Lỗi H-28 tủ lạnh Sharp Các mẹo sửa chữa đơn giản Tại sao tủ lạnh Sharp lỗi H28? Nguyên nhân, dấu hiệu & hướng dẫn cách tự khắc phục lỗi...
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN Tập 6 VẬN HÀNH, SỬA CHỮA TRANG – Tài liệu text
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN Tập 6 VẬN HÀNH, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ HỆ THỐNG ĐIỆN docx
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.08 KB, 65 trang )
Bạn đang đọc: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN Tập 6 VẬN HÀNH, SỬA CHỮA TRANG – Tài liệu text
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN
Tập 6
VẬN HÀNH, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ HỆ
THỐNG ĐIỆN
National Technical Codes for Operating and Maintainance Power
system facitilies
HÀ NỘI -2008
1
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Lời nói đầu
Bộ Quy chuẩn Kỹ thuật điện QCVN QTĐ 5:2008/BCT; QCVN QTĐ 6:2008/BCT;
QCVN QTĐ 7:2008/BCT là văn bản quy phạm pháp luật băt buộc áp dụng cho các
đơn vị hoạt động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam. Quy chuẩn kỹ thuật điện bao gồm
các quy định về thiết kế, xây lắp, vận hành và kiểm tra các trang thiết bị sản xuất,
truyền tải điện và phân phối điện năng .
Quy chuẩn kỹ thuật điện do Bộ Công thương chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và
Công nghệ thẩm định. Quy chuẩn kỹ thuật được Bộ Công thương ban hành theo
Quyêt định số 54/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008.
Quy chuẩn kỹ thuật điện được xây dựng dựa trên việc rà soát, sửa đổi, bổ sung
và biên tập lại nội dung của 03 bộ Quy phạm Trang bị điện, bao gồm Quy phạm thi
công công trình điện (TCN-1-84), Quy phạm vận hành nhà máy điện và lưới điện
(QPDT-01-71), Tiêu chuẩn ngành về Khối lượng và tiêu chuẩn thử nghiệm, nghiệm
thu, bàn giao các công trình điện (TCN-26-87).
Việc rà soát sửa đổi Quy chuẩn được tiến hành trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập WTO và chính thức trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2008. Để đáp
ứng với việc gia nhập WTO thì những tiêu chuẩn bắt buộc bao gồm cả tiêu chuẩn kỹ
thuật phải không phải là rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và hướng tới việc
hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho lần rà
soát, sửa đổi này là chọn lọc bỏ ra những qui định không phù hợp là qui định bắt
buộc, loại bỏ các quy định quá chi tiết mang tính chất đặc thù của công nghệ, tập
trung vào các quy định mang tính chất cơ bản nhất để đảm bảo mục tiêu vận hành
an toàn, ổn định các trang thiết bị của hệ thống điện Việt Nam, thông qua đó nhằm
đảm bảo an ninh hệ thống điện và an toàn cho cộng đồng.
Do thời gian hạn hẹp, khối lượng công việc lớn và rất phức tạp, chắc chắn bộ
Quy chuẩn không tránh khỏi một số sai sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp
của độc giả.
Cũng nhân dịp này, Vụ Khoa học vụ Công nghệ, Bộ Công thương xin chân thành
cám ơn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Xây dựng, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và
các cơ quan, tổ chức liên quan đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về nhân lực cũng
như vật lực cho Tổ công tác trong quá trình xây dựng quy chuẩn. Xin chân thành
cảm ơn các chuyên gia tâm huyết trong nước và quốc tế đã không quản ngại khó
khăn, đóng góp thời gian, công sức và những kinh nghiệm quí báu của mình cùng
Vụ Khoa học, Công nghệ để hoàn thành công tác xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật ngành Điện, đóng góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Xin trân trọng cám ơn,
Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương
2
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Mục lục
Phần I 1
ĐIỀU KHOẢN CHUNG 1
Phần II 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC 2
Chương 1 2
Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 2
Chương 2 3
NGHIỆM THU CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO VẬN HÀNH 3
Chương 3 4
CHUẨN BỊ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 4
Chương 4 4
Chương 6 5
KỸ THUẬT AN TOÀN 5
Chương 7 6
AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY 6
Chương 8 7
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT VẬN HÀNH 7
Phần III 7
MẶT BẰNG, NHÀ CỬA CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN 7
Chương 1 7
MẶT BẰNG7
Chương 2 8
NHÀ CỬA, THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI
ĐIỆN 8
Phần IV 9
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG, NGUỒN NƯỚC, HỆ THỐNG THUỶ LỰC 9
Chương 1 9
QUY ĐỊNH CHUNG 9
Chương 2 10
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG
10
Mục 1 10
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG 10
M c 2 14
KI M TRA TÌNH TR NG CÁC CÔNG TRÌNH THU CÔNG 14
M c 3 15
CÁC THI T B C KH C A CÔNG TRÌNH THU CÔNG 15
Chương 3 16
QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, ĐẢM BẢO KHÍ
TƯỢNG VÀ THUỶ VĂN 16
M c 1 16
I U TI T N C 16
M c 2 17
MÔI TR NG TRONG H CH A 17
M c 3 17
CÁC HO T NG KH T NG THU V N 17
Chương 4 18
Tua bin thuỷ lực 18
Phần V 20
CÁC THIẾT BỊ CƠ NHIỆT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN 20
3
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Chương 1 20
QUY ĐỊNH CHUNG 20
Chương 2 20
VẬN CHUYỂN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU 20
Chương 3 23
CHẾ BIẾN THAN BỘT 23
Chương 4 24
LÒ HƠI VÀ THIẾT BỊ CỦA LÒ 24
Chương 5 27
TUABIN HƠI 27
Chương 6 31
CÁC THIẾT BỊ KIỂU KHỐI CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN 31
Chương 7 32
TUABIN KHÍ 32
Chương 8 36
MÁY PHÁT DIESEL 36
Chương 9 37
CÁC THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG VÀ ĐO LƯỜNG NHIỆT 37
Chương 10 37
XỬ LÝ NƯỚC HYDRAT HOÁ 37
Chương 11 38
CÁC ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN 38
Chương 12 39
CÁC THIẾT BỊ PHỤ PHẦN CƠ – NHIỆT 39
Chương 13 39
THIẾ BỊ LỌC BỤI VÀ LƯU CHỨA TRO XỈ 39
Phần VI 40
THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN 40
Chương 1 40
QUY ĐỊNH CHUNG 40
Chương 2 40
MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BÙ ĐỒNG BỘ 40
Chương 3 42
ĐỘNG CƠ ĐIỆN 42
Chương 4 42
MÁY BIẾN ÁP, MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU VÀ CUỘN ĐIỆN KHÁNG CÓ DẦU 42
Chương 5 44
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN(HPĐ) 44
Chương 6 46
HỆ THỐNG ẮC QUY 46
Chương 7 46
ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG (ĐDK) 46
Chương 8 48
ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN LỰC 48
Chương 9 50
BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG ĐIỆN (BRT) 50
Chương 10 51
TRANG BỊ NỐI ĐẤT 51
Chương 11 52
BẢO VỆ CHỐNG QUÁ ĐIỆN ÁP 52
Chương 12 54
TRANG BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN 54
4
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Chương 13 55
CHIẾU SÁNG 55
Chương 14 55
TRẠM ĐIỆN PHÂN 55
Chương 15 56
DẦU NĂNG LƯỢNG 56
Phần VII 57
CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ-THAO TÁC 57
Chương 1 57
CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ 57
Chương 2 59
THAO TÁC ĐÓNG CẮT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN 59
Chương 3 59
NHÂN VIÊN VẬN HÀNH 59
Chương 4 60
CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ VÀ ĐIỀU CHỈNH CÔNG NGHỆ 60
5
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Phần I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy định này bao gồm các yêu cầu kỹ thuật cần được thực hiện trong quá
trình vận hành và bảo dưỡng các công trình thuỷ công và thiết bị cơ khí phụ trợ của
nhà máy thủy điện, thiết bị của nhà máy nhiệt điện, thiết bị điện trong lưới điện nhằm
đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và độ tin cậy của các phương tiện và thiết bị
liên quan.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho toàn bộ hệ thống lưới điện quốc gia Việt Nam,
bao gồm tất cả các nhà máy điện, các trạm điện, mạng lưới điện và các phần tử nối
với lưới điện quốc gia Việt Nam. Phạm vi áp dụng của Quy chuẩn kỹ thuật này như
sau:
1. Đối với trang thiết bị lưới điện:
Các thiết bị có điện áp cao hơn 1000V nối với lưới điện quốc gia Việt nam.
2. Đối với các nhà máy thuỷ điện:
Các công trình thuỷ công và thiết bị điện của các nhà máy thuỷ điện được quy
định tương ứng như sau:
a) Các công trình thuỷ công và các thiết bị phụ trợ của tất cả các nhà máy
thuỷ điện ở Việt Nam và nối với lưới điện quốc gia Việt Nam, trừ những nhà máy
thuỷ điện có đập đặc biệt quy định tại Nghị định Chính phủ Số 143/2003/NĐ-CP ngày
28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi;
b) Các thiết bị điện của các nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam và nối với lưới điện
của Việt Nam, có công suất định mức bằng hoặc lớn hơn 30MW.
3. Đối với các nhà máy nhiệt điện
Các thiết bị của các nhà máy nhiệt điện có công suất bằng hoặc lớn hơn
1000kW ở Việt Nam và nối với lưới điện quốc gia Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan có thẩm quyền” là Bộ Công Thương hoặc cơ quan được uỷ
quyền theo quy định pháp luật.
2. “Chủ sở hữu” là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ các nhà máy điện hoặc lưới
điện và có trách nhiệm pháp lý về vận hành các nhà máy điện và lưới điện đó;
1
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Phần II
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Chương 1
Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Điều 4. Nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị thành phần trong hệ thống điện (bao
gồm: các Công ty phát điện, truyền tải, phân phối, các Trung tâm điều độ, các Công
ty Sửa chữa và Dịch vụ …) là:
1. Đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, tin cậy cho khách hàng theo các
quy định của pháp luật hiện hành.
2. Duy trì chất lượng định mức của năng lượng sản xuất ra: tần số và điện áp
của dòng điện, áp suất và nhiệt độ của hơi theo các quy định của pháp luật hiện
hành.
3. Hoàn thành biểu đồ điều độ: Phụ tải điện của từng nhà máy và của hệ
thống năng lượng nói chung; truyền tải và phân phối năng lượng cho khách và
các trào lưu điện năng giữ các hệ thống năng lượng.
4. Thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
Điều 5. Mỗi đơn vị thành phần trong hệ thống điện phải hiểu biết sâu đặc
điểm của sản xuất năng lượng và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân và
đời sống xã hội, phải nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động,
quy trình công nghệ, tuân thủ Quy chuẩn này và các quy định về kỹ thuật an
toàn, các quy định khác có liên quan của các cấp có thẩm quyền.
Điều 6. Các nhà máy điện, công ty điện lực, đơn vị cấp điện và đơn vị vận
hành lưới điện cần đảm bảo:
1. Xây dựng văn bản của đơn vị mình nhằm thực hiện Quy chuẩn này và
thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục góp phần phát triển hệ thống năng
lượng để thoả mãn nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân, đời sống
của nhân dân với phương châm phát triển năng lượng đi trước một bước.
2. Phấn đấu tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, truyền tải và
phân phối điện nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị.
3. Ứng dụng và nắm vững kỹ thuật mới, tổ chức sản xuất và lao động
khoa học.
4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, phổ biến những
phương pháp sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến
và sáng chế, phổ biến các hình thức và phương pháp thi đua tiên tiến.
Điều 7. Hệ thống năng lượng gồm các nhà máy điện, các lưới điện liên hệ
chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, một
cách liên tục dưới sự chỉ huy thống nhất về chế độ vận hành.
Hệ thống năng lượng liên kết bao gồm một vài hệ thống năng lượng
được nối với nhau về chế độ vận hành chung và đặt dưới sự chỉ huy điều độ
chung.
Hệ thống năng lượng thống nhất bao gồm các hệ thống năng lượng liên
kết với nhau bằng những đường liên lạc giữa các hệ thống, bao quát phần
lớn lãnh thổ cả nước có chung chế độ vận hành và trung tâm chỉ huy điều độ.
2
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Chương 2
NGHIỆM THU CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO VẬN HÀNH
Điều 8. Chỉ đưa vào vận hành các nhà máy điện, lưới điện được xây dựng
mới hoàn tất mở rộng hoặc từng đợt riêng biệt, các tổ máy, các khối máy chính, nhà
cửa và công trình sau khi đã được nghiệm thu đúng quy định theo hiện hành.
Điều 9. Việc nghiệm thu đưa vào vận hành các xí nghiệp năng lượng
hoặc các bộ phận của các xí nghiệp đó được tiến hành theo khối lượng của tổ
hợp khởi động bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình sản xuất chính,
phụ, dịch vụ, sửa chữa, vận chuyển, kho tàng, thông tin liên lạc, công trình
ngầm, công trình làm sạch nước thải, phúc lợi công cộng, nhà cửa, ký túc xá,
nhà ăn tập thể, trạm y tế và các công trình khác nhằm đảm bảo:
– Sản xuất điện năng theo đúng sản lượng thiết kế đối với tổ hợp khởi động;
– Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về sinh hoạt, vệ sinh cho
cán bộ nhân viên vận hành và sửa chữa.
– Tuân thủ các quy định khác có liên quan đến tổ hợp khởi động.
– Bảo vệ chống gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Điều 10. Trước khi nghiệm thu thiết bị năng lượng đưa vào vận hành, Chủ
thiết bị cần thực hiện các hoạt động sau:
– Chạy thử từng bộ phận và nghiệm thu từng phần các thiết bị của tổ máy;
– Khởi động thử thiết bị chính và thiết bị phụ của tổ máy;
– Chạy thử tổng hợp máy;
Trước khi đưa vào vận hành nhà cửa và công trình cần phải tiến hành nghiệm
thu từng phần, trong đó có phần công trình ngầm và nghiệm thu theo khối lượng của
tổ hợp khởi động.
Điều 11. Việc nghiệm thu thiết bị sau khi kiểm tra và chạy thử từng phần,
nghiệm thu từng bộ phận của tổ máy và các công trình, khởi động thử, kiểm tra tính
sẵn sàng của thiết bị tiến tới chạy thử tổng hợp do các tiểu ban thuộc Hội đồng
nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Việc nghiệm thu thiết bị và các công trình đưa vào vận hành do Hội đồng
nghiệm thu cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12. Việc chạy thử từng phần và nghiệm thu từng bộ phận của tổ
máy do hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành theo các sơ đồ thiết kế sau khi
đã hoàn thành công tác xây lắp cụm thiết bị đó. Khi nghiệm thu từng bộ phận
cần phải kiểm tra việc thực hiện các Quy định về xây dựng, các quy định về
kiểm tra lò hơi, quy phạm kỹ thuật an toàn, quy phạm phòng nổ và phòng
chống cháy “Quy phạm thiết bị điện”, các chỉ dẫn của nhà chế tạo, quy trình
hướng dẫn lắp ráp thiết bị và các tài liệu pháp lý khác.
Điều 13. Sau khi chạy thử tổng hợp và khắc phụ được hết các khiếm
khuyết đã phát hiện, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước tiến hành nghiệm
thu thiết bị cùng với nhà cửa công trình liên quan đến thiết bị đó và lập biên
bản nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước quy định thời hạn thiết bị
được vận hành tạm thời, trong thời gian này phải hoàn thành các việc thử
nghiệm cần thiết, các công tác hiệu chỉnh hoàn thiện thiết bị để đảm bảo vận
hành thiết bị với các chỉ tiêu thiết kế.
3
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Đối với thiết bị sản xuất loạt đầu tiên, thời gian vận hành thử được quy định trên cơ
sở kế hoạch phối hợp các công việc về hoàn thiện, hiệu chỉnh và vận hành thử thiết
bị đó.
Điều 14. Khi đơn vị vận hành tiếp nhận thiết bị, các tài liệu kỹ thuật sau
liên quan đến các trang thiết bị được lắp đặt, cần chuyển giao đầy đủ cho đơn
vị vận hành từ đơn vị xây lắp hoặc nhà sản xuất:
– Tài liệu thiết kế (gồm các bản vẽ, các bản thuyết minh, các quy trình, các tài
liệu kỹ thuật, nhật ký thi công và giám sát của cơ quan thiết kế) đã được điều chỉnh
trong quá trình xây dựng, lắp ráp và hiệu chỉnh do các cơ quan thiết kế, xây dựng và
lắp máy giao lại;
– Các biên bản nghiệm thu các bộ phận và công trình ngầm do các cơ quan
xây dựng và lắp máy giao lại;
– Các biên bản kiểm tra thử nghiệm của các thiết bị tự động phòng chống
cháy, phòng nổ và chống sét do các cơ quan có trách nhiệm tiến hành các thử
nghiệm này giao lại;
– Tài liệu của nhà máy chế tạo (các quy trình, bản vẽ, sơ đồ và tài liệu
của thiết bị, máy móc và các phương tiện cơ giới hoá) do cơ quan lắp máy
giao lại.
– Các biên bản hiệu chỉnh đo lường, thử nghiệm và các sơ đồ nguyên ký và
sơ đồ lắp ráp hoàn công do cơ quan tiến hành công tác hiệu chỉnh giao lại;
– Các biên bản thử nghiệm các hệ thống an toàn, hệ thống thông gió, do cơ
quan thực hiện công tác hiệu chỉnh giao lại;
– Các biên bản thí nghiệm và kiểm tra trạng thái ban đầu của kim loại các
đường ống, của các thiết bị chính thuộc tổ máy năng lượng do các cơ quan thực
hiện việc kiểm tra và thử nghiệm giao lại.
Chương 3
CHUẨN BỊ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
Điều 15. Công tác chuẩn bị cán bộ công nhân viên của các xí nghiệp và
cơ quan thuộc ngành điện phải được tiến hành theo các quy chế và chỉ dẫn
có liên quan về công tác chuẩn bị cán bộ công nhân viên tại các nhà máy
điện, lưới điện.
Lãnh đạo các Công ty Điện lực, các xí nghiệp và các cơ quan ngành điện phải
tổ chức và kiểm tra định kỳ công tác chuẩn bị cán bộ công nhân viên.
Điều 16. Việc kiểm tra kiến thức đối với công nhân và cán bộ kỹ thuật có quan
hệ trực tiếp với công tác vận hành và bảo dưỡng các đối tượng thuộc kiểm tra viên
lò hơi quản lý phải được tiến hành theo đúng các yêu cầu của kiểm tra viên lò hơi.
Chương 4
SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ, NHÀ CỬA VÀ CÔNG TRÌNH
THEO KẾ HOẠCH TÀI LIỆU KỸ THUẬT
4
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Điều 17. Đơn vị vận hành cần lưu giữ các tài liệu kỹ thuật cần thiết theo các
quy định tương ứng trong từng lĩnh vực (thủy điện, nhiệt điện và lưới điện).
Điều 18. Mỗi nhà máy điện, công ty điện lực, đơn vị cung cấp điện và vận
hành lưới điện cần thiết lập các quy định về danh mục bao gồm các thủ tục cần thiết
và các sơ đồ công nghệ cho việc kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành một cách thích
hợp.
Điều 19. Trên mỗi thiết bị chính và thiết bị phụ của nhà máy điện và của trạm
biến áp phải có các tấm biển của nhà chế tạo ghi các thông số định mức của thiết bị.
Điều 20. Tất cả thiết bị chính và phụ ở nhà máy điện, lưới điện lưới nhiệt kể
cả các đường ống, các hệ thống và phân đoạn thanh cái cũng như các van của
đường ống dẫn khí, dẫn gió… đều phải đánh số theo quy định.
Điều 21. Tại các phân xưởng của nhà máy điện và các bảng điều khiển có
trực nhật thường xuyên, các trạm điều độ và trạm biến áp trung gian phải tiến hành
ghi thông số theo các biểu mẫu và chế độ quy định.
Điều 22. Tại các trung tâm điều độ hệ thống điện, trạm điều độ lưới điện và
các phòng điều khiển trung tâm nhà máy điện, điều độ lưới điện phải đặt máy ghi âm
để ghi lại đối thoại trong các trường hợp sự cố.
Chương 6
KỸ THUẬT AN TOÀN
Điều 23. Việc bố trí khai thác và sửa chữa thiết bị năng lượng nhà cửa và
công trình nhà máy điện và lưới điện phải thoả mãn những yêu cầu của quy phạm kỹ
thuật an toàn của Bộ Công Thương và các quy định của Nhà nước.
Mỗi cán bộ công nhân viên phải thông hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành các
quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn có liên quan đến công tác hay đến thiết bị do
mình quản lý.
Điều 24. Các nồi hơi, đường ống, bình chịu áp lực, thiết bị nâng thuộc đối
tượng thi hành quy phạm Nhà nước cần phải được đăng ký, khám nghiệm theo đúng
quy định của quy phạm Nhà nước và quyết định phân cấp của Bộ Công Thương.
Các thiết bị nói trên không thuộc đối tượng thi hành quy phạm Nhà nước, các
xí nghiệp điện có trách nhiệm tự tổ chức đăng ký, khám nghiệm nhằm đảm bảo an
toàn cho các thiết bị đó.
Điều 25. Các thiết bị bảo vệ tự động, thiết bị an toàn và các trang bị an toàn –
bảo hộ dùng trong vận hành, thao tác sửa chữa cần phải được kiểm tra và thử
nghiệm theo đúng quy định trong các Quy chuẩn hiện hành.
Điều 26. Các cán bộ nhân viên được quy định là gián tiếp có liên quan đến
việc thực hiện quy định an toàn và vệ sinh công nghiệp, không thực hiện đúng chức
trách của mình, cũng như không thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai
nạn và nhiễm độc nghề nghiệp, cũng như các cá nhân trực tiếp vi phạm đều phải
chịu trách nhiệm tương ứng về các tai nạn và nhiễm độc đã xảy ra trong sản xuất.
Điều 27. Các sự cố và tai nạn lao động xảy ra phải được khai báo, điều tra,
thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo các quy định hiện hành. Đồng thời phải
khẩn trương lập biện pháp khắc phục cụ thể nhằm ngăn ngừa sự cố, tai nạn tái diễn.
5
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Điều 28. Mọi cán bộ công nhân sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, hiệu chỉnh, thí
nghiệm, quản lý của nhà máy điện, lưới điện và các xí nghiệp phục vụ khác trong hệ
thống năng lượng phải được huấn luyện và thực hành thông thạo các biện pháp cấp
cứu người bị điện giật và các tai nạn lao động khác thuộc nghề nghiệp mình.
Điều 29. Ở mỗi phân xưởng, trạm biến áp có người trực, chi nhánh điện,
phòng thí nghiệm, các đội lưu động, các ca vận hành và một số bộ phận sản xuất ở
nơi nguy hiểm, độc hại phải có tủ thuốc cấp cứu với đầy đủ loại thuốc và lượng bông
băng cần thiết.
Điều 30. Tất cả cán bộ công nhân viên của xí nghiệp năng lượng và các cơ
quan khác khi có mặt trong các phòng đặt thiết bị năng lượng đang vận hành của
nhà máy điện, của các trạm phân phối điện trong nhà và ngoài giờ trong các giếng
và đường hầm của nhà máy điện, lưới nhiệt và lưới điện cũng như khi tiến hành
công tác sửa chữa các ĐDK phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cần
thiết.
Chương 7
AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY
Điều 31. Việc bố trí và khai thác thiết bị năng lượng, nhà cửa và công trình
phải thoả mãn các yêu cầu về phòng chống cháy.
Người chịu trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy của các nhà máy điện,
công ty điện lực và đơn vị điện lực cần chịu trách nhiệm quản lý toàn diện theo quy
định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Người này có trách nhiệm tổ chức thực hiện
biện pháp phòng chống cháy, kiểm tra việc chấp hành chế độ phòng chống cháy đã
quy định, đảm bảo cho các hệ thống tự động phát hiện cháy và các phương tiện thiết
bị chữa cháy thường xuyên sẵn sàng hoạt động, tổ chức diễn tập chữa cháy.
Quản đốc các phân xưởng, trưởng các chi nhánh điện, trạm biến áp, phòng
ban kỹ thuật, thí nghiệm, kho chịu trách nhiệm về an toàn phòng chống cháy của nhà
cửa và thiết bị của đơn vị mình phụ trách, đảm bảo luôn có đầy đủ với tình trạng tốt
của các phương tiện chữa cháy ban đầu.
Điều 32. Mỗi xí nghiệp năng lượng phải có đầy đủ sơ đồ bố trí thiết bị chữa
cháy cho các vị trí sản xuất và sinh hoạt, lập phương án phòng cháy và duyệt
phương án đó theo đúng quy định của quy phạm phòng cháy.
Việc diễn tập chữa cháy phải được tiến hành định kỳ theo đúng quy trình của
ngành.
Điều 33. Các xí nghiệp năng lượng sửa chữa, thí nghiệm, phục vụ căn cứ vào
sơ đồ và phương án đã được duyệt để bố trí đầy đủ các trang bị, dụng cụ phòng
chống cháy thích hợp.
Các trang bị, dụng cụ này phải để đúng nơi quy định, ở chỗ dễ thấy, dễ lấy và
phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung thay thế kịp thời.
Những nơi có trang bị hệ thống báo cháy, dập cháy tự động phải nghiêm túc
thực hiện đúng quy trình quy định.
6
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Chương 8
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT VẬN HÀNH
Điều 34. Hiểu đúng và chấp hành văn bản này là điều bắt buộc đối với cán bộ
công nhân viên các Công ty Điện lực, đơn vị cung cấp điện hoặc các đơn vị vận
hành lưới điện làm việc trong các công ty điện lực, nhà máy điện, điện lực địa
phương, Công ty truyền tải điện, hệ thống hơi nước, các doanh nghiệp sửa chữa,
trung tâm điều độ cũng như đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 35. Mỗi trường hợp để xảy ra sự cố hay làm gián đoạn vận hành thiết bị
đều phải được điều tra kỹ và thống kê theo đúng quy trình điều tra, thống kê sự cố
và các hiện tượng không bình thường của Bộ Năng lượng. Khi điều tra phải xác định
được các nguyên nhân gây ra sự cố và các hiện tượng không bình thường, đề ra
các biện pháp khắc phục phòng ngừa kịp thời.
Phần III
MẶT BẰNG, NHÀ CỬA CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN
Chương 1
MẶT BẰNG
Điều 36. Để đảm bảo tình trạng vận hành và vệ sinh công nghiệp tốt cho mặt
bằng, nhà cửa và công trình, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cần phải
thực hiện và duy trì ở trạng thái tốt những hệ thống sau:
1. Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước ngầm toàn bộ mặt bằng của các
nhà máy điện, các trạm biến áp và các công trình.
2. Hệ thống khử bụi và hệ thống thông gió.
3. Hệ thống xử lý nước thải bẩn.
4. Hệ thống cung cấp nước và hệ thống thoát nước.
5. Các nguồn nước sinh hoạt, các hồ chứa và các công trình bảo vệ nguồn
nước.
6. Các đường sắt, đường ô tô, đường trong khu nhà máy điện, trạm biến áp
và các công trình liên quan
7. Hàng rào, ánh sáng vườn hoa và các công trình văn hoá, phúc lợi khác.
8. Các hệ thống theo dõi mức nước ngầm.
Điều 37. Các tuyến đường, nước thải, đường ống khí và các tuyến cáp ngầm
phải có biển báo chắc chắn rõ ràng và dễ quan sát.
Điều 38. Nước mưa và nước bẩn của mặt bằng phải được đưa về hệ thống
xử lý nước. Trong trường hợp nước xả ra hồ có khả năng bị nhiễm chất bẩn như dầu
và các hoá chất, thì phải kiểm tra chất lượng nước theo Quy chuẩn vệ sinh công
nghiệp hiện hành.
Điều 39. Trong trường hợp có hiện tượng lún, trôi, nứt trên mặt bằng, thì cần
phải thực hiện các biện pháp phù hợp để loại trừ hoặc giảm nhẹ các nguyên nhân
gây ra các hiện tượng trên và xử lý các hậu quả đã xảy ra.
7
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Điều 40. Các tuyến đường sắt và các công trình liên quan nằm trên mặt bằng
và khu vực thuộc quyền kiểm soát của nhà máy điện, công ty điện lực sẽ được quản
lý và sửa chữa theo quy phạm của ngành đường sắt. Việc quản lý và sửa chữa
đường ô tô trong khu vực trên cũng phải theo quy phạm và Quy chuẩn kỹ thuật của
ngành giao thông vận tải.
Chương 2
NHÀ CỬA, THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI
ĐIỆN
Điều 41. Các nhà máy điện và các thiết bị, nhà cửa và các công trình liên
quan phải được duy trì ở trạng thái tốt đảm bảo vận hành lâu dài tin cậy theo đúng
thiết kế. Chúng phải đảm bảo các điều kiện lao động an toàn và vệ sinh công nghiệp
cho cán bộ công nhân viên.
Điều 42. Chủ công trình phải theo dõi tình trạng của nhà cửa, các công trình
và thiết bị để đảm bảo vận hành tin cậy và tổng kiểm tra định kỳ để phát hiện các hư
hỏng và khả năng hư hỏng. Trong trường hợp có sự cố hoặc thiên tai như hoả hoạn,
động đất hoặc bão lớn, ngập lụt xảy ra ở khu vực có nhà máy và thiết vị điện thì phải
tiến hành kiểm tra khẩn cấp ngay sau khi xảy ra các sự cố đó.
Điều 43. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và liên tục tình trạng các nhà cửa, công
trình xây dựng trên vùng đất đắp mới, đất lún và những nơi vận hành có độ rung
thường xuyên.
Điều 44. Khi theo dõi chặt chẽ độ bền vững của nhà cửa và công trình, cần
phải kiểm tra tình trạng của các trụ đỡ, các khe dãn nở, các mối hàn, mối nối, các kết
cấu bê tông cốt thép và các bộ phận chịu tác động của tải trọng và nhiệt.
Điều 45. Trong trường hợp phát hiện các vết nứt, hư hỏng trên các kết cấu,
thì các hoạt động tiếp theo phải được lựa chọn cẩn thận tuỳ theo mức độ, vị trí và
nguyên nhân của những vết nứt và hư hỏng đó. Trừ các trường hợp mà khiếm
khuyết không đáng kể về mặt kết cấu, chức năng hoặc do công việc sửa chữa gấp
công trình phải thực hiện ngay, còn thì phải thực hiện kiểm tra cẩn thận các vết nứt
hoặc hư hỏng đã phát hiện. Tuỳ thuộc vào tình trạng của khiếm khuyết, các phương
tiện theo dõi như dây dọi, dụng cụ đo vết nứt và dụng cụ đo độ dịch chuyển… phải
được lắp đặt ngay. Một loạt các điều tra và các biện pháp đối phó phải được ghi lại
chính xác để phục vụ cho sửa chữa thích hợp.
Điều 46. Phải kiểm tra bên ngoài và bên trong ống khói của nhà máy điện một
cách phù hợp tuỳ theo tình trạng của ống khói. Khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra
do chủ nhà máy quy định.
Điều 47. Cấm sửa chữa, thay đổi thiết bị như đục đẽo, bố trí máy móc, vật
liệu nặng và lắp đặt đường ống có thể làm hại đến tính ổn định và an toàn của thiết
bị. Cho phép quá tải và thay đổi với điều kiện an toàn được khẳng định bằng các tính
toán thiết kế. Nếu cần thiết thì các kết cấu này phải được gia cố phù hợp.
Ở mỗi đoạn mặt sàn, trên cơ sở thiết kế cần xác định tải trọng giới hạn cho
phép và đặt các bảng chỉ dẫn ở nơi dễ nhìn thấy.
Điều 48. Những kết cấu kim loại của nhà cửa và công trình phải được bảo vệ
chống rỉ. Phải quy định cụ thể chế độ kiểm tra hiệu quả lớp bảo vệ chống rỉ tuỳ theo
đặc tính của từng kết cấu.
8
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Phần IV
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG, NGUỒN NƯỚC, HỆ THỐNG THUỶ LỰC
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 49. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Điều 3, các từ ngữ được giải thích tại
điều này được áp dụng cho Phần IV.
1.“Van khí” là van cho dòng không khí đi vào và đi ra từ đường ống áp lực để
đảm bảo an toàn khi nạp và xả nước và một số trạng thái trong vận hành.
2. “Hệ thống bảo vệ tự động của đường ống áp lực” là toàn bộ hệ thống thông
khí lắp đặt ở đường ống áp lực để đảm bảo an toàn, hệ thống bao gồm các van
không khí và các thiết bị phụ trợ như các ống đo áp suất và ống thông khí.
3. “Công trình thuỷ công” là công trình được xây dựng bằng đất, đá, bê tông
hoặc kết hợp giữa chúng.
4. “Công trình tuyến năng lượng đầu mối” là các hạng mục được xây dựng
trước tuyến năng lượng để lấy nước từ sông, hồ và hồ chứa. Thông thường công
trình tuyến năng lượng đầu mối bao gồm công trình lấy nước, các cửa lấy nước và
các thiết bị xả bồi lắng.
5. “Cơ quan khí tượng thuỷ văn” là cơ quan chính hoặc chi nhánh của Trung
tâm Quốc gia về Dự báo Khí tượng Thuỷ văn.
6. “Kiểm tra định kỳ độc lập” là kiểm tra các công trình và thiết bị do Chủ nhà
máy thực hiện trong khoảng thời gian quy định;
7. “Công trình xả nước” là một trong các hạng mục phụ trợ của đập có chức
năng xả nước khỏi hồ chứa để cấp nước, giảm mức nước hồ chứa;
8. “Kết cấu áp lực” là kết cấu được thiết kế với áp suất bên ngoài và/hoặc áp
suất bên trong nhưng không phải là áp suất khí quyển như ống áp lực bằng thép.
9. “Hồ chứa” là hồ có đủ dung tích điều tiết dòng chảy tự nhiên của sông để
sử dụng nước theo mùa hoặc năm;
10. “Kiểm tra đặc biệt” là kiểm tra bất thường các công trình và thiết bị sau các
sự kiện như bão lớn, động đất mạnh, lũ lớn vv.
11. “Tuyến năng lượng” là kết cấu để dẫn nước có áp suất hoặc không có áp
suất, bao gồm các kênh hở, đường hầm hoặc kết hợp cả hai.
Điều 50. Chuẩn bị và lưu giữ hồ sơ, tài liệu cần thiết
1. Chủ nhà máy phải chuẩn bị báo cáo về các hạng mục sau và bảo quản các
báo cáo, tài liệu một cách thích hợp:
– Các số liệu vận hành về xả nước từ đập tràn và công trình xả nước;
– Các số liệu bảo dưỡng như sửa chữa các công trình thuỷ công và thiết bị cơ
khí;
– Các kết quả kiểm tra định kỳ độc lập;
– Các kết quả kiểm tra đặc biệt;
9
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
– Các số liệu đo đạc về các công trình thuỷ công và thiết bị cơ khí;
– Các số liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn.
2. Chủ nhà máy phải bảo quản các tài liệu sau đây ở trạng thái tốt để vận hành
và bảo dưỡng đúng các công trình thuỷ công và các thiết bị phụ trợ:
– Các tài liệu pháp lý và hành chính cơ sở như các hướng dẫn vận hành, quyền
sử dụng nước;
– Các báo cáo thiết kế và các bản ghi nhớ chính về điều kiện của thiết kế, các
tiêu chuẩn, các công việc tiến hành của thiết kế;
– Đặc tính kỹ thuật của các công trình và thiết bị;
– Những ghi chép về lịch sử xây dựng;
– Các báo cáo và ghi chép ở lần tích nước đầu tiên;
– Các bản vẽ hoàn công;
– Số liệu khí tượng thuỷ văn tiền lệ;
– Các số liệu theo dõi tiền lệ về tính năng hoạt động của các công trình;
– Các báo cáo của phòng thí nghiệm vật liệu, thuỷ lực;
– Tất cả các báo cáo và ghi chép từ trước về quá khứ bảo dưỡng và các lần
kiểm tra định kỳ chính thức và độc lập.
Chương 2
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG
Mục 1
CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG
Điều 51. Nhận bàn giao
1. Ngoài báo cáo thiết kế cuối cùng và báo cáo xây dựng, Chủ nhà máy phải
nhận bàn giao các tài liệu sau đây từ các nhà thầu và các công ty thiết kế để vận
hành và bảo dưỡng nhà máy thuỷ điện:
– Tất cả các số liệu kỹ thuật về các công trình thuỷ công như lịch sử xây dựng,
số liệu khảo sát và số liệu thử nghiệm trong khi xây dựng;
– Các hướng dẫn về các thiết bị đo lắp đặt trong các công trình thuỷ công;
– Các nguyên tắc chính mà các bên liên quan đã thống nhất về sử dụng nước
trong hồ chứa;
– Các đặc tính thuỷ lực của đập tràn, các đặc tính thuỷ văn của dòng chảy tự
nhiên và dòng chảy được điều tiết.
2. Sau khi nhận bàn giao, Chủ nhà máy phải thực hiện lần kiểm tra đầu tiên
các công trình thuỷ công theo Tập 5 của Quy chuẩn kỹ thuật để có số liệu về tình
trạng ban đầu để phục vụ kiểm tra định kỳ.
Điều 52. Các nguyên tắc vận hành và bảo dưỡng
10
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
1. Các công trình thuỷ công của nhà máy thuỷ điện (đập, đê giữ nước, đường
hầm, kênh dẫn, cửa nhận nước, đập tràn, bể lắng, nhà máy điện ) phải được vận
hành và bảo dưỡng thoả mãn các yêu cầu thiết kế về tính an toàn, vững chắc, ổn
định, và bền vững.
2. Công trình tuyến năng lượng đầu mối và các kết cấu chịu áp lực kể cả
móng và các phần tiếp giáp phải thoả mãn các yêu cầu thiết kế về chống thấm.
3. Việc vận hành các công trình thuỷ công phải đảm bảo tính an toàn, bền
vững, liên tục và kinh tế của thiết bị.
4. Những hư hỏng của công trình thuỷ công có thể gây tổn thất về con người
và tài sản, làm hỏng các thiết bị, phương tiện và môi trường phải được sửa chữa
ngay.
Điều 53. Nghiêm cấm vận hành sai quy tắc hoặc thay đổi so với thiết kế
Không được phép vận hành sai quy tắc hoặc thay đổi các công trình thuỷ
công so với thiết kế trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 54. Những chú ý đối với các công trình thuỷ công bằng bê tông
1. Các công trình thuỷ công bằng bê tông cần được đề phòng hư hỏng do xói
mòn, xâm thực, nứt nẻ, biến dạng, xuống cấp và các hiện tượng không bình thường
khác do tác dụng của nước và các tải trọng khác. Nếu những hư hỏng hoặc xuống
cấp của bê tông do dòng nước, chất lượng nước hoặc sự thay đổi mức nước được
dự kiến, thì phải kiểm tra sức bền của bê tông.
2. Khi theo dõi các hư hỏng về tính ổn định của kết cấu hoặc chống thấm,
hoặc giảm sức bền kết cấu so với thiết kế, phải thực hiện khôi phục hoặc áp dụng
các giải pháp tăng cường phù hợp.
Điều 55. Những chú ý về các công trình đất đắp
1. Phải kiểm tra định kỳ sự xuất hiện xói lở hoặc hư hỏng của đập đất do dòng
chảy bề mặt, nước thấm, nước mưa, thực vật, động vật và các sinh vật như mối
2. Cây và bụi cây không được mọc trên đỉnh và mái đập, đê và phải theo các
quy định của thiết kế.
3. Những xói lở hoặc hư hỏng phát hiện ở đập đất phải được sửa chữa hoặc
gia cố ngay.
Điều 56. Những chú ý về các đường rò trong đập đất đắp
Nếu đường nước thấm trong đập đất và đê đất cao hơn mức thiết kế thì phải
kiểm tra hệ thống thoát nước hiện có, hoặc lắp đặt hệ thống thoát nước mới, hoặc
thực hiện gia cố để đảm bảo tránh trượt hoặc lở đất do rò rỉ ngầm.
Điều 57. Những chú ý đối với hệ thống thoát nước
1. Các thiết bị đo lưu lượng xả ở các hệ thống thu, thoát nước thấm phải
được giữ gìn ở trạng thái tốt và làm việc đúng để đo được tỷ lệ nước thấm và kiểm
tra tính hiệu quả của hệ thống thoát nước.
2. Nước thấm qua đập và công trình phải được thoát liên tục.
3. Trong trường hợp phát hiện các hạt nhỏ trong nước thấm từ các đập đất
hoặc móng thì phải tiến hành điều tra và thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp để
tránh xói lở ngầm ở bên trong.
Điều 58. Những chú ý đối với đập tràn
11
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
1. Đập tràn phải luôn luôn giữ không có các vật cản như mảnh đá, bồi lắng do
đất trượt hoặc cây để đảm bảo công suất xả như thiết kế.
2. Những nứt vỡ, xói mòn và xuống cấp nghiêm trọng phải được sửa chữa để
đảm bảo tránh xảy ra sự cố.
3. Phải kiểm tra định kỳ sự xói mòn ngầm dưới công trình xả của đập tràn.
Nếu thấy cần thiết, phải thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ đập và các công
trình khác ở cạnh công trình xả của đập tràn đối với xói mòn ngầm.
Điều 59. Vận hành kênh dẫn
Để bảo đảm tính ổn định và các đặc tính thuỷ lực của kênh dẫn, phải tránh
các bồi lắng hoặc xói lở bằng các biện pháp vận hành và sửa chữa thích hợp.
Điều 60. Tích và tháo nước
1. Tích đầy và tháo cạn nước hồ chứa, kênh dẫn, đường hầm và ống áp lực
phải thực hiện với tốc độ thích hợp để không làm mất tính ổn định và an toàn của
các công trình đó. Đặc biệt lần tích nước đầu tiên phải được thực hiện với sự kiểm
tra rất cẩn thận các công trình thuỷ công và thiết bị.
2. Tốc độ tích đầy và tháo cạn nước cho phép cần được quy định thích hợp
có xét đến đặc tính của công trình và các điều kiện địa chất liên quan.
Điều 61. Phòng ngừa xói lở
Phải thực hiện các biện pháp thích hợp phòng ngừa xói lở và cuốn trôi của
các công trình thuỷ công hoặc móng để tránh các hậu quả nguy hiểm, nếu những
nguy cơ đó được dự báo thì cần xem xét các điều kiện dòng chảy của sông.
Điều 62. Các điều khoản chung cho đường ống áp lực
Trong khi vận hành nhà máy thuỷ điện phải kiểm tra các hạng mục sau đây và
thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đường ống áp lực và các thiết bị phụ trợ
của nó nếu thấy có hiện tượng không thuận lợi:
1. Kiểm tra bên ngoài của ống áp lực xem có hư hỏng do đá rơi vào hoặc sự
dịch chuyển của các giá đỡ;
2. Kiểm tra độ rung của ống áp lực và các thiết bị phụ trợ, và thực hiện các
biện pháp cần thiết như thay đổi độ cứng hoặc thêm các bệ đỡ trong trường hợp dự
kiến có hư hỏng do sự rung động mạnh;
3. Kiểm tra tình trạng thoát nước xung quanh đường ống áp lực ở những chỗ
có thể có sự giảm áp suất nước mạch bên ngoài đã được giả thiết trong thiết kế;
4. Kiểm tra điều kiện làm việc bình thường và sự rò rỉ của các mối nối dãn nở;
5. Kiểm tra tình trạng của tất cả các giá đỡ, các néo và các trụ;
6. Kiểm tra các hiện tượng không bình thường như các vết nứt mới, sự phun
nước mới và các biểu hiện về sự không ổn định của đất ở khu vực gần đường ống
áp lực;
7. Kiểm tra hệ thống bảo vệ tự động của đường ống áp lực để đảm bảo làm
việc tin cậy.
Điều 63. Ống áp lực bằng thép
Để đảm bảo sự an toàn của ống áp lực bằng thép, phải kiểm tra cẩn thận các
hạng mục sau đây trong khi vận hành và bảo dưỡng:
12
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
– Các phần kim loại của ống áp lực bằng thép phải được giữ không bị gỉ và
mòn.
– Nếu nước bị nhiễm a xít trong khi vận hành vì một lý do nào đó (độ pH nhỏ
hơn hoặc bằng 4,0), thì phải thực hiện các biện pháp thích hợp như sơn một lớp sơn
đặc biệt để chống rỉ cho đường ống áp lực.
– Phải kiểm tra định kỳ độ dày của thành ống áp lực đối với ống áp lực đã
dùng lâu.
Điều 64. Đường ống áp lực bằng gỗ
Để đảm bảo sự an toàn của ống áp lực bằng gỗ, phải kiểm tra cẩn thận các
hạng mục sau đây trong khi vận hành và bảo dưỡng:
– Các phần bằng gỗ phải giữ không bị mục, mủn;
– Cấm để các phần bằng gỗ trong trạng thái khô quá thời gian quy định trong
thiết kế.
Điều 65. Đường ống áp lực bằng chất dẻo được tăng cường
Để đảm bảo sự an toàn của ống áp lực bằng chất dẻo, phải kiểm tra cẩn thận
các hạng mục sau đây trong khi vận hành và bảo dưỡng:
– Phải kiểm tra sự rò rỉ ở các mối nối, có thể là biểu hiện sự xuống cấp của
các vật liệu gioăng ở các mối nối;
– Nếu nước bị kiềm hoá trong vận hành vì một lý do nào đó, thì phải kiểm tra
sức bền hoá học của chất dẻo. Trong trường hợp dự kiến có sự xuống cấp hoá học
thì phải thiết kế và thực hiện các biện pháp thích hợp như lắp đặt lớp bảo vệ.
– Phải kiểm tra cẩn thận sự mài mòn của chất dẻo. Nếu phát hiện có sự mài
mòn quá mức của lớp bảo vệ thì phải thực hiện sửa chữa thích hợp.
– Độ cứng của các ống áp lực bằng chất dẻo phải được kiểm tra định kỳ bằng
cách đo sự thay đổi sức căng khi tháo nước hoặc tích nước của ống áp lực.
Điều 66. Chương trình khẩn cấp
1. Mỗi nhà máy thuỷ điện phải có một quy định riêng xử lý các trường hợp
khẩn cấp như sự cố các công trình thuỷ công, bão lớn hoặc động đất dữ dội.
2. Quy định này bao gồm các nội dung sau đây:
– Nhiệm vụ của từng nhân viên;
– Danh sách các đầu mối liên lạc khẩn cấp;
– Các biện pháp xử lý sự cố;
– Các kho hàng khẩn cấp (loại, số lượng và dự trữ tồn kho);
– Thông tin và phương tiện giao thông khẩn cấp;
– Đảm bảo đường giao thông vào, ra
Điều 67. Kiểm tra lại về an toàn
Khi các điều kiện thiết kế móng như lũ thiết kế hoặc động đất thiết kế tại địa điểm
nhà máy thuỷ điện được sửa đổi bởi Cơ quan có thẩm quyền thì tính ổn định và an
toàn của các công trình thuỷ công phải được kiểm tra lại theo các điều kiện đã sửa
đổi. Nếu dự kiến có nguy hiểm rõ ràng thì phải điều tra và thực hiện các biện pháp
cần thiết.
13
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Mục 2
KIỂM TRA TÌNH TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG
Điều 68. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đặc biệt
Sau khi bắt đầu vận hành, để xác nhận tính an toàn của các kết cấu thuỷ công
và các thiết bị cơ khí phụ trợ, phải kiểm tra định kỳ các điều kiện làm việc của các kết
cấu và thiết bị phụ trợ này. Trường hợp xuất hiện các sự cố ngoài mong muốn như
động đất và bão lớn phải kiểm tra ngay sau khi các sự cố đó xảy ra.
Điều 69. Điều chỉnh chương trình giám sát
1. Ở giai đoạn vận hành, chương trình giám sát phải được điều chỉnh phù hợp
đối với những mục sau đây tuỳ thuộc vào tình trạng của các công trình thuỷ công:
– Số lượng các thiết bị đo;
– Loại của các thiết bị đo;
– Mục tiêu và vị trí đo hoặc thử nghiệm;
– Các khoảng thời gian đo.
2. Phải luôn cập nhật hồ sơ của các thiết bị đo đã được lắp đặt về loại, số
lượng, số liệu hiệu chỉnh, vị trí, ngày lắp đặt, giá trị ban đầu, lịch sử bảo dưỡng
3. Các thiết bị đo phải được hiệu chỉnh định kỳ.
Điều 70. Điều tra về số liệu giám sát
1. Số liệu giám sát được quy định dưới đây phải được điều tra định kỳ để đánh
giá tình trạng, trạng thái và điều kiện làm việc của các công trình thuỷ công:
– Lún, dịch chuyển của các công trình thuỷ công và móng của chúng;
– Biến dạng, vết nứt ở bên trong của các công trình thuỷ công và trên các bề
mặt của chúng; tình trạng các mối nối và các khe xây dựng; trạng thái đập đất đắp,
đê, kênh dẫn….; trạng thái của đường ống áp lực;
– Nước rò rỉ ngầm trong đất, các đập đất và đê; các điều kiện làm việc của hệ
thống thoát nước và chống thấm của các phần dưới bề mặt của công trình thuỷ
công; áp suất làm việc trên các công trình thuỷ công;
– Ảnh hưởng của tháo kiệt nước đối với các công trình thuỷ công như xói lở và
mài mòn, lún, trượt đất và bồi lắng, thực vật mọc trong kênh dẫn, hồ, sự đông cứng
của các đập đất.
2. Tuỳ thuộc vào tình trạng của các công trình thuỷ công hoặc sự xuất hiện các
sự cố ngoài mong muốn như động đất, các điều tra và khảo sát sau đây ngoài kiểm
tra bình thường phải được thực hiện:
– Độ rung của các công trình thuỷ công;
– Hoạt động địa chấn;
– Sức bền và độ chống thấm của bê tông;
– Trạng thái của các kết cấu do ứng suất nhiệt;
– Sự ăn mòn kim loại và bê tông;
– Tình trạng của các đường hàn;
– Sự xói lở của các công trình thuỷ công do xâm thực vv.
14
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
3. Khi tình trạng của các công trình thuỷ công trở nên nghiêm trọng do một số
thay đổi trong các quy tắc vận hành hoặc do các điều kiện tự nhiên thì phải thực hiện
điều tra thêm để kiểm tra sự ổn định và an toàn của các công trình thuỷ công.
Điều 71. Các đặc điểm vị trí và hình học
Để theo dõi trạng thái không bình thường của các công trình thuỷ công, vị trí
chính xác và các đặc điểm hình học của các công trình thuỷ công phải được chỉ rõ
như trình bày dưới đây và phải tiến hành kiểm tra định kỳ bằng điều tra khảo sát
– Những mốc cơ bản và trung gian của các công trình thuỷ công như đập,
công trình đầu mối và nhà máy điện;
– Vị trí và cao độ của các khoá néo của các đường ống áp lực nổi;
– Các đặc điểm hình học như chiều dài, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, bán kính
của đường cong, vị trí của các thiết bị bố trí ngầm ở bên trong đê, đập, đầu vào,
kênh dẫn và đường hầm.
Điều 72. Bảo vệ thiết bị đo
Thiết bị đo và các thiết bị phụ trợ liên quan phải được vận hành và bảo dưỡng
thích hợp, phải được bảo vệ chống lại thiên tai và sự cố do con người.
Điều 73. Ban kiểm soát lũ
Phải tổ chức Ban kiểm soát lũ cho từng nhà máy thuỷ điện trước mùa lũ hàng
năm để điều tra và kiểm tra kỹ các hoạt động phòng chống lũ đối với các công trình
và thiết bị thuỷ công, đặc biệt là cửa của đập tràn, các công trình xả và quy trình xả
lũ.
Mục 3
CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG
Điều 74. Quy định chung
Các thiết bị cơ khí của các công trình thuỷ công (như van, lưới chắn rác, thiết
bị nâng chuyển và các máy liên quan), hệ thống điều khiển từ xa hoặc tự động và
những tín hiệu của nó cũng như hệ thống nâng chuyển cánh cửa van phải luôn luôn
được duy trì ở trạng thái tốt và sẵn sàng vận hành.
Điều 75. Tình trạng các cánh cửa
1. Các phần bằng kim loại của cánh cửa và van phải được giữ không bị rỉ và
mòn.
2. Chuyển động của cánh cửa phải dễ dàng và ổn định, không bị kẹt, rung hoặc
sai lệch.
3. Định vị các cánh cửa phải đúng.
4. Sự rò rỉ nước từ cánh cửa phải không được vượt quá lượng nước rò rỉ lúc
ban đầu.
5. Không cho phép giữ cửa ở các điều kiện vận hành nguy hiểm trong thời
gian dài như độ rung lớn khi mở một phần cửa.
15
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Chương 3
QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, ĐẢM BẢO KHÍ TƯỢNG
VÀ THUỶ VĂN
Mục 1
ĐIỀU TIẾT NƯỚC
Điều 76. Nguyên tắc khai thác các nguồn nước
Đối với việc khai thác các nguồn nước, ngoài việc cho phát điện, phải tính đến
các nhu cầu nước cho các ngành kinh tế khác (vận tải đường thuỷ, thuỷ lợi, thuỷ
sản, cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp), và phải cân nhắc về mặt bảo vệ
môi trường.
Điều 77. Kế hoạch sử dụng nước
1. Đối với mỗi nhà máy thuỷ điện có hồ chứa đa mục đích thì phải lập kế
hoạch sử dụng nước cho cả năm và phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
trước.
2. Kế hoạch này phải quy định lượng nước xả và cột nước vận hành hàng
tháng.
3. Kế hoạch sử dụng nước phải được điều chỉnh từng quý và từng tháng trên
cơ sở dự báo khí tượng thuỷ văn và tình trạng làm việc của nhà máy thuỷ điện.
4. Trong trường hợp hệ thống năng lượng bao gồm một số nhà máy thuỷ điện
hoặc các nhà máy thuỷ điện bậc thang, thì quy trình xả nước phải được thực hiện
sao cho đạt được hiệu quả cao nhất của cả hệ thống đồng thời thoả mãn nhu cầu
nước của các ngành khác.
Điều 78. Chế độ xả nước và tích nước
1. Vận hành hồ chứa phải đảm bảo:
– Sau khi mức nước của hồ đạt mức nước dâng bình thường, sự dao động ngoài
quy tắc nêu trong khoản 4 Điều 77 phải được phép trong trường hợp có nhu cầu đặc
biệt của các hộ tiêu thụ nước và đối với hồ chứa nhiều mục đích;
– Các điều kiện thuận lợi để xả nước thừa và bùn cát qua công trình;
– Các điều kiện cần thiết cho giao thông thuỷ, thuỷ sản, tưới và cung cấp nước;
– Cân bằng hiệu quả và lợi ích tốt nhất của toàn bộ hệ thống năng lượng và thoả
mãn các nhu cầu nước đã được thống nhất của các ngành kinh tế khác;
– Quy trình xả nước, đáp ứng các nhu cầu về an toàn và độ tin cậy trong vận
hành của các công trình thuỷ công và chống lũ cho hạ du;
2. Tất cả mọi nhu cầu nước của các hộ tiêu thụ khác ở ngoài ngành năng
lượng bị ảnh hưởng do vận hành hồ chứa để sản xuất năng lượng phải được điều
chỉnh và quy định rõ trong quy tắc sử dụng nước hồ chứa.
3. Trong khi vận hành phải tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng nước trong hồ
chứa đã được các bên liên quan thống nhất.
Điều 79. Điều chỉnh đặc tính thuỷ lực của đập tràn và xả nước
Đặc tính thuỷ lực của đập tràn và đặc tính thuỷ văn của xả có điều tiết và xả
16
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
tự nhiên phải được thiết lập trên cơ sở số liệu thực tế trong giai đoạn vận hành.
Điều 80. Hướng dẫn vận hành đập tràn
Việc xả tràn từ đập tràn có cánh cửa phải được kiểm soát theo hướng dẫn
vận hành đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước.
Điều 81. Vận hành đập tràn
1. Tăng lưu lượng xả từ đập tràn có cửa phải được kiểm soát để tránh nguy
hiểm cho hạ du do sự tăng nhanh mức nước.
2. Trong trường hợp xả nước từ công trình tràn hoặc công trình xả, nhà máy
thuỷ điện phải thông báo trước cho các trạm thuỷ văn liên quan và chính quyền địa
phương.
3. Đối với việc xả nước qua tua bin thuỷ lực, không yêu cầu quy định về tốc
độ thay đổi lưu lượng xả và thông báo trước cho các trạm thuỷ văn liên quan và
chính quyền địa phương biết.
Điều 82. Công suất xả đối với lũ thiết kế
1. Đối với xả lũ thiết kế, các công trình xả thuộc sự quản lý của các ngành
khác như âu tầu phải được tính trong toàn bộ công suất xả.
2. Trong trường hợp này cần phải lập quy trình xác định điều kiện, thứ tự thao
tác và thoả thuận với các cơ quan quản lý các công trình xả liên quan.
Mục 2
MÔI TRƯ–NG TRONG HỒ CHỨA
Điều 83. Bồi lắng trong hồ
Bồi lắng trong hồ phải được kiểm tra bằng khảo sát định kỳ. Nếu dự báo có
nguy cơ lũ do sự bồi lắng quá mức do lũ ở thượng du của hồ, thì phải áp dụng các
biện pháp phù hợp như gia cố bờ, xây dựng công trình ngăn chặn hoặc các biện
pháp cơ khí khác như nạo vét.
Điều 84. Hạn chế sử dụng thuốc hoá học diệt cỏ
Nếu áp dụng xử lý bằng hoá học để loại bỏ các loài thảo mộc không mong
muốn mọc ở bờ sông hoặc xung quanh hồ, thì chủ nhà máy phải tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường.
Điều 85. Theo dõi chất lượng nước trong hồ
Chất lượng nước trong hồ phải được kiểm tra định kỳ theo các quy định về
môi trường.
Mục 3
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Điều 86. Sử dụng số liệu khí tượng thuỷ văn để vận hành an toàn
1. Các nhà máy thuỷ điện phải được vận hành an toàn nhờ việc sử dụng các
số liệu khí tượng thuỷ văn và số liệu dự báo do các cơ quan khí tượng thuỷ văn cung
cấp cũng như các số liệu có được do tự đo lấy.
17
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
2. Các quy tắc về điều tra khí tượng thuỷ văn trong từng nhà máy thuỷ điện
phải phù hợp với các Quy định của ngành khí tượng thuỷ văn.
Điều 87. Lấy số liệu xả nước hàng ngày
1. Chủ nhà máy thuỷ điện phải xác định tổng lượng nước xả trung bình ngày
qua công trình thuỷ công và xả hàng ngày qua tua bin thuỷ lực trong từng nhà máy
thuỷ điện.
2. Các nhà máy thuỷ điện phải thu thập và tổng hợp lượng nước thực tế chảy
qua âu tầu, các công trình chuyển cá và các công trình khác liên quan đến tuyến
năng lượng.
3. Lượng nước xả hàng ngày qua công trình thuỷ công và tua bin thuỷ lực cần
chuyển cho ngành khí tượng thuỷ văn khi có yêu cầu.
Điều 88. Điều tra các điều kiện vận hành và các chỉ tiêu
Các phương pháp và thời gian điều tra các hạng mục sau đây phải được làm
rõ trong từng nhà máy thuỷ điện:
1. Mức nước ở thượng du và hạ du của đập, cửa nhận nước và kênh;
2. Xả nước qua các công trình thuỷ công và tua bin thuỷ lực;
3. Độ đục của nước và bồi lắng phù sa trong hồ;
4. Nhiệt độ của nước và không khí;
5. Các chỉ tiêu về chất lượng nước sử dụng cho phát điện và nước xả từ các
công trình thuỷ công.
Điều 89. Độ tin cậy và độ chính xác của các trạm đo
Các trạm đo phải được bảo dưỡng đúng bằng việc xác nhận các hạng mục
sau để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác khi đo lưu lượng nước xả:
1. Đảm bảo độ tin cậy của thiết bị đo.
2. Lấy hình dạng chính xác của mặt cắt ngang của sông.
3. Điều chỉnh quan hệ giữa mức nước và lưu lượng nước xả một cách phù
hợp;
4. Kiểm tra độ ổn định của các trạm đo.
Điều 90. Thông báo về sự vi phạm quy định về sử dụng nước
Trong trường hợp nhà máy thuỷ điện xả nước nhiễm bẩn và vi phạm các quy định về
sử dụng nước trong tình trạng khẩn cấp thì phải thông báo ngay cho các cơ quan khí
tượng thuỷ văn và cơ quan quản lý môi trường.
Chương 4
Tua bin thuỷ lực
Điều 91. Quản lý dầu
Phải tránh để dầu cách điện hoặc dầu tua bin của nhà máy thuỷ điện bị chảy
ra ngoài.
Chủ sở hữu nhà máy phải thực hiện biện pháp bảo vệ thích hợp như đã nói ở
trên.
18
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Nhà máy điện phải được tách khỏi lưới điện trong trường hợp áp suất dầu
giảm thấp hơn điều kiện giới hạn dưới và/hoặc mất nguồn điện cấp cho hệ thống vận
hành cánh hướng, cánh bánh xe công tác, kim phun và hệ thống lái dòng.
Điều 92. Duy trì vận hành có hiệu suất
Khi vận hành các máy phát điện thuỷ lực, cần đảm bảo khả năng làm việc liên
tục, hiệu suất tối ưu của nhà máy thuỷ điện tương ứng với phụ tải và phương thức
vận hành đề xuất trong hệ thống điện cũng như độ sẵn sàng nhận phụ tải định mức.
Điều 93. Chuyển đổi chế độ vận hành
Vì các máy phát điện thuỷ lực có thể vận hành trong chế độ phát điện hoặc
chế độ bù đồng bộ, cần trang bị hệ thống điều khiển từ xa và tự động để chuyển đổi
chế độ vận hành.
Điều 94. Bộ điều chỉnh nhóm cống suất
Khi tại NMTĐ có Bộ điều chỉnh nhóm công suất (BĐCNCS) thì BĐCNCS phải
được đưa vào làm việc thường xuyên. Việc ngừng BĐCNCS chỉ được phép khi
BĐCNCS không thể làm việc được ở các chế độ làm việc của NMTĐ.
Điều 95. Bảo vệ thiết bị phát điện
Sau sửa chữa, khi đưa tổ máy thuỷ lực vào vận hành thì phải kiểm tra toàn diện
theo quy trình hiện hành: thiết bị chính, các thiết bị bảo vệ công nghệ, các bộ liên
động khối, các thiết bị phụ, hệ thống dầu, thiết bị điều chỉnh, điều khiển từ xa, các
dụng cụ kiểm tra đo lường, các phương tiện thông tin liên lạc.
Điều 96. Duyệt vận hành
Căn cứ vào các số liệu của nhà chế tạo, các số liệu thử nghiệm riêng, Chủ sở
hữu nhà máy sẽ duyệt và đưa vào quy trình nhà máy các trị số quy định việc khởi
động và vận hành bình thường tổ máy.
Điều 97. Độ rung
Độ rung giá chữ thập các máy phát thuỷ lực kiểu đứng có ổ hướng, độ rung
của các cơ cấu tua bin thuỷ lực (ổ hướng tua bin, nắp tua bin, các trụ đỡ) và độ rung
ổ đỡ của máy phát thuỷ lực kiểu nằm ngang ở tần số định mức không được vượt
quá giá trị thiết kế của nhà chế tạo hoặc các Quy chuẩn quốc tế.
Máy phát điện thuỷ lực có độ rung cao hơn giá trị cho phép chỉ được vận hành
tạm thời trong thời gian ngắn khi có sự phê duyệt của công ty điện lực.
Điều 98. Công việc trong buồng tua bin
Trong trường hợp cần tiến hành các công việc trong buồng tua bin, nhất thiết
phải xả hết nước khỏi đường ống áp lực và đóng kín các cửa van sửa chữa sự cố
của buồng tua bin hay của đường ống. Đối với NMTĐ có nhiều tổ máy chung một
đường ống áp lực, khi cần tiến hành các công việc trong buồng tua bin nhất thiết
phải đóng van sửa chữa sự cố của máy đó và áp dụng các biện pháp để tránh việc
mở nhầm lẫn.
Khi cần thiết phải tiến hành công việc trên rotor máy phát điện, nhất thiết phải
chốt hoặc chèn bộ hướng nước, hãm rotor bằng phanh hãm và áp dụng mọi biện
pháp để đảm bảo kỹ thuật an toàn.
Điều 99. Áp suất trong đường ống áp lực
19
QCVN QTĐ-6:2008/BCT
Áp suất trong đường ống áp lực khi sa thải toàn bộ phụ tải không được vượt
quá trị số thiết kế. Khi có van xả không tải thì sự làm việc tự động của nó cần phù
hợp với đặc tính kỹ thuật của thiết bị và không gây tổn thất nước.
Các van phá chân không ở tua bin nước phải đảm bảo mở khi xuất hiện chân
không trong nắp tua bin và đóng kín lại sau khi đã phá chân không.
Phần V
CÁC THIẾT BỊ CƠ NHIỆT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 100. Tài liệu
Chủ sở hữu các trang thiết bị phải lưu giữ và duy trì các tài liệu kỹ thuật sau
tại mỗi nhà máy nhiệt điện và văn phòng bảo dưỡng.
1. Biên bản về việc cấp đất.
2. Biên bản về thiết lập nền móng và lý lịch của các lỗ khoan.
3. Biên bản kiểm tra và tiếp nhận của các công trình ngầm
4. Biên bản (hoặc bản ghi) về việc lún của nhà cửa, công trình, nền móng cho việc
lắp đặt thiết bị.
5. Danh sách kiểm tra thiết bị phòng nổ và chữa cháy.
6. Mặt bằng tổng thể của khu vực với ký hiệu vị trí nhà cửa và công trình, kể
cả các công trình ngầm.
7. Tài liệu công trình hoàn công (các bản vẽ, giải thích v.v ) cùng với tất cả
các thiết kế sửa đổi cho đến lần thay đổi cuối cùng.
8. Lịch sử kỹ thuật của các nhà cửa, công trình và thiết bị của nhà máy điện.
9. Mặt bằng bố trí thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy.
10. Thông tin về các hỏng hóc chính của thiết bị.
11. Các ghi chép về công trình thiết kế.
12. Kết quả kiểm định hoàn thành và kiểm tra định kỳ.
Chương 2
VẬN CHUYỂN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
Điều 101. Vận chuyển và cung cấp nhiên liệu phải tuân theo các điểm sau
đây:
1. Vận chuyển nhiên liệu tới nhà máy phải phù hợp với các quy định hiện
hành giao thông đường bộ hoặc đường thuỷ của ngành giao thông, vận tải.
2. Tiếp nhận và xác nhận về khối lượng, chất lượng;
3. Lưu giữ nhiên liệu ở điều kiện tốt theo quy định với tổn thất tối thiểu;
20
hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế. Trong toàn cảnh như vậy, trách nhiệm đặt ra cho lần ràsoát, sửa đổi này là tinh lọc bỏ ra những qui định không tương thích là qui định bắtbuộc, vô hiệu những lao lý quá cụ thể mang đặc thù đặc trưng của công nghệ tiên tiến, tậptrung vào những pháp luật mang đặc thù cơ bản nhất để bảo vệ tiềm năng vận hànhan toàn, không thay đổi những trang thiết bị của mạng lưới hệ thống điện Nước Ta, trải qua đó nhằmđảm bảo an ninh mạng lưới hệ thống điện và bảo đảm an toàn cho hội đồng. Do thời hạn hạn hẹp, khối lượng việc làm lớn và rất phức tạp, chắc như đinh bộQuy chuẩn không tránh khỏi một số ít sai sót, rất mong nhận được những quan điểm đóng gópcủa fan hâm mộ. Cũng nhân ngày này, Vụ Khoa học vụ Công nghệ, Bộ Công thương xin chân thànhcám ơn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA ), Bộ Khoa học và Công nghệ, BộXây dựng, Bộ Nông nghiệp tăng trưởng nông thôn, Tập đoàn Điện lực Nước Ta, vàcác cơ quan, tổ chức triển khai tương quan đã chăm sóc tương hỗ, tạo điều kiện kèm theo về nhân lực cũngnhư vật lực cho Tổ công tác làm việc trong quy trình thiết kế xây dựng quy chuẩn. Xin chân thànhcảm ơn những chuyên gia tâm huyết trong nước và quốc tế đã không quản ngại khókhăn, góp phần thời hạn, sức lực lao động và những kinh nghiệm tay nghề quí báu của mình cùngVụ Khoa học, Công nghệ để triển khai xong công tác làm việc thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống tiêu chuẩn kỹthuật ngành Điện, góp phần một phần nhỏ cho công cuộc thiết kế xây dựng quốc gia. Xin trân trọng cám ơn, Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công ThươngQCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTMục lụcPhần I 1 ĐIỀU KHOẢN CHUNG 1P hần II 2C Ơ CẤU TỔ CHỨC 2C hương 1 2N hiệm vụ và cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai 2C hương 2 3NGHI ỆM THU CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO VẬN HÀNH 3C hương 3 4CHU ẨN BỊ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN 4C hương 4 4C hương 6 5K Ỹ THUẬT AN TOÀN 5C hương 7 6AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY 6C hương 8 7TR ÁCH NHIỆM THI HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT VẬN HÀNH 7P hần III 7M ẶT BẰNG, NHÀ CỬA CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN 7C hương 1 7M ẶT BẰNG7Chương 2 8NH À CỬA, THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚIĐIỆN 8P hần IV 9C ÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG, NGUỒN NƯỚC, HỆ THỐNG THUỶ LỰC 9C hương 1 9QUY ĐỊNH CHUNG 9C hương 2 10C ÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG10Mục 1 10C ÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG 10M c 2 14KI M TRA TÌNH TR NG CÁC CÔNG TRÌNH THU CÔNG 14M c 3 15C ÁC THI T B C KH C A CÔNG TRÌNH THU CÔNG 15C hương 3 16QU ẢN LÝ NGUỒN NƯỚC TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, ĐẢM BẢO KHÍTƯỢNG VÀ THUỶ VĂN 16M c 1 16I U TI T N C 16M c 2 17M ÔI TR NG TRONG H CH A 17M c 3 17C ÁC HO T NG KH T NG THU V N 17C hương 4 18T ua bin thuỷ lực 18P hần V 20C ÁC THIẾT BỊ CƠ NHIỆT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN 20QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTChương 1 20QUY ĐỊNH CHUNG 20C hương 2 20V ẬN CHUYỂN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU 20C hương 3 23CH Ế BIẾN THAN BỘT 23C hương 4 24L Ò HƠI VÀ THIẾT BỊ CỦA LÒ 24C hương 5 27TUABIN HƠI 27C hương 6 31C ÁC THIẾT BỊ KIỂU KHỐI CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN 31C hương 7 32TUABIN KHÍ 32C hương 8 36M ÁY PHÁT DIESEL 36C hương 9 37C ÁC THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG VÀ ĐO LƯỜNG NHIỆT 37C hương 10 37X Ử LÝ NƯỚC HYDRAT HOÁ 37C hương 11 38C ÁC ĐƯỜNG ỐNG VÀ VAN 38C hương 12 39C ÁC THIẾT BỊ PHỤ PHẦN CƠ – NHIỆT 39C hương 13 39THI Ế BỊ LỌC BỤI VÀ LƯU CHỨA TRO XỈ 39P hần VI 40THI ẾT BỊ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN 40C hương 1 40QUY ĐỊNH CHUNG 40C hương 2 40M ÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BÙ ĐỒNG BỘ 40C hương 3 42 ĐỘNG CƠ ĐIỆN 42C hương 4 42M ÁY BIẾN ÁP, MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU VÀ CUỘN ĐIỆN KHÁNG CÓ DẦU 42C hương 5 44H Ệ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN ( HPĐ ) 44C hương 6 46H Ệ THỐNG ẮC QUY 46C hương 7 46 ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG ( ĐDK ) 46C hương 8 48 ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN LỰC 48C hương 9 50B ẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG ĐIỆN ( BRT ) 50C hương 10 51TRANG BỊ NỐI ĐẤT 51C hương 11 52B ẢO VỆ CHỐNG QUÁ ĐIỆN ÁP 52C hương 12 54TRANG BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN 54QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTChương 13 55CHI ẾU SÁNG 55C hương 14 55TR ẠM ĐIỆN PHÂN 55C hương 15 56D ẦU NĂNG LƯỢNG 56P hần VII 57CH Ỉ HUY ĐIỀU ĐỘ-THAO TÁC 57C hương 1 57CH Ỉ HUY ĐIỀU ĐỘ 57C hương 2 59THAO TÁC ĐÓNG CẮT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN 59C hương 3 59NH ÂN VIÊN VẬN HÀNH 59C hương 4 60C ÁC PHƯƠNG TIỆN CHỈ HUY ĐIỀU ĐỘ VÀ ĐIỀU CHỈNH CÔNG NGHỆ 60QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTPhần IĐIỀU KHOẢN CHUNGĐiều 1. Mục đíchQuy định này gồm có những nhu yếu kỹ thuật cần được thực thi trong quátrình quản lý và vận hành và bảo trì những khu công trình thuỷ công và thiết bị cơ khí phụ trợ củanhà máy thủy điện, thiết bị của xí nghiệp sản xuất nhiệt điện, thiết bị điện trong lưới điện nhằmđảm bảo an toàn, bảo vệ thiên nhiên và môi trường và độ đáng tin cậy của những phương tiện đi lại và thiết bịliên quan. Điều 2. Phạm vi áp dụngQuy chuẩn này vận dụng cho hàng loạt mạng lưới hệ thống lưới điện quốc gia Nước Ta, gồm có toàn bộ những nhà máy điện, những trạm điện, mạng lưới điện và những thành phần nốivới lưới điện quốc gia Nước Ta. Phạm vi vận dụng của Quy chuẩn kỹ thuật này nhưsau : 1. Đối với trang thiết bị lưới điện : Các thiết bị có điện áp cao hơn 1000V nối với lưới điện quốc gia Việt nam. 2. Đối với những xí nghiệp sản xuất thuỷ điện : Các khu công trình thuỷ công và thiết bị điện của những nhà máy sản xuất thuỷ điện được quyđịnh tương ứng như sau : a ) Các khu công trình thuỷ công và những thiết bị phụ trợ của toàn bộ những nhà máythuỷ điện ở Nước Ta và nối với lưới điện quốc gia Nước Ta, trừ những nhà máythuỷ điện có đập đặc biệt quan trọng lao lý tại Nghị định nhà nước Số 143 / 2003 / NĐ-CP ngày28 tháng 11 năm 2003 pháp luật cụ thể một số ít điều của Pháp lệnh khai thác và bảovệ khu công trình thủy lợi ; b ) Các thiết bị điện của những nhà máy sản xuất thuỷ điện ở Nước Ta và nối với lưới điệncủa Nước Ta, có hiệu suất định mức bằng hoặc lớn hơn 30MW. 3. Đối với những nhà máy sản xuất nhiệt điệnCác thiết bị của những nhà máy sản xuất nhiệt điện có hiệu suất bằng hoặc lớn hơn1000kW ở Nước Ta và nối với lưới điện quốc gia Nước Ta. Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Quy chuẩn này những từ dưới đây được hiểu như sau : 1. “ Cơ quan có thẩm quyền ” là Bộ Công Thương hoặc cơ quan được uỷquyền theo lao lý pháp lý. 2. “ Chủ sở hữu ” là tổ chức triển khai hoặc cá thể làm chủ những xí nghiệp sản xuất điện hoặc lướiđiện và có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về quản lý và vận hành những xí nghiệp sản xuất điện và lưới điện đó ; QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTPhần IICƠ CẤU TỔ CHỨCChương 1N hiệm vụ và cơ cấu tổ chức tổ chứcĐiều 4. Nhiệm vụ cơ bản của những đơn vị chức năng thành phần trong mạng lưới hệ thống điện ( baogồm : những Công ty phát điện, truyền tải, phân phối, những Trung tâm điều độ, những Côngty Sửa chữa và Thương Mại Dịch Vụ … ) là : 1. Đảm bảo phân phối nguồn năng lượng không thay đổi, đáng tin cậy cho người mua theo cácquy định của pháp lý hiện hành. 2. Duy trì chất lượng định mức của nguồn năng lượng sản xuất ra : tần số và điện ápcủa dòng điện, áp suất và nhiệt độ của hơi theo những pháp luật của pháp lý hiệnhành. 3. Hoàn thành biểu đồ điều độ : Phụ tải điện của từng nhà máy sản xuất và của hệthống nguồn năng lượng nói chung ; truyền tải và phân phối nguồn năng lượng cho khách vàcác trào lưu điện năng giữ những mạng lưới hệ thống nguồn năng lượng. 4. Thực hiện đúng những pháp luật về bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều 5. Mỗi đơn vị chức năng thành phần trong mạng lưới hệ thống điện phải hiểu biết sâu đặcđiểm của sản xuất nguồn năng lượng và vai trò của nó trong nền kinh tế tài chính quốc dân vàđời sống xã hội, phải nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, quy trình tiến độ công nghệ tiên tiến, tuân thủ Quy chuẩn này và những lao lý về kỹ thuật antoàn, những pháp luật khác có tương quan của những cấp có thẩm quyền. Điều 6. Các nhà máy điện, công ty điện lực, đơn vị chức năng cấp điện và đơn vị chức năng vậnhành lưới điện cần bảo vệ : 1. Xây dựng văn bản của đơn vị chức năng mình nhằm mục đích thực thi Quy chuẩn này vàthực hiện những giải pháp nhằm mục đích liên tục góp thêm phần tăng trưởng mạng lưới hệ thống nănglượng để thoả mãn nhu yếu nguồn năng lượng của nền kinh tế tài chính quốc dân, đời sốngcủa nhân dân với mục tiêu tăng trưởng nguồn năng lượng đi trước một bước. 2. Phấn đấu tăng hiệu suất lao động, hạ giá tiền sản xuất, truyền tải vàphân phối điện nâng cao tính chuẩn bị sẵn sàng của thiết bị. 3. Ứng dụng và nắm vững kỹ thuật mới, tổ chức triển khai sản xuất và lao độngkhoa học. 4. Nâng cao trình độ nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên cấp dưới, phổ cập nhữngphương pháp sản xuất tiên tiến và phát triển và kinh nghiệm tay nghề nâng cấp cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiếnvà sáng tạo, thông dụng những hình thức và chiêu thức thi đua tiên tiến và phát triển. Điều 7. Hệ thống nguồn năng lượng gồm những nhà máy điện, những lưới điện liên hệchặt chẽ với nhau trong quy trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, mộtcách liên tục dưới sự chỉ huy thống nhất về chính sách quản lý và vận hành. Hệ thống nguồn năng lượng link gồm có một vài mạng lưới hệ thống năng lượngđược nối với nhau về chính sách quản lý và vận hành chung và đặt dưới sự chỉ huy điều độchung. Hệ thống nguồn năng lượng thống nhất gồm có những mạng lưới hệ thống nguồn năng lượng liênkết với nhau bằng những đường liên lạc giữa những mạng lưới hệ thống, bao quát phầnlớn chủ quyền lãnh thổ cả nước có chung chính sách quản lý và vận hành và TT chỉ huy điều độ. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTChương 2NGHI ỆM THU CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO VẬN HÀNHĐiều 8. Chỉ đưa vào quản lý và vận hành những nhà máy sản xuất điện, lưới điện được xây dựngmới hoàn tất lan rộng ra hoặc từng đợt riêng không liên quan gì đến nhau, những tổ máy, những khối máy chính, nhàcửa và khu công trình sau khi đã được nghiệm thu sát hoạch đúng pháp luật theo hiện hành. Điều 9. Việc nghiệm thu sát hoạch đưa vào quản lý và vận hành những nhà máy sản xuất năng lượnghoặc những bộ phận của những xí nghiệp sản xuất đó được triển khai theo khối lượng của tổhợp khởi động gồm có hàng loạt những khuôn khổ khu công trình sản xuất chính, phụ, dịch vụ, sửa chữa thay thế, luân chuyển, kho tàng, thông tin liên lạc, công trìnhngầm, khu công trình làm sạch nước thải, phúc lợi công cộng, nhà cửa, ký túc xá, nhà ăn tập thể, trạm y tế và những khu công trình khác nhằm mục đích bảo vệ : – Sản xuất điện năng theo đúng sản lượng phong cách thiết kế so với tổng hợp khởi động ; – Đáp ứng những điều kiện kèm theo theo lao lý của pháp lý về hoạt động và sinh hoạt, vệ sinh chocán bộ nhân viên cấp dưới quản lý và vận hành và sửa chữa thay thế. – Tuân thủ những pháp luật khác có tương quan đến tổng hợp khởi động. – Bảo vệ chống gây ô nhiễm nguồn nước và thiên nhiên và môi trường xung quanh. Điều 10. Trước khi nghiệm thu sát hoạch thiết bị nguồn năng lượng đưa vào quản lý và vận hành, Chủthiết bị cần triển khai những hoạt động giải trí sau : – Chạy thử từng bộ phận và nghiệm thu sát hoạch từng phần những thiết bị của tổ máy ; – Khởi động thử thiết bị chính và thiết bị phụ của tổ máy ; – Chạy thử tổng hợp máy ; Trước khi đưa vào quản lý và vận hành nhà cửa và khu công trình cần phải triển khai nghiệmthu từng phần, trong đó có phần khu công trình ngầm và nghiệm thu sát hoạch theo khối lượng củatổ hợp khởi động. Điều 11. Việc nghiệm thu sát hoạch thiết bị sau khi kiểm tra và chạy thử từng phần, nghiệm thu sát hoạch từng bộ phận của tổ máy và những khu công trình, khởi động thử, kiểm tra tínhsẵn sàng của thiết bị tiến tới chạy thử tổng hợp do những tiểu ban thuộc Hội đồngnghiệm thu cơ sở triển khai. Việc nghiệm thu sát hoạch thiết bị và những khu công trình đưa vào quản lý và vận hành do Hội đồngnghiệm thu cấp có thẩm quyền triển khai theo lao lý hiện hành. Điều 12. Việc chạy thử từng phần và nghiệm thu sát hoạch từng bộ phận của tổmáy do hội đồng nghiệm thu sát hoạch cơ sở triển khai theo những sơ đồ phong cách thiết kế sau khiđã triển khai xong công tác làm việc xây lắp cụm thiết bị đó. Khi nghiệm thu sát hoạch từng bộ phậncần phải kiểm tra việc triển khai những Quy định về thiết kế xây dựng, những lao lý vềkiểm tra lò hơi, quy phạm kỹ thuật bảo đảm an toàn, quy phạm phòng nổ và phòngchống cháy “ Quy phạm thiết bị điện ”, những hướng dẫn của nhà sản xuất, quy trìnhhướng dẫn lắp ráp thiết bị và những tài liệu pháp lý khác. Điều 13. Sau khi chạy thử tổng hợp và khắc phụ được hết những khiếmkhuyết đã phát hiện, Hội đồng nghiệm thu sát hoạch cấp Nhà nước triển khai nghiệmthu thiết bị cùng với nhà cửa khu công trình tương quan đến thiết bị đó và lập biênbản nghiệm thu sát hoạch. Hội đồng nghiệm thu sát hoạch cấp Nhà nước pháp luật thời hạn thiết bịđược quản lý và vận hành trong thời điểm tạm thời, trong thời hạn này phải hoàn thành xong những việc thửnghiệm thiết yếu, những công tác làm việc hiệu chỉnh hoàn thành xong thiết bị để bảo vệ vậnhành thiết bị với những chỉ tiêu phong cách thiết kế. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTĐối với thiết bị sản xuất loạt tiên phong, thời hạn quản lý và vận hành thử được pháp luật trên cơsở kế hoạch phối hợp những việc làm về hoàn thành xong, hiệu chỉnh và quản lý và vận hành thử thiếtbị đó. Điều 14. Khi đơn vị chức năng quản lý và vận hành tiếp đón thiết bị, những tài liệu kỹ thuật sauliên quan đến những trang thiết bị được lắp ráp, cần chuyển giao vừa đủ cho đơnvị quản lý và vận hành từ đơn vị chức năng xây lắp hoặc nhà phân phối : – Tài liệu phong cách thiết kế ( gồm những bản vẽ, những bản thuyết minh, những tiến trình, những tàiliệu kỹ thuật, nhật ký kiến thiết và giám sát của cơ quan thiết kế ) đã được điều chỉnhtrong quy trình kiến thiết xây dựng, lắp ráp và hiệu chỉnh do những cơ quan thiết kế, thiết kế xây dựng vàlắp máy giao lại ; – Các biên bản nghiệm thu sát hoạch những bộ phận và khu công trình ngầm do những cơ quanxây dựng và lắp máy giao lại ; – Các biên bản kiểm tra thử nghiệm của những thiết bị tự động phòng chốngcháy, phòng nổ và chống sét do những cơ quan có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những thửnghiệm này giao lại ; – Tài liệu của nhà máy sản xuất sản xuất ( những quy trình tiến độ, bản vẽ, sơ đồ và tài liệucủa thiết bị, máy móc và những phương tiện đi lại cơ giới hoá ) do cơ quan lắp máygiao lại. – Các biên bản hiệu chỉnh thống kê giám sát, thử nghiệm và những sơ đồ nguyên ký vàsơ đồ lắp ráp hoàn thành công việc do cơ quan thực thi công tác làm việc hiệu chỉnh giao lại ; – Các biên bản thử nghiệm những mạng lưới hệ thống bảo đảm an toàn, mạng lưới hệ thống thông gió, do cơquan thực thi công tác làm việc hiệu chỉnh giao lại ; – Các biên bản thí nghiệm và kiểm tra trạng thái khởi đầu của sắt kẽm kim loại cácđường ống, của những thiết bị chính thuộc tổ máy nguồn năng lượng do những cơ quan thựchiện việc kiểm tra và thử nghiệm giao lại. Chương 3CHU ẨN BỊ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊNĐiều 15. Công tác chuẩn bị sẵn sàng cán bộ công nhân viên của những nhà máy sản xuất vàcơ quan thuộc ngành điện phải được thực thi theo những quy định và chỉ dẫncó tương quan về công tác làm việc chuẩn bị sẵn sàng cán bộ công nhân viên tại những nhà máyđiện, lưới điện. Lãnh đạo những Công ty Điện lực, những nhà máy sản xuất và những cơ quan ngành điện phảitổ chức và kiểm tra định kỳ công tác làm việc chuẩn bị sẵn sàng cán bộ công nhân viên. Điều 16. Việc kiểm tra kỹ năng và kiến thức so với công nhân và cán bộ kỹ thuật có quanhệ trực tiếp với công tác làm việc quản lý và vận hành và bảo trì những đối tượng người tiêu dùng thuộc kiểm tra viênlò hơi quản trị phải được triển khai theo đúng những nhu yếu của kiểm tra viên lò hơi. Chương 4S ỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ, NHÀ CỬA VÀ CÔNG TRÌNHTHEO KẾ HOẠCH TÀI LIỆU KỸ THUẬTQCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTĐiều 17. Đơn vị quản lý và vận hành cần lưu giữ những tài liệu kỹ thuật thiết yếu theo cácquy định tương ứng trong từng nghành ( thủy điện, nhiệt điện và lưới điện ). Điều 18. Mỗi nhà máy điện, công ty điện lực, đơn vị chức năng phân phối điện và vậnhành lưới điện cần thiết lập những lao lý về hạng mục gồm có những thủ tục cần thiếtvà những sơ đồ công nghệ tiên tiến cho việc kiểm tra, bảo trì và quản lý và vận hành một cách thíchhợp. Điều 19. Trên mỗi thiết bị chính và thiết bị phụ của nhà máy sản xuất điện và của trạmbiến áp phải có những tấm biển của nhà sản xuất ghi những thông số kỹ thuật định mức của thiết bị. Điều 20. Tất cả thiết bị chính và phụ ở xí nghiệp sản xuất điện, lưới điện lưới nhiệt kểcả những đường ống, những mạng lưới hệ thống và phân đoạn thanh cái cũng như những van củađường ống dẫn khí, dẫn gió … đều phải đánh số theo pháp luật. Điều 21. Tại những phân xưởng của nhà máy điện và những bảng tinh chỉnh và điều khiển cótrực nhật tiếp tục, những trạm điều độ và trạm biến áp trung gian phải tiến hànhghi thông số kỹ thuật theo những biểu mẫu và chính sách pháp luật. Điều 22. Tại những TT điều độ mạng lưới hệ thống điện, trạm điều độ lưới điện vàcác phòng tinh chỉnh và điều khiển TT nhà máy sản xuất điện, điều độ lưới điện phải đặt máy ghi âmđể ghi lại đối thoại trong những trường hợp sự cố. Chương 6K Ỹ THUẬT AN TOÀNĐiều 23. Việc sắp xếp khai thác và thay thế sửa chữa thiết bị nguồn năng lượng nhà cửa vàcông trình xí nghiệp sản xuất điện và lưới điện phải thoả mãn những nhu yếu của quy phạm kỹthuật bảo đảm an toàn của Bộ Công Thương và những pháp luật của Nhà nước. Mỗi cán bộ công nhân viên phải thông hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành cácquy phạm, quá trình kỹ thuật bảo đảm an toàn có tương quan đến công tác làm việc hay đến thiết bị domình quản trị. Điều 24. Các nồi hơi, đường ống, bình chịu áp lực đè nén, thiết bị nâng thuộc đốitượng thi hành quy phạm Nhà nước cần phải được ĐK, khám nghiệm theo đúngquy định của quy phạm Nhà nước và quyết định hành động phân cấp của Bộ Công Thương. Các thiết bị nói trên không thuộc đối tượng người tiêu dùng thi hành quy phạm Nhà nước, cácxí nghiệp điện có nghĩa vụ và trách nhiệm tự tổ chức triển khai ĐK, khám nghiệm nhằm mục đích bảo vệ antoàn cho những thiết bị đó. Điều 25. Các thiết bị bảo vệ tự động hóa, thiết bị bảo đảm an toàn và những trang bị bảo đảm an toàn – bảo lãnh dùng trong quản lý và vận hành, thao tác thay thế sửa chữa cần phải được kiểm tra và thửnghiệm theo đúng pháp luật trong những Quy chuẩn hiện hành. Điều 26. Các cán bộ nhân viên cấp dưới được lao lý là gián tiếp có tương quan đếnviệc thực thi pháp luật bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp, không thực thi đúng chứctrách của mình, cũng như không thi hành những giải pháp thiết yếu để ngăn ngừa tainạn và nhiễm độc nghề nghiệp, cũng như những cá thể trực tiếp vi phạm đều phảichịu nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng về những tai nạn thương tâm và nhiễm độc đã xảy ra trong sản xuất. Điều 27. Các sự cố và tai nạn đáng tiếc lao động xảy ra phải được khai báo, tìm hiểu, thống kê kịp thời, rất đầy đủ, đúng chuẩn theo những lao lý hiện hành. Đồng thời phảikhẩn trương lập giải pháp khắc phục đơn cử nhằm mục đích ngăn ngừa sự cố, tai nạn đáng tiếc tái diễn. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTĐiều 28. Mọi cán bộ công nhân sản xuất, sửa chữa thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, thínghiệm, quản trị của nhà máy sản xuất điện, lưới điện và những xí nghiệp sản xuất Giao hàng khác trong hệthống nguồn năng lượng phải được đào tạo và giảng dạy và thực hành thực tế thông thuộc những giải pháp cấpcứu người bị điện giật và những tai nạn thương tâm lao động khác thuộc nghề nghiệp mình. Điều 29. Ở mỗi phân xưởng, trạm biến áp có người trực, Trụ sở điện, phòng thí nghiệm, những đội lưu động, những ca quản lý và vận hành và một số ít bộ phận sản xuất ởnơi nguy khốn, ô nhiễm phải có tủ thuốc cấp cứu với khá đầy đủ loại thuốc và lượng bôngbăng thiết yếu. Điều 30. Tất cả cán bộ công nhân viên của xí nghiệp sản xuất nguồn năng lượng và những cơquan khác khi xuất hiện trong những phòng đặt thiết bị nguồn năng lượng đang quản lý và vận hành củanhà máy điện, của những trạm phân phối điện trong nhà và ngoài giờ trong những giếngvà đường hầm của nhà máy sản xuất điện, lưới nhiệt và lưới điện cũng như khi tiến hànhcông tác thay thế sửa chữa những ĐDK phải sử dụng rất đầy đủ những trang bị bảo lãnh lao động cầnthiết. Chương 7AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁYĐiều 31. Việc sắp xếp và khai thác thiết bị nguồn năng lượng, nhà cửa và công trìnhphải thoả mãn những nhu yếu về phòng chống cháy. Người chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy của những nhà máy điện, công ty điện lực và đơn vị chức năng điện lực cần chịu nghĩa vụ và trách nhiệm quản trị tổng lực theo quyđịnh về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Người này có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiệnbiện pháp phòng chống cháy, kiểm tra việc chấp hành chính sách phòng chống cháy đãquy định, bảo vệ cho những mạng lưới hệ thống tự động hóa phát hiện cháy và những phương tiện đi lại thiếtbị chữa cháy tiếp tục sẵn sàng chuẩn bị hoạt động giải trí, tổ chức triển khai diễn tập chữa cháy. Quản đốc những phân xưởng, trưởng những Trụ sở điện, trạm biến áp, phòngban kỹ thuật, thí nghiệm, kho chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về bảo đảm an toàn phòng chống cháy của nhàcửa và thiết bị của đơn vị chức năng mình đảm nhiệm, bảo vệ luôn có rất đầy đủ với thực trạng tốtcủa những phương tiện đi lại chữa cháy khởi đầu. Điều 32. Mỗi xí nghiệp sản xuất nguồn năng lượng phải có vừa đủ sơ đồ sắp xếp thiết bị chữacháy cho những vị trí sản xuất và hoạt động và sinh hoạt, lập giải pháp phòng cháy và duyệtphương án đó theo đúng lao lý của quy phạm phòng cháy. Việc diễn tập chữa cháy phải được thực thi định kỳ theo đúng tiến trình củangành. Điều 33. Các xí nghiệp sản xuất nguồn năng lượng thay thế sửa chữa, thí nghiệm, Giao hàng địa thế căn cứ vàosơ đồ và giải pháp đã được duyệt để sắp xếp vừa đủ những trang bị, dụng cụ phòngchống cháy thích hợp. Các trang bị, dụng cụ này phải để đúng nơi lao lý, ở chỗ dễ thấy, dễ lấy vàphải được định kỳ kiểm tra, bảo trì, bổ trợ thay thế sửa chữa kịp thời. Những nơi có trang bị mạng lưới hệ thống báo cháy, dập cháy tự động hóa phải nghiêm túcthực hiện đúng tiến trình pháp luật. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTChương 8TR ÁCH NHIỆM THI HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT VẬN HÀNHĐiều 34. Hiểu đúng và chấp hành văn bản này là điều bắt buộc so với cán bộcông nhân viên cấp dưới những Công ty Điện lực, đơn vị chức năng cung ứng điện hoặc những đơn vị chức năng vậnhành lưới điện thao tác trong những công ty điện lực, nhà máy điện, điện lực địaphương, Công ty truyền tải điện, mạng lưới hệ thống hơi nước, những doanh nghiệp thay thế sửa chữa, TT điều độ cũng như so với tổ chức triển khai, cá thể có tương quan. Điều 35. Mỗi trường hợp để xảy ra sự cố hay làm gián đoạn quản lý và vận hành thiết bịđều phải được tìm hiểu kỹ và thống kê theo đúng quy trình tiến độ tìm hiểu, thống kê sự cốvà những hiện tượng kỳ lạ không thông thường của Bộ Năng lượng. Khi tìm hiểu phải xác địnhđược những nguyên do gây ra sự cố và những hiện tượng kỳ lạ không thông thường, đề racác giải pháp khắc phục phòng ngừa kịp thời. Phần IIIMẶT BẰNG, NHÀ CỬA CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆNChương 1M ẶT BẰNGĐiều 36. Để bảo vệ thực trạng quản lý và vận hành và vệ sinh công nghiệp tốt cho mặtbằng, nhà cửa và khu công trình, tuân thủ những nhu yếu về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, cần phảithực hiện và duy trì ở trạng thái tốt những mạng lưới hệ thống sau : 1. Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước ngầm hàng loạt mặt phẳng của cácnhà máy điện, những trạm biến áp và những khu công trình. 2. Hệ thống khử bụi và mạng lưới hệ thống thông gió. 3. Hệ thống giải quyết và xử lý nước thải bẩn. 4. Hệ thống cung ứng nước và mạng lưới hệ thống thoát nước. 5. Các nguồn nước hoạt động và sinh hoạt, những hồ chứa và những khu công trình bảo vệ nguồnnước. 6. Các đường tàu, đường xe hơi, đường trong khu nhà máy điện, trạm biến ápvà những khu công trình liên quan7. Hàng rào, ánh sáng vườn hoa và những khu công trình văn hoá, phúc lợi khác. 8. Các mạng lưới hệ thống theo dõi mức nước ngầm. Điều 37. Các tuyến đường, nước thải, đường ống khí và những tuyến cáp ngầmphải có biển báo chắc như đinh rõ ràng và dễ quan sát. Điều 38. Nước mưa và nước bẩn của mặt phẳng phải được đưa về hệ thốngxử lý nước. Trong trường hợp nước xả ra hồ có năng lực bị nhiễm chất bẩn như dầuvà những hoá chất, thì phải kiểm tra chất lượng nước theo Quy chuẩn vệ sinh côngnghiệp hiện hành. Điều 39. Trong trường hợp có hiện tượng kỳ lạ lún, trôi, nứt trên mặt phẳng, thì cầnphải triển khai những giải pháp tương thích để loại trừ hoặc giảm nhẹ những nguyên nhângây ra những hiện tượng kỳ lạ trên và giải quyết và xử lý những hậu quả đã xảy ra. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTĐiều 40. Các tuyến đường tàu và những khu công trình tương quan nằm trên mặt bằngvà khu vực thuộc quyền trấn áp của nhà máy điện, công ty điện lực sẽ được quảnlý và thay thế sửa chữa theo quy phạm của ngành đường tàu. Việc quản trị và sửa chữađường xe hơi trong khu vực trên cũng phải theo quy phạm và Quy chuẩn kỹ thuật củangành giao thông vận tải vận tải đường bộ. Chương 2NH À CỬA, THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ LƯỚIĐIỆNĐiều 41. Các nhà máy điện và những thiết bị, nhà cửa và những khu công trình liênquan phải được duy trì ở trạng thái tốt bảo vệ quản lý và vận hành lâu bền hơn an toàn và đáng tin cậy theo đúngthiết kế. Chúng phải bảo vệ những điều kiện kèm theo lao động bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệpcho cán bộ công nhân viên. Điều 42. Chủ công trình phải theo dõi thực trạng của nhà cửa, những công trìnhvà thiết bị để bảo vệ quản lý và vận hành đáng tin cậy và tổng kiểm tra định kỳ để phát hiện những hưhỏng và năng lực hư hỏng. Trong trường hợp có sự cố hoặc thiên tai như hoả hoạn, động đất hoặc bão lớn, ngập lụt xảy ra ở khu vực có xí nghiệp sản xuất và thiết vị điện thì phảitiến hành kiểm tra khẩn cấp ngay sau khi xảy ra những sự cố đó. Điều 43. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và liên tục thực trạng những nhà cửa, côngtrình thiết kế xây dựng trên vùng đất đắp mới, đất lún và những nơi quản lý và vận hành có độ rungthường xuyên. Điều 44. Khi theo dõi ngặt nghèo độ vững chắc của nhà cửa và khu công trình, cầnphải kiểm tra thực trạng của những trụ đỡ, những khe dãn nở, những mối hàn, mối nối, những kếtcấu bê tông cốt thép và những bộ phận chịu ảnh hưởng tác động của tải trọng và nhiệt. Điều 45. Trong trường hợp phát hiện những vết nứt, hư hỏng trên những cấu trúc, thì những hoạt động giải trí tiếp theo phải được lựa chọn cẩn trọng tuỳ theo mức độ, vị trí vànguyên nhân của những vết nứt và hư hỏng đó. Trừ những trường hợp mà khiếmkhuyết không đáng kể về mặt cấu trúc, tính năng hoặc do việc làm sửa chữa thay thế gấpcông trình phải thực thi ngay, còn thì phải thực thi kiểm tra cẩn trọng những vết nứthoặc hư hỏng đã phát hiện. Tuỳ thuộc vào thực trạng của khiếm khuyết, những phươngtiện theo dõi như dây dọi, dụng cụ đo vết nứt và dụng cụ đo độ di dời … phảiđược lắp ráp ngay. Một loạt những tìm hiểu và những giải pháp đối phó phải được ghi lạichính xác để Giao hàng cho sửa chữa thay thế thích hợp. Điều 46. Phải kiểm tra bên ngoài và bên trong ống khói của nhà máy sản xuất điện mộtcách tương thích tuỳ theo thực trạng của ống khói. Khoảng thời hạn giữa hai lần kiểm trado chủ xí nghiệp sản xuất lao lý. Điều 47. Cấm thay thế sửa chữa, biến hóa thiết bị như đục đẽo, sắp xếp máy móc, vậtliệu nặng và lắp ráp đường ống hoàn toàn có thể làm hại đến tính không thay đổi và bảo đảm an toàn của thiếtbị. Cho phép quá tải và đổi khác với điều kiện kèm theo bảo đảm an toàn được chứng minh và khẳng định bằng những tínhtoán phong cách thiết kế. Nếu thiết yếu thì những cấu trúc này phải được gia cố tương thích. Ở mỗi đoạn mặt sàn, trên cơ sở phong cách thiết kế cần xác lập tải trọng số lượng giới hạn chophép và đặt những bảng hướng dẫn ở nơi dễ nhìn thấy. Điều 48. Những cấu trúc sắt kẽm kim loại của nhà cửa và khu công trình phải được bảo vệchống rỉ. Phải lao lý đơn cử chính sách kiểm tra hiệu suất cao lớp bảo vệ chống rỉ tuỳ theođặc tính của từng cấu trúc. QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTPhần IVCÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG, NGUỒN NƯỚC, HỆ THỐNG THUỶ LỰCChương 1QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 49. Giải thích từ ngữNgoài những từ ngữ đã được lý giải tại Điều 3, những từ ngữ được lý giải tạiđiều này được vận dụng cho Phần IV. 1. “ Van khí ” là van cho dòng không khí đi vào và đi ra từ đường ống áp lực đè nén đểđảm bảo an toàn khi nạp và xả nước và 1 số ít trạng thái trong quản lý và vận hành. 2. “ Hệ thống bảo vệ tự động hóa của đường ống áp lực đè nén ” là hàng loạt mạng lưới hệ thống thôngkhí lắp ráp ở đường ống áp lực đè nén để bảo vệ bảo đảm an toàn, mạng lưới hệ thống gồm có những vankhông khí và những thiết bị phụ trợ như những ống đo áp suất và ống thông khí. 3. “ Công trình thuỷ công ” là khu công trình được thiết kế xây dựng bằng đất, đá, bê tônghoặc phối hợp giữa chúng. 4. “ Công trình tuyến nguồn năng lượng đầu mối ” là những khuôn khổ được xây dựngtrước tuyến nguồn năng lượng để lấy nước từ sông, hồ và hồ chứa. Thông thường côngtrình tuyến nguồn năng lượng đầu mối gồm có khu công trình lấy nước, những cửa lấy nước vàcác thiết bị xả bồi lắng. 5. “ Cơ quan khí tượng thuỷ văn ” là cơ quan chính hoặc Trụ sở của Trungtâm Quốc gia về Dự báo Khí tượng Thuỷ văn. 6. “ Kiểm tra định kỳ độc lập ” là kiểm tra những khu công trình và thiết bị do Chủ nhàmáy triển khai trong khoảng chừng thời hạn lao lý ; 7. “ Công trình xả nước ” là một trong những khuôn khổ phụ trợ của đập có chứcnăng xả nước khỏi hồ chứa để cấp nước, giảm mức nước hồ chứa ; 8. “ Kết cấu áp lực đè nén ” là cấu trúc được phong cách thiết kế với áp suất bên ngoài và / hoặc ápsuất bên trong nhưng không phải là áp suất khí quyển như ống áp lực đè nén bằng thép. 9. “ Hồ chứa ” là hồ có đủ dung tích điều tiết dòng chảy tự nhiên của sông đểsử dụng nước theo mùa hoặc năm ; 10. “ Kiểm tra đặc biệt quan trọng ” là kiểm tra không bình thường những khu công trình và thiết bị sau cácsự kiện như bão lớn, động đất mạnh, lũ lớn vv. 11. “ Tuyến nguồn năng lượng ” là cấu trúc để dẫn nước có áp suất hoặc không có ápsuất, gồm có những kênh hở, đường hầm hoặc phối hợp cả hai. Điều 50. Chuẩn bị và lưu giữ hồ sơ, tài liệu cần thiết1. Chủ nhà máy sản xuất phải sẵn sàng chuẩn bị báo cáo giải trình về những khuôn khổ sau và dữ gìn và bảo vệ cácbáo cáo, tài liệu một cách thích hợp : – Các số liệu quản lý và vận hành về xả nước từ đập tràn và khu công trình xả nước ; – Các số liệu bảo trì như thay thế sửa chữa những khu công trình thuỷ công và thiết bị cơkhí ; – Các hiệu quả kiểm tra định kỳ độc lập ; – Các tác dụng kiểm tra đặc biệt quan trọng ; QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT – Các số liệu đo đạc về những khu công trình thuỷ công và thiết bị cơ khí ; – Các số liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn. 2. Chủ xí nghiệp sản xuất phải dữ gìn và bảo vệ những tài liệu sau đây ở trạng thái tốt để vận hànhvà bảo trì đúng những khu công trình thuỷ công và những thiết bị phụ trợ : – Các tài liệu pháp lý và hành chính cơ sở như những hướng dẫn quản lý và vận hành, quyềnsử dụng nước ; – Các báo cáo giải trình phong cách thiết kế và những bản ghi nhớ chính về điều kiện kèm theo của phong cách thiết kế, cáctiêu chuẩn, những việc làm thực thi của phong cách thiết kế ; – Đặc tính kỹ thuật của những khu công trình và thiết bị ; – Những ghi chép về lịch sử dân tộc thiết kế xây dựng ; – Các báo cáo giải trình và ghi chép ở lần tích nước tiên phong ; – Các bản vẽ hoàn thành công việc ; – Số liệu khí tượng thuỷ văn tiền lệ ; – Các số liệu theo dõi tiền lệ về tính năng hoạt động giải trí của những khu công trình ; – Các báo cáo giải trình của phòng thí nghiệm vật tư, thuỷ lực ; – Tất cả những báo cáo giải trình và ghi chép từ trước về quá khứ bảo trì và những lầnkiểm tra định kỳ chính thức và độc lập. Chương 2C ÔNG TRÌNH THUỶ CÔNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNGMục 1C ÔNG TRÌNH THUỶ CÔNGĐiều 51. Nhận bàn giao1. Ngoài báo cáo giải trình phong cách thiết kế ở đầu cuối và báo cáo giải trình kiến thiết xây dựng, Chủ nhà máy sản xuất phảinhận chuyển giao những tài liệu sau đây từ những nhà thầu và những công ty phong cách thiết kế để vậnhành và bảo trì nhà máy sản xuất thuỷ điện : – Tất cả những số liệu kỹ thuật về những khu công trình thuỷ công như lịch sử vẻ vang thiết kế xây dựng, số liệu khảo sát và số liệu thử nghiệm trong khi thiết kế xây dựng ; – Các hướng dẫn về những thiết bị đo lắp ráp trong những khu công trình thuỷ công ; – Các nguyên tắc chính mà những bên tương quan đã thống nhất về sử dụng nướctrong hồ chứa ; – Các đặc tính thuỷ lực của đập tràn, những đặc tính thuỷ văn của dòng chảy tựnhiên và dòng chảy được điều tiết. 2. Sau khi nhận chuyển giao, Chủ nhà máy sản xuất phải triển khai lần kiểm tra đầu tiêncác khu công trình thuỷ công theo Tập 5 của Quy chuẩn kỹ thuật để có số liệu về tìnhtrạng khởi đầu để Giao hàng kiểm tra định kỳ. Điều 52. Các nguyên tắc quản lý và vận hành và bảo dưỡng10QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT1. Các khu công trình thuỷ công của nhà máy sản xuất thuỷ điện ( đập, đê giữ nước, đườnghầm, kênh dẫn, cửa nhận nước, đập tràn, bể lắng, nhà máy điện ) phải được vậnhành và bảo trì thoả mãn những nhu yếu phong cách thiết kế về tính bảo đảm an toàn, vững chãi, ổnđịnh, và bền vững và kiên cố. 2. Công trình tuyến nguồn năng lượng đầu mối và những cấu trúc chịu áp lực đè nén kể cảmóng và những phần tiếp giáp phải thoả mãn những nhu yếu phong cách thiết kế về chống thấm. 3. Việc quản lý và vận hành những khu công trình thuỷ công phải bảo vệ tính bảo đảm an toàn, bềnvững, liên tục và kinh tế tài chính của thiết bị. 4. Những hư hỏng của khu công trình thuỷ công hoàn toàn có thể gây tổn thất về con ngườivà gia tài, làm hỏng những thiết bị, phương tiện đi lại và thiên nhiên và môi trường phải được sửa chữangay. Điều 53. Nghiêm cấm quản lý và vận hành sai quy tắc hoặc biến hóa so với thiết kếKhông được phép quản lý và vận hành sai quy tắc hoặc đổi khác những khu công trình thuỷcông so với phong cách thiết kế trừ những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều 54. Những chú ý quan tâm so với những khu công trình thuỷ công bằng bê tông1. Các khu công trình thuỷ công bằng bê tông cần được đề phòng hư hỏng do xóimòn, xâm thực, nứt nẻ, biến dạng, xuống cấp trầm trọng và những hiện tượng kỳ lạ không bình thườngkhác do công dụng của nước và những tải trọng khác. Nếu những hư hỏng hoặc xuốngcấp của bê tông do dòng nước, chất lượng nước hoặc sự đổi khác mức nước đượcdự kiến, thì phải kiểm tra sức bền của bê tông. 2. Khi theo dõi những hư hỏng về tính không thay đổi của cấu trúc hoặc chống thấm, hoặc giảm sức bền cấu trúc so với phong cách thiết kế, phải thực thi Phục hồi hoặc áp dụngcác giải pháp tăng cường tương thích. Điều 55. Những quan tâm về những khu công trình đất đắp1. Phải kiểm tra định kỳ sự Open xói lở hoặc hư hỏng của đập đất do dòngchảy mặt phẳng, nước thấm, nước mưa, thực vật, động vật hoang dã và những sinh vật như mối2. Cây và bụi cây không được mọc trên đỉnh và mái đập, đê và phải theo cácquy định của phong cách thiết kế. 3. Những xói lở hoặc hư hỏng phát hiện ở đập đất phải được thay thế sửa chữa hoặcgia cố ngay. Điều 56. Những chú ý quan tâm về những đường rò trong đập đất đắpNếu đường nước thấm trong đập đất và đê đất cao hơn mức phong cách thiết kế thì phảikiểm tra mạng lưới hệ thống thoát nước hiện có, hoặc lắp ráp mạng lưới hệ thống thoát nước mới, hoặcthực hiện gia cố để bảo vệ tránh trượt hoặc lở đất do rò rỉ ngầm. Điều 57. Những quan tâm so với mạng lưới hệ thống thoát nước1. Các thiết bị đo lưu lượng xả ở những mạng lưới hệ thống thu, thoát nước thấm phảiđược giữ gìn ở trạng thái tốt và thao tác đúng để đo được tỷ suất nước thấm và kiểmtra tính hiệu suất cao của mạng lưới hệ thống thoát nước. 2. Nước thấm qua đập và khu công trình phải được thoát liên tục. 3. Trong trường hợp phát hiện những hạt nhỏ trong nước thấm từ những đập đấthoặc móng thì phải triển khai tìm hiểu và triển khai những giải pháp giải quyết và xử lý thích hợp đểtránh xói lở ngầm ở bên trong. Điều 58. Những chú ý quan tâm so với đập tràn11QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT1. Đập tràn phải luôn luôn giữ không có những vật cản như mảnh đá, bồi lắng dođất trượt hoặc cây để bảo vệ hiệu suất xả như phong cách thiết kế. 2. Những nứt vỡ, xói mòn và xuống cấp trầm trọng nghiêm trọng phải được sửa chữa thay thế đểđảm bảo tránh xảy ra sự cố. 3. Phải kiểm tra định kỳ sự xói mòn ngầm dưới khu công trình xả của đập tràn. Nếu thấy thiết yếu, phải triển khai những giải pháp tương thích để bảo vệ đập và những côngtrình khác ở cạnh khu công trình xả của đập tràn so với xói mòn ngầm. Điều 59. Vận hành kênh dẫnĐể bảo vệ tính không thay đổi và những đặc tính thuỷ lực của kênh dẫn, phải tránhcác bồi lắng hoặc xói lở bằng những giải pháp quản lý và vận hành và thay thế sửa chữa thích hợp. Điều 60. Tích và tháo nước1. Tích đầy và tháo cạn nước hồ chứa, kênh dẫn, đường hầm và ống áp lựcphải thực thi với vận tốc thích hợp để không làm mất tính không thay đổi và bảo đảm an toàn củacác khu công trình đó. Đặc biệt lần tích nước tiên phong phải được triển khai với sự kiểmtra rất cẩn trọng những khu công trình thuỷ công và thiết bị. 2. Tốc độ tích đầy và tháo cạn nước được cho phép cần được pháp luật thích hợpcó xét đến đặc tính của khu công trình và những điều kiện kèm theo địa chất tương quan. Điều 61. Phòng ngừa xói lởPhải thực thi những giải pháp thích hợp phòng ngừa xói lở và cuốn trôi củacác khu công trình thuỷ công hoặc móng để tránh những hậu quả nguy hại, nếu nhữngnguy cơ đó được dự báo thì cần xem xét những điều kiện kèm theo dòng chảy của sông. Điều 62. Các pháp luật chung cho đường ống áp lựcTrong khi quản lý và vận hành nhà máy sản xuất thuỷ điện phải kiểm tra những khuôn khổ sau đây vàthực hiện những giải pháp bảo vệ bảo đảm an toàn đường ống áp lực đè nén và những thiết bị phụ trợcủa nó nếu thấy có hiện tượng kỳ lạ không thuận tiện : 1. Kiểm tra bên ngoài của ống áp lực đè nén xem có hư hỏng do đá rơi vào hoặc sựdịch chuyển của những giá đỡ ; 2. Kiểm tra độ rung của ống áp lực đè nén và những thiết bị phụ trợ, và thực thi cácbiện pháp thiết yếu như biến hóa độ cứng hoặc thêm những bệ đỡ trong trường hợp dựkiến có hư hỏng do sự rung động mạnh ; 3. Kiểm tra thực trạng thoát nước xung quanh đường ống áp lực đè nén ở những chỗcó thể có sự giảm áp suất nước mạch bên ngoài đã được giả thiết trong phong cách thiết kế ; 4. Kiểm tra điều kiện kèm theo thao tác thông thường và sự rò rỉ của những mối nối dãn nở ; 5. Kiểm tra thực trạng của tổng thể những giá đỡ, những néo và những trụ ; 6. Kiểm tra những hiện tượng kỳ lạ không thông thường như những vết nứt mới, sự phunnước mới và những bộc lộ về sự không không thay đổi của đất ở khu vực gần đường ốngáp lực ; 7. Kiểm tra mạng lưới hệ thống bảo vệ tự động hóa của đường ống áp lực đè nén để bảo vệ làmviệc an toàn và đáng tin cậy. Điều 63. Ống áp lực đè nén bằng thépĐể bảo vệ sự bảo đảm an toàn của ống áp lực đè nén bằng thép, phải kiểm tra cẩn trọng cáchạng mục sau đây trong khi quản lý và vận hành và bảo trì : 12QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT – Các phần sắt kẽm kim loại của ống áp lực đè nén bằng thép phải được giữ không bị gỉ vàmòn. – Nếu nước bị nhiễm a xít trong khi quản lý và vận hành vì một nguyên do nào đó ( độ pH nhỏhơn hoặc bằng 4,0 ), thì phải triển khai những giải pháp thích hợp như sơn một lớp sơnđặc biệt để chống rỉ cho đường ống áp lực đè nén. – Phải kiểm tra định kỳ độ dày của thành ống áp lực đè nén so với ống áp lực đè nén đãdùng lâu. Điều 64. Đường ống áp lực đè nén bằng gỗĐể bảo vệ sự bảo đảm an toàn của ống áp lực đè nén bằng gỗ, phải kiểm tra cẩn trọng cáchạng mục sau đây trong khi quản lý và vận hành và bảo trì : – Các phần bằng gỗ phải giữ không bị mục, mủn ; – Cấm để những phần bằng gỗ trong trạng thái khô quá thời hạn lao lý trongthiết kế. Điều 65. Đường ống áp lực đè nén bằng chất dẻo được tăng cườngĐể bảo vệ sự bảo đảm an toàn của ống áp lực đè nén bằng chất dẻo, phải kiểm tra cẩn thậncác khuôn khổ sau đây trong khi quản lý và vận hành và bảo trì : – Phải kiểm tra sự rò rỉ ở những mối nối, hoàn toàn có thể là biểu lộ sự xuống cấp trầm trọng củacác vật tư gioăng ở những mối nối ; – Nếu nước bị kiềm hoá trong quản lý và vận hành vì một nguyên do nào đó, thì phải kiểm trasức bền hoá học của chất dẻo. Trong trường hợp dự kiến có sự xuống cấp trầm trọng hoá họcthì phải phong cách thiết kế và thực thi những giải pháp thích hợp như lắp ráp lớp bảo vệ. – Phải kiểm tra cẩn trọng sự mài mòn của chất dẻo. Nếu phát hiện có sự màimòn quá mức của lớp bảo vệ thì phải thực thi thay thế sửa chữa thích hợp. – Độ cứng của những ống áp lực đè nén bằng chất dẻo phải được kiểm tra định kỳ bằngcách đo sự biến hóa sức căng khi tháo nước hoặc tích nước của ống áp lực đè nén. Điều 66. Chương trình khẩn cấp1. Mỗi nhà máy sản xuất thuỷ điện phải có một pháp luật riêng giải quyết và xử lý những trường hợpkhẩn cấp như sự cố những khu công trình thuỷ công, bão lớn hoặc động đất kinh hoàng. 2. Quy định này gồm có những nội dung sau đây : – Nhiệm vụ của từng nhân viên cấp dưới ; – Danh sách những đầu mối liên lạc khẩn cấp ; – Các giải pháp xử lý sự cố ; – Các kho hàng khẩn cấp ( loại, số lượng và dự trữ tồn dư ) ; – tin tức và phương tiện đi lại giao thông vận tải khẩn cấp ; – Đảm bảo đường giao thông vận tải vào, raĐiều 67. Kiểm tra lại về an toànKhi những điều kiện kèm theo phong cách thiết kế móng như lũ phong cách thiết kế hoặc động đất phong cách thiết kế tại địa điểmnhà máy thuỷ điện được sửa đổi bởi Cơ quan có thẩm quyền thì tính không thay đổi và antoàn của những khu công trình thuỷ công phải được kiểm tra lại theo những điều kiện kèm theo đã sửađổi. Nếu dự kiến có nguy khốn rõ ràng thì phải tìm hiểu và triển khai những biện phápcần thiết. 13QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTMục 2KI ỂM TRA TÌNH TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNGĐiều 68. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đặc biệtSau khi mở màn quản lý và vận hành, để xác nhận tính bảo đảm an toàn của những cấu trúc thuỷ côngvà những thiết bị cơ khí phụ trợ, phải kiểm tra định kỳ những điều kiện kèm theo thao tác của những kếtcấu và thiết bị phụ trợ này. Trường hợp Open những sự cố ngoài mong ước nhưđộng đất và bão lớn phải kiểm tra ngay sau khi những sự cố đó xảy ra. Điều 69. Điều chỉnh chương trình giám sát1. Ở quy trình tiến độ quản lý và vận hành, chương trình giám sát phải được kiểm soát và điều chỉnh phù hợpđối với những mục sau đây tuỳ thuộc vào thực trạng của những khu công trình thuỷ công : – Số lượng những thiết bị đo ; – Loại của những thiết bị đo ; – Mục tiêu và vị trí đo hoặc thử nghiệm ; – Các khoảng chừng thời hạn đo. 2. Phải luôn update hồ sơ của những thiết bị đo đã được lắp ráp về loại, sốlượng, số liệu hiệu chỉnh, vị trí, ngày lắp ráp, giá trị bắt đầu, lịch sử vẻ vang bảo dưỡng3. Các thiết bị đo phải được hiệu chỉnh định kỳ. Điều 70. Điều tra về số liệu giám sát1. Số liệu giám sát được pháp luật dưới đây phải được tìm hiểu định kỳ để đánhgiá thực trạng, trạng thái và điều kiện kèm theo thao tác của những khu công trình thuỷ công : – Lún, di dời của những khu công trình thuỷ công và móng của chúng ; – Biến dạng, vết nứt ở bên trong của những khu công trình thuỷ công và trên những bềmặt của chúng ; thực trạng những mối nối và những khe thiết kế xây dựng ; trạng thái đập đất đắp, đê, kênh dẫn …. ; trạng thái của đường ống áp lực đè nén ; – Nước rò rỉ ngầm trong đất, những đập đất và đê ; những điều kiện kèm theo thao tác của hệthống thoát nước và chống thấm của những phần dưới mặt phẳng của khu công trình thuỷcông ; áp suất thao tác trên những khu công trình thuỷ công ; – Ảnh hưởng của tháo kiệt nước so với những khu công trình thuỷ công như xói lở vàmài mòn, lún, trượt đất và bồi lắng, thực vật mọc trong kênh dẫn, hồ, sự đông cứngcủa những đập đất. 2. Tuỳ thuộc vào thực trạng của những khu công trình thuỷ công hoặc sự Open cácsự cố ngoài mong ước như động đất, những tìm hiểu và khảo sát sau đây ngoài kiểmtra thông thường phải được triển khai : – Độ rung của những khu công trình thuỷ công ; – Hoạt động địa chấn ; – Sức bền và độ chống thấm của bê tông ; – Trạng thái của những cấu trúc do ứng suất nhiệt ; – Sự ăn mòn sắt kẽm kim loại và bê tông ; – Tình trạng của những đường hàn ; – Sự xói lở của những khu công trình thuỷ công do xâm thực vv. 14QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT3. Khi thực trạng của những khu công trình thuỷ công trở nên nghiêm trọng do một sốthay đổi trong những quy tắc quản lý và vận hành hoặc do những điều kiện kèm theo tự nhiên thì phải thực hiệnđiều tra thêm để kiểm tra sự không thay đổi và bảo đảm an toàn của những khu công trình thuỷ công. Điều 71. Các đặc thù vị trí và hình họcĐể theo dõi trạng thái không thông thường của những khu công trình thuỷ công, vị tríchính xác và những đặc thù hình học của những khu công trình thuỷ công phải được chỉ rõnhư trình diễn dưới đây và phải thực thi kiểm tra định kỳ bằng tìm hiểu khảo sát – Những mốc cơ bản và trung gian của những khu công trình thuỷ công như đập, khu công trình đầu mối và xí nghiệp sản xuất điện ; – Vị trí và cao độ của những khoá néo của những đường ống áp lực đè nén nổi ; – Các đặc thù hình học như chiều dài, điểm mở màn, điểm kết thúc, bán kínhcủa đường cong, vị trí của những thiết bị sắp xếp ngầm ở bên trong đê, đập, nguồn vào, kênh dẫn và đường hầm. Điều 72. Bảo vệ thiết bị đoThiết bị đo và những thiết bị phụ trợ tương quan phải được quản lý và vận hành và bảo dưỡngthích hợp, phải được bảo vệ chống lại thiên tai và sự cố do con người. Điều 73. Ban trấn áp lũPhải tổ chức triển khai Ban trấn áp lũ cho từng xí nghiệp sản xuất thuỷ điện trước mùa lũ hàngnăm để tìm hiểu và kiểm tra kỹ những hoạt động giải trí phòng chống lũ so với những công trìnhvà thiết bị thuỷ công, đặc biệt quan trọng là cửa của đập tràn, những khu công trình xả và quá trình xảlũ. Mục 3C ÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ CÔNGĐiều 74. Quy định chungCác thiết bị cơ khí của những khu công trình thuỷ công ( như van, lưới chắn rác, thiếtbị nâng chuyển và những máy tương quan ), mạng lưới hệ thống điều khiển và tinh chỉnh từ xa hoặc tự động hóa vànhững tín hiệu của nó cũng như mạng lưới hệ thống nâng chuyển cánh cửa van phải luôn luônđược duy trì ở trạng thái tốt và sẵn sàng chuẩn bị quản lý và vận hành. Điều 75. Tình trạng những cánh cửa1. Các phần bằng sắt kẽm kim loại của cánh cửa và van phải được giữ không bị rỉ vàmòn. 2. Chuyển động của cánh cửa phải thuận tiện và không thay đổi, không bị kẹt, rung hoặcsai lệch. 3. Định vị những cánh cửa phải đúng. 4. Sự rò rỉ nước từ cánh cửa phải không được vượt quá lượng nước rò rỉ lúcban đầu. 5. Không được cho phép giữ cửa ở những điều kiện kèm theo quản lý và vận hành nguy khốn trong thờigian dài như độ rung lớn khi mở một phần cửa. 15QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTChương 3QU ẢN LÝ NGUỒN NƯỚC TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN, ĐẢM BẢO KHÍ TƯỢNGVÀ THUỶ VĂNMục 1 ĐIỀU TIẾT NƯỚCĐiều 76. Nguyên tắc khai thác những nguồn nướcĐối với việc khai thác những nguồn nước, ngoài việc cho phát điện, phải tính đếncác nhu yếu nước cho những ngành kinh tế tài chính khác ( vận tải đường bộ đường thuỷ, thuỷ lợi, thuỷsản, phân phối nước cho hoạt động và sinh hoạt và công nghiệp ), và phải xem xét về mặt bảo vệmôi trường. Điều 77. Kế hoạch sử dụng nước1. Đối với mỗi nhà máy sản xuất thuỷ điện có hồ chứa đa mục tiêu thì phải lập kếhoạch sử dụng nước cho cả năm và phải được những cấp có thẩm quyền phê duyệttrước. 2. Kế hoạch này phải quy định lượng nước xả và cột nước quản lý và vận hành hàngtháng. 3. Kế hoạch sử dụng nước phải được kiểm soát và điều chỉnh từng quý và từng tháng trêncơ sở dự báo khí tượng thuỷ văn và thực trạng thao tác của nhà máy sản xuất thuỷ điện. 4. Trong trường hợp mạng lưới hệ thống nguồn năng lượng gồm có 1 số ít xí nghiệp sản xuất thuỷ điệnhoặc những xí nghiệp sản xuất thuỷ điện bậc thang, thì tiến trình xả nước phải được thực hiệnsao cho đạt được hiệu suất cao cao nhất của cả mạng lưới hệ thống đồng thời thoả mãn nhu cầunước của những ngành khác. Điều 78. Chế độ xả nước và tích nước1. Vận hành hồ chứa phải bảo vệ : – Sau khi mức nước của hồ đạt mức nước dâng thông thường, sự giao động ngoàiquy tắc nêu trong khoản 4 Điều 77 phải được phép trong trường hợp có nhu yếu đặcbiệt của những hộ tiêu thụ nước và so với hồ chứa nhiều mục tiêu ; – Các điều kiện kèm theo thuận tiện để xả nước thừa và bùn cát qua khu công trình ; – Các điều kiện kèm theo thiết yếu cho giao thông vận tải thuỷ, thuỷ sản, tưới và phân phối nước ; – Cân bằng hiệu suất cao và quyền lợi tốt nhất của hàng loạt mạng lưới hệ thống nguồn năng lượng và thoảmãn những nhu yếu nước đã được thống nhất của những ngành kinh tế tài chính khác ; – Quy trình xả nước, phân phối những nhu yếu về bảo đảm an toàn và độ đáng tin cậy trong vậnhành của những khu công trình thuỷ công và chống lũ cho hạ du ; 2. Tất cả mọi nhu yếu nước của những hộ tiêu thụ khác ở ngoài ngành nănglượng bị ảnh hưởng tác động do quản lý và vận hành hồ chứa để sản xuất nguồn năng lượng phải được điềuchỉnh và lao lý rõ trong quy tắc sử dụng nước hồ chứa. 3. Trong khi quản lý và vận hành phải tuân thủ những nguyên tắc về sử dụng nước trong hồchứa đã được những bên tương quan thống nhất. Điều 79. Điều chỉnh đặc tính thuỷ lực của đập tràn và xả nướcĐặc tính thuỷ lực của đập tràn và đặc tính thuỷ văn của xả có điều tiết và xả16QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTtự nhiên phải được thiết lập trên cơ sở số liệu thực tiễn trong quy trình tiến độ quản lý và vận hành. Điều 80. Hướng dẫn quản lý và vận hành đập trànViệc xả tràn từ đập tràn có cánh cửa phải được trấn áp theo hướng dẫnvận hành đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước. Điều 81. Vận hành đập tràn1. Tăng lưu lượng xả từ đập tràn có cửa phải được trấn áp để tránh nguyhiểm cho hạ du do sự tăng nhanh mức nước. 2. Trong trường hợp xả nước từ khu công trình tràn hoặc khu công trình xả, nhà máythuỷ điện phải thông tin trước cho những trạm thuỷ văn tương quan và chính quyền sở tại địaphương. 3. Đối với việc xả nước qua tua bin thuỷ lực, không nhu yếu lao lý về tốcđộ đổi khác lưu lượng xả và thông tin trước cho những trạm thuỷ văn tương quan vàchính quyền địa phương biết. Điều 82. Công suất xả so với lũ thiết kế1. Đối với xả lũ phong cách thiết kế, những khu công trình xả thuộc sự quản trị của những ngànhkhác như âu tầu phải được tính trong hàng loạt hiệu suất xả. 2. Trong trường hợp này cần phải lập quy trình xác lập điều kiện kèm theo, thứ tự thaotác và thoả thuận với những cơ quan quản trị những khu công trình xả tương quan. Mục 2M ÔI TRƯ – NG TRONG HỒ CHỨAĐiều 83. Bồi lắng trong hồBồi lắng trong hồ phải được kiểm tra bằng khảo sát định kỳ. Nếu dự báo cónguy cơ lũ do sự bồi lắng quá mức do lũ ở thượng du của hồ, thì phải vận dụng cácbiện pháp tương thích như gia cố bờ, kiến thiết xây dựng khu công trình ngăn ngừa hoặc những biệnpháp cơ khí khác như nạo vét. Điều 84. Hạn chế sử dụng thuốc hoá học diệt cỏNếu vận dụng giải quyết và xử lý bằng hoá học để vô hiệu những loài thảo mộc không mongmuốn mọc ở bờ sông hoặc xung quanh hồ, thì chủ nhà máy sản xuất phải tuân thủ những quyđịnh về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Điều 85. Theo dõi chất lượng nước trong hồChất lượng nước trong hồ phải được kiểm tra định kỳ theo những pháp luật vềmôi trường. Mục 3C ÁC HOẠT ĐỘNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂNĐiều 86. Sử dụng số liệu khí tượng thuỷ văn để quản lý và vận hành an toàn1. Các nhà máy sản xuất thuỷ điện phải được quản lý và vận hành bảo đảm an toàn nhờ việc sử dụng cácsố liệu khí tượng thuỷ văn và số liệu dự báo do những cơ quan khí tượng thuỷ văn cungcấp cũng như những số liệu có được do tự đo lấy. 17QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCT2. Các quy tắc về tìm hiểu khí tượng thuỷ văn trong từng xí nghiệp sản xuất thuỷ điệnphải tương thích với những Quy định của ngành khí tượng thuỷ văn. Điều 87. Lấy số liệu xả nước hàng ngày1. Chủ nhà máy sản xuất thuỷ điện phải xác lập tổng lượng nước xả trung bình ngàyqua khu công trình thuỷ công và xả hàng ngày qua tua bin thuỷ lực trong từng nhà máythuỷ điện. 2. Các nhà máy sản xuất thuỷ điện phải tích lũy và tổng hợp lượng nước thực tiễn chảyqua âu tầu, những khu công trình chuyển cá và những khu công trình khác tương quan đến tuyếnnăng lượng. 3. Lượng nước xả hàng ngày qua khu công trình thuỷ công và tua bin thuỷ lực cầnchuyển cho ngành khí tượng thuỷ văn khi có nhu yếu. Điều 88. Điều tra những điều kiện kèm theo quản lý và vận hành và những chỉ tiêuCác chiêu thức và thời hạn tìm hiểu những khuôn khổ sau đây phải được làmrõ trong từng xí nghiệp sản xuất thuỷ điện : 1. Mức nước ở thượng du và hạ du của đập, cửa nhận nước và kênh ; 2. Xả nước qua những khu công trình thuỷ công và tua bin thuỷ lực ; 3. Độ đục của nước và bồi lắng phù sa trong hồ ; 4. Nhiệt độ của nước và không khí ; 5. Các chỉ tiêu về chất lượng nước sử dụng cho phát điện và nước xả từ cáccông trình thuỷ công. Điều 89. Độ an toàn và đáng tin cậy và độ đúng chuẩn của những trạm đoCác trạm đo phải được bảo trì đúng bằng việc xác nhận những hạng mụcsau để bảo vệ độ đáng tin cậy và độ đúng mực khi đo lưu lượng nước xả : 1. Đảm bảo độ an toàn và đáng tin cậy của thiết bị đo. 2. Lấy hình dạng đúng chuẩn của mặt cắt ngang của sông. 3. Điều chỉnh quan hệ giữa mức nước và lưu lượng nước xả một cách phùhợp ; 4. Kiểm tra độ không thay đổi của những trạm đo. Điều 90. Thông báo về sự vi phạm lao lý về sử dụng nướcTrong trường hợp nhà máy sản xuất thuỷ điện xả nước nhiễm bẩn và vi phạm những pháp luật vềsử dụng nước trong thực trạng khẩn cấp thì phải thông tin ngay cho những cơ quan khítượng thuỷ văn và cơ quan quản trị môi trường tự nhiên. Chương 4T ua bin thuỷ lựcĐiều 91. Quản lý dầuPhải tránh để dầu cách điện hoặc dầu tua bin của xí nghiệp sản xuất thuỷ điện bị chảyra ngoài. Chủ sở hữu xí nghiệp sản xuất phải triển khai giải pháp bảo vệ thích hợp như đã nói ởtrên. 18QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTNhà máy điện phải được tách khỏi lưới điện trong trường hợp áp suất dầugiảm thấp hơn điều kiện kèm theo số lượng giới hạn dưới và / hoặc mất nguồn điện cấp cho mạng lưới hệ thống vậnhành cánh hướng, cánh bánh xe công tác làm việc, kim phun và mạng lưới hệ thống lái dòng. Điều 92. Duy trì quản lý và vận hành có hiệu suấtKhi quản lý và vận hành những máy phát điện thuỷ lực, cần bảo vệ năng lực thao tác liêntục, hiệu suất tối ưu của xí nghiệp sản xuất thuỷ điện tương ứng với phụ tải và phương thứcvận hành yêu cầu trong mạng lưới hệ thống điện cũng như độ sẵn sàng chuẩn bị nhận phụ tải định mức. Điều 93. Chuyển đổi chính sách vận hànhVì những máy phát điện thuỷ lực hoàn toàn có thể quản lý và vận hành trong chính sách phát điện hoặcchế độ bù đồng nhất, cần trang bị mạng lưới hệ thống điều khiển và tinh chỉnh từ xa và tự động hóa để chuyển đổichế độ quản lý và vận hành. Điều 94. Bộ kiểm soát và điều chỉnh nhóm cống suấtKhi tại NMTĐ có Bộ kiểm soát và điều chỉnh nhóm hiệu suất ( BĐCNCS ) thì BĐCNCS phảiđược đưa vào thao tác tiếp tục. Việc ngừng BĐCNCS chỉ được phép khiBĐCNCS không hề thao tác được ở những chính sách thao tác của NMTĐ.Điều 95. Bảo vệ thiết bị phát điệnSau thay thế sửa chữa, khi đưa tổ máy thuỷ lực vào quản lý và vận hành thì phải kiểm tra toàn diệntheo tiến trình hiện hành : thiết bị chính, những thiết bị bảo vệ công nghệ tiên tiến, những bộ liênđộng khối, những thiết bị phụ, mạng lưới hệ thống dầu, thiết bị kiểm soát và điều chỉnh, điều khiển và tinh chỉnh từ xa, cácdụng cụ kiểm tra thống kê giám sát, những phương tiện đi lại thông tin liên lạc. Điều 96. Duyệt vận hànhCăn cứ vào những số liệu của nhà sản xuất, những số liệu thử nghiệm riêng, Chủ sởhữu xí nghiệp sản xuất sẽ duyệt và đưa vào tiến trình xí nghiệp sản xuất những trị số pháp luật việc khởiđộng và quản lý và vận hành thông thường tổ máy. Điều 97. Độ rungĐộ rung giá chữ thập những máy phát thuỷ lực kiểu đứng có ổ hướng, độ rungcủa những cơ cấu tổ chức tua bin thuỷ lực ( ổ hướng tua bin, nắp tua bin, những trụ đỡ ) và độ rungổ đỡ của máy phát thuỷ lực kiểu nằm ngang ở tần số định mức không được vượtquá giá trị phong cách thiết kế của nhà sản xuất hoặc những Quy chuẩn quốc tế. Máy phát điện thuỷ lực có độ rung cao hơn giá trị được cho phép chỉ được vận hànhtạm thời trong thời hạn ngắn khi có sự phê duyệt của công ty điện lực. Điều 98. Công việc trong buồng tua binTrong trường hợp cần triển khai những việc làm trong buồng tua bin, nhất thiếtphải xả hết nước khỏi đường ống áp lực đè nén và đóng kín những cửa van sửa chữa thay thế sự cốcủa buồng tua bin hay của đường ống. Đối với NMTĐ có nhiều tổ máy chung mộtđường ống áp lực đè nén, khi cần triển khai những việc làm trong buồng tua bin nhất thiếtphải đóng van sửa chữa thay thế sự cố của máy đó và vận dụng những giải pháp để tránh việcmở nhầm lẫn. Khi thiết yếu phải triển khai việc làm trên rotor máy phát điện, nhất thiết phảichốt hoặc chèn bộ hướng nước, hãm rotor bằng phanh hãm và vận dụng mọi biệnpháp để bảo vệ kỹ thuật bảo đảm an toàn. Điều 99. Áp suất trong đường ống áp lực19QCVN QTĐ-6 : 2008 / BCTÁp suất trong đường ống áp lực đè nén khi sa thải hàng loạt phụ tải không được vượtquá trị số phong cách thiết kế. Khi có van xả không tải thì sự thao tác tự động hóa của nó cần phùhợp với đặc tính kỹ thuật của thiết bị và không gây tổn thất nước. Các van phá chân không ở tua bin nước phải bảo vệ mở khi Open chânkhông trong nắp tua bin và đóng kín lại sau khi đã phá chân không. Phần VCÁC THIẾT BỊ CƠ NHIỆT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆNChương 1QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 100. Tài liệuChủ chiếm hữu những trang thiết bị phải lưu giữ và duy trì những tài liệu kỹ thuật sautại mỗi xí nghiệp sản xuất nhiệt điện và văn phòng bảo trì. 1. Biên bản về việc cấp đất. 2. Biên bản về thiết lập nền móng và lý lịch của những lỗ khoan. 3. Biên bản kiểm tra và tiếp đón của những khu công trình ngầm4. Biên bản ( hoặc bản ghi ) về việc lún của nhà cửa, khu công trình, nền móng cho việclắp đặt thiết bị. 5. Danh sách kiểm tra thiết bị phòng nổ và chữa cháy. 6. Mặt bằng toàn diện và tổng thể của khu vực với ký hiệu vị trí nhà cửa và khu công trình, kểcả những khu công trình ngầm. 7. Tài liệu khu công trình hoàn thành công việc ( những bản vẽ, lý giải v.v ) cùng với tất cảcác phong cách thiết kế sửa đổi cho đến lần đổi khác ở đầu cuối. 8. Lịch sử kỹ thuật của những nhà cửa, khu công trình và thiết bị của xí nghiệp sản xuất điện. 9. Mặt bằng sắp xếp thiết bị và phương tiện đi lại phòng cháy chữa cháy. 10. Thông tin về những hỏng hóc chính của thiết bị. 11. Các ghi chép về khu công trình phong cách thiết kế. 12. Kết quả kiểm định triển khai xong và kiểm tra định kỳ. Chương 2V ẬN CHUYỂN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆUĐiều 101. Vận chuyển và phân phối nguyên vật liệu phải tuân theo những điểm sauđây : 1. Vận chuyển nguyên vật liệu tới nhà máy sản xuất phải tương thích với những pháp luật hiệnhành giao thông vận tải đường đi bộ hoặc đường thuỷ của ngành giao thông vận tải, vận tải đường bộ. 2. Tiếp nhận và xác nhận về khối lượng, chất lượng ; 3. Lưu giữ nguyên vật liệu ở điều kiện kèm theo tốt theo pháp luật với tổn thất tối thiểu ; 20
Source: https://vh2.com.vn
Category : Kỹ Thuật