Lỗi E-62 máy giặt Electrolux cách kiểm tra và thay thế https://appongtho.vn/khi-may-giat-electrolux-bao-loi-e62-nhiet-do-giat-qua-cao Tại sao máy giặt Electrolux hiện lỗi E-62? Nguyên nhân, dấu hiệu, hướng dẫn quy trình tự sửa...
Nhà vệ sinh công cộng – thước đo văn minh? | Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên điện tử
VNTN – Ngày 8/11/2018, Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam đã công bố quyết định thành lập, gây dư luận “nóng” đồng thuận và cả trái chiều. Chứng tỏ đây không phải “chuyện nhỏ” hay “công trình phụ”. Và một trong chuyện không “nhỏ” lại là vấn đề chính trong thực hiện văn hóa văn minh đời sống, là cái nhà vệ sinh công cộng.
Nói theo ngôn ngữ toàn cầu của thế kỷ 21 thì cái nhà vệ sinh công cộng là “toilet công cộng” thật sự đang là vấn đề không hề nhỏ đối với các thành phố lớn của Việt Nam, và ở các khu du lịch danh lam thằng cảnh, di sản văn hóa lịch sử…
Cũng không phải vô lý khi trên diễn đàn nghị trường Quốc hội, có đại biểu đã bức xúc miêu tả tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng như một “nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”. Đây cũng là “nỗi niềm” của rất nhiều nhà quản lý đô thị và ngành du lịch Việt Nam lâu nay, bởi chính cái “công trình phụ” nho nhỏ này là một trong những trở ngại phát triển, chưa kể ngành văn hóa còn bị “thiệt hại” danh tiếng bởi theo chuẩn đánh giá về văn minh, thiếu cái “toilet công cộng” là xem như chưa thể.
“Toilet công cộng”- sự văn minh của loài người
Trong buổi khai trương một toilét công cộng ở New York (Mỹ), nhà tỷ phú Nelson Rockerfeller đã nói: “Mức độ phát triển của một quốc gia có thể đánh giá qua… Toilét công cộng của quốc gia đó”. Từ thuở xa xưa, nhân loại đã dành cho nhu cầu sinh lý thiết yếu của mình một sự quan tâm lớn. Người La Mã cổ đại cùng với việc xây nhà tắm công cộng đã xây luôn các “toilet công cộng” và phân chia theo nhiều hạng ông chủ, bình dân, nô lệ…, để thấy tầm quan trọng các “công trình phụ” này như thế nào.
Nhà vệ sinh công cộng ở Hồ Chí Minh
“Văn hóa toilet như một bước đi trong tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Cái toilet đầu tư một có thể cho mười, còn nhiều thứ đầu tư mười nhưng lại không cho một, thậm chí không cho gì cả”. Vài năm trước, Thủ tướng Malaysia đã đích thân phát động phong trào “Văn hóa toilet”-Toilet culture hoặc cao hơn là “Văn minh toilet”-Toilet civillization và phong trào ấy đang được người Malaysia hưởng ứng cho đến bây giờ.
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng nhất thế giới không phải ở sự giàu có hay những ứng dụng thông minh trong khoa học công nghệ mà chính là những cái “toilet công cộng”, một chuẩn mực về văn minh và cũng là một “phẩm chất” văn hóa của quốc gia này. Gần như ai đến Nhật Bản cũng đều ấn tượng bởi hệ thống toilet công cộng từ nhà ga sân bay đến các công viên, siêu thị, hay những địa danh thắng cảnh, di sản… và cả trên đường phố. Ngoài việc giữ cho cái toilet sạch sẽ thơm tho, tại đây còn phát ra tiếng nhạc du dương, thậm chí bên cạnh bồn cầu còn có cả một bàn phím cho người dùng chọn theo dòng nhạc mà mình yêu thích, làm cho khách dùng toilet thư giãn chút đỉnh trong thời gian ngắn ngủi ngồi trong đó. Andrew Griffiths là nhà văn Australia, du lịch 10 ngày đến Nhật Bản 9/2018, đã phải thốt lên rằng: “Nhật Bản chính là trung tâm của nền văn hóa trên thế giới, với mọi dịch vụ đều khiến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhà vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi như ở Nhật”.
Gần hơn, một quốc gia láng giềng của Việt Nam nằm trong khối ASEAN là Thái Lan, thì toilet công cộng của họ cũng là một “sản phẩm” văn hóa du lịch. Ngay ở nhà ga sân bay, chẳng ai còn lạ khi nhìn rất nhiều khách “check in”, chụp hình cái toilet công cộng vì nó quá đẹp, từ những dây hoa trang trí giống như một khu vườn lộng lẫy đến những bức tranh tường đầy ấn tượng như trong một Gallery mỹ thuật… Đặc biệt, du khách quốc tế cực kỳ ấn tượng và say mê chụp hình bên ngoài khu toilet có thiết kế hoành tráng trong khuôn viên ngôi chùa ở Chiang Rai (Thái Lan). Toàn bộ toilet công cộng thiết kế như một cung điện nhỏ, giống như được dát vàng với tất cả chi tiết cùng tông màu, mặt tiền được trang trí bằng những bụi cây hoa cắt tỉa gọn gàng, không gian thoảng hương thơm hoa lá tự nhiên… Và vì thế chẳng có gì lạ khi sự tăng trưởng kinh tế Thái Lan là từ ngành du lịch, bởi họ có thể “kinh doanh” từ cái “toilet công cộng”.Một trong 7 nỗi sợ của du khách đến Việt Nam
Trong văn chương, các nhà “Kiều học” đã từng lẩy một câu trong Truyện Kiều để nói lên cái tài của Đại thi hào Nguyễn Du, được cho rằng ông diễn tả rất thanh một trạng thái sinh lý của con người khi xả thải: “Khi tựa gối khi cúi đầu, khi vò chín khúc khi chau đôi mày”… Nhưng cũng chỉ là gần như độc nhất chuyện tế nhị đó được diễn tả một cách văn chương như thế, chứ cứ xem truyện của Nguyễn Công Hoan diễn tả trong các tác phẩm “Hiện thực phê phán” thời Pháp của ông thì thật kinh khủng với cái nghề “đổ thùng” ở Hà Nội những năm ấy.
Nói lại chuyện hiện tại, nhà vệ sinh là một trong 7 nỗi sợ của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, từng được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập, và tại “Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam”- trong khuôn khổ diễn đàn Vietnam Economic Forum – ViEF, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12/2018 tại Hà Nội, vấn đề môi trường và quản lý điểm đến, trong đó “toilet công cộng” cũng sẽ được thảo luận chi tiết.
Qua khảo sát, trên địa bàn thủ đô Hà Nội rộng lớn hiện chỉ có khoảng hơn 370 toilet công cộng đang hoạt động, và tại trung tâm Bờ Hồ – Phố cổ thì nếu có nhu cầu, tốt nhất khách vào một tiệm quán cafe hay nhà hàng ăn nào gọi món, rồi thì…, vì số toilet công cộng chỉ đếm trên một bàn tay ở khu vực này. Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn thành phố gồm cả các quận huyện chỉ có tổng cộng 208 nhà vệ sinh công cộng và có thu phí, nhưng phiền nhất là khách đến tham quan Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, Công viên 30/4 không biết đi vệ sinh ở đâu, phải dẫn vào trung tâm mua sắm Diamond hay các nhà hàng cafe gần đó.Nhà vệ sinh công cộng ở chùa Wat Rong Khun ở Chiang Rai – Vương Quốc của nụ cười
Ngược thời gian, tại Hội nghị Xúc tiến du lịch Việt Nam tổ chức tại Tokyo năm 2014, có đại diện hãng du lịch Nhật Bản phàn nàn rằng: “Khó thúc đẩy lượng du khách Nhật Bản tới Việt Nam nếu chất lượng các nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam không được cải thiện”. Đúng vậy, khi đặt chân đến sân bay Tân Sơn Nhất hay Nội Bài, nơi đầu tiên mà du khách tìm đến là toilet. Khi tới các resort nghỉ ngơi cũng vậy. Có nhiều lý do để người ta phàn nàn: Mùi hôi nồng nặc, thiếu nước, bồn cầu dơ bẩn, hoen ố, thiết bị vệ sinh cũ kỹ, thiếu giấy vệ sinh, thiếu vòi xịt, thiếu nơi vệ sinh cho người khuyết tật… Chuyện này còn tệ hơn ở các vùng ngoại ô hay miền quê nào đó.
Không chỉ là thiếu những “toilet công cộng”, mà ý thức của người sử dụng cũng là một đánh giá về mức độ văn minh. Rõ ràng người Việt Nam rất thiếu kiến thức ứng xử nơi công cộng, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, từ xả rác đến việc ý thức trong sử dụng toilet công cộng. Phần lớn những toilet công cộng ở các điểm đến du lịch của Việt Nam là một trải nghiệm khá kinh khủng với du khách bởi sự mất vệ sinh. Và chính điều đó mà người Việt trong một mức độ nào đó để đánh giá, chưa thật sự gọi là văn minh.
Từ quan niệm “công trình phụ” trong gia đình của thời xưa thì nay đã được chú ý và thậm chí xem như một tiêu chí để thể hiện ngôi nhà có “đẹp” không, và không ít gia đình đã áp dụng công nghệ để biến không gian này thành một trong những nơi thư giãn… Nhưng với toilet công cộng ở Việt Nam thì cho đến giờ, nó vẫn chỉ là chuẩn tối thiểu, mà đôi khi do con người thiếu ý thức, cái tối thiểu đó cũng không thực hiện. Nên xem ra chẳng sai khi nói rằng, nhà vệ sinh công cộng là thước đo chuẩn văn minh không chỉ là con người mà còn là của thành phố, lớn hơn là quốc gia.
Cách đây hơn 25 năm, tháng 6/1993, đã có Hội nghị Quốc tế về “Nhà vệ sinh công cộng và môi trường” ở Kobe- Nhật với 600 đại biểu. Tại Hội nghị, ông Nishioka, Chủ tịch Hội những người quan tâm đến vệ sinh công cộng đã tuyên bố lấy ngày 10.11 hàng năm làm ngày “Vệ sinh công cộng thế giới”, và mỗi năm sẽ chọn ra 10 toilet công cộng tiêu biểu của thế giới để trao giải thưởng mang tên Nishioka. Đã có rất nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới vinh dự được nhận giải thưởng này, và với họ đó cũng là một “lợi nhuận” tăng chỉ số tăng trưởng kinh tế. Không biết đến khi nào nhà vệ sinh công cộng- toilet công cộng ở Việt Nam mới được chọn để trao giải thưởng này?.
Minh Châu
Source: https://vh2.com.vn
Category : Dịch Vụ