Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo viên nắm vững chuyên môn hơn, vững vàng, tự tin hơn khi lên lớp. Bởi vì khi tham gia thi giáo viên giỏi đòi hỏi người thi phải đầu tư suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, nghệ thuật lên lớp hay hơn, sáng tạo hơn; tạo những tình huống mới lạ hơn để trẻ tập trung chú ý hứng thú trong giờ học nhằm đạt kết quả cao nhất trong giờ dạy; bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả tốt; đối với nhân viên cũng thấy được vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong chế biến các món ăn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, nhận thức được rằng đạt giỏi nuôi dưỡng không phải là dễ cần phải mỗ lực hơn nữa trong công tác nuôi dưỡng. Đặc biệt đây là dịp để cán bộ, giáo viên, nhân viên được giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm một cách đạt hiệu quả nhất. Trong những năm học trước nhà trường cũng tổ chức thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường. Nhưng qua thực tế thấy nhà trường còn coi nhẹ việc tổ chức thi, tổ chức mang tính chất hình thức dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi. `Năm học 2018-2019 nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn thể Hội đồng; tiến hành tổ chức thi, chấm nghiêm túc hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường. Hội thi tổng có 38/40 giáo viên và 9/10 nhân viên dự thi Để hội thi thật sự có hiệu quả, Ban Giám hiệu quản lý, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong hội thi nhằm đánh giá đúng năng lực và đảm bảo công bằng trong thi đua. Phân công Ban giám hiệu nghiên cứu, ra đề lý thuyết và tổ chức thi thực hành sau khi thi lý thuyết. Kết quả: Mặc dù điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường còn khó khăn, trẻ thiếu phòng học, không có phòng trống để tổ chức thi lý thuyết cho giáo viên, nhân viên. Nhưng dưới sự chỉ đạo, định hướng của nhà trường, với tinh thần phấn đấu, ham học của cán bộ, giáo viên đã có 38 giáo viên, 9 nhân viên đạt giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường; có 4 giáo viên đủ điều kiện thi và đạt giải Khuyến khích cấp huyện. + Tham gia hội thi của Trẻ Chất lượng đội ngũ được thể hiện trên các hoạt động của trẻ, không có lời bình, hình thức tuyên truyền nào có thể nói hiệu quả bằng các kết quả thể hiện thiết thực bằng kết quả trên trẻ. Vì vậy, nhà trường đã tích cực đầu tư và khuyến khích trẻ và giáo viên tham gia đầy đủ các hội thi của trẻ. Qua đó người Hiệu trưởng vừa thấy được kết quả phát triển về các mặt giáo dục của trẻ vừa đánh giá được khả 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 15/20 năng tổ chức của cán bộ phụ trách chuyên môn, đặc biệt là đánh giá được khả năng sư phạm của giáo viên. Kết quả: Năm học 2018-2019 trẻ 5 tuổi của trường đã đạt giải nhất cấp cụm. Giải Nhì cấp huyện Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” Đây là việc làm tốt nhất để tuyên truyền tới phụ huynh. Giải Nhì Hội thi “ Giai điệu tuổi hồng” cấp huyện 2018-2019 + Bồi dưỡng qua kiểm tra nội bộ, kiểm tra toàn diện, thăm lớp dự giờ Bản thân luôn xác định được rằng: Kiểm tra nội bộ, toàn diện, thăm lớp dự giờ là hình thức thiết thực, hiệu quả nhất đây là một nhiệm vụ không thể thiếu của cán bộ quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Kiểm tra có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.Vì vậy: Đầu năm nhà trường xây dựng công tác kiểm tra cụ thể chi tiết. - 100% giáo viên được kiểm tra theo chuyên đề - Kiểm tra toàn diện 35% giáo viên trong toàn trường. - Trực tiếp kiểm tra, dự giờ thường xuyên hàng tháng đúng kế hoạch. Kết quả: 12 giáo viên, 9 nhân viên được kiểm tra toàn diện; trong đó 8 giáo viên, 8 nhân viên được xếp loại tốt; 04 giáo viên,01 nhân viên được xếp loại khá. 6. Kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng Bản thân tôi luôn ghi nhớ bài học: “Làm quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Vì qua kiểm tra người cán bộ quản lý thấy được năng lực, tác phong sư phạm, cách lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, xử lý tình huống ...của giáo viên để có những nhận xét đánh giá sát thực, khách quan giúp giáo viên, nhân viên phát huy điểm mạnh, hạn chế những tồn tại. Từ đó chất lượng, kỷ cương nhà trường sẽ được nâng lên. Xác định được điều đó, để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo trong nhà trường; trước tiên tôi phối hợp chặt chẽ với hai đồng chí Phó Hiệu trưởng và các đồng chí trưởng các đoàn thể của nhà trường để quản lý, chỉ đạo và nắm bắt tình hình hoạt động hàng ngày bằng cách: - Đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ huynh. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Nuôi tốt, chăm sóc tốt, dạy tốt”. - Trực tiếp phân công trách nhiệm cho từng đồng chí trong Ban giám hiệu, phân công trực và Ban giám hiệu nghiêm túc thực hiện giao ban hàng tuần. Đồng 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 16/20 thời yêu cầu từng đồng chí phải xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, tìm ra nguyên nhân thành công và tồn tại trong từng tháng để rút kinh nghiệm kịp thời. - Luôn chú ý đến công tác động viên, khen thưởng kịp thời, khen thưởng ngay trong từng đợt thi đua, nhằm khích lệ, tạo động lực phong trào thi đua ngày càng sôi nổi và có hiệu quả cao hơn như: Thưởng hội giảng, lớp tốt toàn diện, lớp có tỷ lệ chuyên cần cao, văn nghệ 20/11, thi giai điệu tuổi hồng... Kết quả: Thông qua các phong trào thi đua, giáo viên, nhân viên đã có thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hoạt động này thật sự thiết thực cho công tác tự học, tự rèn luyện của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Qua đó cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thấy yêu nghề hơn, có động cơ phấn đấu đúng đắn và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng được nâng cao. 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật, chất trang thiết bị dạy học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác này. Thực tế về cơ sở vật chất đầu năm của nhà trường, sau khi khảo sát, kiểm kê: đồ dùng, đồ chơi hư hỏng nhiều; hệ thống các công trình vệ sinh hỏng toàn bộ... Vì vậy ngay đầu năm học, nhà trường lập kế hoạch, dự trù kinh phí, ưu tiên mua sắm đồ dùng đồ chơi, các thiết bị cần thiết tối thiểu. Năng động tham mưu các cấp, huy động các nguồn vốn hợp pháp để tu sửa, đầu tư mua sắm thiết bị, tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên nhân viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Phát huy nội lực, khả năng của giáo viên, duy trì thường xuyên phong trào làm đồ dùng dạy học và tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học. Đề ra các quy định cụ thể trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác triệt để các cơ sở vật chất trong dạy học hiện có của trường, lập sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại nhóm lớp. Kết quả: Nền nhà 1 số lớp học và hệ thống trang thiết bị nhà vệ sinh các phòng học đã được tu sửa; 100 % nhóm lớp đã đủ ghế cho trẻ ngồi, đủ chiếu, phản, chăn ga, bát phục vụ cho trẻ ăn bán trú. Các nhóm lớp đã được trang bị đồ dùng tối thiểu theo TT02 (kèm theo TT34); 100% nhóm lớp có ti vi màn hình rộng để phục vụ hoạt động dạy trẻ; tu sửa thay thế hệ thống bếp, tủ cơm,mua tủ sấy bát cho cả hai khu...góp phần thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. 8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, việc quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp ngày một khang trang đầy đủ là hết sức quan trọng, tạo tinh thần tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh yêu trường là một việc làm không thể thiếu được. Để hoàn thành nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực trạng công tác hoá giáo dục của trường và địa phương trong năm qua, rút ra những nguyên nhân tồn tại cũng như những ưu điểm của công tác xã hội hoá giáo dục để tìm ra những biện pháp tích cực nhằm làm tốt công tác xã hội hoá trong năm học, cụ thể như sau: - Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với chính quyền địa phương, các 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 17/20 ban ngành đoàn thể và phụ huynh. Mời chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và phụ huynh tham quan thực tế nhà trường, quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ các nhóm lớp. - Lựa chọn thời gian thích hợp để đưa ra 1 chủ trương xã hội hoá giáo dục - Tạo niềm tin tưởng cho các bậc phụ huynh và cộng đồng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. - Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hình thức để tuyên truyền tới phụ huynh và các đoàn thể xã hội. Lập kế hoạch cụ thể và giao trách nhiệm cho từng giáo viên các nhóm lớp triển khai đầy đủ. - Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm trong nhà trường - Tận dụng triệt để các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ, các đoàn thể, các tổ chức lễ hội. Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường - Chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu năm, tuyên dương các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hoá giáo dục. - Chỉ đạo cán bộ giáo viên thường xuyên phổ biến nội dung, phương pháp mới về lứa tuổi mầm non tới các bậc cha mẹ của trẻ và cộng đồng. 100% nhóm lớp xây dựng môi trường thân thiện giữa cô và trẻ thông qua giờ đón - trả trẻ, xây dựng góc tuyên truyền có nội dung phù hợp, hình thức phong phú, hấp dẫn. - Xây dựng nội quy đối với phụ huynh, thông báo các qui định của trường/ lớp, về thời gian và người đưa - đón con để phụ huynh nắm được. Góp phần tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Quán triệt, nhắc nhở giáo viên đón trẻ với thái độ niềm nở, tình cảm, tạo sự gần gũi, an toàn tin tưởng cho trẻ khi tới lớp. Chăm sóc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại nhóm/ lớp. Tạo sự tin tưởng cho phụ huynh khi nhận-trả trẻ, có thái độ ứng xử đúng mực, thân thiện trong giao tiếp với trẻ, với phụ huynh. - Tạo môi trường giao lưu thân thiện giữa phụ huynh với nhà trường được thể hiện các hoạt động của nhà trường. Khơi dậy và phát huy truyền thống “Tất cả vì con em chúng ta” dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất. - Làm một số khẩu hiệu có nội dung như: “Trường học thông minh-Phụ huynh tận tình”, “ Tất cả vì con em chúng ta-Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ”, “ Ngôi trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ”...và treo ở nơi nhiều phụ huynh dễ quan sát nhất nhằm để tuyên truyền khích lệ phụ huynh quan tâm, chăm lo đến con em mình một cách tích cực nhất. Kết quả: Sau khi triển khai và thực hiện các biện pháp trên kết quả không những công tác tuyên truyền của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được nâng lên mà còn có tác dụng lan toả tới toàn thể cộng đồng địa phương. Tinh thần trách nhiệm của chính quyền và nhận thức của phụ huynh được nâng lên rõ rệt. Chính quyền quan tâm hơn về chủ trương, đường lối; Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường đã đạt được kết quả đáng nghi nhận đó là: Phụ huynh ủng hộ 08 ti vi màn hình rộng để phục vụ các hoạt động dạy trẻ. Kết quả đó đã giúp cho cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ và khang trang hơn, giáo viên, phụ huynh cùng phấn khởi. Góp phần tạo động lực cho 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 18/20 tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ; chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên. V. Kết quả thực hiện Qua đề tài nghiên cứu và áp dụng tại trường tôi thấy để đạt được những thành quả trên là do người quản lý có định hướng đúng về quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phù hợp với tình hình của nhà trường nhằm đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Số liệu khảo sát 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên trước khi thực hiện đề tài: Tiêu chí khảo sát Tốt Khá Đạt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ CB,GV,NV. 51 89,6 6 10,5 0 0 Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành. 51 89,5 5 8,7 1 1,8 Năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 22 38,6 33 57,9 2 3,5 Số liệu khảo sát 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên sau khi thực hiện đề tài: Tiêu chí khảo sát Tốt Khá Đạt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. 56 98,2 1 1,8 0 0 Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành 56 98,2 1 1,8 0 0 Năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 35 61.4 22 38,6 0 0 - Kết quả đối chứng cho thấy: + Về tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Từ kết quả trên ta thấy tư tưởng chính trị đạo đức lối sống tác phong của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường bằng tác động của những biện pháp trên chất lượng đội ngũ của trường được nâng lên một cách rõ rệt. Giáo viên, nhân viên đã phấn khởi tâm huyết, say sưa với nghề. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm xây dựng trường đạt tập thể lao động tiên tiến, tập thể sư phạm đoàn kết, thân thiện và phấn đấu đạt kết quả cao trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua tiếp theo. Tốt tăng 10,5%; Khá giảm 8,7%; xóa đạt + Về ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường, ngành. Tốt tăng 10,5%; Khá giảm 7%; xoá đạt. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 19/20 Kỷ cương nhà trường đã được đi vào nề nếp, không còn hiện tượng tuỳ tiện bỏ giờ, đi muộn về sớmthực hiện nghiêm túc các hoạt động một ngày của trẻ tại trường, quy tắc ứng xử trong nhà trường + Năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kỹ năng sư phạm, được nâng hơn rõ rệt, qua các đợt thi đua của ngành, nhà trường đều tham gia và đạt được kết quả mong đợi, qua các cuộc thi từ tiểu khu đến cấp huyện nhà trường đạt Nhất 01 cuộc, giải Nhì một cuộc, khuyến khích 01 cuộc; thành tích tuy chưa đạt cao so với các trường bạn, song so với trường mầm non chúng tôi, đây cũng là một thay đổi rất lớn, so với nhiều năm trước. Tốt tăng 22,8%; Khá giảm 19,3 %; xoá đạt. + Về Phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thức đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình và ủng hộ các hoạt động của nhà trường làm cho nhà trường đã có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. + Về cơ sở vật chất: Đảm bảo đủ điều kiện để chăm sóc tốt trong năm học + Trẻ được ăn bán trú tại trường đạt 100%. Điều đó khẳng định chất lượng CSND đã được nâng lên rõ rệt. Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung Từ thực tế tổ chức thực hiện "Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường Mầm non” nơi tôi công tác tôi rút ra một số kết luận là: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN có đạt được như kết quả mong đợi đều phụ thuộc vào đội ngũ sư phạm lành mạnh trong trường mầm non. Điều đó ta thấy rằng vai trò đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường cực kì quan trọng. Vì vậy, phải chú trọng đến công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đảm bảo “Vừa hồng vừa chuyên” để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/ NQ/ TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của đất nước ta hiện nay. 2. Bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện đề tài tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Để xây dựng tập thể vững mạnh đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục cao thì vai trò của người Cán bộ quản lý phải luôn là người gương mẫu về mọi mặt trong tập thể sư phạm nhà trường. Là trung tâm của sự đoàn kết, luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở trường, ý chí phấn đấu của từng người. Lập kế hoạch sát với thực tế sắp xếp công việc đúng vị trí, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh gia đình của mỗi người. Luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên và phải được thực hiện thường xuyên. Người cán bộ quản lý phải là người có kiến thức cơ sở chuyên ngành về giáo dục mầm non, chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo trong quản lý. Luôn tạo động lực và điều kiện tốt nhất để cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy năng lực và không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ quản lý cho bản thân. 1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN 20/20 Tóm lại: Để quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường mầm non đạt kết quả tốt, có một tập thể đoàn kết vững mạnh. Người cán bộ quản lý có 5 điều nên làm đó là: Luôn mỉm cười, lạc quan, tạo ra bầu không khí tâm lý tốt trong tập thể, chia sẻ khó khăn với cán bộ cấp dưới, với giáo viên, nhân viên và hãy đặt mình vào vị trí người khác; 5 tiêu chí cần thực hiện tốt là: Tri thức - Kỹ năng quản lý - Đam mê - Thân thiện - Tích cực. 3. Các đề xuất và khuyến nghị + Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo Huyện - Sở GD&ĐT sớm xây dựng trường lớp quy mô cho nhà trường tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân hiện nay. + Đối với Ban giám hiệu Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hằng năm để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp tình hình thực tế của nhà trường. Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng trường lớp đảm bảo nhu cầu gửi con của nhân dân và đầu tư trang thiết bị - đồ dùng, đồ chơi theo TT02 (kèm theo TT34) cho trẻ để giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện NDCSGD phù hợp với thực tế hiện nay. + Đối với giáo viên, nhân viên Tiếp tục tu dưỡng, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trau dồi đạo đức nhà giáo; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên ngành mầm non, không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng sư phạm, mẫu mực trong công việc, trong mọi sinh hoạt hàng ngày, trong giao tiếp ứng xử để làm gương cho trẻ noi theo, luôn xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường mầm non. Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi trong quá trình làm công tác quản lý tại trường mầm non. Với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non. Rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang lại hiệu quả cao hơn. Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường nơi tôi công tác, tôi thiết nghĩ rằng với các biện pháp trên có thể áp dụng sâu rộng hơn đối với tất cả các trường mầm non có đặc điểm giống như trường của tôi. Ngày 14 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tự viết, không sao chép nội dung của người khác. Phần thứ tư: Tài liệu tham khảo 1. Chiếc lược trong Giáo dục (Đặng Bá Lãm- GV Trương Đại học Quốc gia Hà Nội) 2. Các tài liệu trong chương trình học quản lý giáo dục, TCLLCT. 3. Chương trình giáo dục mầm non ( TT sô 28/2016-BGD&ĐT kèm theo TT số 17/2009/TT-BGD&ĐT) 4. Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng các trường mầm non (Nhà xuất bản giáo dục-2007) 5. Các tạp chí giáo dục mầm non. 6. Các tài liệu, SKKN trên Internet. 7. Hướng dẫn thực hành lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non (Nhà xuất bản GDNV- tháng 3/2017)
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo