Networks Business Online Việt Nam & International VH2

SKKN Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Đăng ngày 15 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
-----------@&?-----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
CHO HỌC SINH LỚP 1”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
Sáng kiến thuộc lĩnh vực môn:Toán
THANH HÓA NĂM 2018
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.	
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới. Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành,với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới. Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt, biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó.
Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là với học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát tiển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là khối lớp 1, khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài:“Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.
- Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.
- Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
- Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
- Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình Toán lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở
- Phương pháp luyện tập
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận 
Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán.
Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học.
Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc-hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên là hoàn toàn chính đáng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
 Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 50% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại thì không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.
Kết quả của năm học trước
Lớp
Sĩ số
Học sinh viết đúng cả 3 bước khi trình bày bài giải
1B
44
	 22 em
 50%
2.2.2. Những nguyên nhân
a. Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
- Đối với dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho các em thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho học sinh nêu câu trả lời, cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng.
- Vẫn còn một số giáo viên khi dạy còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, dạy theo phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, nhưng thật chất vẫn là: “Thầy truyền thụ, trò tiếp thu’’ và cũng còn một số giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Nếu dạy theo phương pháp một chiều như thế thì các em không phát huy hết được năng lực, tư duy độc lập sáng tạo mà các em sẽ tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động.
- Về mặt nhận thức, giáo viên còn coi việc dạy học giải toán có lời văn là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp dạy hiệu quả.
b. Nguyên nhân từ phía học sinh:
- Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu.
- Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán tiểu học thì mạch kiến thức giải toán có lời văn là khó nhất đối với học sinh và lại càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 vì vốn từ, vốn hiểu biết và khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy logic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là các em còn chưa biết cách tự học hay học tập một cách tự lập. Thực tế cho thấy, các em thực sự lúng túng khi gặp dạng toán có lời văn, vẫn còn một số em chưa biết cách tóm tắt đề toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, diễn đạt còn vụng về, thiếu logic, thiếu kĩ năng tính toán và trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chia dạng toán có lời văn ở các mức độ từ dễ đến khó
a) Mức độ 1:
Ngay từ đầu học kì I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ: “ Nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp”. Mục đích là cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường, sau mỗi phép tính là phần luyện tập có một hình vẽ 5 ô vuông để cho học sinh chọn và ghi phép tính thích hợp với hình vẽ
Dạng 1: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và viết dấu phép tính và ô trống
Ví dụ:  Bài 5a trang 46 SGK Toán 1
1
2
=
3
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có:
1
+
2
=
3
Dạng 2: Nâng dần mức độ, yêu cầu học sinh quan sát tranh, phải viết cả phép tính và kết quả vào ô trống
Ví dụ 1: Bài 5b trang 46 SGK Toán 1
 Để có:
1
+
1
=
2
Ví dụ 2: Bài 4 trang 48 SGK Toán 1
Để có:
1
+
3
=
4
Ví dụ 3: Bài 5a trang 50 SGK Toán 1
Để có:
3
+
2
=
5
Dạng 3: Bài toán theo dạng mở: Từ một hình vẽ, yêu cầu học sinh quan sát để diễn đạt theo 2 cách.
Ví dụ 1: Bài 4a trang 51 SGK Toán 1
Cách 1: Học sinh tự nêu được: Có 3 quả táo trên đĩa, mẹ đưa thêm vào đĩa 2 quả táo nữa, trên đĩa có tất cả 5 quả táo.
3
+
2
=
5
Cách 2: Khuyến khích học sinh nêu cách làm khác: Mẹ có 2 quả táo, mẹ đặt 2 quả táo đó vào chỗ đĩa có 3 quả táo, trên đĩa có tất cả 5 quả táo.
2
+
3
=
5
Ví dụ 2: Bài 4 trang 77 SGK Toán 1
Cách 1: Học sinh tự nêu: Có 8 hộp, thêm 1 hộp, có tất cả là 9 hộp. 
8
+
1
=
9
 Cách 2: Khuyến khích học sinh nêu cách làm khác: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, có tất cả là 9 hộp
. 
1
+
8
=
9
Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ nên khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt và động viên các em viết được nhiều phép tính.
Dạng 4: Yêu cầu tăng cao hơn với dạng bài có dấu phép tính trừ
Ví dụ 1: Bài 3 trang 56 SGK Toán 1
Học sinh phải hiểu và diễn đạt được: Lúc đầu có 4 bạn chơi nhảy dây, sau đó 1 bạn không chơi nữa. Vậy chỉ còn 3 bạn chơi nhảy dây.
4
-
1
=
3
Ví dụ 2: Bài 3b trang 85 SGK Toán 
10
-
2
=
8
Ở đây giáo viên cần động viên các em quan sát tranh thật kĩ để diễn đạt-trình bày miệng và ghi đúng phép tính để tránh nhầm lẫn sang phép cộng.
b) Mức độ 2:
 Đến cuối học kì I, học sinh bắt đầu làm quen với dạng tóm tắt bằng lời thay cho hình vẽ. Dạng toán này tập cho các em từng bước thoát li với hình ảnh trực quan để tiếp cận với đề toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt lời giải bài toán bằng lời và biết chọn phép tính thích hợp, tuy nhiên chưa cần viết câu lời giải.
Ví dụ 1: Bài 3 câu b trang 87 SGK Toán 1
Tóm tắt
      Có          : 10 quả bóng
      Cho        : 3 quả bóng
      Còn        :  quả bóng?   
10
 -
 3
 =
7
Ví dụ 2: Bài 4 trang 88 SGK Toán 1
Tóm tắt
 Tổ 1        : 6 bạn
      Tổ 2        : 4 bạn
      Cả hai tổ:  bạn?                                                                        
6
 +
 4
 =
10
Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống ở sách giáo khoa.
c) Mức độ 3: 
 Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện
(Tiết: Bài toán có lời văn trang 115 SGK Toán 1). 
Bài toán 1: Có ....bạn, có thêm....đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Bài toán 2: Có..con thỏ, có thêm con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
Tư duy hoc sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của các em.
d) Mức độ 4: 
 Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. (Tiết: Giải toán có lời văn - trang 117 SGK Toán 1)
2.3.2. Hướng dẫn giải toán
Để cho học sinh làm được một bài toán giải có lời văn đúng, chính xác và nhanh, tôi đã và đang hướng dẫn cho các em tiến hành theo bốn bước như sau:
* Bước 1: Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài toán
Với kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy nếu ngay từ đầu chúng ta không tập, hướng dẫn kĩ cho các em bước này thì phần lớn các em đọc đề bài một cách rất máy móc. Các em chỉ cần đọc sơ qua hoặc đọc qua loa rồi vội vàng làm bài, cho nên dẫn đến các em làm câu lời giải sai hoặc chưa chính xác rồi phép tính sai, đáp số sai và đơn vị cũng sai. Cho nên ngay từ đầu, giáo viên phải rèn luyện, nhắc nhở để tập cho các em có một thói quen là khi làm toán giải thì công việc đầu tiên là đọc đề  thật nhiều lần cho hiểu bài rồi mới tiến hành làm bài.
Việc đọc kĩ và tìm hiểu nội dung bài toán vô cùng quan trọng, một khi đã đọc kĩ đề rồi thì khi đó mới hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như “ thêm’’,“tất cả’’, hoặc “ bớt’’, hay “ bớt đi’’
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu đúng từng câu văn, biết phân tích ý nghĩa thực tiễn của bài toán, trình bày lại bài toán một cách ngắn gọn, cô đọng lại phần đã cho và phần phải tìm, để làm nổi bật phần trọng tâm của bài toán.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu mỗi bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
+ Phần đã cho ( giả thiết bài toán)
+ Phần phải tìm ( kết luận bài toán)
- Tìm ra được mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm ( mối quan hệ phụ thuộc giữa giả thiết và kết luận).
Ví  dụ: 
Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
Đối với bài này, trước hết, giáo viên cho các em đọc kĩ nội dung bài toán sau đó mới hướng dẫn các em phân tích đề toán.
+ Nhà An có mấy con gà? (5 con gà)
+ Mẹ mua thêm mấy con gà nữa? (4 con gà)
+ Vậy bây giờ nhà An có tất cả mấy con gà? ( 9 con gà)
Giáo viên gọi 4 đến 5 học sinh đọc lại đề toán sau đó, hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? ( Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà).
+  Khi học sinh trả lời đến đây thì giáo viên dùng thước gạch chân phần dữ kiện bài toán: “ Có 5 con gà, thêm 4 con gà”
+ Bài toán hỏi gì? ( Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên gạch chân câu hỏi: ( Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà)
Rồi sau đó giáo viên hướng dẫn các em tóm tắt đề toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán
- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải được bài toán có lời văn.
- Giáo viên cần phải chú ý rằng, phần tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần phải được luyện kĩ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Trong giải toán có lời văn, bước tóm tắt đề toán cũng không kém phần quan trọng đối với các bước khác, nếu các em tóm tắt đề toán đúng cũng đồng nghĩa với các em đã hiểu bài rồi, còn tóm tắt như thế nào cho dễ hiểu, dễ làm  thì giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em qua từng dạng bài, từng tiết dạy cụ thể và xuyên suốt chương trình Toán lớp 1, giáo viên cũng không nên nóng vội, dần dần các em sẽ nhớ và làm tốt. Trong quá trình tóm tắt đề toán, giáo viên nên hướng dẫn các em viết thẳng theo cột để dể hiểu và có thể lựa chọn phép tính giải, nhưng dòng cuối phần tóm tắt là một câu hỏi viết ngắn gọn lại cần phải đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Tóm tắt:
Có	 : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả: con gà?
- Giải toán có lời văn có ba dạng chính để tóm tắt bài toán, muốn biết bài toán đó tóm tắt theo dạng nào cho phù hợp, dễ hiểu thì trước tiên các em phải đọc kĩ đề, phân tích đề rồi lựa chọn cách tóm tắt.
a) Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn:
Ví dụ 1: Lan gấp 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn lại mấy cái thuyền?
Tóm tắt
Có: 14 cái thuyền
Cho bạn : 4 cái thuyền
Còn lại: cái thuyền?
Ví dụ 2: Trên tường có 12 bức tranh, người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh?
Tóm tắt
Có : 14 bức tranh
Thêm : 2 bức tranh
Có tất cả: bức tranh?
b) Tóm tắt dưới dạng bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Ví dụ 1: Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài mấy xăng - ti - mét?
Tóm tắt
Ví dụ 2: Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng - ti - mét?
 Tóm tắt
c) Tóm tắt dưới dạng bằng hình vẽ: 
Ví dụ 1:
Tóm tắt            
Có : 15 hình tròn 
Tô màu : 4 hình tròn
Không tô màu:....hình tròn?
Ví dụ 2: 
Tóm tắt
Có : 5 hình vuông
Có : 4 hình vuông
Có tất cả: ..hình vuông và hình tròn?
Bước 3: Hướng dẫn cách giải
- Sau khi đã hướng dẫn cho các em tóm tắt xong, giáo viên mới tiến hành cho các em giải toán. Công việc quan trọng tiếp theo là định hướng cho các em làm được câu lời giải, ghi phép tính và đáp số. Để cho các em làm bài tốt, giáo viên nên hướng dẫn từng bước một.
Ví dụ: Ta quay lại bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
+ Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm thế nào? (Ta lấy 5 + 4 = 9)
+ Vì sao em lại lấy 5 cộng 4? ( Vì nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa)
Hoặc giáo viên có thể hỏi: Nhà An có tất cả mấy con gà? (9 )
+ Em làm thế nào để được 9? ( 5 + 4 = 9 )
Tới đây, giáo viên gợi ý tiếp: ( 9 này là 9 con gà nên ta viết “ con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà )
- Khi học sinh đã xác định được phép tính, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải, việc hướng dẫn cho học sinh đặt câu lời giải còn khó rất nhiều so với việc chọn phép tính và tìm ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với dạng toán này nên các em rất lúng túng vì thế giáo viên giúp các em hiểu và nắm được cách làm, có thể dùng một trong các cách sau để hướng dẫn các em tìm ra câu lời giải:
a) Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu ( Hỏi) và từ cuối (mấy ) để có câu lời giải: Nhà An có tất cả:
Hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải: “ Nhà An có tất cả là:”
b) Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và từ 
“ số” ( ở đầu câu), từ “ là” ở cuối câu để có câu lời giải: Số con gà nhà An có tất cả là:
c) Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “ từ khóa” của câu lời giải,ta bỏ chữ “Hỏi” và chữ “mấy” rồi thêm từ “là” ở cuối câu dể có câu lời giải: Nhà An có tất cả số con gà là:
d)  Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “ Nhà An có tất cả mấy con gà?” Học sinh sẽ trả lời nhà An có tất cả 9 con gà”. Giáo viên nói: Vậy ta có thể đặt câu lời giải là: “Nhà An có tất cả số con gà là:”. Ta thay chữ “mấy” thành chữ “số” thì sẽ có câu lời giải.
Bước 4: Cách trình bày bài giải
- Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm tư duy. Thực tế hiện nay, học sinh lớp 1 bước đầu trình bày được một bài toán giải còn hạn chế, cho nên, ngay từ đầu giáo viên nên chú ý đến rèn nề nếp, tính cẩn thận, cách trình bày khoa học, sạch đẹp cho dù làm trong giấy nháp, bảng lớp hay vở... tất cả đều rất quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện được yêu cầu này, thì trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày theo hướng dẫn quy định.
Từ : “Bài giải”lùi vào 5 ô vuông và gạch chân 
Câu lời giải cách lề khoảng 2 đến 3 ô vuông, chữ cái đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu hai chấm.
Phép tính viết viết lùi vào 3 ô vuông, cuối phép tính có ghi đơn vị tính và để trong dấu ngoặc đơn ( ).
Đáp số lùi vào 5 ô vuông có gạch chân, sau tiếng số có dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính không còn viết trong dấu ngoặc đơn nữa.
Quay lại ví  dụ của bài toán trên: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
Với bài này, ta trình bày như sau:
Bài giải
Nhà An có tất cả  số con gà là:
5 + 4 = 9 (con gà)
            Đáp số: 9 con gà
 Lưu ý: Khi trình bày câu lời giải, thì tùy thuộc vào các em đặt câu lời giải dài hay ngắn, để lùi vào cho khoa học, cho đẹp. Trong một bài toán giải thì giáo viên  nên cho các em đặt nhiều câu lời giải khác nhau để kiểm tra xem các em đã nắm được kiến thức bài học đến đâu rồi, từ đó có cách giải quyết, định hướng cho các em học tốt hơn.
Ví dụ: Nếu các em làm câu lời giải: “Có tất cả là”: Câu lời giải này chỉ có bốn tiếng thôi nên ta hướng dẫn các em nên lùi vào bốn ô vuông để khi trình bày câu lời giải sẽ nằm ngay ngắn ở giữa trang giấy.
- Ngoài việc hướng dẫn cho các em làm tính ra, giáo viên còn phải nhắc nhở, rèn luyện cho các em kĩ năng viết chữ, viết số đúng mẫu và đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết và cách  trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
- Để phát huy tư duy và năng lực giải toán có lời văn đối với học sinh, ở buổi học thứ hai, tôi đã đưa ra một số bài tập mở rộng như sau:
Ví dụ 1:
Năm nay mẹ 37 tuổi, mẹ hơn con 25 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
Giáo viên lưu ý cho học sinh ở bài tập có từ “nhiều hơn” học sinh dễ dàng nhầm lẫn cho nên khi giải các em làm tính cộng. Vì vậy, giáo viên nên giảng cho học sinh hiểu, trong thực tế bao giờ tuổi mẹ cũng nhiều hơn tuổi con, cũng có nghĩa là tuổi con bao giờ cũng ít hơn tuổi mẹ “ Năm nay mẹ 37 tuổi, mẹ hơn con 25 tuổi” có nghĩa là con luôn luôn kém mẹ 25 tuổi. Nhờ vậy, học học sinh sẽ hiểu được nội dung bài toán và giải được bài toán một cách dễ dàng.
                                                      Bài giải
                               

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo