Ngành Thiết kế mỹ thuật số là một trong những ngành học đang được các bạn học sinh, các bậc phụ huynh quan tâm hiện tại. Chính vì vậy, nhiều...
Các nguyên tắc giáo dục sức khỏe – Tài liệu text
hoạt động xã hội rộng lớn, không ngừng phát triển (xã hội hoá).
2.3. Tính trực quan
– Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách
sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho đối tượng Truyền thông Giáo dục sức khỏe suy nghĩ và làm theo.
– Bản thân các cán bộ và các cơ sở y tế phải gương mẫu trong mọi hoạt động và
sinh hoạt hàng ngày. Đây là mẫu hình trực quan sinh động nhất.
2.4. Tính thục tên
– Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải nhằm giải quyết được các
nhu cầu và vấn đề sức khỏe của cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ
thể thì mới có sức thuyết phục cao.
– Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đổi
được chất lượng cuộc sống của chính họ, do đó nâng cao lòng tự tin vào sức mạnh
của chính họ.
Lấy thực tiễn của những kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cải tiến
toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình Truyền thông – Giáo dục sức khỏe.
2.5. Tính lồng ghép
– Cần lồng ghép các chương trình Truyền thông – Giáo dục sức khỏe với nhau
thì mới tiết kiệm được nguồn lực của cơ sở y tế.. Lồng ghép tốt thì người cán bộ y
tế mới có thể thực hiện Truyền thông – Giáo dục sức khỏe dưới tất cả các chương
trình.
– Thể hiện tính lồng ghép: như việc lồng ghép một số chương trình Truyền
thông – Giáo dục sức khỏe về chăm sóc các bà mẹ với chăm sóc trẻ em. Lồng ghép
giữa các hoạt động Truyền thông – Giáo dục sức khỏe với các hoạt động kinh tế
văn hoá xã hội của địa phương.. .
2.6. Tính vữa sức và vững chắc.
– Nội dung và phương pháp Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải thích hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của từng loại đối tượng.
– Phải lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để củng cố
nhận thức và thay đổi dần dần thái độ hành động, tiến tới thành thói quen nếp sống
mới hàng ngày của đối tượng.
2.7. Tính cá biệt và tính tập thế
– Chọn cách tiếp cận và tác động khác nhau đối với từng cá nhân và từng tập
thể khác nhau cho thật thích hợp.
– Tận dụng uy tín và vai trò của cá nhân đối với tập thể, đồng thời dựa vào công
luận tiến bộ để giáo dục những cá nhân chậm tiến.
2.8. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo
– Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để tìm ra
41
và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các vấn đề sức khỏe của chính họ.
– Để mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ, chứ không áp đặt, gò ép,
ra lệnh.
– Khắc phục tính một chiều của thông tin giáo dục và tính thụ động của đối
tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình đẳng với họ.
– Sử dụng hệ thống kích thích tâm lý xã hội, kinh tế nhằm thúc đẩy tính năng
động của đối tượng giáo dục.
Tóm lại: giáo dục sức khỏe có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác
CSSKBĐ. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ
và nâng cao sức khỏe cho cá nhân và tập thể trong cộng đồng. Phương pháp và
hình thức Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phong phú và đa dạng nên mỗi một
cán bộ y tế phải biết cách lựa chọn hình thức cho phù hợp với từng đối tượng cụ
thể. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe là một công tác khó làm, vì vậy người làm
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cần phải tuân theo các nguyên tắc để công tác
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe đạt được hiệu quả cao nhất.
42
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Câu hỏi tự lượng giá
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan
*Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 15 bằng cách đánh dấu
X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.
Câu hỏi
A
B C D
1. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe là:
A. Khoa học; đại chúng, trực quan và phối hợp liên
ngành
B. Khoa học; đại chúngl trực quan và tham gia cộng
đồng
C Khoa học; đại chúng; trực quan và công bằng
D. Khoa học; đại chúng; trực quan và thực tiễn
2. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe là:
A. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và
tập thể và phối hợp liên ngành
B. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt’ và
tập thể và tham gia cộng đồng
C Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và
tập thể và công băng
D. Lồng ghép; tính vừa sức và vững chắc; tính cá biệt và
tập thể; tính tích cực, tự giác và sáng tạo
3. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe là, NGOẠI TRỪ.
A. Lồng ghép
B. Tính vừa sức và vững chắc
C Tính cá biệt và tập thể
D. Tính bao phủ
4. Thứ tự sắp xếp các nguyên tắc trong Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe là:
A. Đại chúng
B. Khoa học
C Trực quan
D. Phối hợp liên ngành
43
Câu hỏi
A B
C D
5. Thứ tự các nguyên tắc TT- GDSK là:
A. Khoa học. đại chúng, trực quan. thực tiễn
B. Khoa học, trực quan, thực tiễn, đại chúng
C Trực quan, khoa học, đại chúng, thực tiễn
D. Đại chúng, trực quan, thực tiễn, khoa học
6. Thứ tự các nguyên tắc TT- GDSK là:
A. Tính vừa sức, tính cá biệt. lồng ghép và tính tích cực
B. Tính cá biệt tính vừa sức và tính tích cực và lồng ghép
C Lồng ghép. tính vừa sức, tính cá biệt và tính tích cực
D. Tính tích cực, lồng ghép, tính vừa sức và tính cá biệt
7. Một bà lang có bài thuốc cai đẻ bằng lá rừng để rải 1ên
giường ngủ của 2 vợ chồng, một cán bộ trạm y tế tiếp thu bài
thuốc phổ biến cho nhân dân, theo bạn anh ta vi phạm
nguyên tắc Truyền thông – GDSK nào?
A. Khoa học
B. Đại chúng
C Trực quan
D. Thực tiễn
8. Tính khoa học thể hiện ở chỗ trước khi tập kế hoạch
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cần, NGOẠI TRỪ.
A. Điều tra nghiên cứu kinh tế, văn hoá, chính trị ở mỗi
địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe
B. Điều tra nghiên cứu về mặt xã hội. tâm lý, phong tục
tập quán ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông Giáo dục sức khỏe
C Điều tra nghiên cứu về trình độ học vấn, đặc điểm tôn
giáo ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe
D. Điều tra phát hiện vấn đề sức khỏe của cộng đồng
9. Tính khoa học trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
thể hiện ở những điểm sau, NGOẠI TRỪ.
A. Sử dụng các thành tựu khoa học có thể thực hiện được
để mang lại hiệu quả cao với chi phí ft tốn kém
B. Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất để mang lại
hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém
C Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất có thể thực
hiện được để mang lại hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém
D. Sử dụng được nhiều trang thiết bị hiện đại nhất
44
câu hỏi
A B
C D
10. Tính khoa học trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
thể hiện thể hiện ở những điểm sau, NGOẠI TRỪ.
A. Bảo đảm tính lôgic trong việc lập kế hoạch và triển
khai các hoạt động giáo dục sức khỏe thành một tổng thể
thống nhất trong một thời gian dài
B. Bảo đảm tính hệ thống trong việc lập kế hoạch và triển
khai các hoạt động thành một tổng thể thống nhất trong một
thời gian dài
C Bảo đảm tính hệ thống và lôgic trong việc lập kế hoạch
và triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe thành một tổng
thể thống nhất trong một thời gian dài
D. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung GDSK
1 1. Tính khoa học trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
thể hiện ở những điểm sau:
A. Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự đơn giản,
dễ hiểu, dễ thực hiện
B. Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự hiện đại
song phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện
C Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự khoa học,
hiện đại, song phải đơn giản, dễ hiểu, dê thực hiện
D. Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung Truyền
thông – Giáo dục sức khỏe phải phù hợp với từng loại đối
tượng
12. Tính đại chúng trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
là, NGOẠI TRỪ.
A. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải xuất
phát từ các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Nhà nước
B. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải đáp
ứng được các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Nhà nước
C. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải xuất
phát từ các nhu cầu sức khỏe của cộng đồng và đáp ứng được
các nhu cầu đó
D. Nội dung truyền thông phải xuất phát từ khả năng
nguồn lực của địa phương
13. Tính đại chúng trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
được biểu hiện qua những hoạt động sau, NGOạI TRƯ.
A. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể
cùng phối hợp với ngành y tế
B. Lồng ghép
C Phối hợp liên ngành
D. Truyền thông cho một nhóm người
45
Câu hỏi
A B
C D
14. Tính đại chúng trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe là,
NGOẠI TRỪ
A. Mọi phương pháp Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải
phù hợp với từng loại đối tượng
B. Mọi phương tiện Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải
mang tính phổ thông
C. Mọi phương pháp, phương tiện_ và nội dung Truyền thông
– Giáo dục sức khỏe phải mang tính phổ thông, phù hợp với
từng loại đối tượng
D. Mọi người dân đều được tham gia vào các chương trinh
truyền thông
15. Nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe là, NGOẠI TRỪ.
A. Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục
sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ
B. Bản thân các cán bộ và cơ sở y tế phải làm chú ý trong mọi
hoạt động và sinh hoạt hàng ngày
C. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải được thể
hiện qua các dụng cụ trực quan
D: Lấy thực tiễn của những kết quả giáo dục sức khỏe đã đạt
được để đê giáo dục, đánh giá và cải tiến toàn bộ chương trình
16. Nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe là NGOẠI TRỪ.
A. Bản thân các cán bộ và cơ sở y tế phải gương mẫu trong
mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày
B. Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung giáo dục
sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ
C. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải mang tính
thực tiễn
D. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải được
minh họa bằng mô hình, hiện vật
17. Nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe là, NGOẠI TRỪ.
A. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải nhằm giải
quyết được các nhu cầu và vấn đề sức khỏe của cộng đồng
một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể thì mới có sức thuyết
phục cao
B. Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể
nhằm biến đôi được chất lượng cuộc sống của chính họ. do đó
nâng cao lòng tự tin vào sức mạnh của chính họ
1
46
câu hỏi
A B
C
D
C. Lấy thực tiễn của những kết quả hành động đó để giáo dục,
đánh giá và cải tiến toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
D. Nội dung Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải nhằm
giải quyết được các yêu cầu của chính quyền và y tế địa
phương
18. Nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe là, NGOẠI TRỪ.
A. Nội dung TT- GDSK phải nhằm vào các vấn đề sức khỏe
ưu tiên trong cộng đồng
B. Mọi người dân đều thực hiện các nội dung CSSK
C. Lấy những kết quả hành động để đánh giá, biểu dương,
khen thường chương trình Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
D. TT- GDSK vào những vấn đề sức khỏe thời đại
19. Tính lồng ghép trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
có nghĩa là. NGOẠI TRỪ.
A. Lồng ghép các chương trình Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe với nhau thì mới tiết kiệm được nguồn lực của cơ sở y tế
B. Thể hiện tính lồng ghép: như việc lồng ghép một số
chương trình Truyền thông – Giáo dục sức khỏe vệ chăm sóc
các bà mẹ với chăm sóc trẻ em
C. Lồng ghép giữa các hoạt động Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe với các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của địa phương.
..
D. Lồng ghép giữa các các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội
của địa phương với nhau
20. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong Truyền thông Giáo dục sức khỏe, thể hiện, NGOẠI TRỪ.
A. Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm. tiềm năng sáng tạo của
nhân dân để tìm ra và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các
vấn để sức khỏe của chính họ
B. Để mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ, chứ
không áp đặt gò ép. ra lệnh
C. Khắc phục tính một chiều của thông tin giáo dục và tính
thụ động của đối tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình
đắng với họ
D. Yêu cầu mọi người chấp nhận cái mới, cái tiến bộ trong nội
dung GDSK
47
*Phân biệt đúng sai các câu từ 16 đến câu 17 bằng cách đánh dấu X vào cột A
cho câu đúng và cột B cho câu sai:
câu hỏi
A B
21. Tính cá biệt và tính tập thể trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe được thể hiện qua các cách tiếp cật khác nhau với từng cá
nhân và các tập thể khác nhau
22. Nguyên tắc tính tích cực, tự giác và sáng tạo Truyền thông Giáo dục sức khỏe được thể hiện qua việc phát huy mọi kinh
nghiệm của nhân dân
Phần 2. Câu hỏi truyền thống
*Trả lời ngắn các câu từ 18 đến 22 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp
vào khoảng trông:
23. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe là một công tác khó lắm, vì vậy người
làm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cần phải tuân theo các nguyên tắc để công
tác A.. .. .. đạt được hiệu quả cao nhất .
24: Để công tác Truyền thông – Giáo dục sức khỏe đạt được hiệu quả cao,
chúng ta cần phải tuân theo các. .. .. . A.. .. .. đã thống nhất .
2 5. Trong truyền thông – giáo dục sức khỏe ,. .. .. . A.. .. .. được thể hiện ở
chỗ động viên mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa tuổi cùng tham
gia thực hiện.
2 6. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe góp phần vào việc. .. .. . A.. .. .. . .
cho cá nhân và tập thể trong cộng đồng.
2 7. Nội dung và phương pháp Truyền thông – Giáo dục sức khỏe phải. .. .. .
A.. .. .với đặc điểm tâm sinh lý của từng loại đối tượng.
28. Trình bày nguyên tắc tính khoa học trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe?
29. Trình bày nguyên tắc tính đại chúng trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe?
30. Trình bày nguyên tắc tính trực quan trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe?
31. Trình bày nguyên tắc tính thực tiễn trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe?
32. Trình bày nguyên tắc tính lồng ghép trong Truyền thông – Giáo dục sức
khỏe?
33. Trình bày nguyên tắc tính vừa sức và vững chắc trong Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe?
34. Trình bày nguyên tắc tính cá biệt và tính tập thể trong Truyền thông – Giáo
48
dục sức khỏe?
35. Trình bày nguyên tắc tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong Truyền thông Giáo dục sức khỏe?
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn
thành xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án ở cuối sách và xem lại nội dung
đó trong bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc hãy thảo luận với giảng viên để được
giải đáp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Sinh viên đọc kỹ mục tiêu bài học, đọc tài liệu theo các mục tiêu của bài. Sinh
viên tự đọc tài liệu trước khi đến lớp, đọc kỹ và lý giải các vấn đề trong bài. Đánh
dấu những chỗ khó hiểu để hỏi giảng viên trong các giờ thảo luận của môn học.
2. Vận dụng thực tế
Sinh viên nên quan sát các chương trình TT – GDSK trên các phương tiện
thông tin đại chúng hoặc trong thực tế nơi sinh viên sinh sống và học tập để phân
tích xem việc vận dụng các nguyên tắc Truyền thông – Giáo dục sức khỏe như thế
nào. Nếu thấy nội dung TT – GDSK nào đó không tuân theo một trong các nguyên
tắc TT – GDSK: hãy nhận xét sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả TT – GDSK như
thế nào. Dần dần, sinh viên vận dụng những nguyên tắc TT – GDSK này vào thực
hành TT – GDSK cho bệnh nhân khi đi lâm sàng, khi đến thăm hộ gia đình trong
phần thực hành tiếp cận hộ gia đình và cả cho những người xung quanh.
3. Tài liệu tham khảo
1 Bộ môn Y học cộng đồng, Trường Đại học Y Thái Nguyên. Bài giảng Truyền
thông – Giáo dục sức khỏe. Thái Nguyên – 2004
2. Bộ Y tế. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe. Hà Nội – 1993
3. Tổ chức Y tế thế giới. Giáo dục sức khỏe. Geneva, 1988.
4. Trường Cán bộ quản lý y tế. Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Nhà
xuất bản Y học. Hà Nội – 2000
49
KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Mục Tiêu
sau khi học xong bài này, sinh uyên có khả năng.
1. Phân tích được các yêu cầu làm cho Truyền thông – GDSK có hiệu quả.
2. Trình bày được các kỹ năng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cơ bản.
3. Thực hiện được các kỹ năng Truyền thông – Giáo đục sức khỏe cơ bản.
4. Trình bày được 6 vấn đề chính cần giáo dục sức khỏe hiện nay.
5. Nhận biết được tầm quan trọng của việc. rèn luyện các kỹ năng Truyền
thông – Giáo dục sức khỏe cơ bản.
1. Kỹ năng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
1.1. Một số yêu cầu cần thiết làm cho Truyền thông – Giáo dục sức khỏe có
hiệu quả.
Để có được kỹ năng truyền thông, người làm công tác giáo dục sức khỏe cần
phải nắm dược các kiến thức cơ bản sau:
– Kiến thức về y học
– Kiến thức về tâm lý học
– Kiến thức về khoa học hành vi
– Kiến thức về giáo dục học nói chung và kiến thức về giáo dục y học nói riêng.
– Các hiểu biết về nền văn .hoá địa phương, dân tộc
– Những hiểu biết thông thường về thời sự, chính trị, xã hội.
Ngoài ra muốn đạt hiệu quả cao trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe như
đã đề cập ở các phần trên cán bộ giáo dục phải biết chọn:
– Đúng thời gian: ví dụ khi làm việc với nông dân cần thiết khi nào họ làm việc,
khi nào họ nghỉ. Phụ nữ thường có những thời gian làm việc nhất định ở nhà và ra
khỏi nhà. Tổ chức thảo luận hay họp phải tổ chức vào thời gian đối tượng không
bận việc.
– Chọn địa điểm thuận tiện: chọn những nơi mà đối tượng thường tụ họp để
giáo dục sức khỏe như ở các câu lạc bộ, trường học, chợ, đình, chùa…
– Biết lôi kéo cộng đồng tham gia vào các hoạt động
– Biết sử dụng các phương tiện truyền thông tin đại chúng có sẵn tại địa
phương.
Thử nghiệm cẩn thận các phương pháp và phương tiện giáo dục sức khỏe trước
khi sử dụng rộng rãi.
1.2. Các kỹ năng thường sử dụng trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe .
Trong thực tế chúng ta có thể nhận thấy là khả năng Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe có hiệu quả rất khác nhau ở người này và người khác. Đó là do mỗi
50
người có những kỹ năng TT – GDSK khác nhau. Để công tác Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe được thực hiện có hiệu quả, người cán bộ y tế có thể học tập rèn
luyện các kỹ năng sau:
1.2.1. Nói. Nói là việc mà chúng ta thường làm nhưng nói như thế nào để người
ta dễ nhớ, dễ làm thì lại cần phải rèn luyện. Trong lời nói, cần quan tâm đến nói cái
gì, âm lượng, tốc độ giọng nói phải phù hợp. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải
thống nhất. Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên
dùng từ dễ hiểu. Nói cần đúng lúc, đúng chỗ… Chúng ta có câu châm ngôn rất có
ích cho việc rèn luyện kỹ năng nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau. .. “. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy là chỉ nói thì không đủ
mà cần phải có thông tin phản hồi. Tốt nhất là nên kết hợp nói với làm hoặc chỉ
cho người ta thấy được nếu có thể.
1.2.2. Hỏi. hỏi cũng là kỹ năng mà chúng ta cần thực hành. Hỏi nhằm có được
thông tin phản hồi, hướng dẫn theo các ý tưởng, lời khuyên, hành động… Cần tỏ
thái độ đúng khi hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, cần thể hiện được những điều cơ
bản là: Cái gì, ở đâu, khi nào, ai và như thế nào?
1.2.3. Nghe: nghe là một trong các kỹ năng cơ bản của Truyền thông – Giáo dục
sức khỏe. Chúng ta cần nghe chăm chú để:
– Có được thông tin đúng, đủ để thực hiện hành động đúng.
– Có được thông tin phản hồi để biết liệu thông tin truyền đi có được hiểu đúng
hay không?
– Có thêm nhiều thông tin và ý tưởng.
– Giảm nguy cơ bị mất thông tin.
– Khuyến khích người được truyền thông nói với ta nhiều hơn.
1.2.4. Quan sát: quan sát cũng tương tự như nghe, nhưng ở đây chúng ta sử
dụng mắt để thu thập thông tin. Bằng quan sát người truyền thông có thể thấy được
người nhận thông tin có đúng không. Liệu người nhận có yêu cầu thêm thông tin
nữa không và liệu họ có sẵn sàng hành động hay không. Quan sát những người
truyền thông cũng chỉ ra cho ta thấy liệu họ có rõ điều mà họ muốn nói hoặc họ có
cần thêm sự giúp đỡ của người khác hay không.
1.2.5. Hiểu: hiểu có nghĩa là người nhận thông điệp có thể trình bày thông điệp
họ nhận được bằng ngôn từ của họ và suy nghĩ của họ. Người nhận thông điệp hiểu
rõ điều mong đợi họ cần thiết là vì lý gì, họ cần làm khi nào, làm ở đâu, làm như
thế nào.. . Nếu còn nghi ngờ điều gì thì người nhận thông điệp cần phải hỏi thêm
cho rõ.
1.2.6. Thuyết phục: thuyết phục cũng là một yếu tố cơ bản nếu người nhận
thông điệp cần làm những việc mà người gửi yêu cầu. Cần làm cho người nhận tin
tưởng vào người gửi và tin là thông điệp của người gửi là chính xác. Cũng cần lưu
ý là người ta thường có khuynh hướng đáp ứng tốt hơn theo hướng các lý do về
tình cảm hơn là chỉ có lý do thực hành đơn thuần và vì thế chúng ta cần sử dụng
tình cảm đúng đắn để thuyết phục người nhận mệnh lệnh hay thông điệp.
51
Source: https://vh2.com.vn
Category: Truyền Thông