Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Kịch Bản Tiểu Phẩm An Toàn Giao Thông Lỗi Tại Ai, Kịch Bản Dự Thi An Toàn Giao Thông

Đăng ngày 15 August, 2022 bởi admin

Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông mang tới 5 mẫu kịch bản tuyên truyền an toàn giao thông, với các chủ đề: Lỗi tại ba em, Em có làm sao đâu?, Nhà quê ra phố, An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, Tại ngã tư đường phố…

Bạn đang xem: Kịch bản tiểu phẩm an toàn giao thông lỗi tại ai

Như thường lệ, cứ hàng năm tại những trường học sẽ tổ chức triển khai Hội thi an toàn giao thông, chính vì vậy việc đưa ra những tiểu phẩm dự thi an toàn giao thông hay và ý nghĩa sẽ giúp những bạn có thêm thời cơ dành thắng lợi. Vậy mời những em cùng theo dõi 5 mẫu tiểu phẩm dưới đây :

Tiểu phẩm “Lỗi tại ba em”

Ba: Trời ơi, mới qua nhà ông Sáu uống có 8 chén trà mà đã tới giờ đưa mấy đứa nhỏ đi học rồi, nhanh quá. Tối ngày cứ chạy tới, chạy lui đưa rước tụi nhỏ là hết ngày, hết giờ của tui rồi.

Con: Ba ơi, xong chưa, nhanh lên đi, con trễ giờ học rồi.

Ba: ừ ừ… để ba dẫn xe ra liền.

Con: Ủa, sao ba không lấy nón bảo hiểm cho con?

Ba: Nón với nải gì, từ đây vào trường có xa xôi gì đâu, mà có công an nào vào cái đường này đâu mà đội với không.

Con: Nhưng mà cô con dặn mà ba. (kéo dài). Hổm nay, tui con bị cô la quày mà bữa nay trường con có mấy chú công an qua tuyên truyền luật dao thông nữa đó ba.

Ba: Cô nào nói tao nghe thử coi! tao đưa tụi bây đi học sớm, công an nào mà qua dờ này.

Con: Dạ cô Thoa. Nhưng…..ba ơi…….

Ba: Cô Thoa chứ gì, để đó cho tao, giờ cứ lên xe tao chở đi học!

Con: Ba…… (kéo dài)

Ba: (bực mình) Có lên xe không thì nói, trễ rồi, tao còn ghé rước 2 đứa kia nữa.

Con: Dạ……… (nhăn nhó)

Uyên: Sao lâu vậy bác Năm?

Ba: Con Vy nó cãi nhau với bác nên lâu thế đấy. Được rồi, Nhi, lên đằng trước, Uyên, lên đằng sau, lẹ lên.

Con: Con ngồi chật lắm ba ơi!

Uyên: Con cũng ngồi chật lắm bác Năm ơi.

Nhi: Còn con ngồi đằng trước, lần nào bác cũng lấn con muốn rớt xuống dưới luôn đấy ạ.

Ba: Mấy đứa bây lộn xộn quá, tao chở tụi bây đi học từ hồi đầu năm tới bây giờ chứ có phải mới đây sao mà chật với chội.

Uyên: Dạ, thì tụi con đã nói với bác từ đầu năm tới giờ là đi hai bận xe mà bác không chịu nghe, tụi con ngồi chật lắm, rồi bác còn kêu bỏ nón bảo hiểm ở nhà làm tụi con bị cô giáo và nhà trường nhắc nhở hoài đấy ạ.

Ba: Chở có 3 đứa mà đi 2 bận chi cho mất công, chật chút xíu có sao đâu, đội chi cho mệt, tao chở tụi bây hoài có té lần nào đâu mà lo.

Uyên: Uả, vậy sao bác đội mũ bảo hiểm?

Ba: ừ, ừ…….thì tại tao lớn tao đội, tụi bây nhỏ đội chi.

Con: Vậy ba chỉ biết bảo vệ ba thôi, không bảo vệ tụi con à?

Ba: Cái con nhỏ này nhiều chuyện quá, tao đội để tránh công an, với lại để người khác nhìn vào họ nói tao không chấp hành luật giao thông chứ không phải bảo vệ cái đầu tao đâu.

Con: Sao hồi nãy ba nói giờ này làm gì có công an.

Nhi: Bác chở thế này là vi phạm luật giao thông rồi đấy ạ.

Ba: (bực mình).Thôi, tao mệt tụi bây quá quá, lãi nhãi hoài; lên xe đi, tao chở cái vèo là tới trường liền.

( 3 người mặc ũ rũ miễn cưỡng lên xe ), xe chạy : tạch tạch tạch ……………..Hân từ cổng trường băng qua đường mua bánh : rầm ( cả 5 người cùng té ngã trước cổng trường, mẹ Hân còn ở gần đó nên vội chạy đến

Mẹ: Trời ơi chết con tôi rồi. (bực tức ) anh chạy xe cái kiểu gì vậy hả?

Ba: Ui cha, gãy cái chân tôi rồi, tại tui hả, tại con bà chứ tại tui sao.

Nhi: Em có sao không vậy?

Hân: Em bị trầy tay chân thôi ạ.

Mẹ: Trầy sao được mà trầy, anh đền tiền cho tôi về mua thuốc cho con tôi nữa chứ.

Ba: Tại con bà chứ tại tôi sao mà đền hả?

4 HS: Chúng em chào cô ạ!

Cô giáo: Uả, sao các em không vào lớp, 3 đứa bị sao vậy?

Con: Dạ, ba em chạy xe tới đây thì có em nhỏ băng qua đường nên ba em đụng trúng ạ.

Cô giáo: Tụi em có sao không?

4 HS: Dạ, tụi em không sao ạ.

Mẹ: Chào cô giáo, cô xử dùm tôi coi, anh này chạy xe đến cổng trường mà lại chạy quá nhanh nên đụng phải con tui đấy.

Ba: Cô giáo đấy à, tôi đang chạy xe mà con bé chạy băng qua đường thì làm sao tôi tránh kịp, vậy mà chị ta còn bắt tôi đền tiền nữa đấy.

Cô giáo: Anh là phụ huynh của em Vy phải không. Thế anh chở mấy em đến trường?

Cha: Có 3 đứa chứ bao nhiêu, con tôi và 2 đứa cháu.

Nhi: Bác Năm chở có 1 bận hà cô, bác không cho tụi em đội mũ bảo hiểm ạ.

Cô giáo: Thôi tôi hiểu rồi, tôi mời anh chị và các cháu vào văn phòng trao đổi một chút, ở đây là cổng trường không tiện đâu ạ.

( vào văn phòng )

Mẹ: Thế nào, cô giáo nói đi.

Cô giáo: Để tôi hỏi Hân đã. (quay qua Hân): Hân, cô thấy con vào trường rồi, con chạy qua đường làm gì vậy?

Hân: Dạ, …. con đi mua bánh ạ.

Cô giáo: (quay qua mẹ) Chị à, cháu nó mới học lớp 1, chị nên mua sẵn sữa và bánh cho cháu mang theo, chứ để cháu chạy qua chạy lại trước cổng trường rất nhiều xe cộ nên nguy hiểm lắm, may mà cháu không sao.

Mẹ: Thế hả cô giáo, thôi tôi biết rồi, từ nay tôi sẽ đem sẵn bánh sữa bỏ vào cặp cho cháu, có gì chắc tôi không sống nổi quá cô giáo ơi. Tôi cảm ơn cô giáo nhiều nghe.

Ba: Thấy chưa, tui đã nói là lỗi không phải do tui mà chị cứ cố cãi.

Cô giáo: Thưa anh, lỗi ở anh là nhiều hơn đấy ạ. Đây là 3 em học sinh của lớp tôi, tuần nào các em cũng bị nhắc nhở về việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tôi đã nhắc các em về nói với người thân nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, tôi cảm thấy rất buồn lòng.

Ba: Đi xe có chút xíu hà cô ơi.

Cô giáo: Nhưng theo đúng luật giao thông và quy định của nhà trường thì anh phải cho các cháu đội mũ bảo hiểm ạ.

Ba: Luật thì ở quốc lộ, ở ngoài đường lớn chứ ở đây là đường nông thôn mà cần gì cô ơi.

Mẹ: Trời ơi cái ông này hết nói nổi ông luôn.

Công an: Xin chào mọi người, tôi xin tự giới thiệu, tôi là Đạt là và đây Thanh, húng tôi là công an giao thông. Hôm nay tôi được nhà trường mời đến đây để sinh hoạt tuyên truyền chấp hành luật giao thông cho các em học sinh.

Cô giáo: Chào anh, may quá, vậy sẵn có anh ở đây, tôi nhờ anh giúp tôi tư vấn luật giao thông cho phụ huynh luôn ạ.

Mẹ: Cái ông này ngang ngược không nghe ai nói hết đấy anh công an à.

Công an: Có chuyện gì thế cô giáo?

Cô giáo: À, Chuyện là thế này, anh phụ huynh này chở 3 em đi học mà không cho các em đội nón bảo hiểm, khi đến cổng trường anh lại chạy nhanh nên đụng phải học sinh ạ.

Ba: Tui sai thế nào, đâu chú nói tui nghe thử coi.

Công an: Đúng là anh đã sai rồi đấy! anh chở đến 3 cháu với cả anh trên 1 xe là vi phạm luật giao thông, trong khi ở độ tuổi các cháu anh chỉ được phép chở 2 người. Hơn nữa, anh không cho các cháu đội mũ bảo hiểm như thế là rất nguy hiểm, mũ bảo hiểm là để bảo vệ an toàn phần đầu cho người tham gia giao thông, người cầm lái lẫn người ngồi phía sau nếu có xảy ra tai nạn. Còn nữa, theo quy định, khi tới gần trường học anh phải giảm ga và chạy thật chậm nhưng anh lại chạy rất nhanh nên mới gây ra tai nạn.

Ba: Biết là tui chạy nhanh, nhưng cũng tại con bé này tự nhiên ở đâu chạy đụng dào xe tui, sao tui tránh kịp.

Công an: anh có thấy biển báo trường học đằng kia không? Cổng trường là nơi tập trung nhiều học sinh, nhất là vào các giờ cao điểm. Tất cả các phương tiện giao thông đều phải chạy chậm và quan sát kỹ để đảm bảo an toàn cho các cháu.

Ba: dậy tui đụng phải con bé này là lỗi của ai?

Công an: đây là lỗi của cả 2 bên. Lỗi của anh là chạy quá nhanh trước cổng trường. Lỗi của bé này là qua đường không quan sát xe cộ.

( quay qua mẹ ) : chị nên nhắc nhở cháu cẩn trọng khi qua đường 1 mình nghe chị .

Mẹ: thôi tui biết rồi, tui cảm ơn chú.

Ba: ủa dậy còn tui, tui sai nhiều dậy hả.

Công an: Anh biết không, hiện nay ở các trường học có rất nhiều phụ huynh chở con em đi học nhưng lại không đội mũ bảo hiểm cho các cháu, điều đó vừa gây nguy hiểm cho các cháu, vừa ảnh hưởng đến nhà trường và còn làm mất đi nét văn hóa giao thông học đường đấy .

Con: Ba nghe mọi người nói chưa ba, chúng con được học văn hóa giao thông ở trường rồi nên tụi con ai cũng hiểu luật hết, tại tụi con nói mà ba không chịu nghe. Còn nữa, khi va chạm giao thông thì mình phải xem lỗi thuộc về ai, không được chửi mắng đỗ lỗi cho nhau mà phải biết lịch sự hỏi thăm xem người kia có sao không và xin lỗi, thậm chí bồi thường cho người khác khi mình làm họ bị thương hoặc hư hại tài sản ạ.

Ba: Thôi, ba biết rồi mà, con cứ nói quày.

( Quay sang mẹ ) : Tôi xin lỗi chị, chị bỏ lỡ cho tôi nghe

Mẹ: Không sao đâu anh, tôi cũng thấy ngại quá vì đã bắt anh đền tiền.

Ba: (Quay sang công an và cô giáo). Chú công an và cô giáo bỏ qua cho tui nghe, bọn trẻ bây giờ được nhà trường dạy văn hóa giao thông hay quá, đứa nào cũng tiếp thu tốt hết. Tôi đã từng tuổi này mà kiến thức về giao thông còn kém quá. Thôi, từ nay tôi hứa là tôi sẽ cho các cháu đội nón bảo hiểm và chở các cháu nhiều bận chứ không chở 4 người như thế này nữa. Tới cổng trường tôi sẽ chạy chậm lại, nhà trường đã cực khổ dạy dỗ các cháu mà chúng tôi lại còn làm phiền các thầy cô nữa, tôi thành thật xin lỗi cô giáo nghe.

Con: Hoan hô ba.

Uyên, Nhi: Hoan hô bác Năm, bác Năm muôn năm.

Cô giáo: Anh hiểu được như vậy là tốt rồi. Các em về lớp chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần đi, sẵn đây tôi mời anh và chị ở lại trường để nghe các anh công an tuyên truyền về luật giao thông nhé.

Cha, mẹ: Vậy cũng được.

Cô giáo: Vậy thì chúng ta cùng hô to khẩu hiệu AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ nhé!

Tất cả cùng đồng thanh: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ.

Tiểu phẩm dự thi của chúng em đến đây là hết, chúc sức khỏe thể chất thầy cô và những bạn, chúc hội thi thành công xuất sắc tốt đẹp .
( Tất cả cùng chào )

Tiểu phẩm “Em có làm sao đâu?”

Màn 1:

(Tại một quán nhậu, ba người đàn ông đang vui vẻ, rượu vào, lời ra)

Minh

Nào tất cả chúng ta dzô nhé ! Một, hai, ba … .. dzô !

Quân

Ha … ha … ha … Trăm Tỷ Lệ nào đồng đội, uống đi cho tự do cuộc sống .

Minh

Đúng vậy, phải làm tăm phần tăm. Lấy rượu thêm đi đồng đội .

Cường

Chủ quán đâu, cho thêm chai Vodka to nhé !

Minh

Đúng đấy, cho thêm chai Vodka to nhé !

Cường

Hôm nay tất cả chúng ta không say không về. Lâu rồi tất cả chúng ta không gặp nhau luôn, phải uống cho hết mình. Chưa say chưa được về .

Quân

Chưa say chưa v … ề. Khà khà …. !

Cường

Thêm món nhắm không, uống khan thế này sót ruột quá .

Minh

Thôi, mình làm hết chai này rồi về thôi. Chiều tao còn phải thao tác nữa .

Quân

Kệ đi mày. Việc cơ quan đã có thằng khác lo, việc của mày là phải uống hết chai này với bọn tao .

Cường

Mình làm hết chỗ này rồi về nhé. Chiều tao cũng có chút việc phải làm .

Quân

Vậy “ bottom-up ” đi bạn bè. Hôm khác gặp nhau phải hết mình đấy nhé .

Minh

Ok, ngày hôm nay thế đã. Chủ quán đâu, thanh toán giao dịch tiền nào .

Cường

Ok. Tăm phần tăm nào.

Cả ba người cùng nhau chúc tụng. Lúc này cả ba đều ngà ngà say, mặt trời mở màn mọc vào lúc 1 giờ chiều trên khuôn mặt của họ .

Màn 2:

Ba người đàn ông ngà ngà men rượu bước ra khỏi quán nhậu .

Source: https://vh2.com.vn
Category : Giao Thông