Networks Business Online Việt Nam & International VH2

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thân thiện với môi trường thông qua hoạt động giáo dục ở TrườngTiểu học

Đăng ngày 16 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thân thiện với môi trường thông qua hoạt động giáo dục ở TrườngTiểu học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD &ĐT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 THÂN
 THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
 GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhân
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Minh
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hoạt động NGLL
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU Trang
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 4
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường, 5
thực hành để xây dựng ý thức và thói quen giữ gìn trường học 
Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
2.3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên, giữ gìn 6
 và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên qua trò chơi “Ô chữ”. 
2.3.3. Biện pháp 3: Giáo dục học sinh sử dụng, phân loại chất thải 7
 hợp lí. 
2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh sắm vai đóng kịch với 8
nội dung xây dựng trường học thân thiện.
2.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng lối sống tiết kiệm, chia sẻ, tương thân, 10
tương ái. 
2.3.6. Biện pháp 6: Xây dựng cho học sinh thói quen dọn vệ sinh lớp, 12
chăm sóc bồn cây, công trình măng non.
2.3.7. Biện pháp 7: Xây dựng tình cảm yêu mến môi trường thiên 13
nhiên thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi.
2.3.8. Biện pháp 8: Tổ chức hội thi báo ảnh về chủ đề “Thân thiện 14
với môi trường”.
2.3.9. Biện pháp 9: Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua 15
sách, báo, tranh, ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.3.10.Biện pháp10: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông 15
qua các môn học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 17
3.2. Kiến nghị 18
 1. MỞ ĐẦU 
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. Con số này sẽ nhân lên gấp nhiều lần nếu các em biết và hiểu về tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một thế hệ hiểu biết về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường. Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh Tiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường; hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng. Ngoài ra, các em học sinh còn có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Từ đó, các em không nghịch phá các công trình công cộng.
 Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm mang lại cho các em hiểu rõ được sự cần thiết về cộng đồng mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống giáo dục các em luôn có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ chính gia đình, nhà trường, lớp học và bên ngoài công cộng.
 Đưa giáo dục môi trường vào bậc tiểu học là việc làm cần thiết. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với các hoạt động thực tiễn, giúp các em mở rộng được kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục môi trường cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà quản lý giáo dục. Mục tiêu của giáo dục cần được xem xét chú trọng đến giáo dục môi trường nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học.
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục liên tiếp thực hiện các cuộc vận động lớn nhằm chấn chỉnh việc dạy và học, kêu gọi lương tâm nhà giáo và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên. Đến năm học 2008- 2009 ngành giáo dục thực hiện phong trào thi đua"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" cùng với việc thực hiện cuộc vận động"hai không". Phong trào này gồm có 5 nội dung sau:
+ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
+ Tổ chức vui chơi tập thể vui tươi lành mạnh. 
+ Rèn luyện kĩ năng sống.
+Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi HS, giúp HS tự tin trong học tập
+Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. Đó là một phong trào mang tính giáo dục rất cao. Tuy nhiên xây dựng trường học thân thiện như thế nào? và xây dựng bằng cách nào thì mỗi GV cần phải có trách nhiệm tìm hiểu để việc làm có được hiệu quả cao, lôi cuốn các em cùng tham gia hoạt động. Từ những chủ trương của ngành, tôi đã xác định được rằng: Xây dựng trường học thân thiện trước hết mỗi chúng ta phải biết"Thân thiện với môi trường”. Chính vì vậy, mà bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để đưa ra các biện pháp sao cho thiết thực với thực tiễn nên trong năm học 2017 – 2018 Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thân thiện với môi trường thông qua hoạt động giáo dục ở TrườngTiểu học" với hi vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ cho công tác giáo dục. Qua đây, tôi cũng muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý cho phong trào"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà toàn ngành đang thực hiện ngày một có chiều sâu. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Tôi nghiên cứu vấn đề này với mục đích tìm ra phương pháp và hình thức dạy học giáo dục phù hợp cho học sinh biết bảo vệ môi trường góp phần hình thành ở các em tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên và phát triển ở các em một số kỹ năng, thói quen biết bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Hoằng Minh nói riêng và học sinh ở các Trường Tiểu học nói chung.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về các biện pháp giúp học sinh lớp 4 biết bảo vệ môi trường ở trường, lớp, nơi công cộng và “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” cho học sinh Trường Tiểu học Hoằng Minh. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 
 Tôi đã đọc và nghiên cứu kĩ các tài liệu có liên quan đến giáo dục môi trường và nghiên cứu về cách dạy lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh trong Trường Tiểu học nói chung.
 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Tôi đã theo dõi và kiểm tra việc thực hành của học sinh thông qua các giờ học hoạt động ngoài giờ lên lớp để nắm bắt sự hiểu biết của học sinh về nhận thức có liên quan đến bảo vệ môi trường.
 1.4.3. Phương pháp thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. 
 1.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
 1.4.5. Phương pháp đóng kịch sắm vai.
 Tôi đã tổ chức cho học sinh thực hành đóng vai xử lí về một tình huống cụ thể để các em hiểu rõ về cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện về cách ứng xử trong tiểu phẩm có liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường. 
 1.4.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 Tôi đã lập bảng thống kê về số lượng và mức độ nhận biết mà học sinh lớp 4 đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
 2. NỘI DUNG 
 2.1. Cơ sở lí luận 
 Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó môi trường với con người bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá,...v...v
 Việc giáo dục học sinh biết "Thân thiện với môi trường" là một quá trình lâu dài, cần được phối kết hợp giữa nhiều yếu tố. Để nội dung"Thân thiện với môi trường" đến với từng em học sinh một cách có hiệu quả, bước đầu tôi đã giúp các em hiểu về Môi trường là gì ? Để từ đó, các em có kiến thức căn bản về môi trường và biết yêu quý tôn trọng thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
 + Vậy tại sao chúng ta lại phải thân thiện với môi trường?
 Thân thiện với môi trường là tạo mối quan hệ hài hoà giữa môi trường và con người, không tàn phá môi trường, không khai thác kiệt quệ môi trường, không làm cho môi trường bị ô nhiễm. 
 Thân thiện với môi trường còn có nghĩa là thân thiện giữa con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, thân thiện với môi trường còn thể hiện sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ vật chất và tinh thần, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, giúp nhau cùng học tập, vui chơi và cùng tiến bộ.
 Khái niệm thân thiện với môi trường nó không dừng lại ở lĩnh vực giáo dục mà nó xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Thế nhưng thân thiện với môi trường trong lĩnh vực giáo dục nó được hiểu ở góc độ thân thiện với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, thân thiện giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa nhà trường với phụ huynh. Nên sự thân thiện với môi trường của học sinh cần được hình thành và bồi dưỡng, phát huy thông qua các hoạt động cụ thể, gần gũi với đời sống của các em và phải lôi cuốn các em cùng tham gia hoạt động. Hiểu được điều đó, việc giáo dục học sinh"Thân thiện với môi trường" tôi đã hướng vào 3 đặc tính chủ yếu của học sinh đó là: 
 1. Tri thức và những hiểu biết về môi trường. 
 2. Thái độ và hành vi đối với môi trường.
 3. Kỹ năng và khả năng hành động cụ thể vì môi trường.
 Sau khi đã nắm được 3 đặc tính chủ yếu của học sinh tôi đã dựa vào từng tiết dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp để đưa kiến thức đến với từng em học sinh, xác định được mục tiêu của từng đặc tính:
 *Về tri thức: Giúp cho học sinh đạt được kiến thức, tích luỹ được kinh nghiệm hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường.
 *Về thái độ và hành vi: Giúp học sinh hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm tới môi trường từ đó các em có hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường. 
 *Về kỹ năng và khả năng hành động: Giúp học sinh có kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực trong phạm vi nhằm giải quyết những vấn đề mà môi trường đặt ra. Nhận thức được môi trường là gì? Giá trị của môi trường đối với con người, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường sống xung quanh. Đó là một trong các nội dung giáo dục học sinh thân thiện với môi trường. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong năm học 2017 – 2018, tôi được phân công phụ trách lớp 4A với 24 học sinh. Qua hai tuần thực dạy tôi đã đưa ra một bài tập trắc nghiệm để khảo sát độ nhận biết của học sinh về bảo vệ môi trường dựa vào nội dung mà các em đã học:
Nội dung kiểm tra
Nhận thức và 
thực hành tốt
Nhận thức và 
thực hành đúng
Nhận thức và thực 
 hành chưa tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Vệ sinh lớp học, sân trường
 5
20,8
7
29,2
12
50
Vứt rác vào thùng rác.
6
25
7
29,2
11
45,8
Trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
5
20,8
8
33,4
11
45,8
Tiết kiệm điện, nước, than, xăng, dầu.
4
16,7
5
20,8
15
62,5
Phân loại rác thải, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
3
12,5
4
16,7
17
70,8
 Qua bảng số liệu cho thấy còn nhiều học sinh nhận thức và thực hành chưa tốt về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai lệch và phiến diện nhiều em khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Những nguyên nhân chủ yếu đó là: 
 + Học sinh Tiểu học mới chỉ nhận biết về môi trường và bảo vệ nó thông qua các vấn đề như rác thải, phải vứt rác đúng nơi qui định, phải vệ sinh trường, lớp Còn rất nhiều nội dung cơ bản về môi trường như ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó đến đời sống, phân loại rác thải đúng cách và cách bảo vệ môi trường chưa được truyền đạt một cách đầy đủ. 
 + Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồng ghép vào giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại các Trường Tiểu học còn chưa được thường xuyên. 
 + Hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên còn cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của tổ chức đoàn thể mà người chịu trách nhiệm là Tổng phụ trách Đội nên dẫn đến việc hướng dẫn các em còn qua loa đại khái chưa đem lại chất lượng của giờ dạy. Việc định hướng nội dung, hình thức về Hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên còn chưa có tính sáng tạo, dẫn đến sự nhàm chán khi tổ chức cho các em, bên cạnh đó năng lực tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp của một số giáo viên còn rất hạn chế. 
 +Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa thực hiện một cách đồng bộ, chưa có sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nên các em thiếu ý thức, thói quen bảo vệ môi trường, nhiều khi thực hiện theo kiểu hình thức, đối phó. 
 2.3.Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về môi trường và giáo dục môi trường tại trường mình. Để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh thân thiện với môi trường, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
 2.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về môi trường, thực hành để xây dựng ý thức và thói quen giữ gìn trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
 Đây là một việc làm thiết thực, rất gần gũi với các em, bản thân các em cũng rất thích được vui chơi, học tập dưới mái trường xanh, sạch, đẹp, và an toàn. Với nội dung này không thể áp dụng trong một tiết học mà cần cho các em tham gia ở nhiều tiết học, mỗi tiết học là một hình thức khác nhau. Đây là một trong những tiết học mà tôi đã thực hiện ở tiết Hoạt động tập thể tuần 3 của lớp 4A)
 Thời gian: 40 phút; Địa điểm: Tại sân trường.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về xây dựng nội dung trường học xanh-sạch- đẹp - an toàn (thời gian: 10 phút) - Số HS tham gia: 24 học sinh
-Hình thức: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 em, thời gian TL nhóm là 3phút
- Giao việc cụ thể cho từng nhóm thông qua phiếu giao việc với nội dung câu hỏi như sau: 
+Nhóm 1 và nhóm 3: Quản lí chất thải và xử lí chất thải: Trong trường học của em, em đã bắt gặp những loại chất thải nào nhiều nhất? Em phải làm gì với những loại chất thải đó?
+Nhóm 2 và nhóm 5: Tìm hiểu về việc trang trí lớp học: Em hãy nêu những việc làm của nhóm em để trang trí cho lớp học sạch, đẹp, an toàn ?
+Nhóm 4 và nhóm 6: Tìm hiểu về việc trồng cây xanh: Trồng cây để làm gì? Ở trường mình trồng loại cây nào? Trồng cây vào mùa nào trong năm?
 Sau khi các nhóm thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng và việc làm của nhóm mình (thời gian trình bày của mỗi nhóm là 1- 2 phút). Các thành viên của nhóm khác lắng nghe và bổ sung tranh luận để đi đến thống nhất (Giáo viên là người trọng tài nhận xét và đưa ra kết luận).
 Giáo viên là người chốt nội dung sau khi học sinh thảo luận và trình bày: Trồng cây xanh là làm đẹp cho trường học, tạo bóng mát, tạo tâm lý thoải mái cho học sinh sau mỗi tiết học. Cây xanh còn là lá phổi của con người và cây xanh còn làm cho bầu không khí trong lành, ngăn chặn được tiếng ồn, bụi bặm...v.v. Chính vì vậy, mỗi mùa xuân đến chúng ta cần phải tăng cường trồng thêm nhiều cây xanh, cây hoa ở các bồn hoa trong sân trường. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải bảo vệ chăm sóc các cây và cần phải tự ý thức được việc vứt và nhặt rác bỏ đúng nơi qui định, nghiêm cấm sử dụng và vứt túi ni lông ra sân trường, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Coi lớp học của mình như một mái nhà chung. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác biết tô điểm, sắp xếp và bảo vệ lớp học của mình, giữ gìn vệ sinh lớp học luôn gọn gàng, sạch sẽ hằng ngày.
 Hoạt động 2: Thực hành để xây dựng ý thức và thói quen giữ gìn trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. (thời gian: 28 phút)
 Sau khi các em đã hiểu được việc cần thiết phải xây dựng trường học Xanh -sạch - đẹp - an toàn như thế nào? Qua việc thảo luận trong nhóm của mình. Để việc làm đó trở thành hiện thực tôi cho các em cùng thực hành trên thực tế. Các nhóm đã được giao việc cụ thể như sau: 
 + Nhóm 1 và nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường và trang trí thùng rác. 
 + Nhóm 2 và nhóm 5: Trang trí phòng học của lớp mình. 
 +Nhóm 4 và nhóm 6: Nhổ cỏ và tưới cây ở bồn hoa, vườn thuốc nam.
 Giáo viên là người theo dõi, giám sát. Sau 28 phút thực hành giáo viên tiểu kết và nhận xét việc làm của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm đẹp (lưu ý dành cho các em những lời khen hoặc những lời động viên, khích lệ, tránh việc khiển trách các em hoặc chê bai làm cho các em không vui hoặc chán nản). 
 * Củng cố (thời gian: 2 phút)
 Để kết thúc tiết học với nội dung giáo dục học sinh xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, tôi tổ chức cho các em múa hát tập thể bài hát" Em vẫn nhớ trường xưa" - Nhạc và lời Thanh Sơn và bài " Màu xanh quê hương" - Dân ca Khơmer (Nam Bộ).
 2.3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên qua trò chơi “Ô chữ”. 
 Nhận thức được vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự hữu hạn của chúng trong quá trình phát triển, giảm thiểu tiêu dùng tiết kiệm, chia sẻ, chống lãng phí là nội dung quan trọng trong giáo dục học sinh thân thiện với môi trường. Tài nguyên thiên nhiên như một thành phần của môi trường bao gồm rừng, đất, nguồn nước, không khí, các loại động vật, thực vật, các khoáng chất, các nhiên liệu hoá thạch, cũng được coi là môi trường tự nhiên và được gọi là tài nguyên nhiên liệu.
 Đối với nội dung này tôi đã chọn hình thức trò chơi “Ô chữ” bằng cách cho các em hoàn thiện các ô chữ. Với hình thức này nhằm giúp các em nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường không khí và biết được một số hiện tượng tự nhiên xung quanh ta và đặc điểm của nó. Từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.
-Thời gian: 30 phút. - Địa điểm: Trong lớp học.
- Hình thức: Chia lớp học thành 3 đội chơi, các đội cử đội trưởng. Giáo viên là người đưa ra các ô chữ có sẵn, đội trưởng của 3 đội phải là người quan sát và lắng nghe ý kiến của các bạn trong đội bật tín hiệu dành quyền trả lời, giáo viên nêu kết quả đúng và ghi vào ô chữ trên bảng. Giáo viên hướng dẫn mẫu một ô: 
 Đây là ô chữ gồm 5 chữ cái đó là một phương tiện đi lại được sử dụng rất nhiều ở các thành phố mà xả thải ra nhiều chất gây ô nhiễm vào môi trường ? 
 E
 Y
 (Đáp án: Xe máy)
 Tương tự cứ như vậy các đội nghe và lần lượt dành quyền trả lời các ô chữ. 
 +Ô chữ số 1: Là một ô chữ gồm 5 chữ cái nói về một loại phương tiện đi lại không ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí? 
 E
 P
 (Đáp án: Xe đạp) 
 +Ô chữ số 2: Là một ô chữ gồm 8 chữ cái nói về việc làm giúp cải thiện và làm tăng chất lượng bảo vệ bầu không khí ?
R
 G
 Y
 (Đáp án: Trồng cây)
+ Ô chữ số 3: Là một ô chữ gồm 9 chữ cái nói về một vật dụng thường được sử dụng khi chúng ta đi ngoài đường có bầu không khí ô nhiễm khói, bụi ? 
 K
 T
 N
 (Đáp án: Khẩu trang) 
 +Ô chữ số 4: Là một ô chữ gồm 11 chữ cái nói về một căn bệnh gây ra do không khí bị ô nhiễm ? 
V
 P
 Q
 N
 (Đáp án: Viêm phế quản)
 Kết thúc phần chơi, đội nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất thì đội đó thắng cuộc, phần thưởng cho đội thắng cuộc là một tràng pháo tay tuyên dương thật dài. Bên cạnh việc giúp các em tìm hiểu, bảo vệ và biết yêu mến mọi hiện tượng thiên nhiên xung quanh ta. Thông qua trò chơi này, tôi còn muốn luyện cho các em kĩ năng nghe, phân tích, phát huy trí thông minh và nâng cao tính đoàn kết tập thể.
 Tóm lại: Giáo dục học sinh gìn giữ

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo