu vào ( Input): Những thiết bị thu nhập dữ liệu, mệnh lệnh từ bên ngoài vào trong máy tính như: ổ đĩa, chuột, bàn phím,…

  • Phần cứng đầu ra (Output): Tiếp nhận thông tin, dữ liệu, thao tác lệnh để phát tín hiệu, trả lời và thực thi khẩu lệnh ra các thiết bị như: loa, máy in, máy chiếu, màn hình.


Giới thiệu về các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính

1. CPU – Bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit

– Là một tấm mạch nhỏ, bên trong có chứa một miếng wafer silicon bao bọc trong một con chíp làm bằng gốm và được gắn vào bảng mạch (mainboard).
– Tốc độ của CPU được đo với đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Giá trị đo này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.


2. Bo mạch chủ – Mainboard

– là phần quan trọng nhất trong hệ thống máy tính. Đây chính là bảng mạch chính của máy tính. Chúng có cấu trúc lớn nhất trong cấu trúc máy tính. Vai trò của bo mạch chủ chính là trung gian giao tiếp, gắn kết các thiết bị với nhau.

 

3. RAM – Random Access Memory – bộ nhớ dữ liệu tạm thời

– Là thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Bộ nhớ của PC là nơi lưu giữ thông tin để các phần mềm được cài đặt trên máy tính truy cập vào lấy dữ liệu.
– RAM là nơi mà máy tính truy cập vào nhằm xử lý thông tin 1 cách tạm thời. Có nghĩa là khi máy tính không hoạt động thì RAM sẽ trống không. Còn khi RAM càng lớn thì lưu lượng công việc mà nó giải quyết được càng nhiều.
 
Bộ nhớ RAM càng nhiều thì máy tính của bạn lại hoạt động càng nhanh. Cùng một lúc các bạn có thể mở nhiều ứng dụng mà không lo máy tính bị chậm. Người ta thường đo dung lượng của bộ nhớ RAM bằng Gigabyte (GB). Thông thường, RAM máy tính thường là loại 2 – 4GB, cũng có loại 16GB hoặc cao hơn.
Hình dáng của RAM là những thanh wafer silicon mỏng và được bọc trong chip gốm. Khi sử dụng chúng được gắn vào bảng mạch.

 
4. Ổ cứng – Hard Disk Drive – HDD

– Là bộ lưu trữ chính của máy tính, là thiết bị chứa đựng những tấm đĩa hình tròn bao phủ lớp từ tính có tác dụng lưu trữ dữ liệu.
– Ổ cứng là nới lưu trữ hệ điều hành của máy, tất cả phần mềm và mọi dữ liệu. Khi nguồn bị tắt, tất cả những gì bạn vừa làm việc trên máy tính đều sẽ được giữ lại trên ổ cứng mà không lo bị mất hay bị xóa khi khởi động lại.
– Dung lượng ổ cứng được tính bằng Gigabyte (GB). Mỗi ổ cứng thông thường có thể chứa được 500 GB hay thậm chí có thể lên đến 1000 GB ~ 1TB.
Các loại ổ đĩa cứng HDD được bán hiện nay chủ yếu là loại truyền thống, tức là loại sử dụng đĩa kim loại để lưu dữ liệu bằng từ tính.
Tuy nhiên, ngày nay loại ổ đĩa cứng rắn SSD lại đang được sử dụng phổ biến hơn bởi chúng có tốc độ đọc, ghi nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và hoạt động cũng yên tĩnh hơn nhưng giá thành khá cao.


5. Card mạng

– Để có thể kết nối với Internet thì chắc chắn bạn sẽ phải cần đến card mạng. Đa phần, máy tính hiện nay đều được tích hợp sẵn ít nhất một chiếc card mạng LAN (không dây hay có dây) trên Mainboard – bo mạch chủ để bạn có thể liên kết tới bộ định tuyến Internet của các nhà mạng.
– Khi card mạng gặp sự cố hỏng hóc, bạn có thể gắn thêm card mạng dời vào khe mở rộng ở bên trong máy tính (PCI hoặc PCI Express 1x) hay loại card dời kết nối qua cổng USB.


6. Ổ đĩa quang (CD, DVD)

Muốn máy tính có thể đọc được CD hay DVD thì máy tính đó cần phải có ổ đĩa quang. Chúng đọc CD, DVD bằng cách chiếu ánh sáng laser lên bề mặt đĩa. Khi các ánh sáng này phản xạ lại sẽ được thu vào đầu thu và giải mã thành các tín hiệu.
Phần lớn máy tính case hoặc máy tính xách tay đều có trang bị ổ đĩa quang, trừ những máy tính quá mỏng nhẹ. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet như hiện nay, ổ đĩa quang đã dần trở nên không cần thiết nữa.


 7. Bộ nguồn (Power Supply Unit – PSU)

Chức năng của bộ nguồn chính là cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính được lắp đặt trong case máy tính. Không chỉ có các thiết bị chính mà nguồn máy tính cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của máy tính.
Khi nguồn máy tính kém, không thể cung cấp đủ công suất, hoạt động thiếu ổn định cũng sẽ khiến cho hệ thống máy tính mất ổn định theo và các thiết bị máy tính có thể giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.
 
8. Màn hình máy tính (Monitor)

Màn hình máy tính chính là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Với máy tính PC thì màn hình là thiết bị rời, còn với máy tính xách tay nó là một thiết bị gắn liền.
 
9. Bàn phím (Keyboard)

Phần cứng máy tính tiếp theo chính là bàn phím máy tính. Chúng đóng vai trò là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính, cho phép con người nhập các dữ liệu vào máy. Cũng như màn hình, nếu là máy PC thì bàn phím là bộ phận tách rời còn với máy tính xách tay nó là bộ phận được gắn liền.
 
10. Chuột (Mouse)

Chuột được người dùng sử dụng để giao tiếp, điều khiển, ra lệnh cho máy tính. Để sử dụng máy tính cần phải có màn hình máy tính để có thể quan sát chuột đang hoạt động như thế nào.
 
11. Thùng máy (Case)

Case máy tính là một hộp làm bằng kim loại. Bên trong case có chứa bo mạch chủ cùng rất nhiều thiết bị, linh kiện khác.

 
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ ngay với #JYWSOFT để được nhận báo giá 
và tư vấn về sản phẩm kỹ hơn: 
Hotline : 0246 682 0511
Email : [email protected]
Website : https://vh2.com.vn/
Add : Tầng 4, Tòa nhà N01-T4, Khu Đoàn Ngoại Giao, P. XuânTảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

 
 

 

Source: https://vh2.com.vn
Category : Tin Học