Networks Business Online Việt Nam & International VH2

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm trong mô hình trường học mới (vnen)

Đăng ngày 14 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm trong mô hình trường học mới (vnen)”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN)”
Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hương 
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Trạo
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
THANH HÓA - NĂM 2016
MỤC LỤC
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2012- 2013 trường tôi là một trong hai trường của TX Bỉm Sơn được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN). Tôi tin chắc lần đổi mới này là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm đầu thí điểm thực hiện mô hình này thì nhiều phụ huynh băn khoăn không biết mô hình này có phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh Tiểu học không? Các em có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy học truyền thống của Việt Nam hay không?
 Dạy và học theo mô hình VNEN chủ yếu là dạy học theo nhóm, là quá trình tự học của học sinh mà học sinh chính là trung tâm của hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Từ khi bắt đầu dạy học theo mô hình mới, tôi được phân công giảng dạy lớp 5A. Là năm học thứ ba tôi được trực tiếp dạy theo mô hình VNEN. Trong 3 năm dạy học theo mô hình này bản thân luôn nhận thức rằng để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học thì nhất thiết tôi phải làm tốt công tác tổ chức dạy học theo nhóm và đây là yêu cầu cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi luôn nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, biện pháp dạy học theo nhóm đạt hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học của lớp 5A nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung để góp phần vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm trong mô hình trường học mới (VNEN)” để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Tìm ra những biện pháp mới để áp dụng việc dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cao trong Mô hình trường TH mới.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Tổ chức dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 5A trường TH Ngọc Trạo - Bỉm Sơn - Thanh Hóa
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- PP quan sát
- PP thực nghiệm.
- PP nghiên cứu.
- PP tổng hợp kinh nghiệm.
- PP thống kê tính toán.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM
Dạy học theo nhóm là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và được tổ chức học theo các hình thức như: Làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, làm việc theo nhóm và làm việc cả lớp, trong đó làm việc theo nhóm là chủ yếu. Tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức để thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh và cũng chính là điểm mới trong đổi mới phương pháp dạy học ở mô hình dạy học VNEN. Làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng cá nhân học sinh và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Với hình thức này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động nhóm nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích lũy được, những kiến thức trong thực tế đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất, từ đó sẽ giúp các em trở 
nên năng động hơn, sáng tạo hơn. Học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được các bạn trong nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Những người tham gia trong nhóm có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm học sinh. HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Ở đây dạy học theo nhóm được coi là một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất trong các phương pháp dạy học. Như vậy chỉ “Dạy học theo nhóm” mới giúp cho con người phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu giáo dục con người trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC TRẠO
1. Thực trạng của việc dạy học theo nhóm ở trường tiểu học Ngọc Trạo
Qua 4 năm thực hiện Dự án dạy học theo mô hình VNEN, dưới sự lãnh chỉ đạo nghiêm túc của Ban giám hiệu nhà trường mà giáo viên và học sinh đã thực hiện khá tốt việc dạy học theo mô hình VNEN và đã nhận thức được những ích lợi, tác dụng của dạy học nhóm. Song đây là mô hình học tập hoàn toàn mới với học sinh. Ngay từ khi mới tiếp cận, cô trò đều rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong công tác tổ chức lớp học và đặc biệt là việc tổ chức dạy học theo nhóm. Nhưng sau hai năm thực hiện, việc tổ chức dạy học theo nhóm cũng đã đi vào nề nếp. Mặc dù phương pháp giảng dạy và giáo dục ở trong trường cũng đã quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, song dạy học còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt. Bởi vậy học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám mạnh dạn ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp thu bài của mình. Việc sử dụng phối hợp các PPDH, các kỹ thuật dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm, giáo viên chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng, cũng chưa quan tâm nhiều đến việc hoạt động của từng cá nhân, đến sự tương tác của cá nhân trong nhóm, nhóm trong hoạt động cá nhân, cá nhân, nhóm trong hoạt động cả lớp. Vì thế mà các em thực hiện các hoạt động học tập thiếu tự nhiên và hiệu quả chưa được như mong muốn.
* Thực trạng đối với giáo viên
Năm học 2015 – 2016, tôi được phân dạy lớp 5A. Qua ba năm thực hiện dạy mô hình VNEN tôi nhận thức rất rõ vai trò của người giáo viên tiểu học nói chung và bản thân nói riêng vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế mà bản thân cũng đã rất cố gắng trong việc tổ chức dạy học theo mô hình mới. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc tổ chức học theo nhóm của lớp mình giảng dạy vẫn chưa cao. Có lẽ nguyên nhân chính là do tôi chỉ mới hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lô gô chứ chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả làm việc của các em, miễn sao các em thực hiện hết được các hoạt động học tập trong bài và hoàn thành được mục tiêu bài học. Trong khi đó nhiệm vụ giao cho các thành viên trong nhóm chưa cụ thể chi tiết mà mới yêu cầu các em trao đổi thảo luận, dưới sự điều hành của nhóm trưởng là được. Chính vì vậy mà các tiết dạy của tôi được đồng nghiệp cũng như chuyên môn trường đánh giá chưa cao, chất lượng giờ dạy chưa tốt. Đó là điều mà bản thân tôi thực sự rất trăn trở và sự trăn trở đó cũng chính động cơ giúp tôi thực hiện đề tài sáng kiến này. 
* Thực trạng đối với học sinh
 Khi mới được tiếp cận với mô hình VNEN thì trong mỗi giờ học, học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích cực hoạt động chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng giao tiếp hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động học tập. Số học sinh biết học theo nhóm và biết điều hành nhóm hoạt động rất ít. Trong khi đó, yêu cầu học mô hình mới này đòi hỏi HS phải chủ động, tự tin, bạo dạn trước bạn bè, trước thầy cô và đặc biệt là yêu cầu HS phải có kĩ năng giao tiếp, điều hành nhóm tốt. 
 Trong thực tế, khi tổ chức học theo nhóm chỉ một số học sinh tích cực còn một số khác ỷ lại hoặc dựa dẫm vào các bạn trong nhóm. Khi trao đổi thảo luận nhóm vẫn còn một số học sinh vốn từ vựng còn nghèo nàn, chưa tự tin khi giao tiếp. Chính vì điều đó mà học sinh vẫn chưa thoát ra được cái rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, dẫn đến nhàm chán trong việc học tập, dẫn đến kết quả học tập chưa cao, khả năng tự bộc lộ bản thân chưa có nhất là học sinh yếu. Đây là vấn đề không dễ gì để tìm được câu giải đáp ngay mà phải tạo cho các em có quen về nề nếp học tập, có động lực để cho chính mỗi học sinh phải thật cố gắng, tự giác học tập, mạnh dạn trong giao tiếp, phát huy được tính tích cực, chủ động và kiên trì trên con đường đi đến bến bờ tri thức một cách thực sự hiệu quả.
2. Kết quả của thực trạng trên
 Trước thực trạng trên ngay từ đầu năm học này tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng về văn hóa cũng như đánh giá về khả năng tham gia học nhóm điều hành nhóm của các em thật nghiêm túc và căn cứ vào chất lượng đó, đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thể và thực hiện công việc của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kết quả khảo sát chất lượng của lớp 5A trường tiểu học Ngọc Trạo như sau:
* Kết quả chất lượng văn hóa đầu năm học 2015 - 2016:
Tổng số
Môn được kiểm tra
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Đạt
31em
Tiếng Việt
8em
9em
10em
4em
87,1%
Toán
10em
8em
10em
3em
90,3%
* Kết quả giờ dạy của tôi năm học 2015 – 2016: 
 	Đạt: 3 giờ dạy giỏi – 2 giờ dạy khá.
* Kết quả thực hiện học theo nhóm đầu năm học 2015 - 2016 :
Tổng số nhóm: 6 nhóm
Tổng số nhóm trưởng: 6 NT
Đầu năm
Nhóm
HĐ tốt
Nhóm
biết HĐ
Nhóm
HĐ chưa tốt
Nhóm trưởng
ĐH tốt
Nhóm trưởng
biết ĐH
Nhóm trưởng ĐH chưa tốt
0
3
3
1
2
3
Như vậy, với kết quả trên thì chất lượng còn rất thấp, học sinh biết tham gia học nhóm điều hành nhóm hoạt động chưa cao, số em học chậm yếu (chưa theo kịp các bạn trong học nhóm) còn nhiều. Để đạt yêu cầu trong dạy học theo mô hình VNEN là chưa đảm bảo. Vậy phải làm thế nào để khơi dậy sự tự tin trong mỗi học sinh, để các em tích cực khi tham gia các hoạt động học tập. Từ đó mà tôi đã lựa chọn các giải pháp, biện pháp mà bản thân cho là có hiệu quả để cải tiến cách thức học theo nhóm cho các em.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
[ 
1. Các giải pháp tổ chức học theo nhóm trong dạy học mô hình VNEN
Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như hiệu quả giờ dạy. Ngay sau khi được BGH phân công tiếp tục giảng dạy theo lớp. Bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để các em học tập một cách có hiệu quả nhất. Tôi đã lựa chọn và thực hiện các giải pháp sau đây. Đó chính là con đường tốt nhất để đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy cho bản thân và cho đơn vị mình công tác. Các giải pháp tôi lựa chọn:
Một là: Xây dựng nề nếp học tập.
Hai là	: Chia nhóm học tập và làm rõ vai trò của các thành viên trong nhóm.
Ba là	: Cách thức tổ chức làm việc trong nhóm.
Bốn là: Các bước tiến hành hoạt động thảo luận nhóm.
Năm là: Đánh giá hoạt động nhóm.
2. Các biện pháp tổ chức học theo nhóm trong dạy học mô hình VNEN
Để tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả không còn là mang tính hình thức và phải đưa học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức học thành nhóm một cách thích hợp với yêu cầu cần thực hiện trong mỗi bài học. Do đó ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát vào những giải pháp mà mình lựa chọn để xây dựng và thực hiện tốt một số biện pháp sau :
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập
Sau khi đã ổn định công tác tổ chức lớp, xây dưng được bộ máy tự quản lớp, việc đầu tiên cần làm là tôi đã cùng học sinh xây dựng nề nếp học tập. Bởi tôi cho rằng nề nếp học tập có tốt thì các em học mới tốt. Đó chính là tiền đề tốt nhất cho việc thực hiện các hoạt động học tập có hiệu quả. Những nề nếp mà tôi cùng học sinh xây dựng đó là: 
+ Nề nếp Đi học đúng giờ ( Đến lớp đúng giờ quy định, hạn chế nghỉ học và không nghỉ học vô lí do).
+ Nề nếp ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Mỗi HS phải có thói quen ôn bài đã học hôm trước và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau).
+ Nề nếp Truy bài đầu giờ (Nhóm trưởng kiểm tra việc ôn lại bài đã học và việc thực hiện HĐƯD sau mỗi bài học của các thành viên trong nhóm).
+ Nề nếp Học tập theo nhóm trong giờ học (Mọi thành viên phải tự giác, chăm chỉ tích cực tham gia các hoạt động học theo yêu cầu của lô gô dưới sự điều khiển của nhóm trưởng).
+ Nề nếp Tự quản trong học tập và trong các hoạt động (Phải có ý thức giữ trật tự, tôn trọng bạn bè, thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp kể cả khi có cô hay không có cô).
+ Nề nếp Đôi bạn cùng tiến (HS giỏi kèm cặp giúp đỡ HS yếu – HS yếu phải tôn trọng bạn coi bạn vừa là bạn vừa như cô).
Sau khi xây dựng và được cả lớp đồng tình thống nhất cao tôi đã niêm yết các nội dung đó trên ‘‘Bảng các nề nếp học tập’’ và dán ở góc ‘‘ Các nội dung cần ghi nhớ’’ để hằng ngày các em thuận tiện trong việc ghi nhớ và thi đua thực hiện. 
Với sự động viên, khích lệ của giáo viên, của đội ngũ cốt các lớp các em cùng nhau thi đua thực hiện. Cuối tuần tôi dành thời gian vào cuối buổi học hay trong giờ sinh hoạt lớp để đánh giá (bằng hình thức báo cáo của trưởng nhóm), tuyên dương những em có ý thức thực hiện và thực hiện tốt các nề nếp đề ra. Khi các nề nếp đó các em đã thực hiện tốt và trở thành thói quen "không thể bỏ" của từng cá nhân học sinh thì tự các em sẽ tự giác trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác. Khi đó giáo viên ít cần đến sức lực của mình mà các em cũng có thể làm tốt được những gì cô giáo yêu cầu kể cả khi có cô hay không có cô ở trong lớp.
Bên cạnh việc xây dựng cho các em các nề nếp trên thì tôi luôn tạo cho mình có được cảm giác mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, có như vậy mới đem hết khả năng, năng lực của mình để giảng dạy và giáo dục học sinh.
Biện pháp 2: Chia nhóm và cá làm rõ vai trò của các thành viên trong nhóm.
a. Chia nhóm học tập 
Chia nhóm là yêu cầu cần phải thực hiện trước khi thực hiện các hoạt động nhóm. Có rất nhiều cách chia nhóm như : Chia nhóm một cách ngẫu nhiên, chia nhóm cho học sinh tự chọn, chia nhóm do giáo viên tự chọn, nhóm có khả năng đa dạng, nhóm dựa trên năng lực, chia nhóm pha trộn nhiều trình độ khác nhau.... Nhưng dù chia nhóm theo cách nào thì tôi cũng phải chuẩn bị kĩ càng để chia cho phù hợp với học sinh của lớp mình phụ trách miễn sao hoạt động nhóm thực sự đem lại hiệu quả. Xuất phát từ đó mà tôi lựa chọn cách chia đồng đều học sinh vào các nhóm kết hợp với một vài cách khác để phối hợp chia như chia theo trình độ.... Với mục đích là nhóm nào cũng có học sinh học tốt, tự tin để các em giúp đỡ những bạn còn rụt rè nhút nhát cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Mỗi nhóm có 4 em và trong 4em đó 1em có học lực giỏi điều hành nhóm tốt, 1em học yếu, 2 em còn lại có trình độ tương đương hoặc 1em khá, 1em trung bình. Sau khi lựa chọn số lượng và trình độ học sinh xong tôi tiến hành phân công vị trí ngồi: một cặp là 2 học sinh có trình tương đương (hoặc trung bình – khá) ; cặp còn lại là học sinh giỏi và học sinh yếu và giao cho học sinh giỏi có trách nhiệm kèm cặp học sinh yếu tiến bộ. Trong quá trình tổ chức học nhóm thì thỉnh thoảng tôi vẫn thay đổi nhóm (nhưng chỉ là thay đổi cá nhân từ nhóm này sang nhóm kia để các em được thay đổi phần nào về môi trường học tập)
b. Vai trò của các thành viên trong nhóm 
	 Để tránh tình trạng học sinh không có việc, không biết mình phải làm gì, hay nói cách khác là bị đứng ngoài lề của công việc nhóm thì mọi học sinh đều được hoạt động và đều được giữ một vai trò nhất định. Vì thế mà ngay sau khi chia nhóm xong tôi tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Nhóm gồm 4 em thì 1em giữ vai trò chính làm nhóm trưởng kiêm người thuyết trình, 1em giữ vai trò chính làm thư kí kiêm người thuyết trình, 2 em còn lại giữ vai trò làm người thuyết trình. Khi thực hiện hoạt động nhóm, tôi luôn hiểu rõ học sinh của mình chưa được trang bị kĩ năng làm việc nhóm nên tôi không thể đòi hỏi các em biết cách thực hiện ngay mà tôi đã kiên trì tìm ra các bước để huấn luyện cho các em. 
	 Sau đây là một số vai trò cần phải có khi tiến hành hoạt động nhóm như : nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình mà tôi cần phải trang bị cho các em.
* Vai trò của nhóm trưởng
 Nhóm trưởng là người góp phần quan trọng nhất trong tổ chức học nhóm. Tiết học thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: Thay tôi điều hành các bạn hoạt động nhóm. Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ học tập và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. Xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng như vậy mà tôi rất quan tâm đến việc đào tạo và phát huy vai trò của nhóm trưởng. Tôi đã tiến hành bồi dưỡng cho các nhóm trưởng như sau:
Cách 1: Vào giờ ra chơi tôi mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một. Lúc này tôi với vai trò làm nhóm trưởng.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài tôi yêu cầu các bạn đọc mục tiêu (Mời các bạn đọc mục tiêu bài học) hoặc mình mời các bạn đọc mục tiêu thứ nhất (tiết1); Mời các bạn đọc mục tiêu hai (tiết 2); Mời các bạn đọc mục tiêu ba (tiết 3) (đối với phân môn Tiếng Việt)
- Tôi mời các bạn thực hiện các hoạt động học tập (HĐCB hay HĐTH)
+ Đối với những hoạt động có lô gô là HĐCN tôi yêu cầu các bạn thực hiện theo lô gô(mọi cá nhân làm bài), tôi vừa làm bài vừa theo dõi dám sát hoạt động của từng cá nhân ngoài ra còn là người cô, người thầy của bạn học yếu trong nhóm.
(giảng giải hướng dẫn cho bạn những hoạt động bạn chưa hiểu hoặc làm sai). Sau khi tôi quan sát thấy mọi cá nhân làm xong tôi sẽ tổ chức kiểm tra bằng cách hỏi: Bạn hãy nêu cách làm bài 1 trong HĐ1? hoặc hỏi bạn làm thế nào mà được kết quả này? Ý kiến các bạn thế nào? Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Tôi mời bạn nhắc lại ý kiến hoặc kết quả của mình. Cả nhóm đã thống nhất kết quả, đối chiếu với kết quả đúng. Tôi báo cáo tiến độ với cô( bằng một bông hoa khi hết 1 HĐ nhỏ) và mời các bạn chuyển sang HĐ khác. Các HĐ tiếp theo cũng kiểm tra như vậy khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra.
+ Đối với các hoạt động có lô gô là hoạt có lô gô là HĐ cặp đôi trước khi trao đổi cặp đôi tôi yêu cầu các bạn làm việc cá nhân trước, sau khi làm việc cá nhân xong rồi mới trao đổi cặp đôi, tôi sử dụng các câu hỏi sau: Bạn hãy trình bày ý kiến (kết quả) của mình ở HĐ1, còn ý kiến của bạn thế nào ? Tôi cũng có ý kiến (kết quả) giống bạn( bạn nhắc lại). Ở HĐ2 bạn làm thế nào? Tôi làm thế này... Còn bạn làm thế nào? Tôi cũng có kết quả như vậy nhưng tôi chưa hiểu lắm. Bạn có thể giải thích cho tôi được không ?...... Sau khi cặp đôi thảo luận thống nhất xong tôi sẽ kiểm tra kết quả của các bạn trong nhóm và báo cáo tiến độ với cô (có thể là bằng một bông hoa khi hết 1 HĐ nhỏ, có thể là thẻ hoàn thành khi hết nội dung của tiết học) khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra.
+ Đối với các hoạt động có lô gô là hoạt có lô gô là HĐ nhóm trước khi trao đổi trong nhóm tôi yêu cầu các bạn làm việc cá nhân, sau khi làm việc cá nhân xong rồi mới trao đổi nhóm, tôi sử dụng các câu hỏi sau: Bạn chọn kết quả nào? Kết quả của bạn thế nào? Bạn nêu ý kiến của mình về điều này? Ai đồng ý? Ai không đồng ý? Vì sao? Bạn cho chúng tôi biết ý kiến của mình đi ? Các bạn khác nghĩ thế nào?.... 
Tôi thống nhất kết quả để thư kí ghi lại. Tôi báo cáo tiến độ với cô (có thể là bằng một bông hoa khi hết 1 HĐ nhỏ, có thể là thẻ hoàn thành khi hết nội dung của tiết học) khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra nếu cô yêu cầu trình bày kết quả thảo luận thì tôi sẽ cử người trình bày.
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng thì lúc này tôi phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên và làm việc cùng các em trong nhóm. 
Cách 3: Lấy nhóm học tốt, nhóm trưởng điều hành tốt làm mẫu cho nhóm khác học tập và làm theo. 
	 Việc đào tạo và rèn cho nhóm trưởng tôi làm thường xuyên trong 2 tháng đầu. Đ

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo