Đăng ký khởi nghiệp làm đại lý vé máy bay Vietnam Airlines Thường hay đi máy bay hãng Vietnam Airlines cộng thêm máu kinh doanh thương mại, bạn chợt nghĩ...
Chi tiết – Sở Khoa Học Và Công Nghệ – Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh
Ngân hàng Thế giới trong năm 2014 đã công bố một báo cáo rộng rãi về “Chương trình Giáo dục và Đào tạo Doanh nhân trên toàn thế giới” (Valerio, Parton, Robb, 2014). Báo cáo bắt đầu với tuyên bố sau: “Trong 20 năm qua, các chương trình GD&ĐTKN đã mọc lên như nấm, hứa hẹn và có tiềm năng thúc đẩy các kỹ năng và thái độ khởi nghiệp”.
Hầu hết các cách tiếp cận về khởi nghiệp kinh doanh cho cho thấy năng lực của nhà khởi nghiệp không phải bẩm sinh mà được hình thành thông qua quá trình đào tạo và học tập (ngoại trừ cách tiếp cận theo phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo). Nhưng vấn đề đặt ra là nên đào tạo những gì? Để giải quyết câu hỏi này Chell (2008) đã đề xuất các loại kiến thức cần thiết cho một nhà khởi nghiệp bao gồm: các kiến thức tổng quát về kinh doanh, ngành và khách hàng, mô hình kinh doanh, các kỹ năng tương tác theo mạng lưới, năng lực về tư duy kinh doanh, và cuối cùng là năng lực nội sinh. Tất cả những yếu tố này đểu được hình thành thông qua học tập từ các chương trình đào tạo khởi nghiệp và từ các trải nghiệm trong thực tiễn.
Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung, trong vài thập kỷ qua chúng ta đã thấy tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, với khả năng tăng trưởng nhanh và tạo việc làm nhiều nhất. Các doanh nhân nổi tiếng như Steve Jobs (Apple), Mark Zuckerberg (Facebook), Elon Musk (Tesla) và Jack Ma (Alibaba) đã thành công với các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo của họ. Kết quả là, nhiều sinh viên đầy tham vọng ngày nay mong muốn noi theo họ bằng cách bắt đầu khởi nghiệp. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới tìm cách chuyển đổi nền kinh tế của họ bằng cách tái tạo sự kỳ diệu của các trung tâm khởi nghiệp như Thung lũng Silicon.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tại nhiều nước như Mỹ và EU thực sự có một mối quan hệ tích cực giữa GD&ĐTKN và hành vi khởi nghiệp, sự gia tăng các công ty khởi. Khởi nghiệp và GD&ĐTKN đang ngày càng được nhìn nhận như là một cách để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền kinh tế trên toàn thế giới (Neck, Greene, & Brush, 2015; Audretsch, Grilo, & Thurik, 2011). GD&ĐTKN là một giải pháp cho tăng trưởng và tiến bộ kinh tế.
Trong 20 năm qua, các chương trình GD&ĐTKN đã phát triển rất mạnh, hứa hẹn và có tiềm năng thúc đẩy các kỹ năng và thái độ khởi nghiệp của sinh viên. GD&ĐTKN đóng góp vào việc hình thành và phát triển thái độ kinh doanh, và động lực để khởi nghiệp một công ty, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết để điều hành thành công và phát triển kinh doanh; Hỗ trợ thành lập các công ty mới là một mục tiêu chính, nhưng không phải là mục tiêu duy nhất. Tạo ra những tư duy kinh doanh thúc đẩy đổi mới trong các công ty hiện có cũng có tầm quan trọng ngang nhau.
GD&ĐTKN có thể đạt được các mục tiêu: 1) Tăng hiểu biết về khởi nghiệp trong sinh viên; Khuyến khích phát triển các kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như sáng tạo, độc lập, mạo hiểm và trách nhiệm giải trình; Cung cấp kiến thức ban đầu, liên hệ với thế giới kinh doanh và nâng cao hiểu biết về vai trò của các doanh nhân trong cộng đồng; Nâng cao nhận thức của sinh viên về tự làm chủ doanh nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp; Đào tạo cụ thể cho việc thành lập một doanh nghiệp mới (đặc biệt là ở các trường đại học kỹ thuật hoặc dạy nghề); 2) Chuyển giao cách thức tiếp cận khởi nghiệp cho lực lượng lao động tiềm năng, kể cả những người không có ý định thành lập công ty riêng mà là làm việc trong các doanh nghiệp do những người khác thành lập; 3) Trang bị cho sinh viên sự nghiệp tương lai của họ với tư cách là doanh nhân bằng cách tăng cường năng lực kinh doanh của họ và thái độ cần thiết để quản lý các dự án mới thành công.
GD&ĐTKN có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tất cả những người học trở nên có tinh thần kinh doanh hơn (Hegarty, 2006). Việc thực hiện GD&ĐTKN trong các trường đại học nhằm mục đích truyền đạt văn hóa và tinh thần kinh doanh cho sinh viên cũng như tạo ra các doanh nhân mới và doanh nghiệp mới (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 2013). Nói cách khác, kết quả mong đợi là tạo ra các doanh nhân được giáo dục tốt để tạo việc làm.
Theo kết quả khảo sát trên 549 người sáng lập công ty ở Mỹ, 70% trong số họ nói rằng đào tạo định hướng khởi nghiệp là quan trọng để hỗ trợ sinh viên trở thành doanh nhân thành công (Wadhwa, Aggarwal, Holly, & Salkever, 2009).
Doanh nhân được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới. Vai trò của các doanh nhân khởi nghiệp cũng được tôn trọng như là một đóng góp lớn hơn trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia (Ogbo, 2012). Các quốc gia sẽ phát triển nhanh hơn nếu họ có các doanh nhân chất lượng cao, sáng tạo và thực hiện các ý tưởng mới thành hành động thực tế. Các nước đang phát triển đang ngày càng dựa vào các doanh nhân này. Ví dụ, Ấn Độ có tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới là 4,9%, Malaixia 5,2%, Philipin 6,7%, Thái Lan 10,4% và Inđônêxia 20,4%. Ngoài ra, về tỷ lệ sinh viên có những ý định trở thành doanh nhân: Malaixia 11,8%, Thái Lan 18,5%, Ấn Độ 22,8%, Inđônêxia 35,1%, và Philipin 44,1% (Global Entrepreneurship Monitor, 2013).
Theo các nghiên cứu gần đây, GD&ĐTKN có vai trò quan trọng đối với tất cả các cấp học, không chỉ đối với sinh viên trong các trường đại học và tổ chức công nghệ mà còn đối với học sinh ở trình độ trung học và tiểu học, vì nó góp phần phát triển các kỹ năng như sáng tạo, đổi mới, chủ động, trách nhiệm, khả năng đối phó với rủi ro và độc lập thông qua việc học tập trong thực tế.
Xem thêm: Jung Hae-in – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://vh2.com.vn
Category: Khởi Nghiệp