Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm

Đăng ngày 17 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “Yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Mẫu M9
YÊU CẦU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Theo công văn 961/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/10/2008 của Sở GD&ĐT Sơn La V/v Quy định hồ sơ nhà trường, giáo viên)
Các phần chính
Ghi chú
Bìa (Tên SKKN, tác giả, địa chỉ)
Trang phụ bìa (Tên SKKN, tác giả, địa chỉ, năm)
Qua trang mới
Mục lục
Qua trang mới
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
Qua trang mới
1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)
Qua trang mới
2. Giải quyết vấn đề (Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
Qua trang mới
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận
Qua trang mới
Tài liệu tham khảo
Qua trang mới
Phụ lục (nếu có) 
Qua trang mới
	Chú ý: Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong cấu trúc của đề tài, SKKN.
	Gợi ý về nội dung các phần chính của SKKN:
	- Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài)
	Phần này chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thẻ cần trình bày được các ý chính sau đây:
	+ Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiến giảng dạy, giáo dục, công tác đã chọn để viết SKKN.
	+ Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục.
	Những mâu thuấn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết
	Từ những ý đó khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
	- Giải quyết vấn đề: (hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
	Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của SKKN nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
	+ Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
	+ Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn đang tìm cách giải quyết, cải tiến
	+ Các biện pháp đa tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
	+ Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý:
	- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào?
	- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu, so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)
	Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu muốn trình bày trong đề tài.
	- Kết luận:
	Cần trình bày được:
	+ Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên.
	+ Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.
	+ Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
	+ Những ý kiến đề xuất (với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường tuỳ theo từng đề tài) để áp dụng SKKN có hiệu quả.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH
ĐỀ CƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 
TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ TOÁN 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA
 Người thực hiện: Lê Lương Dương
 .. 
SƠN LA, NĂM 201
MỤC LỤC
CÁCH TRÍCH YẾU TÀI LIỆU
Tình hình trên không chỉ xẩy ra đối với nước ta, trên thế giới cũng có tình trạng tương tự. Theo Darling-Hammond (2009) và các cộng sự [21STT tài liệu 
, tr 9Trang
]: Phần lớn các hoạt động phát triển năng lực dạy học mà giáo viên tham gia đều được tổ chức dưới hình thức hội thảo với thời gian hạn chế và chỉ tập trung vào những vấn đề rời rạc về dạy học.
Phương pháp nghiên cứu bài học (NCBH) của giáo viên (thuật ngữ tiếng Anh là “Lesson Study”) được triển khai từ cuối thế kỷ 19 dưới thời Minh Trị, tại Nhật Bản. Theo Lewis (2009): Đây là một phương thức phát triển năng lực dạy học được định hướng bởi cộng đồng giáo viên, hợp tác để thiết kế kế hoạch bài học, dạy và quan sát, thảo luận và thay đổi cho tốt hơn [22, tr 95]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢOSắp xếp theo thứ tự a,b,c của tên tác giả
Nguyễn Thị Hoài Châu (2011). Đào tạo giáo viên - những bổ sung cần thiết. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
Vũ Quốc Chung (2011). Một số yêu cầu đối với giáo viên trong các trường phổ thông chuyên tại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Stt
Nội dung chương\mục.
Nội dung phải hoàn thành
Thơi gian
bắt đầu
Thời gian
kết thúc
Yêu cầu
kết quả dự
kiến đạt được
1
Tìm hiểu thực trạng
Kết quả dạy và học của GV, HS năm học 2013-2014
01/9/2014
01/10/2014
Kết quả dạy của 10 giáo viên dạy toán K11, 200 HS K11
2
Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp dạy học-Nguyễn Bá Kim
01/10/2014
30/10/2014
Các kiến thức về đổi mới PPDH, tính tích cực trong dạy và học
3
Dự thảo đề cương luận văn xin ý kiến của GV trong tổ
Dự thảo đề cương
10/11/2014
15/11/2014
4
Làm đề cương luận văn
Đề cương luận văn
15/11/2014
20/11/2014
5
Xin ý kiến của GV trong tổ, chỉnh sửa đề cương
20/11/2014
25/11/2014
6
Hoàn thành đề cương
25/11/2014
30/11/2014
7
Bảo vệ đề cương
05/12/2014
09/12/2014
8
Tiếp tục nghiên cứu tài liệu
10/12/2014
31/12/2014
9
Tiến hành thử nghiệm sư phạm
10/01/2015
10/5/2015
10
Dự thảo luận văn
10/5/2015
30/6/2015
11
Xin ý kiến của GV trong tổ, chỉnh sửa
30/6/2015
30/8/2015

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo