Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn toán lớp 1
Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn toán lớp 1”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 1 nói riêng. Để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến Hàng năm việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng ở các lớp, đặc biệt là ở lớp 1 lớp đầu cấp bậc Tiểu học. Học xong lớp 1 học sinh phải có một kiến thức cơ bản vững vàng để học lên các lớp trên. Thực tế qua nhiều năm ở trường tôi chất lượng môn toán còn hạn chế. Trước tình trạng đó đầu tháng 9 năm 2015 nhà trường có kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng. Bản thân tôi tự lập kế hoạch để phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 1. Để góp phần cho học sinh học tốt cần trang bị những hiểu biết ban đầu về kiến thức cơ bản tạo cơ sở cho việc học lên các lớp trên. Như vậy giúp học sinh có những điều kiện áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Góp phần vào sự giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông hiện nay. 3. Các mục tiêu cần đạt được - Học sinh biết cấu tạo số. - Học sinh nhận dạng được số. - Học sinh biết cộng, trừ trong phạm vi 10. (dạng không nhớ) - Học sinh biết cộng, trừ trong phạm vi 100. ( dạng không nhớ) - Học sinh biết giải toán có lời văn. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của sáng kiến Đa số học sinh thích học môn toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. Môn toán là môn học khó, khô khan, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng ghi nhớ và tính toán còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các cách tính, các bước thực hiện,các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm 9/2016 (năm học 2016 - 2017) về môn toán: Tổng số là 20 học sinh của lớp 1B là như sau: Nhận thức nhanh: 2 em Nhận trung bình, khá : 5 em Nhận thức chậm : 13 em Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng nhận dạng ghi nhớ số, tính toán của các em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên như chúng tôi là dạy phụ đạo như thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học. Với những lí do trên tôi chọn chuyên đề: "Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng" môn toán lớp 1. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến Tôi nhận thấy rằng việc "Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng" đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán ở tất cả các khối lớp trong bậc Tiểu học. Từ đó tiến hành khảo sát kiến thức của các em, để nắm rõ các em yếu kém ở phần nào. Giáo viên có kế hoạch phụ đạo cụ thể cho từng em. Như vậy mới định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự phát huy được hiệu quả của việc phụ đạo cho học sinh. * Căn cứ vào khảo sát chất lượng đầu năm học Phát hiện học sinh yếu những phần sau: Cấu tạo số; Nhận dạng số; Viết số; Trừ trong phạm vi 3, phạm vi 4, phạm vi 5giải toán có lời văn. - Cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai của mỗi học sinh. - Tìm biện pháp giúp đỡ để học sinh tự khắc phục sự yếu kém của bản thân. * Nguyên nhân và giải pháp phụ đạo a. Cấu tạo số và viết số - Nguyên nhân: các em nhầm lẫn số 3 và 5, số 6 và 9 - Biện pháp giúp đỡ: Cho học sinh nhắc lại nhiều lần số đó, hướng dẫn viết lại các số đó một cách tỉ mỉ. VD: Số 3: gồm nét ngang từ trái sang phải rộng một ô, xiên từ phải sang trái dòng ly 2, nét cong hở trái dòng ly 1.Còn số 5 gồm nét ngang từ phải sang trái rộng 1 ô, nét thẳng từ dòng ly 3 xuống gần hết dòng ly 2, nét cong ở trái. b. Trừ trong phạm vi 10: - Nguyên nhân: các em nhầm lẫn thao tác đếm bằng que tính hoặc ngón tay, trừ nhưng lại lấy thêm vào. - Biện pháp giúp đỡ: giải thích rõ cho các em hiểu trừ có nghĩa là bớt đi, bỏ đi. VD: 9 – 4 cho các em thao tác trên ngón tay, xòe 9 ngón tay ra rồi trừ 4 thì cụp 4 ngón lại, rồi đếm còn lại số ngón xòe ra đó chính là kết quả phép trừ. c. Trừ trong phạm vi 100: Tương tự như trừ trong phạm vi 10 nhưng hướng dẫn thêm cách đặt tính sao cho thẳng cột, thẳng hàng. d. Giải toán có lời văn - Nguyên nhân: Do các em đọc không kĩ đề toán. - Biện pháp giúp đỡ: Cho các em đọc kỹ đề bài rồi phân tích đề bài, tìm cách giải VD: Trong vườn có 38 cây nhãn và mít, trong đó có 12 cây nhãn. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây mít? - Hướn dẫn theo 4 bước: Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bàit toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần. Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán. Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Bài giải Trong vườn có số cây mít là: 38 – 12 = 26 ( cây) Đáp số: 26 cây mít 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến - Áp dụng ở khối lớp 1các trường đặc biệt khó khăn trong địa bàn huyện Kim Bôi CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ngoài đổi mới phương pháp người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ luôn quan tâm gần gũi học sinh. Cho học sinh thêm quỹ thời gian hiểu các vấn đề và giải quyết vấn đề trong các tiết học. 2. Đề xuất, kiến nghị Trên đây là một số trao đổi của tôi về "giải pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng" môn toán lớp 1. Tôi rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng để giải pháp phụ đạo học sinh của tôi đạt được hiệu quả hơn nữa. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÊN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Thị Dung ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo