Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua bài học đạo đức ở môn GDCD ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua bài học đạo đức ở môn GDCD ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g áp dụng vào thực tế còn thấp. - Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể chưa đạt yêu cầu. 2.3 GIẢI PHÁP THAY THẾ: Việc lựa chon và lồng ghép giáo dục KNS phải tùy thuộc vào từng nội dung bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau Khi dạy các phạm trù về đạo đức như Lễ độ, tiết kiệm, tôn sư trọng đạo, biết ơn.chúng ta có thể hình thành và rèn luyện cho các em những KNS sống như kỹ năng phê phán, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự nhận thức. Khi dạy các bài về chủ đề pháp luật thì chúng ta có thể giáo dục cho các em các kỹ năng: phân tích so sánh, tư duy sáng tạo, tìm kiểm và xử lý thông tin, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó.. Khi dạy lồng ghép giáo dục KNS giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng liên quan đến nội dung bài học: a. Rèn kỹ năng cho học sinh giải thích các khái niệm trước khi vào bài học: Giáo viên cần tìm hiểu kỹ các khái niệm liên quan đến nội dung bài học.Khi dặn dò học sinh cho tiết học sau, giáo viên yêu cầu học sinh chú ý soạn trước một số khái niệm của bài học sau. b. Yêu cầu vận dụng khái niệm để giải quyết vấn đề:Sau khi hình thành khái niệm, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng để giải quyết các tình huống trong phần Đặt vấn đề của Sách giáo khoa ở mỗi bài học. c. Rèn kỹ năng tư duy, phê phán những hành vi sai trái: Đây là một việc làm thường xuyên trong các bài học môn GDCD. Tuy thuộc vào các nội dung cụ thể trong từng bài học, giáo viên đặt ra một số tình huống vi phạm các nội dung pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức đang học, cho học sinh trình bày những ý kiến đánh giá của mình đối với các hành vi đó, đặt học sinh vào tình huống đó và đề xuất hướng giải quyết. d. Rèn kỹ năng vận dụng nội dung bài học để làm bài tập:Sau khi nghiên cứu tìm hiểu xong phần nội dung bài học, yêu cầu học sinh vận dụng ngay để làm các bài tập. Phần này giáo viên có thể tách riêng làm một mục trong nội dung bài học, sau khi đã tìm hiểu xong nội dung lý thuyết hoặc có thể kết hợp đan xen trong từng mục của nội dung bài học. e. Rèn kỹ năng vận dụng nội dung bài học để giải quyết một số vấn đề thực tế: Giáo viên có thể sưu tầm một số tình huống trong thực tế của trường mình để yêu cầu các em giải quyết.Giáo viên có thể yêu cầu học sinh từ liên hệ và tìm các tình huống có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết. g. Kỹ năng liên hệ và vận dụng của bản thân: Yêu cầu học sinh tự nhận xét hoặc kiểm điểm bản thân. (Đặc biệt lưu ý đối với các em thường làm trái với các nội dung chuẩn mực hoặc các quy định có trong nội dung bài học). - Vấn đề nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống qua bài học đạo đức, giáo viên hướng dẫn các em thực hành thông qua những bài tập cụ thể trong chương trình hoặc những bài tập theo yêu cầu riêng của giáo viên khi kiểm tra 15 phút, 1 tiết, và đối chiếu theo thời gian xem kết quả các em có tiến bộ? - Giả thuyết nghiên cứu: Việc vận dụng giải pháp Giáo dục kĩ năng sống qua bài học đạo đức cho học sinh ở môn GDCD giúp học sinh nắm vững kiến thức kết hợp với việc theo dõi quá trình thực hành của học sinh đã có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn GDCD ở lớp 7A1. 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: - Giáo viên: Lê Bảo Kỳ – Giáo viên dạy GDCD lớp 7A1, 7A2 trường THCS Nguyễn Trãi trực tiếp nghiên cứu đề tài. - Học sinh: : lớp 7A2 (lớp đối chứng) và lớp 7A1 (lớp thực nghiệm) của trường THCS Nguyễn Trãi. Số học sinh Tổng số Nam Nữ Lớp 7A1 41 22 19 Lớp 7A2 41 21 20 3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: a. Bước 1: Nghiên cứu tài liệu chuẩn KTKN, xác định mục tiêu bài học. Sau đó nghiên cứu nội dung bài ở SGK, kết hợp tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở SGV... để định hướng kiến thức cần đạt qua bài học. Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài “Tự tin” (GDCD 7) 1. Kiến thức: *. HS biết: Một số biểu hiện của tính tự tin. *. HS hiểu: Ý nghĩa của tính tự tin. 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện sự tự tin trong trong công việc cụ thể. - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: + Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin. + Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin. + Kĩ năng thể hiện sự tự tin. + Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, tự trọng. 3. Thái độ: Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động. b. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS để xác định những KNS cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù hợp. Ví dụ: Qua bài học “Tự tin” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là: * Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục: - Kĩ năng xác định, phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin, thiếu tự tin. - Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng. * Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Xử lí tình huống. c. Bước 3: Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 4 phần: - Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bài học sắp tới; - Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết; HS được xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác - Thực hành/ luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch; - Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới; Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT và các phầm mềm dạy học thích hợp) d. Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những KNS cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp. Qua tác động giải pháp thay thế 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra viết 15 -20 phút ở cả hai lớp: thực nghiệm và đối chứng. Sau đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để phân tích dữ liệu. Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 5,94 5,97 p = 0.76 p = 0,76 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng thiết kế nghiên cứu: Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Nhóm TN (học sinh lớp 7A1) Kiểm tra 15 phút 01 Vận dụng phương pháp Rèn kĩ năng sống qua bài học đạo đức môn GDCD Kiểm tra 15 phút 01 Nhóm ĐC (học sinh lớp 7A2) Kiểm tra 15 phút 01 Sử dụng phương pháp học sinh tự thực hành theo yêu cầu sách giáo khoa. Kiểm tra 15 phút 01 N1: Nhóm thực nghiệm (học sinh lớp 7A1) N2: Nhóm đối chứng (học sinh lớp 7A2) 3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục KNS trong môn GDCD ở trường THCS để xác định những KNS cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy học cho phù hợp. Ví dụ: Qua bài học “Tự tin” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là: *. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục: - Kĩ năng xác định, phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin, thiếu tự tin. - Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng. *. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Xử lí tình huống. Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 4 phần: - Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bài học sắp tới; - Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết; HS được xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác - Thực hành/ luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức thức và kĩ năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch; - Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới; Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng CNTT và các phầm mềm dạy học thích hợp) Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn KTKN, xác định những KNS cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp. Qua tác động giải pháp thay thế 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra viết 15 -20 phút ở cả hai lớp: thực nghiệm và đối chứng. Sau đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để phân tích dữ liệu. 3.4. ĐO LƯỜNG DỮ LIỆU: Bài kiểm tra trước tác động là bài tập thực hành: Bài tập 2 SGK/35 – GDCD 7 kì I (hình thức kiểm tra viết thường xuyên) Bài kiểm tra sau tác động là kết quả bài kiểm tra thường xuyên viết 15 phút ở tuần 11 Thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 4.1. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ: Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động: Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 6.14 7.75 Độ lệch chuẩn 1.36 1.12 Giá trị p của T-test 0.000000018 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 1.19 4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ DỮ LIỆU: Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.75 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 6.14. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn GDCD lớp 7A1 đã được nâng lên đáng kể. Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 1.12 điều đó cho ta thấy được mức độ chênh lệch là có ý nghĩa. - Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,000000018 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =(7.75 – 6.14) / 1.36 = 1.19. So sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp Giáo dục kĩ năng sống qua bài học đạo đức môn GDCD lớp 7A1 ( nhóm thực nghiệm) là rất lớn. Giả thuyết của đề tài trên đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.3. BÀN LUẬN: + Ưu điểm: - Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =7.75; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.14. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.61. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là: SMD =1.19. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,000000018 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. + Hạn chế: - Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục KNS còn thiếu, chỉ mang tính định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi các thông tin, tài liệu khác để bổ trợ cho việc dạy - học. - Áp lực về thời gian (45 phút/ tiết) - Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thiếu không gian rộng để chia nhóm, di chuyển học sinh trong lớp học khi sử dụng phương pháp phòng tranh, bản đồ tư duy hay kĩ thuật khăn phủ bàn. - Học sinh còn rụt rè, nhút nhát trong việc học tập theo phương pháp và kỹ thuật dạy học mới. - Trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh vẫn xem nhẹ, coi thương môn học này, chỉ xem đây là một môn học phụ nên chưa thực sự chú tâm, đầu tư cho việc dạy - học. Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được học rất nhiều về những đức tính tốt, các điều luật của pháp luật .nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, điều này cho thấy sự vận dụng nội dung bài học vào thực tế của các em chưa cao, các em chưa có các KNS thích hợp. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1. KẾT LUẬN : Dạy học gắn với việc giáo dục KNS cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn. Hơn nữa việc rèn luyện KNS cho học sinh được xác định là một nội dung cơ bản trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông. KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và là xu thế chung của các nước trên thế giới. Vì vậy, việc định hướng giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường nói chung và qua môn học nói riêng cần được xác định rõ về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương pháp, kĩ thuật giáo dục KNS. Để làm tốt việc giáo dục KNS cho học sinh qua bài học môn GDCD, giáo viên cần không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật dạy học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục KNS cho học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có những phương pháp giáo dục KNS phù hợp và hình thành những KNS cần thiết cho các em. Ngoài ra, giáo viên nên định hướng cho các em một số hoạt động chuẩn bị cho bài học mới sau khi học xong bài để cho các em chủ động tự tin khi học bài mới và tham gia các hoạt động. Việc rèn luyện và giáo dục KNS cho học sinh là một vấn đề rất phức tạp, có quy mô lớn. Nó được thể hiện thông qua các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục: + Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hiệu quả + Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt ra mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quảNói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. KNS được hình thành thông qua quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Chính vì thế, KNS vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc. 5.2. KHUYẾN NGHỊ: - Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, cần tích cực trau dồi và rèn luyện các KNS cho bản thân, vì hơn ai hết chính sự tự tin và khả năng giải quyết khéo léo mọi tình huống xảy ra trong thực tế giảng dạy và cuộc sống của giáo viên chính là những bài học tự nhiên và có hiệu quả nhất đối với học sinh. “Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” - Nhà trường cần đầu từ thêm các tài liệu về giáo dục KNS như: Từ điển GDCD, các tình huống đạo đức và pháp luật - Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về tầm quan trong của việc giáo dục KNS để từ đó nâng co hơn nữa chất lượng giáo dục. Trên đây là một vài suy nghĩ về việc làm của chúng tôi trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục KNS cho học sinh THCS qua bài học đạo đức môn GDCD ở lớp 7A1 trường THCS Nguyễn Trãi” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm và thực hiện tiết dạy minh họa chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý cấp quản lí, các thầy cô giáo để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất trong quá trình giảng dạy. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Mạng Internet, giaoandientu.com.vn - Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT. - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. - Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao GDCD 6. 7, 8, 9 7. PHỤ LỤC: 7.1 Điểm kiếm tra trước tác động và sau tác động 7. 2 Bảng tính các giá trị 7.3 Thiết kế bài học minh họa 7.4 Đề và đáp án kiểm tra sau tác động 7.1 BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG: Nhóm thực nghiệm (Lớp 7A1) STT Họ và tên học sinh KT trước tác động Kiểm tra sau tác động 1 Huỳnh Thị Thúy Ái 4 6 2 Phạm Ngọc Mỹ Anh 6 8 3 Hồng Vân Anh 7 9 4 Đặng Nhựt Anh 6 9 5 Trần Thị Nhựt Băng 5 8 6 Nguyễn Võ Thanh Bình 6 9 7 Phạm Đặng Hải Đăng 4 7 8 Nguyễn Thị Kim Duyên 5 8 9 Thạch Kim Hảo 5 8 10 Phan Minh Hiếu 7 9 11 Nguyễn Trung Hiếu 6 9 12 Lâm Thanh Hoài 6 7 13 Nguyễn Gia Hưng 6 7 14 Đặng Huỳnh Vũ Khang 5 7 15 Trần Quốc Khánh 7 9 16 Nguyễn Quốc Kỳ 6 7 17 Lê Dương Nguyễn Kỳ 7 9 18 Nguyễn Thành Lộc 6 7 19 Trần Hữu Luân 7 9 20 Nguyễn Thị Ngọc Mai 7 9 21 Trần Trúc Nghi 7 9 22 Trần Hiếu Nghĩa 7 8 23 Nguyễn Thành Nhân 8 9 24 Phan Thị Quỳnh Như 6 7 25 Lê Huỳnh Phú 4 5 26 Trần Hoài Phúc 5 7 27 Nguyễn Đồng Sang Sang 7 8 28 Lê Đặng Duy Tân 7 8 29 Nguyễn Quốc Thái 5 6 30 Lê Thị Thu Thảo 5 7 31 Thiều Thị Thanh Thảo 8 9 32 Nguyễn Thị Diệu Thảo 5 6 33 Nguyễn Hoàng Thiện 6 7 34 Trần Thái Toàn 6 8 35 Trần Quốc Tống 7 10 36 Lê Nguyễn Bích Trâm 6 7 37 Lê Nguyễn Ngọc Trâm 8 7 38 Cao Thị Hồng Trân 7 7 39 Lê Phạm Thảo Trinh 7 8 40 Nguyễn Đình Duy Tuấn 8 9 41 Nguyễn Kim Tuyến 6 7 Nhóm đối chứng (Lớp 7A2) STT Họ và tên học sinh KT trước tác động KT sau tác động 1 Nguyễn Huỳnh Thúy An 5 4 2 Phạm Thúy Vân Anh 5 5 3 Lê Thanh Bi 7 7 4 Trần Huỳnh Thiên Đại 6 5 5 Đỗ Tấn Đạt 5 5 6 Lê Ngọc Hân 4 5 7 Nguyễn Phương Hào 7 7 8 Đỗ Nguyễn Như Hảo 7 7 9 Nguyễn Đức Hiếu 5 5 10 Phạm Huỳnh Kim Hoa 5 6 11 Phạm Trung Hòa 5 3 12 Nguyễn Thị Huệ Hương 7 7 13 Nguyễn Quốc Huy 7 9 13 Nguyễn Quốc Khải 5 5 15 Nguyễn Duy Khang 5 5 16 Nguyễn Tuấn Khiêm 6 5 17 Nguyễn Thanh Lâm 5 6 18 Trang Sĩ Luân 9 9 19 Đặng Văn Lực 5 6 20 Nguyễn Trần Xuân Mai 7 7 21 Nguyễn Thị Kiều Mi 8 9 22 Ngô Hoàng Yến Nhi 4 4 23 Nguyễn Thị Hoàng Oanh 5 5 24 Trần Văn Phú 7 7 25 Nguyễn Văn Qui 7 7 26 Nguyễn Hoàng Phú Quí 6 6 27 Nguyễn Hàm Anh Sang 7 7 28 Nguyễn Ngọc Thành 5 6 29 Nguyễn Minh Thành 7 7 30 Nguyễn Thị Thanh Thảo 5 5 31 Nguyễn Quỳnh Thi 6 6 32 Nguyễn Kim Thi 5 4 33 Cao Thị Kim Thoa 4 5 34 Giao Nguyễn Minh Thư 7 6 35 Lê Thị Bích Tr
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo