Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Chi cục

Đăng ngày 29 August, 2022 bởi admin

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế
của Chi cục Văn thư – Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội

        1. Chức năng:
        Chi cục Văn thư – Lưu trữ là cơ quan trực thuộc Sở Nội vụ có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của Thành phố; trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của Thành phố và thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
       Giúp Giám đốc Sở tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
       a) Tham mưu UBND Thành phố ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
       b) Tham mưu về công tác quản lý lưu trữ thông tin số trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
      c) Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài liệu hết giá trị của Lưu trữ lịch sử của Thành phố, quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của Thành phố theo quy định của pháp luật;
      d) Thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị cần hủy tại Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của Thành phố; quyết định việc hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử của Thành phố theo quy định của pháp luật;
      đ) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ; giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;
       e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;
       g) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;
       h) Tổng hợp báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;
       i) Thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử của Thành phố, gồm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của Thành phố; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, tu bổ phục chế, bảo hiểm, bảo quản, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
       k) Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
       l) Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật;
       m) Sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ;
       n) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ;
      o) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Chi cục theo phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật;
       p) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cá nhân của công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại đơn vị theo quy định;
      q) Thực hiện công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại đơn vị; tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh và xử lý vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn thư – lưu trữ theo quy định.
        r) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân, tổ chức về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi cục; phối hợp với Thanh tra sở giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức về những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi cục.

3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
        3.1. Lãnh đạo Chi cục gồm: Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định.
        a) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Văn thư – Lưu trữ;
        b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ, trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, Chi cục trưởng ủy nhiệm cho một Phó Chi cục trưởng điều hành các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
        c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với chức vụ Chi cục trưởng do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ; đối với Phó Chi cục trưởng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Chi cục do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định theo quy định. Đối với việc luân chuyển, điều động công chức trong nội bộ Chi cục, giao Chi cục trưởng quyết định; Chi cục trưởng báo cáo, xin ý kiến Giám đốc Sở đối với trường hợp điều động, luân chuyển nội bộ các chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Chi cục.

3.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục Văn thư – Lưu trữ:
        – Phòng Hành chính – Tổng hợp;
        – Phòng Quản lý Văn thư và Lưu trữ.
        3.3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

Bạn đang đọc: Chi cục

3.4. Biên chế
        Biên chế công chức, số người làm việc của Chi cục Văn thư – Lưu trữ do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định trong tổng biên chế công chức và số người người làm việc thuộc Sở Nội vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Lưu Trữ VH2