Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học 9

Đăng ngày 17 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học 9”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tình trạng này tương đối phổ biến trong các trường trên địa bàn Huyện. 
2. Thực trạng cụ thể 
	Nhìn chung các tiết dạy học sinh học có ứng dụng CNTT hiện nay còn mang tính chất hình thức hoặc quá lạm dụng dẫn đến kết quả của tiết học chưa cao. Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song có lẽ nguyên nhân chính ở đây là giáo viên chưa có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại, chưa có kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử hay khai thác CNTT để đưa vào giảng dạy có hiệu quả. Mặt khác đó là việc học sinh còn chưa được tiếp cận với máy tính, Internet hay CNTT nhiều nên cũng dẫn đến hiện trạng như vậy.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Việc áp dụng và đưa CNTT vào giảng dạy không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên để việc sử dụng có hiệu quả và đem lại kết quả cao thì không đơn giản. Muốn vậy ta cần phải có giải pháp và biện pháp bài bản để từng bước đưa CNTT vào giảng dạy có hiệu quả gây được hứng thú học tập với học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp và biện pháp thực hiện đối với giáo viên và học sinh như sau:
1. Các giải pháp thực hiện.
	- Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện bài giảng điện tử (BGĐT) như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
	- Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế bài giảng điện tử cho mình.
	- Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng bài giảng điện tử, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm tiết học cũng như những dạng bài tập khác nhau.
	- Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng học tập của các em trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng đề tài.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, truyền đạt hết kiến thức trực tiếp lên màn chiếu, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với mục tiêu ứng dụng CNTT hiện nay.
2. Các biện pháp cụ thể: 
2.1. Biện pháp 1: Trang bị kiến thức:
Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng bởi nó sẽ trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về CNTT để từ đó có thể lựa chọn hình thức để áp dụng vào bài giảng sao cho hiệu quả để làm được điều đó thì giáo viên cần phải:
- Biết sử dụng máy tính với các phần mềm Word, Excel và phần mềm PowerPoint hoặc Violet hay biên tập một đoạn video, clip.
- Biết cách truy cập Internet để sưu tầm tư liệu.
- Biết lắp và sử dụng máy chiếu SANYO.
	Biết sử dụng máy tính ở mức độ soạn thảo thì đơn giản. Tuy nhiên nếu chỉ có làm như thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của CNTT và cũng như một số phần mềm khác lúc đó có nghĩa chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Đối với môn Sinh học bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa. Chẳng hạn bài “Đột biến gen” mô hình minh họa trên máy chiếu sẽ khiến học sinh dễ hình dung hơn thế nào là mất, thêm hay thế 1 cặp nucleotit; hoặc bài “Bệnh và tật di truyền” ở người qua những hình ảnh sinh động trên màn hình có thể giúp học sinh dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói. 
	Với hình thức giảng dạy như thế, tôi tin rằng các em học sinh sẽ cảm nhận và khắc sâu, dể hiểu về bài học, qua đó giáo viên khỏi mất thời gian tìm tranh ảnh, không mất thời gian xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh 
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu chiếu SANYO. Điều đó dù muốn hay không mỗi giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên chắc hẳn có một bài giảng chất lượng, học sinh sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động nhưng không hẳn giáo viên nào cũng biết cách sử dụng nó do vậy ta cần phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho giáo viên, đồng thời giáo viên phải biết tự học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao khả năng của mình 
Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ bài giảng điện tử mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy không có ứng dụng CNTT điều đó đã được kiểm chứng qua tất cả các tiết học mà tôi cùng bạn bè đồng nghiệp đã áp dụng. 
2.2. Biện pháp 2: Trang bị những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập một bài giảng điện tử (BGĐT)
 Với những nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản đòi hỏi người giáo viên phải nắm được, thiết lập được các hiệu ứng để làm sao cho bài giảng được sinh động, mang lại không khí học tập sôi động và mới mẻ. Vậy các hiệu ứng đó là gì? Đó là các hoạt cảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh,...) được thiết lập có thứ tự, có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện trước dòng chữ hay hình ảnh kia, hay có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện sang trái, dòng chữ hay hình ảnh xuất hiện sang phải.Chẳng hạn khi kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra bài trắc nghiệm A, B, C, D (học sinh chọn câu đúng). Giáo viên kiểm nghiệm kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Với đặc điểm này giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, logic hơn, học sinh hiểu bài sâu hơn.
Một trong những khó khăn nhất của giáo viên khi soạn BGĐT là đây, bởi không phải giáo viên nào cũng am hiểu về máy tính, đặc biệt là làm cách nào để soạn được một bài PowerPoint cho hợp lý, sinh động để học sinh dễ hiểu thì theo tôi khi soạn giảng chúng ta nên chú ý các điểm sau:
a. Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Qua các tiết dự giờ tôi thấy còn mang tư tưởng áp đặt những kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi những gì đều thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán. Ngoài ra số lượng Slide lớn cũng là vấn đề đáng ngại bởi nếu giáo viên không thực sự nắm vững làm chủ được bài sẽ làm cho bài giảng bị rối từ đó ảnh hưởng tới sự tiếp nhận kiến thức của học sinh. 
Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ “chốt” phục vụ cho bài giảng. Tùy theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý.
Việc đưa nội dung vào slide, giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng Slide, số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đi sâu vào trọng tâm bài, nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide. 
b. Thiết lập tư liệu, hình ảnh, video, clip
Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy, hình ảnh rõ ràng, sắc nét tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ, hay quá nhiều hình ảnh trong bài cũng dẫn tới việc khai thác thông tin hình ảnh bị hạn chế.
Một số tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những hình động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm, học sinh chỉ cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình động trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập.
Việc đưa video hay clip vào bài giảng cũng cần bố trí hợp lý, đúng trọng tâm tránh miên man, giáo viên nên chọn nhưng video, clip về những sự vật hiện tượng hay những điều mà các em chưa từng thấy, gặp hay nơi các em sinh sống không có như vậy mới tăng hiệu quả của video hay clip giáo viên đưa vào.
Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho học sinh cũng như ảnh hưởng đến việc tiếp nhận hình ảnh của học sinh dẫn đến kết quả không tốt như ta mong muốn.
c. Về màu sắc của nền hình: 
Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, nếu thực sự không cần thiết thì nên sử dụng chế độ cơ bản (nền trắng chữ đen)
d. Về font chữ và cỡ chữ:
+ Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí. (vd: nền màu trắng, màu xanh cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau)
+ Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New Roman) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
+ Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Điều đó là sai lầm bởi trong một lớp học như vậy thì ta không nên để chữ quá nhỏ, chúng ta nên chọn cỡ chữ từ 28 trở lên là hợp lý nó vừa đảm bảo tính sắc nét, dễ đọc cho học sinh cũng như tính thẩm mỹ cho một slide.
đ. Về trình bày nội dung trên nền hình:
 Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. 
e. Trình chiếu bài giảng:
Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người giáo viên và giải quyết ở ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm.
	- Các trang trình diễn phải đơn giản, rõ ràng, khoa học làm rõ trọng tâm bài.
	- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính, những nội dung cần nhớ, những kiến thức trọng tâm vào mỗi trang trình diễn. 
	- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng hợp, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
 Khi áp dụng biện pháp này các đồng chí giáo viên đã làm chủ được bài giảng của mình, hạn chế được số lượng Slide trong các bài giảng, đồng thời cũng biết cách tạo ra 1 bài giảng PowerPoint hợp lý, sinh động và hiệu quả hơn. Ngay cả các giáo viên như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục cũng đã áp dụng CNTT vào bài giảng.
2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú. Không thể phủ nhận những tiện ích mang lại từ việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Khi sử dụng giáo án điện tử với những môn học, tiết dạy phù hợp, bài giảng của giáo viên có tính trực quan hơn. Những hình ảnh, đoạn video clips, đoạn nhạc xen ngang làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho người học. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong một tiết dạy, khối lượng kiến thức có thể được truyền đạt tới học sinh nhiều hơn. Với những bài giảng điện tử, giáo viên giảm được đáng kể thời gian ghi bảng hoặc đọc cho học sinh chép. Thay cho thời gian đọc chép hay ghi bảng, giáo viên có thể lấy thêm nhiều ví dụ minh họa, dẫn dắt học sinh tiếp cận với các kiến thức phong phú hơn. Mặt khác, việc ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình giáo dục cũng là cơ hội giúp giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận được với các phương tiện giảng dạy và học tập tiên tiến trên thế giới. Đây cũng là động lực để cả giáo viên và học sinh đều phải học tập, nâng cao trình độ công nghệ thông tin của bản thân nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại. 
Đó là những hiệu quả tích cực không phải bàn cãi, tuy nhiên, nếu sử dụng không phù hợp, lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng. Trong thực tế, có những tiết dạy, giáo viên trình chiếu cho học sinh quá nhiều thông tin, hình ảnh, số liệu khiến cho học sinh bị “quá tải” với những gì nghe và nhìn thấy. Thời gian lẽ ra phải giành để học sinh suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát. Kết quả là, chuyển từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép, hiệu quả của tiết dạy vì thế không được cải thiện nhiều. 
Để tránh hiện tượng đó sảy ra ta phải xác định rằng bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên phương pháp dạy học tích cực (học sinh tự tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên), chứ không phải giao tiếp máy - người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của công nghệ hiện đại. 
2.4. Biện pháp 4: Tăng cường trang bị kiến thức CNTT, máy tính cho học sinh
Tả Lủng là một xã nghèo của Huyện Đồng Văn, trên địa bàn xã chưa có một tiệm máy tính hay Internet nào cả, thêm vào đó đa phần học sinh còn chưa bao giờ được sử dụng máy tính, chưa biết sử dụng mạng Internet để khai thác kiến thức cho bài học nên khi học tập các tiết học có ứng dụng CNTT học sinh đôi khi còn mất tập trung vào nội dung chính của bài mà chỉ chú ý đến các hiệu ứng lạ trên máy. Đó cũng là 1 phần lý do các giáo viên ngại áp dụng CNTT vào tiết dạy vì sợ bị “cháy” tiết. Vì vậy trong học kỳ I năm học 2015 – 2016 tôi thường xuyên cho học sinh tiếp súc với máy tính và tiếp cận với Internet thông qua các buổi học ngoại khóa, những giờ học buổi tối, hay những tiết tự quản tôi nhận thấy rằng học sinh rất đam mê, tích cực tìm hiểu mày mò, thông tin. Qua trao đổi và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, tôi thấy rằng việc trang bị kiến thức CNTT cho học sinh là thực sự cần thiết, nó đảm bảo cho học sinh một vốn kiến thức về máy tình nhất định, lại vừa đem lại hiệu quả cao hơn khi bài giảng của ta có sự tương tác giữa thầy – trò – máy tính vì khi đó học sinh không chỉ bị động nghe, quan sát nữa mà có thể tương tác với bài giảng thông qua ứng dụng CNTT. 
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN:
Qua những biện pháp nêu trên mà tôi đã thực hiện trong năm học 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016 đã đạt được kết quả như sau:
Đối tượng dạy và nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 9. Trong năm học 2014 – 2015 có một lớp 9 với tổng số 27 học sinh. Năm học 2015 - 2016 trường chỉ có 1 lớp 9 với tổng số 33 học sinh, nên tôi không thể chia làm 2 trường hợp đối chứng và thực nghiệm trực tiếp được. Do vậy tôi đã chia năm học 2014 – 2015 thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1 trong học kỳ I, giai đoạn trong học kỳ II tôi đưa CNTT và bài giảng điện tử vào giảng dạy). Năm học 2015 - 2016 tôi chia học kỳ I làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ tiết 01 đến tiết 15, giai đoạn 2 từ tiết 16 đến thi học kỳ I tôi đưa CNTT và bài giảng điện tử vào giảng dạy) qua các bài kiểm tra học kỳ I và kỳ II (đề Phòng Giáo dục) năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 – 2016 tôi cho làm một bài kiểm tra thử 1 tiết và lấy bài kiểm tra học kì 1 (đề Phòng GD) tôi thu được kết quả như sau:
Năm học
Sĩ số
Giỏi
(9 - 10)
Khá
(7- <9)
Trung bình
(5 - <7)
Yếu
(3- <5)
Kém
(điểm <3)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014 - 2015
HK I
27
0
3
11,1
18
66,7
5
18,5
1
3,7
HK II
27
0
6
22,2
19
70,4
2
7,4
0
2015 - 2016
1 tiết
33
0
11
33,3
17
51,5
4
12,1
1
3,1
Kì 1
33
0
13
39,4
18
54,5
2
6,1
0
Thông qua kết quả thu được trong năm học 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016 và việc nhận xét bài làm của học sinh cùng với không khí học tập trên lớp tôi nhận thấy có một số đặc điểm sau
- Những giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy, thực sự giúp cho học sinh hứng thú trong học tập. Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển tư duy, rèn kỹ năng nhận biết, quan sát và rút ra kết luận tốt hơn hẳn khi chưa nâng cao áp dụng CNTT vào giảng dạy.
	- Tỉ lệ học sinh yếu giảm, học sinh kém không còn, tỉ lệ học sinh trung bình; khá; giỏi tăng lên.
	- Học sinh đã bước đầu biết sử dụng máy tính hay những điện thoại thông minh để nên mạng mày mò kiến thức cho bài học. 
	- Các đồng nghiệp của tôi không còn ngại hay sợ mỗi khi đưa bài giảng điện tử vào giảng dạy nữa mà ngược lại còn thấy tự tin hơn, thoải mải và có hứng thú hơn khi đưa bài giảng điện tử vào tiết học.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Bản thân tôi nhận thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau dồi về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về khả năng áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy là việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn và có hứng thú, thích học, ham học và muốn học hơn. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay.
Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết cho bản thân mỗi giáo viên thì việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua việc lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu trong từng giờ dạy cũng là bài học vô giá đối với bản thân giáo viên. 
Qua áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức, khả năng ghi chép bài học của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, không lạm dụng. Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slide, từng chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên, ...
- Trong giáo án điện tử việc dùng màu chữ, phông chữ, cỡ chữ và màu phông nền như thế nào cũng là điều cần lưu ý. Kênh chữ, kênh hình, các tư liệu phải rõ ràng phù hợp với nội dung bài dạy, có tác dụng giáo dục. Hạn chế việc sử dụng khung hình động để học sinh giảm sự phân tán suy nghĩ. Màu sắc phải phù hợp, không lòe loẹt chói mắt. Bài giảng điện tử gây sự hứng thú học tập của học sinh thông qua các hình ảnh minh họa, trò chơi học tập nhằm củng cố lại kiến thức trong tiết dạy.
- Không nên quá lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất.
Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. 
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Việc ứng dụng CNTT trong dạy - học các trường THCS là rất cần thiết nó có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiệ

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo