Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Tra cứu tương tác thuốc và quy trình tra cứu tương tác thuốc trên đơn ngoại trú – Tài liệu text

Đăng ngày 09 October, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 697.05 KB, 71 trang )

14

tin về tương tác thuốc trong một khoảng thời gian ngắn, cung cấp nhiều chức năng

hỗ trợ khác như tra cứu về thông tin sản phẩm, chuyển đổi tên biệt dược và hoạt

chất, tra cứu độc tính của thuốc… [6]. Tuy nhiên những cơ sở dữ liệu online không

thống nhất về phân loại mức độ nghiêm trọng cũng như việc đưa ra khuyến cáo dẫn

đến khó khăn cho quá trình quản lý tương tác thuốc: các tương tác thuốc có ý nghĩa

lâm sàng bị bỏ qua trong khi một số tương tác không có ý nghĩa lâm sàng lại được

nhận định là có ý nghĩa lâm sàng [6], [5]. Cụ thể nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn

trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú đưa ra kết quả có 6 tương tác được Micromedex

nhận định là có ý nghĩa lâm sàng (chống chỉ định, ngiêm trọng) nhưng lại bị Mims

online bỏ qua và ngược lại 154 tương tác được Mims online nhận định là có ý nghĩa

lâm sàng (nghiêm trọng, cân nhắc nguy cơ/lợi ích) lại không được đánh giá tương

đồng bởi Micromedex [12].

Tuy có một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận lợi ích của các cơ sở dữ

liệu trong việc cảnh báo, kiểm tra tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng.

1.3.1. Một số cơ sở dữ liệu online thường dùng.

 Cơ sở dữ liệu DRUG – REAX Micromedex 2.0 (MM 2.0) của Thomson

Reuters.

https://www.micromedexsolutions.com/micromedex2/librarian

Đây là CSDL tra cứu tương tác thuốc có uy tín và được nhiều nghiên cứu

đánh giá cao, được áp dụng phổ biến rộng rãi trên thực hành lâm sàng tại nhiều

bệnh viện cũng như được sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế

giới.

Chức năng tra cứu tương tác thuốc chỉ là một trong các chức năng của CSDL

này. Bên cạnh tra cứu tương tác thuốc, CSDL Micromedex còn cho phép tra cứu

các thông tin về thuốc, chuyển đổi tên biệt dược – hoạt chất, độc tính thuốc… Ngoài

cung cấp thông tin về tương tác thuốc – thuốc, phần mềm cũng cung cấp thông tin

về tương tác thuốc- thức ăn, thuốc – ethanol, thuốc – xét nghiệm, thuốc – thuốc lá,

thuốc – phụ nữ có thai, thuốc – phụ nữ cho con bú với những mức độ bằng chứng

cụ thể.

15

Tuy nhiên CSDL Micromedex có nhược điểm là phải trả phí và một tài

khoản chỉ một người sử dụng tại 1 thời điểm nên khả năng sử dụng phổ biến là rất

khó. Đồng thời, do sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu của FDA (Food and Drug

Adminitrasion) nên một số dược chất lưu hành tại việt nam không tra cứu được trên

phần mềm này. Tại thời điểm hiện tại, đây chính lá những lý do làm cho việc ứng

dụng CSDL này vào thực hành quản lý TTT ở các bệnh viện rất khó khả thi.

Cơ sở dữ liệu Drug Interaction Checker (https://www.drugs.com) là cơ sở

dữ liệu tra cứu trực tuyến miễn phí do Drugsite Trust, New Zealand phát triển.

Cơ sở dữ liệu trên là một chức năng được cung cấp trên trang

www.drugs.com cùng với các chức năng tra cứu thông tin về thuốc và các chức

năng cập nhật thông tin khác. Drugs.com chỉ đưa ra thông tin tương tác thuốc –

thuốc, thuốc – thức ăn, thuốc – ethanol, thuốc – bệnh lý mà không phân loại cụ thể

như Micromedex. Drugs.com tuy có kèm theo nguồn thông tin tham khảo nhưng

không đưa ra mức độ bằng chứng. Cũng giống như Micromedex, một số dược chất

ở Việt Nam cũng không có kết quả khi tra cứu trên Drugs.com.

Tuy có một số nhược điểm nhưng Drugs.com lại là phần mềm miễn phí, dễ

đọc, dễ sử dụng. Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản trên Drugs.com nhằm ghi nhớ

đơn, kết quả tra cưu cũng rất dễ thực hiện. Do vậy, Drugs.com được sử dụng khá

phổ biến ngay từ thời điểm ban đầu để tra cứu các cặp tương tác trên thực hành lâm

sàng.

1.3.2. Quy trình tra cứu tương tác thuốc trên đơn ngoại trú

Nghiên cứu do Abarca J. và cộng sự tiến hành năm 2006 đã cho thấy, tuy

khác nhau về khả năng phát hiện tương tác thuốc nhưng điểm trung bình độ nhạy và

điểm trung bình độ đặc hiệu của 8 cơ sở dữ liệu duyệt tương tác tại nhà thuốc lần

lượt là 0,88 (khoảng dao động 0,81 – 0,94) và 0,91 (khoảng dao động 0,67 – 1,00).

Trong khi đó, cơ sở dữ liệu duyệt tương tác thuốc của khoa Dược bệnh viện chỉ đạt

trung bình độ nhạy 0,3 (khoảng dao động 0,15 – 0,94) [18]. Bên cạnh đó, hầu hết

các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc hiện nay đều gặp phải vấn đề về độ nhạy

và độ đặc hiệu [28], việc chỉ chọn và sử dụng một cơ sở dữ liệu tra cứu có nguy cơ

16

dẫn tới sai sót trong thực hành lâm sàng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi

tiến hành mô tả một quy trình tra cứu tương tác thuốc trên đơn cho bệnh nhân ngoại

trú được thực hiện dễ dàng trên thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện. Đồng thời,

chúng tôi tiến hành thẩm định quy trình thông qua mẫu nghiên cứu nhằm khắc phục

nhược điểm của các cơ sở dữ liệu tra cứu kể trên. Từ đó, có thể áp dụng quy trình

tra cứu tương tác thuốc cho các đơn vị lâm sàng sau này.

17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu 1

Các đơn thuốc ngoại trú thu thập được tại nhà thuốc Bệnh viện TTTW1 từ 11

tháng 1 năm 2015 đến 11 tháng 3 năm 2015 bao gồm cả đơn khám lần đầu, đơn tái

khám và đơn xuất viện.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Đơn có từ 2 thuốc trở lên.

Trong số các thuốc trong đơn phải có ít nhất 1 thuốc điều trị các bệnh rối

loạn tâm thần.

Không xét các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, các thuốc bổ thần kinh,

vitamin, thuốc ngoài da và sản phẩm khác không phải là thuốc.

2.1.2. Mục tiêu 2

Các hoạt chất điều trị rối loạn tâm thần được kê trong các đơn thỏa mãn yêu

cầu lựa chọn.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Hoạt chất có tác dụng điều trị rối loạn tâm thần.

Thuốc ở dạng đường uống,

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Mục tiêu 1

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát mô tả cắt ngang.

Mô tả phương pháp: (phương pháp được sơ đồ hóa thành sơ đồ 2.1.)

Thu thập mẫu nghiên cứu vào mẫu đơn thu thập thông tin (Phụ lục 1).

Sau khi đã chọn được đối tượng nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn,

tiến hành nhập đơn vào CSDL online Drug Interaction Checker

(https://www.drugs.com). Ghi nhận kết quả về số lượng, mức độ tương tác.

Đồng thời ghi nhận lại danh mục hoạt chất không tra cứu được trên CSDL

(Phụ lục 2).

18

Tra cứu lại thông tin về TTT của các hoạt chất không tra cứu được trên tờ

thông tin của sản phẩm có cùng hoạt chất và cùng dạng bào chế. Ưu tiên tra

cứu thông tin thuốc trên các nguồn thông tin sản phẩm tiếng anh (SPC trên

https://www.medicines.org.uk/emc, http://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed).

Nếu không tìm thấy thông tin trên các nguồn cung cấp thông tin thuốc bằng

tiếng Anh, tìm và sử dụng các nguồn cung cấp thông tin sản phẩm bằng tiếng

Việt.

Chúng tôi tiến hành đồng thời nhập đơn vào Micromedex 2.0 và ghi nhận

mức độ, thời gian khởi phát tương tác. Sau khi có danh mục các cặp tương

tác thuốc – thuốc, xác thực lại thông tin về tương tác, đặc biệt với các cặp có

YNLS trên Stockley’drug interactions.

Quy ước: TTT có YNLS là những TTT làm biến đổi độc tính hoặc thay đổi tác

dụng điều trị của thuốc, cần thiết phải có can thiệp y khoa hoặc yêu cầu hiệu chỉnh

liều. Các yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ ý nghĩa của 1 cặp TTT là mức độ

nghiêm trọng, phạm vi điều trị của 1 thuốc, ghi nhận bằng chứng lâm sàng và khả

năng sử dụng kết hợp của 2 thuốc trên lâm sàng [40]. Ở đây, do với đối tượng là

bệnh nhân ngoại trú, nhóm nghiên cứu đưa ra quy ước xét YNLS của 1 tương tác

thuốc theo 2 tiêu chí: ghi nhận bằng chứng lâm sàng và khả năng kết hợp 2 thuốc.

Cụ thể, trong Stockley’s drug interactions những cặp tương tác có bằng chứng xuất

hiện và được đưa ra khuyến cáo liên quan đến can thiệp trên lâm sàng như: không

kết hợp, điều chỉnh liều, theo dõi nồng độ, đưa ra cảnh báo về nguy cơ gặp tương

tác thuốc bất lợi, thì được coi là các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Truyền Thông