Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé trong trường mầm non

Đăng ngày 14 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé trong trường mầm non”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

khó khăn. Tôi cho trẻ thảo luận về cảm xúc của Thỏ mẹ khi Thỏ 
em không giúp đỡ cô gà Hoa Mơ, bạn Gà Nhép bị lạc đường. Sau đó, tôi cho 
trẻ nói lên cảm xúc của mình khi trẻ đặt mình là Thỏ mẹ. 
11 
VD: Khi cho trẻ thực hiện thí nghiệm: Sự hòa tan của nước. Tôi cho trẻ làm 
việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tự thỏa thuận và bầu ra 1 bạn nhóm trưởng để thực 
hiện thí nghiệm. Sau đó, các bạn trong nhóm sẽ quan sát, thảo luận với nhau để 
đưa ra kết quả. 
3.2.2 Hoạt động vui chơi: 
 Hiệu quả giáo dục KNS thông qua hoạt động vui chơi cao hơn hẳn những 
phương thức giáo dục KNS khác. Hoạt động vui chơi là hoạt động được trẻ đón 
nhận một cách hứng thú và tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, 
trong thế giới đồ vật trẻ được tha hồ vui chơi sáng tạo. Việc tổ chức tốt hoạt động 
vui chơi không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc 
để phát triển những kỹ năng sống cho trẻ. 
* Hoạt động góc: Trẻ có kỹ năng xây dựng quan hệ với các bạn trong nhóm chơi 
của mình và các nhóm khác. Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, biết hợp tác cùng với 
bạn. Có kỹ năng giao tiếp, có các hành vi và thái độ đúng mực trong các hoạt động 
chơi. Trẻ có kỹ năng tổ chức, quyết đinh, giải quyết vấn đề trong nhóm chơi. 
- Ở góc nấu ăn: trẻ thực hiện quy trình nấu ăn, sử dụng đồ dùng dụng cụ trong nhà 
bếp đúng cách. 
 VD: Cô hỏi các bác đầu bếp hôm nay làm món gì. Trẻ trả lời: làm món cá 
rán. Cô quan sát các thao tác trẻ làm: trẻ dùng dao, thớt để chế biến cá sau đó trẻ 
giả vờ rửa cá thật sạch sau đó mới cho vào chảo rán. Trẻ dùng đũa để lật cá, khi cá 
đã rán chín vàng, trẻ dùng xẻng để múc cá ra đĩa. 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 17) 
- Ở góc sách truyện: trẻ thực hiện cách sử dụng sách sao cho đúng cách, cách giở 
sách, mở sách. 
 VD: trẻ cầm truyện đúng tầm mắt không gần quá không xa quá, trẻ mở sách 
ở bên mép phải của quyển sách, mở nhẹ nhàng không làm nát, nhàu. 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 18) 
- Ở góc xây dựng – lắp ghép: Trẻ sử dụng kỹ năng hợp tác, chia sẻ và giải quyết 
vấn đề trong quá trình chơi. 
Hình ảnh minh họa(hình ảnh số 19) 
VD: Trẻ đang loay hoay một mình với bộ lắp ráp người máy, trẻ đã rất cố 
gắng nhnh ưng vẫn không thể lắp ráp được vì vậy trẻ đã rủ thêm bạn cùng chơi. 
 - Ở góc nghệ thuật: trẻ thực hiện kỹ năng cá nhân: tự lấy đồ(bút màu, bài, dụng cụ 
biểu diễn...), cách ngồi vẽ, tô màu đúng cách, kỹ năng cầm bút tô vẽ, cách giữ gìn 
và bảo quản sản phẩm của mình, của bạn. 
Hình ảnh minh họa (hình ảnh số 20, 21) 
- Ở góc học tập: Trẻ thực hiện kỹ năng thiết lập, giải quyết vấn đề và kỹ năng thiết 
lập và thực hiện mục tiêu. 
Hình ảnh minh họa số 22 
12 
Thông qua các trò chơi đã tạo điều kiện cho đứa trẻ tự rèn luyện nhân cách 
và KNS một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá 
thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các 
vần đề, thực hành các ý tưởng. Khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần phải biết lập 
kế hoạch chơi, sáng tạo cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những kỹ 
năng cơ bản để sống và làm việc sau này. 
* Hoạt động ngoài trời: 
- Trẻ biết đi theo hàng khi đi chơi. 
- Trẻ biết cách chơi an toàn như: khi leo lên bậc thang phải leo từ từ, chú ý, 
không được chạy không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm 
- Trẻ biết thực hiện trò chơi đúng theo yêu cầu. 
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh: tưới cây, lau lá, nhặt lá vàng... 
Hình ảnh minh họa (hình ảnh số 23) 
- Trẻ biết lau mặt, rửa tay. 
Hình ảnh minh họa (số 24, 25) 
- Trẻ biết kiên trì chờ đợi đến lượt mình chơi, tuyệt đối không không xô đẩy, 
tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. 
Hình ảnh minh họa (số 26) 
 - Trẻ biết để rác đúng nơi quy định 
Hình ảnh minh họa (số 27) 
3.2.3. Rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi: Đón trả trẻ, hoạt động ăn – 
ngủ, hoạt động chiêu, Ngày lễ hội, Đi tham quan dã ngoại. 
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ không phải một sớm một chiều mà nó 
phải có quá trình thời gian để rèn luyện. Đó là sự lặp lại thao tác, một hành vi nào 
đó, dần dần nó trở thành kỹ năng đối với trẻ. Sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần 
là những hoạt động lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều thực hiện các công việc 
đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra trong sinh hoạt trẻ cũng 
gặp phải vấn đề mới nảy sinh - đó chính là cơ hội quý để hình thành những kĩ năng 
sống mới. Ở trường mầm non giáo viên tận dụng các thời điểm trong ngày, bất cứ 
khi nào có cơ hội và cảm thấy trẻ có hứng thú. 
* Giờ đón trả trẻ: Trẻ thực hiện kỹ năng phục vụ bản thân: cất( lấy) ba lô đúng 
ngăn tủ của mình, trẻ biết để dựng đứng ba lô vì diện tích chật nên 2 – 3 trẻ đựng 
chung một ngăn tủ. Trẻ cất dép vào ngăn tủ: trẻ để dép theo đúng đôi của mình và 
biết quay mũi dép hướng ra ngoài. Khi vào lớp trẻ thực hiện kỹ năng giao tiếp: 
chào hỏi: chào cô, chào bố mẹ. 
Hình ảnh minh họa số 28, 29, 30, 31,32 
* Hoạt động ăn, ngủ: 
13 
- Trẻ thực hiện kỹ năng phục vụ bản thân: tự rửa tay, lau mặt, bê ghế vào 
bàn, tự xúc cơm ăn, cất bát sau khi ăn, đi vệ sinh đúng khu vực, đúng chỗ dành 
riêng cho bạn trai, bạn gái, lấy gối....Trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn. Trẻ 
ngồi ăn ngay ngắn, lưng thẳng, đầu thẳng, không nhoài người về phía trước. Trẻ 
cầm thìa đúng cách không làm vãi cơm ra ngoài. Trẻ biết nhặt cơm rơi, vãi vào 
đĩa... 
- Ngoài ra, trẻ thực hiện kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: trẻ thực hiện các 
công việc được phân công, trực nhật: giúp cô chia thìa về bàn, kê bàn, giải chiếu, 
gấp khăn... 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 33, 34, 35, 36) 
* Hoạt động chiều: Trẻ ôn luyện các kỹ năng khó đã được học và rèn luyện các kỹ 
năng mới. 
* Hoạt động Ngày lễ hội: Trẻ tự tin tham gia các hoạt động vui chơi, trẻ thể hiện 
khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể: Ngày hội bé đến trường, Bé vui 
tết trung thu, Liên hoan chúng cháu vui khỏe, Lễ tổng kết năm học.... 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 37, 38, 39). 
*Hoạt động đi tham quan dã ngoại: 
Kỹ năng tương tác tích cực với cộng đồng, với môi trường tự nhiên sẽ giúp 
cho trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ, bố ích, giúp trẻ hiểu đúng, nhớ lâu và là 
chìa khóa mở cánh cửa tri thức cho trẻ, để giúp trẻ hòa nhập cuộc sống tốt hơn. "Đi 
một ngày đàng, học một sàng khôn", những kiến thức trẻ có được qua sự truyền đạt 
của cô giáo, của ba mẹ,...không thể sánh bằng những kiến thức mà trẻ lĩnh hội qua 
việc được tận mắt nhìn, được trực tiếp tham gia thực hành. 
Việc được quan sát tận mắt, tận tay thực hành thử công việc của người lớn, 
đã giúp cho các bé hứng thú thực sự và dễ dàng ghi nhớ hơn so với việc được 
giảng giải và xem qua tranh ảnh, mô hình. Sau một ngày trải nghiệm tại khu vui 
chơi Times City, các bé đã được bắt tay vào thực hành các nghề khác nhau: được 
đóng vai là những bác sĩ thực thụ khám bệnh cho mọi người qua đó trẻ được rèn 
luyện rất nhiều kĩ năng: kĩ năng đeo tai nghe, đo huyết áp, nghe nhịp tim... Ngoài 
ra trẻ được các cô chú dạy bảo về đức tính của người bác sĩ: đối với bệnh nhân 
phải nói năng nhẹ nhàng, tình cảm, ân cần...Hay đến với ngôi nhà của các chú công 
an: trẻ cũng được đóng vai tập làm những chú công an giao thông, hướng dẫn cách 
chỉ dẫn đường làm sao cho các phương tiện đi đúng làn đường của mình. Ngoài ra 
trẻ còn được rèn luyện tác phong của một người cảnh sát giao thông: lịch sự, nhanh 
nhạy, nghiêm chỉnh...Hay đến với ngôi nhà của các chú lính cứu hỏa, trẻ được trải 
nghiệm rất nhiều điều, được tham quan các đồ dùng, dụng cụ chuyên dùng của các 
chú lính cứu hỏa, được biết về tầm quan trọng của nghề lính cứu hỏa... 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 40) 
14 
Khi được đi tham quan ở trang trại giáo dục Erahouse trẻ được tập làm 
những người đầu bếp tí hon, được trải nghiệm một số món ăn mà trẻ thích. Từ đó, 
trẻ hiểu thêm phần nào về công việc của một người đầu bếp, hiểu được nỗi vất vả 
của người đầu bếp để có thể làm ra những món ăn ngon. 
Hình ảnh minh họa(hình ảnh số 41) 
 Khi đến với ngôi nhà của bác nông dân, trẻ được tập làm những người nông 
dân, được cầm xẻng để xới đất, trồng cây. Trẻ được các cô nói về công việc, nỗi 
khó khăn, vất vả để làm ra những lương thực, thực phẩm sạch cung cấp tới người 
tiêu dùng. 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 42) 
 Chuyến tham quan kết thúc nhưng đã để lại cho các bé nhiều điều bổ ích về 
thế giới xung quanh, trẻ học được những kỹ năng lắng nghe, quan sát, sự phối hợp 
khi làm việc. Từ những trải nghiệm thực tế đã giúp cho trẻ biết được những công 
việc của từng nghề từ đó biết yêu quí và trân trọng những nghề đó. 
3.2.4. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn KNS cho trẻ 
 Tôi đã xây dựng kế hoạch để tuyên truyền với phụ huynh về dạy trẻ kỹ năng 
sống thông qua: 
- Bảng tuyên truyền 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 43, 44) 
- Gửi thư ngỏ, 
- Xây dựng góc kỹ năng sống( Bé ngoan chăm làm): trong đó chụp ảnh trẻ ở 
lớp đang thực hiện các kỹ năng theo từng bước nhằm giúp phụ huynh có thể dạy 
con khi ở nhà đúng phương pháp đúng cách. 
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 45) 
- Trao đổi trên các trang thông tin: điện thoại, email, facebook.. 
Theo suy nghĩ của tôi thì bố mẹ là người làm gương quan trọng nhất của con 
cái. Việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống là 
điều vô cùng cần thiết. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức các lớp họp phụ 
huynh trao đổi một số nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại gia đình. Giáo 
viên cần trao đổi ngắn gọn, dễ hiểu dễ thực hiện và mang tính thuyết phục cao. Có 
thể kể các câu chuyện vui, hấp dẫn nhẹ nhàng chứa đựng những bài học bổ ích về 
nuôi dạy trẻ. Thông qua các câu truyện trên phụ huynh sẽ tự trao đổi và rút bài học 
kinh nghiệm trong cách hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Khuyến khích cha mẹ trẻ 
tạo điều kiện cho trẻ được làm những việc mà khi chúng có thể tự làm, trẻ sẽ cảm 
thấy rất vui và thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để trẻ tự phục vụ bản thân như: tự rửa 
mặt, chải răng thay quần áo, tự chọn quần áo đồ dùng chuẩn bị đi học...Người lớn 
cần dạy trẻ biết được số điện thoại của bố mẹ và các số điện thoại cần thiết khác 
như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trong những trường 
hợp nguy hiểm. 
15 
Hãy cho phép trẻ vui chơi và bày biện đồ chơi theo ý thích của trẻ, đừng bao 
giờ la mắng hay cấm đoán trẻ. Điều quan trọng là để trẻ thu dọn đồ dùng sau khi 
chơi xong. Cha mẹ có thể thu dọn cùng con nhưng tuyệt đối không bao giờ được 
làm thay trẻ. 
Trong các dịp lễ tết, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp 
trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh trưng, cùng bố trang trí cho cây 
mai, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ... Ngoài ra bố mẹ hãy lựa chọn những 
chương trình truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem 
các bé nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa xem. 
Một điều quan trọng nữa là cha mẹ trẻ cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên 
bằng việc tham gia dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khóa do trường tổ 
chức. Bố mẹ hãy thường xuyên tham khảo những hoạt động của các con thông qua 
bảng tuyên truyền của lớp. Khi rèn kĩ năng cho trẻ ở nhà bố mẹ có thể tham khảo 
một số bài báo, bài viết, những câu danh ngôn về kĩ năng sống mà cô giáo đã sưu 
tầm được để dạy cho trẻ. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: 
 Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình một cách có hiệu quả tại trẻ 
lớp Mẫu giáo bé C1 trong nhà trường. 
Sau đây tôi xin trình bày kết quả cụ thể: 
STT NHÓM KỸ NĂNG 
CUỐI NĂM 
SỐ TRẺ ĐẠT SỐ TRẺ CHƯA ĐẠT 
1 Nhóm kỹ năng chăm sóc bản 
thân 
22 0 
Tỷ lệ % 100% 
2 Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc 20 2 
Tỷ lệ % 91% 9% 
3 Nhóm kỹ năng giao tiếp 20 2 
Tỷ lệ % 91% 9% 
4 Nhóm kỹ năng đảm nhận trách 
nhiệm 
19 3 
Tỷ lệ % 86% 14% 
5 Nhóm kỹ năng lãnh đạo 19 3 
Tỷ lệ % 86% 14% 
16 
III. KẾT LUẬN 
1/ Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát 
triển SKKN. 
 SKKN này được áp dụng tại trẻ lớp Mẫu giáo bé C1. SKKN này sẽ tiếp tục 
được nghiên cứu với trẻ mẫu giáo bé trong nhà trường và trong những năm học 
sau. 
2/ Bài học kinh nghiệm 
- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu năm học để từ đó xây dựng 
những phương pháp, biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý khi rèn kỹ năng 
cho trẻ. 
 - Quán triệt một số điều cần tránh khi dạy KNS cho trẻ: 
+ Không hạ thấp trẻ, không dọa nạt, bắt trẻ hứa hẹn. Không bao bọc trẻ một 
cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối, không nên yêu cầu trẻ phục tùng ngay lập tức. 
+ Không yêu cầu những điều không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không nên 
giáo huấn, thúc giục trẻ mà phải tạo cơ hội cho trẻ giải quyết vấn đề. 
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích 
sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng 
khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải 
giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc 
sống. 
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động chăm sóc giáo dục trẻ 
một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các 
lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát huy 
tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng 
vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. 
- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn 
khác trong lớp, biết chia sẻ chăm sóc, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý 
của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi 
tiếp nhận các thử thách mới. 
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao 
đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, 
bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. 
Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên cần: 
- Chuẩn bị tốt nội dung kế hoạch và xác định rõ vai trò của giáo viên khi tổ 
chức hoạt động vui chơi cho trẻ. 
- Tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm ra các phương pháp, biện pháp điều khiển 
hoạt động dạy KNS một cách linh hoạt, thích hợp và có hiệu quả. 
17 
- Tạo mọi cơ hội cho trẻ tương tác với bạn, với cô qua hoạt động vui chơi. Giúp 
trẻ vận dụng những kỹ năng giải quyết các tình huống thực trong sinh hoạt hằng ngày 
của trẻ. 
- Giáo viên gương mẫu trong mọi hành vi, cách ứng xử và phải thật sự là tấm 
gương sáng để trẻ noi theo. 
- Tạo bầu không khí thân thiện, động viên, khen ngợi kịp thời khi trẻ thể 
hiện những hành vi kỹ năng sống phù hợp. 
- Giáo viên giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều 
nên làm và không nên làm; giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình 
huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ; giúp trẻ thực 
hành trải nghiệm, xử lý một số tình huống trong cuộc sống với thái độ tự giác và ý 
thức cao. 
- Muốn đạt hiệu quả cao khi giáo dục KNS cho trẻ cần phải gắn với việc 
làm, tình huống cụ thể. Vì vậy, tùy từng trò chơi, giáo viên lựa chọn, sử dụng 
phương pháp giáo dục linh hoạt như: Gợi ý, hướng dẫn, nhập vai chơi cùng trẻ, tạo 
tình huống khác nhau cho trẻ tự giải quyết. Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải 
nghiệm nhiều vai chơi khác nhau và tiến hành lồng giáo dục KNS vào từng hành động 
vui chơi cụ thể, uốn nắn kịp thời khi trẻ có biểu hiện chưa đúng. Giúp trẻ nhớ và vận 
dụng hành vi đúng vào xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày một cách tự ý 
thức, mà không cần người lớn nhắc. 
 Vai trò giáo dục của giáo viên đối với trẻ là rất quan trọng nhưng quan trọng 
hơn là giáo viên phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Việc 
giáo dục KNS cho trẻ cần phải thực hiện kiên trì và có phương pháp giáo dục phù 
hợp, tạo điều kiện để trẻ được luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau giúp trẻ 
biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. 
Nhìn chung, vai trò giáo dục của người lớn đối với trẻ thơ là rất quan trọng 
nhưng quan trọng hơn là phải phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong việc 
tiếp thu các nội dung giáo dục và vận dụng các kiến thức, kỹ năng học được vào 
cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện kiên trì và phải 
tạo diều kiện để trẻ được tập luyện trong nhiều tình huống khác nhau. Trẻ càng 
được học nhiều điều từ người lớn và những trải nghiệm từ bản thân thì càng tránh 
cho trẻ nhiều nguy cơ, giúp trẻ khỏe mạnh, an toàn và phát triển tốt hơn trong bất 
cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. 
Trong trường mầm non giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy 
KNS cho trẻ. Vì vậy, cô giáo phải là tấm gương sáng để trẻ soi vào, để trẻ học làm 
người. Không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để 
giáo dục nhân cách”. Yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, mẫu mực 
về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, giải quyết vấn đề. Giáo viên cần: 
18 
Nghiên cứu các hoạt động nhằm tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục 
KNS vào các hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. 
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, giao tiếp với bạn, với người xung 
quanh, hành vi ứng xử của giáo viên phải nhất quán để tạo thành những cảm nhận 
rõ ràng, chắc chắn nơi trẻ. 
Tăng cường cho trẻ được rèn luyện KNS ở lớp và ở nhà. 
 Giúp trẻ vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào các tình huống trong cuộc 
sống và khả năng giải quyết các tình huống đó. 
 Kịp thời khen ngợi và động viên trẻ khi trẻ có những biểu hiện KNS phù hợp. 
 Tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, tiếp xúc thế giới xung quanh, môi 
trường xã hội gần gũi và được trãi nghiệm những KNS đã học. 
 Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có sự thống nhất trong việc giáo dục trẻ. 
 Tóm lại: Cô giáo và cha mẹ trẻ hãy bằng chính tấm gương của mình, bằng 
những việc rất giản dị trong cuộc sống hàng ngày để dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
 Những ý kiến đề xuất: 
Các cấp lãnh đạo tạo tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn tích hợp 
nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học và chơi hàng ngày của 
trẻ cho giáo viên. 
Trên đây, là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện với học sinh lớp tôi 
và cũng đã thu được những kết quả nhất đinh. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tôi 
rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của hội đồng khoa học các cấp để đề tài 
của tôi đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo! 
Xin chân thành cảm ơn ! 
 Người viết 
Nguyễn Thị Minh Thu 
19 
IV. Hình ảnh minh họạ: 
 Hình 1 Hình 2 
 Hình 3 Hình 4 
Hình 5 
Bé thực hiện các thao tác rửa tay( Hình 1, 2, 3, 4, 5) 
20 
Hình 6 Hình 7 
 Hình 8 Hình 9 
 Bé thực hiện kỹ năng: tự đi dép, đi dép đúng chiều và cách cài quai 
21 
 Hình 10 Hình 11 
 Hình 12 Hình 13 
 Hình 14 Hình 15 
Bé thực hiện kỹ năng: Cách sử dụng kéo và cắt theo đường thẳng 
22 
Bé giúp cô chia thìa về bàn(Hình 16) 
 Hình 17 
23 
 Hình 18 
 Hình 19 
24 
Hình 20 
 Hình 21 
25 
 Hình 22 
 Trẻ cùng cô chăm sóc cây(Hình 23) 
26 
 Hình 24 
Hình 25 
27 
Trẻ biết xêp hàng đợi đến lượt mình( Hình 26) 
 Hình 
27 
Trẻ biết để rác đúng nơi quy định( Hình 27) 
28 
 Hình 28 
 Trẻ cất dép đúng nơi quy định( Hình 28, 29,30) 
29 
Trẻ chào cô, chào mẹ trước khi vào lớp( HÌnh 31, 32 ) 
30 
Hình 33 Hình 34 
 Hình 35 Hình 36 
 Tổ trực nhật giúp cô dải chiếu, xếp gối 
31 
Hình 37 Hình 38 
Hình 39 
Trẻ tự tin tham gia các hoạt động tập thể 
32 
 Các bé được đóng vai làm những chú lính cứu hỏa ( Hình 40) 
 Trẻ đóng vai làm những đầu bếp tài ba( Hình 41) 
Trẻ tham gia trồng cây( Hình 42) 
33 
 Hình 43 
 Hình 44 
Phụ huynh cùng nghiên cứu góc: “ Bé ngoan chăm làm” (Hình 45) 
34 
Các bé tập làm bánh dẻo trong ngày Tết trung thu( Hình 46) 
35 
V. Tài liệu tham khảo 
- Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non của Nhà xuất bản đại học quốc gia 
Hà Nội. 
- Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com 
- Tài liệu Giáo dục học Mầm non nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo