Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Nội dung chính của Sáng kiến kinh nghiệm
Bạn đang xem tài liệu “Nội dung chính của Sáng kiến kinh nghiệm”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem thêm: Xưởng chế tạo cơ khí uy tín tại Hà Nội
I. Đặt vấn đề: (Lý do chọn đề tài) Phần này chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài, cụ thể cần trình bày được các ý chính sau đây: * Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác mà tác giả đã chọn để viết SKKN * Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác . * Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến, sửa đổi) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Từ những ý đó, khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN. II. Giải quyết vấn đề: ( Nội dung của SKKN) Đây là phần quan trọng cốt lõi nhất của SKKN, nên trình bày theo 04 mục chính sau đây: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này cấn trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn đề viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn đã trình bày trong phần đặt vấn đề. 2. Thực trạng của vấn đề: trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn đang tìm cách giải quyết, cải tiến. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng của từng biện pháp hoặc từng bước đó. (Phần này phải có các minh chứng để chứng minh giải pháp đã thực hiện) 4. Hiệu quả của SKKN: (phải có số liệu cụ thể) Trong mục này cần trình bày được các ý: - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành với cách cũ) Lưu ý: Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cấn được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu, muốn trình bày trong đề tài. III. Kết luận: Cần trình bày được các ý sau: - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc tiến hành các hoạt động hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách - Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân - Những ý kiến đề xuất Sở GD, Phòng GD, Lãnh đạo trường.(tùy theo từng đề tài) để áp dụng SKKN có hiệu quả./.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo