Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 – Chủ đề 3: Ý tưởng sáng tạo từ những con số
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 – Chủ đề 3: Ý tưởng sáng tạo từ những con số”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CON SỐ Mục tiêu: Sau chủ đề này, HS: - Có những ý tưởng sáng tạo từ những con số. - Biết nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. - Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt. - Tích cực phát huy và rèn luyện sự sáng tạo của bản thân. Chủ đề góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực tư duy. TIẾT 1 HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ *Chuẩn bị: HS: Giấy, bút màu, bút vẽ, và các nguyên liệu khác như kéo, keo dán, bìa cứng, vải, lá cây (nếu có),... GV: Không gian tổ chức hoạt động, tranh vẽ các bước sáng tạo từ những con số. Hoạt động 1. Khởi động – Kết nối chủ đề Hoạt động này nhằm tạo hứng thú và gợi cho HS huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV ổn định tổ chức, có thể cho HS chơi trò chơi “Ý tưởng của em”. 2. Chia lớp thành 4 nhóm 3. GV phổ biến luật chơi: - Trong vòng 5 phút xếp hình người của nhóm mình theo các con số mà GV cho trước. Nhóm nào xếp nhanh nhất, nhiều người tham gia nhất và giống con số GV cho nhóm đó thắng cuộc. 4. GV tổ chức cho HS chơi theo luật đã phổ biến. GV có thể cho HS chơi làm 3 lượt với 3 con số như sau: 3; 7; 10 (tuỳ số lượng người mà GV tổ chức cho HS chơi). 5. Hỏi HS về cảm nhận sau khi chơi trò chơi (phỏng vấn nhanh một số HS). - Khen ngợi, khuyến khích ý tưởng sáng tạo của các nhóm. 6. GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này, chúng ta cùng tìm hiểu về các con số và ý tưởng sáng tạo từ các con số, chúng ta sẽ nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo của mình, chấp nhận cái mới, cái khác biệt của mọi người xung quanh và cuộc sống. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ Hoạt động này nhằm giúp HS hiểu và có thể thực hiện được các nhiệm vụ trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5; đồng thời thực hiện một phần sản phẩm để chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. 1 Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh sáng tạo từ các con số 1. Yêu cầu từng HS đọc thầm nhiệm vụ 1 của chủ đề này trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5. 2. Yêu cầu từng HS quan sát hình ảnh ở việc 2, nhiệm vụ 1 và trao đổi theo cặp đôi các câu hỏi sau: + Những hình ảnh trong sách gợi liên tưởng đến những con số nào? + Ngoài những con số đó, còn con số nào khác được liên tưởng từ những hình ảnh đó? + Liệu còn có những đồ vật nào khác gợi liên tưởng đến những con số? 4. Mời một số HS chia sẻ ý tưởng của HS khi quan sát tranh. Hỏi nhanh HS: đã khi nào các em quan sát hình ảnh nào đó và các em liên tưởng đến con số hay một hình ảnh khác. 5. GV động viên, khuyến khích ý tưởng sáng tạo của HS. Nhiệm vụ 2: Thực hiện ý tưởng sáng tạo của em 1. Yêu cầu từng HS đọc thầm nhiệm vụ 2 của chủ đề này trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5. 2. Yêu cầu mỗi HS chọn 1 con số mình yêu thích và tưởng tượng hình ảnh được sáng tạo từ con số đó. 3. Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 – 4 HS. Yêu cầu HS trong mỗi nhóm trao đổi ý tưởng với nhau. 4. Mời một vài HS trình bày ý tưởng của mình. 5. GV yêu cầu cá nhân HS vẽ ý tưởng của mình lên giấy (không vẽ lại những hình đã có trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5). Nếu có điều kiện, gợi ý HS sáng tạo các các con số bằng chất liệu giấy màu, bìa cứng, vải, lá cây,... Lưu ý: Nếu không có thời gian hoàn thiện sản phẩm trên lớp, GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện nốt sản phẩm. Đối với nhiệm vụ 3 và nhiệm vụ 4 của chủ đề này, GV hướng dẫn nhanh HS thực hiện: 1. GV cho từng cá nhân HS đọc thầm nhiệm vụ. 2. Trao đổi với HS: Em hiểu cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào? 3. Mời một vài HS nêu, bổ sung ý kiến cho nhau (hỏi đáp nhanh). 4. GV (có thể) nhắc lại cách làm của nhiệm vụ. 5. Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại gia đình trong 1 tuần. Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối Hoạt động này giúp HS ghi nhớ được những việc mình cần hoàn thành trong 1 tuần và chuẩn bị các sản phẩm cho tiết hoạt động sau. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV mời HS nhắc lại những việc cần hoàn thành ở nhà của chủ đề này: Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết hoạt động (việc 2, 3 của nhiệm vụ 3; 2 nhiệm vụ 4 trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5). 2. GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết hoạt động sau: – Mang đến lớp giấu màu, bút màu, bút chì, bút dạ, – Sản phảm sáng tạo từ những con số. 3. GV dặn HS về nhà tích cực suy nghĩ và sáng tạo những cái mới. TIẾT 2, 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chuẩn bị: – HS: Giấy A0; bút màu; giấy màu, kéo, hồ dán, băng dính,... – GV: vỏ lon bia, nước ngọt, 6 – 10 bông hoa giả, 6 – 10 đĩa giấy, 2 bộ chữ số bằng giấy màu với các kích cỡ và màu sắc khác nhau. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Thi “Ai nhanh, ai sáng tạo?” Hoạt động này nhằm tạo hứng thú cho HS và bước đầu khuyến khích HS tin vào sự sáng tạo của chính mình. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV yêu cầu HS tập trung sự chú ý lên phía mình. 2. GV cầm một đồ vật lên và hỏi: “Theo các em, đây là gì?” Ví dụ: – GV cầm cái cốc và hỏi đây là gì. Phần lớn HS sẽ trả lời là cái cốc. Đây là câu trả lời đúng. Nhưng nếu HS trả lời là: lọ hoa, lọ đựng bút, thì đây là câu trả lời sáng tạo. – GV chỉ vào cái ghế và hỏi đây là gì. Phần lớn HS sẽ trả lời cái ghế. Đây là câu trả lời đúng. Nhưng nếu HS trả lời là: đầu tàu hoả, ô tô, bậc thang, thì đây là câu trả lời sáng tạo. GV có thể chỉ bất cứ vật gì để hỏi (tuy nhiên GV nên chuẩn bị trước đồ vật định hỏi cũng như câu trả lời sáng tạo. 3. GV mời nhiều HS trả lời cho một câu hỏi. Nếu HS không đưa được phương án sáng tạo nào thì GV có thể gợi ý. 4. GV tổng kết trò chơi và khen ngợi, động viên HS, nói về ý nghĩa của sự sáng tạo. B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Hoạt động 2: Tìm hiểu bước đầu về sáng tạo 3 Hoạt động này nhằm giúp HS hiểu được về sự sáng tạo từ góc độ của HS lớp 5, qua đó HS thấy rằng hoàn toàn có thể rèn luyện để mình trở nên sáng tạo hơn. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS, bầu thư kí nhóm. 2. GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trả lời 2 câu hỏi: – Em hiểu thế nào là sáng tạo? – Vì sao cần sự sáng tạo? 3. Mỗi cá nhân trong nhóm viết ý kiến của mình lên một góc giấy A0. Cả nhóm thảo luận, thư kí nhóm thống nhất ý kiến của cả nhóm, viết câu trả lời lên giữa tờ giấy A0. Các nhóm có thể trang trí tờ giấy của nhóm mình tuỳ theo sở thích và ý tưởng sáng tạo. Trong quá trình HS thảo luận, GV đi đến từng nhóm quan sát, hỗ trợ, gợi ý HS nếu cần. 4. Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời các nhóm dán tờ giấy A0 ghi ý kiến của nhóm mình lên bảng hoặc lên khu vực của nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên giới thiệu về ý kiến thảo luận của nhóm mình. 5. GV nhận xét, chốt lại: – Sáng tạo là khả năng tìm ra cái mới, cái khác, hướng đi mới, phương pháp mới, so với những gì đã và đang có để giải quyết vấn đề nào đó hoặc để thoả mãn trí tuệ. Sáng tạo có thể ở cấp độ cá nhân và cao hơn là cấp độ xã hội loài người. – Sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sống và học tập của các em. Sáng tạo giúp chúng ta vượt qua giới hạn của chính mình, làm chúng ta dễ dàng hơn trong giải quyết vấn đề và khiến cuộc sống thú vị hơn. – Sáng tạo không phải là bẩm sinh, mà có được do học tập và rèn luyện. 6. GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS để thảo luận vấn đề: Làm thế nào để phát triển khả năng sáng tạo của bản thân. 7. GV mời đại diện của một vài nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung những gì chưa có trong phần trình bày của nhóm bạn. 8. GV chốt lại: Với lứa tuổi chúng ta, sự sáng tạo được thể hiện ở các biểu hiện sau và đây cũng là con đường để phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân: – Biết phát hiện vấn đề của bản thân, của nhóm, hiện tượng xã hội hay của các sản phẩm (GV lưu ý: nhiều lúc GV đưa cho HS vấn đề, câu hỏi có sẵn nên HS không phải phát hiện). 4 – Có mong muốn giải quyết vấn đề; – Biết tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho vấn đề; – Giải quyết được vấn đề. Hoạt động 3: Sáng tạo từ những con số Hoạt động này nhằm ghi nhận sự sáng tạo của HS và tổng kết lại các cách sáng tạo của HS cho cùng một con số. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. 2. GV yêu cầu HS ở các nhóm xem lại kết quả nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 của chủ đề này trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5. 3. GV yêu cầu các thành viên trong nhóm trao đổi bài để xem bạn của mình liên tưởng và sáng tạo các con số như thế nào. 4. Mỗi nhóm tổng kết lại các phương án sáng tạo từ các con số, thảo luận thêm các phương án khác ngoài phương án đã có. 5. GV yêu cầu HS nhìn lại việc làm của mình theo các biểu hiện của sáng tạo của hoạt động 2: - Phát hiện vấn đề: Trong trường hợp này, HS không phải phát hiện vấn đề, vấn đề chính là yêu cầu của nhiệm vụ đề ra. - HS cảm nhận được sự thú vị của nhiệm vụ, có trách nhiệm thực hiện và cũng mong muốn thử sức với nhiệm vụ. - HS đưa ra nhiều cách tưởng tượng khác nhau với cùng một chữ số. - Kết quả là sản phẩm của các em thể hiện trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5. Lưu ý: Phần này không yêu cầu HS đánh giá mà chỉ tạo ra cơ hội để HS nhận diện lại quá trình sáng tạo của bản thân, từ đó giúp HS vận dụng tư duy sáng tạo vào cuộc sống một cách có ý thức. C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO Hoạt động 4: Tạo chân dung của em từ những con số Hoạt động này giúp HS biết cách sáng tạo ra hình ảnh về bản thân từ các con số. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV phổ biến nhiệm vụ cho HS: Sáng tạo hình ảnh về bản thân từ các con số (vẽ tranh hoặc cắt dán từ giấy màu, có thể sử dụng thêm các nguyên vật liệu khác nếu muốn). 5 2. GV hướng dẫn HS lên ý tưởng cho bức chân dung/bức tranh thể hiện hình ảnh bản thân từ những con số: – Vẽ phác ý tưởng thể hiện bức chân dung của mình trên giấy. – Từ các chi tiết trên bức chân dung, dùng khả năng liên tưởng và sáng tạo để tìm những chi tiết nào trong chân dung có khả năng thể hiện bằng con số. – Suy nghĩ về việc phối màu cho những con số và chi tiết để tạo nên bức chân dung hài hoà về màu sắc. – Dùng bút màu, giấy màu hoặc các nguyên vật liệu khác để vẽ, cắt dán, tạo thành sản phẩm như ý muốn. 3. HS làm việc cá nhân, tạo hình bản thân dựa trên sự liên tưởng từ những con số. 4. Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm: – Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. – Từng thành viên trong mỗi nhóm giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm. – Trong quá trình HS giới thiệu, GV đi đến từng nhóm quan sát. Sản phẩm của HS sử dụng các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 Hoạt động 5: Thử sức với sáng tạo theo nhóm Hoạt động này giúp HS hiểu được cách phát triển sự sáng tạo cho mình và có nhu cầu rèn luyện sự sáng tạo. 6 GV có thể thực hiện như sau: 1. GV chia lớp thành 4 nhóm. 2. GV giao nhiệm vụ cho HS: – Nhóm 1, 2 thực hiện nhiệm vụ 1: Làm sản phẩm để đón khách đến nhà. – Nhóm 3, 4 thực hiện nhiệm vụ 2: Tạo bức tranh có ý nghĩa với các chữ số. 3. GV phát cho mỗi nhóm vật liệu cần cho mỗi nhiệm vụ: – Vật liệu thực hiện nhiệm vụ 1: Vỏ lon bia/nước ngọt, hoa giả, đĩa giấy, kéo, băng dính, – Vật liệu thực hiện nhiệm vụ 2: Giấy A0, bộ chữ số bằng giấy màu, hồ dán, bút màu, 4. Các nhóm thảo luận để nhận diện vấn đề và đề xuất các cách khác nhau để thực hiện nhiệm vụ. Lưu ý: Nếu sau khi phổ biến nhiệm vụ, các nhóm gặp lúng túng trong việc hiểu và tìm phương án thực hiện nhiệm vụ, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS: – Nhóm 1, 2: + Theo em cần làm gì để đón khách đến nhà? + Từ những nguyên liệu đã có, nhóm em có thể nghĩ đến làm sản phẩm gì để đón khách? – Nhóm 3, 4: + Các em nghĩ nên chọn chủ đề bức tranh là gì để có thể sử dụng tối đa các chữ số? + Một chữ số có thể tạo được nhiều chi tiết, hình ảnh khác nhau trên bức tranh không? + Có cần thêm chi tiết ngoài các chữ số để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh không? 5. Các nhóm thực hiện làm sản phẩm trong 5 – 10 phút. Trong quá trình HS thảo luận và thực hiện sản phẩm, GV đến từng nhóm quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. 6. GV mời đại diện các nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình trước lớp. 7. GV nhận xét, tổng kết, động viên, khuyến khích HS. TIẾT 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Tự đánh giá Hoạt động này nhằm giúp HS đánh giá lại các nhiệm vụ đã thực hiện trong sách 7 Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 5 và tạo cơ hội cho HS hoàn thiện thêm các nhiệm vụ này. GV có thể thực hiện như sau: 1. GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong sách HS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ. 2. Đối với nhiệm vụ 4, yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng. 3. Yêu cầu HS tự chấm điểm về khả năng sáng tạo của mình, viết ra giấy điểm số đó và nộp lại cho GV. Mời một vài HS nói về điểm số mình tự đánh giá. Lưu ý: GV tôn trọng ý kiến của HS. 4. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá. Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm Hoạt động này giúp HS học được cách nhận ra sự tốt đẹp, điểm tiến bộ của bạn mình, biết cách nói sao cho bạn có thể tiếp thu và HS hoàn thiện tự đánh giá. GV có thể tổ chức hoạt động như sau: 1. Tổ chức cho HS đánh giá theo nhóm: Yêu cầu HS thảo luận và vẽ bông hoa điểm số về sự tiến bộ và khả năng sáng tạo của từng thành viên lên bảng đánh giá của nhóm. 2. GV phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu có thang điểm từ 1 đến 5. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm đánh giá sự tiến bộ về khả năng sáng tạo của các bạn trong nhóm theo thang điểm từ 1 đến 5 với 1 là tiến bộ ít nhất và 5 là tiến bộ nhiều nhất. HS đánh giá bạn mình được mấy điểm thì vẽ một bông hoa vào cột tương ứng với số điểm đó. Các HS trong nhóm chuyền tay nhau điền vào bảng đánh giá. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM Sự tiến bộ về năng lực sáng tạo Họ và tên Điểm 1 2 3 4 5 4. Yêu cầu từng HS trong mỗi nhóm chia sẻ với bạn trong nhóm về số điểm mà mình đánh giá bạn. 5. GV động viên, khích lệ hoạt động của HS, tôn trọng cách đánh giá của HS. Hoạt động 3: Đánh giá tổng hợp Hoạt động này giúp GV đánh giá một phần mục tiêu của chủ đề thông qua sản phẩm. GV có thể thực hiện như sau: 8 1. GV yêu cầu từng HS bổ sung, phát triển ý tưởng cho chân dung của mình từ những con số, trang trí thêm, vẽ thêm vào bức chân dung nếu muốn. 2. GV đưa ra các câu hỏi: – Em đã sử dụng bao nhiêu chữ số trong bức tranh của mình? – Em sử dụng bao nhiêu màu cho bức tranh? – Em sử dụng bao nhiêu nguyên vật liệu cho bức tranh? – Em cảm nhận mức độ linh hoạt và sáng tạo của mình khi thực hiện sản phẩm này là ở mức nào? (HS tự cho điểm ở thang điểm từ 1 đến 5; trong đó 1 là thấp nhất, 5 là cao nhất). 3. Yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi và viết vào dưới bức tranh của mình. 4. GV quan sát quá trình thực hiện tự đánh giá của HS. 5. HS tự đánh giá xong, GV đặt lại các câu hỏi trên cho cả lớp: – Ai sử dụng nhiều hơn 7 chữ số để tạo ra bức tranh của mình? Ai sử dụng từ 4 - 7 chữ số? Ai sử dụng dưới 4 chữ số? – Ai sử dụng nhiều hơn 5 màu? 3 - 5 màu? Dưới 3 màu? – Ai sử dụng từ 3 nguyên liệu trở lên? 2 - 3 nguyên liệu? Dưới 2 nguyên liệu? – Ai tự đánh giá mức độ sáng tạo của mình ở mức 5? Ai tự đánh giá ở mức 4? Mức 3? Mức 2? Mức 1? 6. HS trả lời bằng cách giơ tay. GV thống kê nhanh kết quả, đưa ra nhận xét chung, khích lệ, động viên HS. Lưu ý: Sau bài này, GV có thể kí xác nhận ý kiến của mình về mức độ sáng tạo của từng HS. Yêu cầu HS lưu sản phẩm vào Hồ sơ hoạt động của bản thân. 9
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo