Bạn đang đọc: Lịch thi sát hạch lái xe Thái Bình 5/5 - ( 16 bầu chọn ) Bạn đang muốn khám phá lịch sát hạch lái xe máy A1...
Chủ đề nhánh: Bé với phương tiện giao thông đường hàng không. Ngày: Thứ hai
2020 – 09-23 T01 : 57 : 14-04 : 00
Giáo án mần nin thiếu nhi : Kế hoạch Chủ đề : Giao thông, chủ đề nhánh : Bé với phương tiện giao thông đường hàng không. Ngày : Thứ haihttps://vh2.com.vn/uploads/news/2020_09/be-voi-phuong-tien-giao-thong-duong-hang-khong.jpg
https://vh2.com.vn/uploads/bai-kiem-tra-logo.png
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VỚI PTGT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Ngày : Thứ hai
Xem thêm: Giao thông – Wikipedia tiếng Việt
I. Đón trẻ:
– Đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh.
– Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường hàng không.
– Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
II. Thể dục buổi sáng
Tập với đĩa thể dục bài: “Anh phi công ơi”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1. Mục đích, yêu cầu:
*Kiến thức:
– Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật, nguyên tắc hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường hàng không.
– Trẻ biết công dụng của phương tiện giao thông đường hàng không: chở người, chở hàng, chiển đấu và nghiên cứu khoa học…
– Trẻ phân biệt được một số phương tiện giao thông đường hàng không.
*Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
– Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường hàng không. (máy bay dân dụng – tàu vũ trụ, máy bay trực thăng và khinh khí cầu)
*Thái độ:
– Giáo dục trẻ: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không và đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng.
2. Chuẩn bị
– Bài giảng điện tử
– Tranh lô tô về PTGT đường hàng không, và một số phương tiện giao thông khác.
3. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1: Ổn định
– Cô cho trẻ hát bài “Bạn ơi có biết”
+ Các con vừa hát bài hát có tên là gì ? ( Bạn ơi có biết)
+ Trong bài hát có nhắc đến những phương tiện gì? (Ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay)
+ Máy bay là phương tiện giao thông đường gì các con?( PTGT đường hàng không).
+ Ngoài máy bay ra các con còn biết PTGT đường hàng không nào nữa?(Máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, khinh khí cầu …).
- Để biết thêm về những phương tiện đường hàng không, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không nhé!
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Cung cấp kiến thức
+ Máy bay dân dụng:
“Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Đến mọi nơi
Giữa mây trời
Trông óng ả.
Đố bé là cái gì?
(Máy bay)
– Cô cho trẻ xem hình ảnh máy bay.
– Cô cho cả lớp đọc « Máy bay dân dụng».
– Cô cho lớp xem một đoạn phim về máy bay dân dụng
– Trong đoạn phim vừa rồi có gì các con ? (máy bay bay trên bầu trời).
– Máy bay có cấu tạo như thế nào?( to lớn, có đầu máy bay, thân máy bay, đuôi máy bay,có cánh, và bánh xe).
– Máy bay được làm bằng gì nào? ( Làm bằng sắt)
-Máy bay bay được là nhờ đâu?( nhờ có động cơ,có người lái).
-Máy bay dùng để làm gì ? ( để chở người, chở hàng hóa).
– Người điều khiển gọi là gì? (Phi công).
=> Cô khái quát: Máy bay dân dụng được làm bằng sắt rất to lớn, máy bay có đầu thân và đuôi, có cánh, có bánh xe để chạy lấy đà trước khi bay và khi hạ cánh, máy bay bay được là nhờ động cơ và người lái, dùng để chở người và hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác.
+ Tàu vũ trụ:
– Cô có một loại phương tiện giao thông đường hàng không rất đặc biệt nữa bây giờ các con xem đây là phương tiện gì nhé!
– Trời tối – trời tối.
– Cô cho trẻ xem video tàu vũ trụ.
– Hỏi trẻ: Các con có biết đây là phương tiện gì không?
– Cô giới thiệu tàu vũ trụ và cho trẻ xem tranh
– Cho trẻ đọc « tàu vũ trụ»
– Tàu vũ trụ được làm bằng gì?( tàu vũ trụ được làm bằng sắt)
– Tàu vũ trụ có cấu tạo như thế nào?( có đầu nhọn, thân dài, có cánh)
– Công dụng của tàu vũ trụ là gì ? (nghiên cứu khoa học, đưa người vào cung trăng).
=> Cô khái quát:Tàu vũ trụ được làm bằng sắt, có đâu nhọn, thân dài, có 2 cánh, được phóng ra ngoài vũ trụ nhờ động cơ, dùng để nghiên cứu khoa học, và đưa người vào cung trăng, người đi trên tầu vũ trụ được gọi là phi hành gia.
* So sánh: Máy bay dân dụng – tàu vũ trụ.
+ Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường hàng không, dùng để chở người và có động cơ.
+ Khác nhau:
Máy bay dân dụng: Chở người và hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ đất nước này sang đất nước khác.
+ Tàu vũ trụ: Dùng để chiến đấu, nghiên cứu khoa học, đưa người vào cung trăng.
+ Máy bay trực thăng:
– Cô cho xem video
– Trong đoạn phim vừa rồi có loại phương tiện gì? ( máy bay trực thăng).
– Cô cho trẻ xem hình ảnh về máy bay trực thăng.
– Cho trẻ đọc từ “ Máy bay trực thăng”
– Trực thăng có được làm bằng gì ? ( Làm bằng sắt).
– Máy bay trực thăng có những bộ phận nào? (Có đầu máy bay, có cánh quạt, có đuôi nhỏ và có bánh xe..)
– Máy bay trực thăng bay được là nhờ đâu? ( nhờ có cánh, động cơ, có người lái)
– Máy bay trực thăng dùng để làm gì các con?( chở khách tham quan, để chiến đấu).
=> Cô khái quát: Máy bay trực thăng được làm bằng sắt có thân to và đuôi nhỏ, có cánh quạt và bánh xe, bay được là nhờ có cánh quạt, nhờ động cơ và người lái. Dùng để chở khách tham quan hoặc dùng trong chiến đấu.
+ Khinh khí cầu:
Trông xa ngỡ quả bóng to
Lỡ tay ai thả lửng lơ giữa trời
Đưa người đi khắp đó đây
Ngắm nhìn cảnh đẹp nước non tuyệt vời
Đố là gì? (Khinh khí cầu)
– Cho trẻ xem tranh
– Cho trẻ đọc từ “khinh khí cầu”
– Các con có biết vì sao gọi là khinh khí cầu không ?
– Khinh khí cầu là một quả cầu to được bơm khí vào nên nó có thể bay lở lửng trên bầu trời giống như quả bóng bay vậy.
– Khinh khí cầu có cấu tạo như thế nào ?
(1 quả bóng khổng lồ và 1 chiếc giỏ bên dưới).
– Khinh khí cầu dùng để làm gì ?( chở người tham quan, trang trí trong các lễ hội)
– Khinh khí cầu di chuyển được nhờ đâu?( Nhờ lực đẩy).
=> Cô khái quát: Khinh khí cầu có cấu tạo là một quả cầu to bên trên và một chiếc giỏ bên dưới, bay được là nhờ bơm khí vào và nhờ lực đẩy. Dùng để chở khách tham quan hay dùng trang trí trong các lễ hội.
– Cho trẻ xem video về khinh khí cầu.
– Ai có thể cho cô biết sự giống nhau và khác nhau giữa máy bay trực thăng và khinh khí cầu?
+ Giống nhau: Là PTGT đường hàng không, dùng để chở người đi tham quan.
+ Khác nhau:
Máy bay trực thăng: Có động cơ, đều được làm bằng sắt, còn dùng trong chiến đấu
Khinh khí cầu: 1 quả bóng khổng lồ và 1 chiếc giỏ bên dưới, còn dùng trang trí trong các lễ hội.
– Ngoài các PTGT đường hàng không cô và các con vừa tìm hiểu các con còn biết thêm những phương tiện giao thông đường hàng không nào nữa?
(Máy bay phản lực, tên lửa, tàu lượn…)
– Cho trẻ xem hình máy bay phản lực, tàu lượn, tên lửa
– Cô giáo dục: Khi các con đi trên các phương tiện giao thông đường hàng không, các con phải thắt dây an toàn, nghe theo sự hướng dẫn của các cô tiếp viên hàng không,các con còn nhỏ nên đi đâu cũng phải có người lớn đi cùng.
Luyện tập:
Trò chơi 1 “Đội nào nhanh hơn”
– Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ có các hình ảnh rời của một PTGT đường hàng không. Nhiệm vụ của các đội là sẽ hội ý và ghép các hình ảnh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh, đội trưởng sẽ đem treo lên bảng.
– Luật chơi: Kết thúc trò chơi đội nào hoàn thành bức tranh hoàn chỉnh đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2 “Nghe thấu đoán tài”
– Cách chơi: 2 đội chơi sẽ đứng thành 2 hàng dọc. Bạn đầu tiên sẽ đến quan sát hình ảnh PTGT đường hàng không, sau đó về truyền thông tin cho bạn đầu hàng và cứ tiếp tục truyền tin đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng có nhiệm vụ chọn hình ảnh mà mình nghe được.
– Luật chơi: Khi truyền tin chỉ chỉ nói thì thầm vào tai bạn. Mỗi lượt chơi cô sẽ nhận xét và tuyên dương.
*Hoạt động 3: Kết thúc
– Trẻ vận động bài hát “Anh phi công ơi” và chuyển sang hoạt động khác.
IV. Hoạt động ngoài trời:
– Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường hàng không.
– Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
– Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
V. Hoạt động góc:
– Góc xây dựng: Xây sân bay.
– Góc phân vai: Đóng vai chú phi công, chú cảnh sát giao thông, người bán hàng….
– Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, gấp máy bay ….
– Góc học tập: Trẻ cùng đếm, tạo nhóm theo ý thích về các PTGT.
VI. Vệ sinh, ăn ngủ:
– Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
– Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
– Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
VII. Hoạt động chiều:
– Cho trẻ thực hiện vở ở trường
– Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
– Cho trẻ xem truyện cổ tích
VIII. Trả trẻ:
– Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
– Trả trẻ tận tay phụ huynh.
– Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh khi thời tiết giao mùa
IX. Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………
Source: https://vh2.com.vn
Category : Giao Thông