Networks Business Online Việt Nam & International VH2

2 Tìm hiểu hệ điều hành IOS – Tài liệu text

Đăng ngày 04 October, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.15 MB, 47 trang )

Hệ điều hành này được tiết lộ tại Hội nghị và phát triển Macworld diễn ra vào

tháng 1 năm 2007 và được phát hành vào tháng 9 cùng năm đó. Khi đó, hệ điều hành

này chưa có một cái tên riêng nên đơn giản gọi là “Iphone OS X”. Ban đầu, ứng dụng

của bên thứ ba không được hỗ trợ. Steve Job đã chỉ ra rằng những nhà phát triển có thể

xây dựng ứng dụng web mà “sẽ cư xử như những ứng dụng ban đầu trên Iphone”. Vào

ngày 17 tháng 10 năm 2007, Apple thông báo một bộ phát triển phần mềm được xây

dựng và họ dự định đưa nó đến “tay các nhà phát triểm và tháng 2”. Ngày 6 tháng 3

năm 2008, Apple đã phát hành bản dùng thử đầu tiên, cùng với một cái tên hoàn toàn

mới cho hệ điều hành đó là “Iphone OS”.

Tháng 6 năm 2010, Apple đổi cái tên Iphone OS thành IOS. Nhãn hiệu “IOS” đã

được Cisco dùng để đặt tên cho hệ điều hành của mình. Để tránh các vụ kiện cáo,

Apple đã xin giấy phép sử dụng nhãn hiệu IOS của Cisco.

1.2.2 Cấu trúc của hệ điều hành IOS

Apple không cho phép người dùng tiếp cận trực tiếp với bất kỳ phần cứng nào

của Iphone, mọi tương tác phần cứng phải thông qua một lớp khác nhau của phần

mềm hoạt động như một trung gian giữa các ứng dụng và thiết bị phần cứng. Những

lớp này được hiểu như một hệ điều hành, cụ thể như sau :

Hình 1. Phân lớp trong hệ điều hành IOS

11

Mỗi lớp của hệ điều hành cung cấp một mức độ ngày càng cao của sự trừu tượng

hóa với sự phức tạp của cách làm việc với phần cứng.

1.2.3 Lớp Core OS

Là lớp dưới cùng của IOS, nó là nền tảng của hệ điều hành. Nó đảm nhiệm các

nhiệm vụ như quản lí bộ nhớ, file hệ thống, liên kết mạng và một số chức năng khác,

nó tác động trực tiếp tới phần cứng. Lớp Core OS bao gồm các thành phần sau:

• CFNetWork Framework: Cung cấp một giao diện dựa trên C tới các lớp

giao thức mạng TCP/IP và truy cập mức thấp tới socket BSD. Nó cho phép

mã ứng dụng được viết và làm việc với các dịch vụ HTTP, FTP và DNS khởi

tạo bảo mật và mã hóa các kết nối sử dụng Secure Sockets Layer (SSL) hoặc

Transport Layer Security (TLS).

• External Accessory Framwork: Cung cấp khả năng kết nối với những phụ

kiện kết nối vật lý mở rộng của Iphone thông qua 30-pin dock connector hoặc

qua Bluetooth.

• Security Framwork: Cung cấp các giao diện bảo mật khi chúng ta kết nối tới

mạng mở rộng bên ngoài như chứng thực, khóa công khai và khóa private, mã

hóa và xác thực sử dụng hàm băm (HMAC).

• System (LibSystem): IOS được xây dựng dựa trên nền tảng UNIX, vì thế

những thành phần hệ thống của Core OS cung cấp nhiều chức năng giống với

hệ điều hành UNIX. Nó bao gồm nhân hệ điều hành (Mach Kernel) và các

Driver của các thiết bị.Nhân là nền tảng của toàn bộ IOS được xây dựng và

truy cập hệ thống.

1.2.4 Lớp Core Service

Là lớp cung cấp các dịch vụ dựa trên nền tảng của lớp Core OS. Nó cung cấp

những truy cập cơ bản tới các dịch vụ của IOS và nó bao gồm các thành phần sau:

• AddressBook Framework: Cung cấp truy cập có thứ tự tới cơ sở dữ liệu về

danh bạ của Iphone, cho phép các ứng dụng có thể lưu trữ và sửa đổi các mục

danh bạ.

• Core Data Framework: Được cung cấp để dex dàng tạo ra các mô hình dữ

liệu và lưu trữ trong các ứng dựng dựa trên Model-View-Controller (MVC).

Sử dụng framework này giảm được số lượng mã cần phải viết để thực hiện

công việc thông thường khi làm việc với cấu trúc dữ liệu trong ứng dụng.

12

• Core Foundation Framework: Cung cấp các thứ như kiểu dữ liệu, thao tác

trên chuỗi, quản lý khối dữ liệu có thứ tự, thao tác URL, các luồng và chạy

các vòng lặp, thời gian, thao tác XML cơ bản, các cổng và các kết nối socket.

• Foundation Framework: Là một framework chuẩn của Objective-C. Nó

chứa những gói Objective-C xung quanh Core Foundation Framework.

• Core Location Framework: Cho phép chúng ta lấy được thông tin vè vị trí

hiện thời của thiết bị và có khả năng định hướng. Phương thức dùng bởi thiết

bị để cung cấp tọa độ sẽ phụ thuộc trên dữ liệu có sẵn tahi thời gian thông tin

được yêu cầu và phần cứng hỗ trợ được cung cấp bởi model Iphone cụ thể mà

ứng dụng đó chạy trên đó. Nó sẽ dựa trên việc phân tích GPS, dữ liệu mạng

Wifi hoặc phép đo tam giác cột thu phát sóng.

• Store Kit Framework: Mục đích của phần này là tạo ra sự dễ dàng trong

việc trao đổi thông tin thương mại giữa ứng dụng của chúng ta với Apple

Store.

• SOLite library: Cho phép lưu trữ cơ sở dữ liệu nhỏ, SQL dựa trên cơ sở dữ

liệu để tạo và thao tác với những cơ sở dữ liệu bên trong ứng dụng.

1.2.5 Lớp Media Service

Là lớp cung cấp về các khả năng audio, video, aninations và graphics. Như các

lớp khác trong ngăn xếp của IOS, lớp media bao gồm một số các framework mà có thể

sử dụng được trong ứng dụng Iphone:

• Core Graphics Framework: Cung cấp một máy dựng hai chiều nhẹ.

Những tính năng của framework này bao gồm việc tạo và trình diễn những

file PDF, bản vẽ dựa theo Vector, các lớp trong suốt, đường dẫn dựa trên bản

vễ, thao tác và quản lý màu sắc.

• Quartz Core Framework: Mục đích của Framework này là cung cấp khả

năng hoạt hình cho Iphone. Nó cung cấp nền tảng cho các hiệu ứng trực

quan và hoạt hình được sử dụng bởi Framework UIKit và cung cấp một giao

diện lập trình dựa trên Objective-C để tạo hoạt hình đặc biệt bên trong ứng

dụng IPhone.

• OpenGL ES Framework: OpenGL for Embedded (ES) là một phiên bản

nhỏ của OpenGL đầy đủ được thiết kế đặc biệt để dành cho các thiết bị nhỏ

như IPhone.

• IPhone Audio Support: Cho phép IOS có khả năng hỗ trợ các định dạng

như AAC, Apple Lossless (ALAC), A-law, IMA/ADPCM, Linear PCM…

• AV Foundation Framework: Là một framework được thiết kế cho phép

phát lại, ghi âm, quản lý nội dung âm thanh.

13

• Core Audio Framework (CoreAudio Framework, Audio ToolBox và Audio

Unit Framework): Cung cấp khả năng truy cập từ tới các thiết bị được tích

hợp trong các đơn vị xử lý âm thanh.

• Open Audio Library (OpenAL): là một công nghệ nền tảng lai tạo được sử

dụng để cung cấp hiệu ứng âm thanh 3D chất lượng cao.

• Media Player Framework: Framework này có thể chạy các video trong các

định dạng: .mov, .mp4, .3gp tại một loạt các tiêu chuẩn nén, các độ phân

giải và tốc độ khung hình.

1.2.6 Lớp Cocoa Touch

Lớp này nằm ở trên cùng trong ngăn xếp của IOS và chứa những framework mà

được sử dụng thường xuyên bởi các lập trình viên Iphone. Cocoa Touch dựa trên nền

tảng chuẩn của Cocoa API của MAC OSX và có phần mở rộng và sửa đổi để phù hợp

với Iphone. Lớp Cocoa Touch cung cấp các Framework cho việc phát triển ứng dụng

Iphone như sau:

• UIKit Framework: Đây là một framework khổng lồ và một gia diện lập

trình dựa trên Objective-C giàu tính năng. Chúng ta sẽ phải tốn nhiều thời

gian làm việc để tìm hieru về nó. Hầu hết các cuốn sách đều viết về UIKit

Framework.

• MapKit Framework: Cung cấp cho chúng ta một giao diện lập trình để cho

phếp chúng ta xây dựng bản đồ dựa trên các ứng dụng riêng của chúng ta.

Nó cho phép chúng ta hiển thị bản đồ có thể cuộn tới bất kì đâu, hiển thị bản

đồi tương ứng với vị trí địa lý hiện tại của thiết bị và chú thích theo nhiều

cách khác nhau.

• Push Notification Service: Cho phép những ứng dụng cảnh báo người dùng

về một sự kiện thậm chí khi ứng dụng hiện tại không được chjay trên thiết

bị. Nó rất phổ biến được sử dụng bởi các ứng dụng dựa trên tin tức. Thông

thường khi có tin tức mới thì dịch vụ sẽ tạo ta một tin nhắn trên thiết bị với

tiêu đề của tin tức và cung cấp cho người dùng tùy chọn đề tài các ứng dụng

tin tưởng ứng dụng để đọc them chi tiết. Tính năng này lên được sử dụng

tiết kiệm để tránh gây phiền hà cho người sử dụng vì thường xuyên bị gián

đoạn.

• Message UI Framework: Cung cấp mọi thứ mà chúng ta cần để cho phép

người sử dụng gửi e-mail từ trong ứng dụng của chúng ta. Trên thực tế, nó

còn cung cấp các thành phần giao diện thông qua đó, người dùng có thể

nhập các thông tin địa chỉ e-mail và nội dung tin nhắn, ngoài ra thông tin

14

này có thể xác định bên trong ứng dụng của chúng ta và sau đó được hiển

thị cho người sử dụng để chỉnh sửa và phiên duyệt trước khi gửi.

• Address Book UI Framewrok: Đưa ra các chức năng chính cho Iphone

như là một thiết bị thông tin liên lạc và trợ giúp kỹ thuật số. Toàn bộ

Framework là giành riêng cho việc tích hợp các dữ liệu số địa chỉ vào trong

ứng dụng riêng của chúng ta. Cho phép chúng ta truy cập vào hiển thị,

chỉnh sửa và nhập thông tin liên lạc từ sổ địa chỉ của Iphone từ bên trong

ứng dụng riêng của chúng ta.

• Game Kit Framework: Cung cấp kết nối ngang hàng (per to per) và kết

nối giọng nói giữa các thiết bị và cho phép nhiefu người sử dụng chạy cùng

một ứng dụng tương tác.

1.3 Kết luận

Qua phần giới thiệu về tổng quan về hệ điều hành di động, ta thấy được lịch sử

những phát minh, những nghiên cứu làm tiền đề cho thiết bị di động thông minh phát

triển như bây giờ.

Cho đến bây giờ dù nhiều biến động, nhiều hệ điều hành di động được ra đời và

đang phát triển nhưng IOS, Android và Windows Phone vẫn là ba hệ điều hành di

động thông minh chiếm thị phần cao nhất.

15

Chương 2. Ứng dụng tìm kiếm quán ăn

1.4 Lý do chọn đề tài

Với những người có tâm hồn ẩm thực thì rất khó khi đi du lịch đến một nơi nào

đó không rõ địa lý hay như muốn ta muốn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật, liên hoan

bạn bè nhưng không biết chọn nơi nào hay như có một quán ăn mới mở muốn quảng

bá đến mọi người, … Vì những lý do đó, ý tưởng tạo ra một ứng dụng có thể giúp cho

chúng giải quyết những vấn đề trên.

1.5 Mô tả bài toán

Ứng dụng được thực hiện với mục đích giải quyết những vấn đề giúp cho người

dùng có thể dễ dàng tìm kiếm những địa điểm ăn uống phù hợp, tiện lợi với mình đồng

thời ứng dụng giúp quảng bá, giới thiệu thông tin về quán ăn.

1.6 Hướng giải quyết

Để giải quyết những vấn đề được mô tả ở trên thì ứng dụng thiết kế có các chức

năng chính như sau:

Người dùng có thể xem được những quán ăn nào mới mở.

Người dùng có thể xem được những quán ăn nào đang được yêu thích.

Người dùng có thể xem được những quán ăn nào đang hot nhất.

Người dùng có thể xem được những bản tin khuyến mãi của các quán ăn.

Người dùng có thể xem được những quán ăn theo từng vị trí như quận nào,

phố nào, khu vực nào.

Người dùng có thể xem được những quán ăn theo từng danh mục: món lẩu,

món nướng, …

Người dùng có thể xem được thông tin chi tiết của quán ăn bao gồm các

thông tin: tên quán, mô tả, địa chỉ, thời gian hoạt động, …

Người dùng có thể tìm kiếm quán ăn.

Người dùng có thể tìm được những quán ăn xung quang vị trí mình đang

đứng.

Người dùng có thể xem đường định vị đường đi từ chỗ mình đến quán ăn

đó.

1.7 Kết luận

Khi mà thiết bị di động thông minh không còn xa lạ gì với mọi người, nhất là

giới trẻ thì ý tưởng xây dựng ứng dụng “Tìm kiếm quán ăn” trên điện thoại thông minh

giúp ích cho mọi người về vấn đề ẩm thức một cách hiệu quả và tiện lợi.

16

Chương 3. Phân tích thiết kế hệ thống

1.8 Mô hình UseCase

1.8.1 Mô hình

Hình 3. Mô hình usecase

1.8.2 Các chức năng hệ thống

Trang chủ

Tác nhân

Người dùng

Mô tả

Trang chủ hiển thị danh sách những quán

ăn được yêu thích, những quán ăn mới

mở, tin tức khuyến mãi…

Sự kiện kích hoạt

Người dùng bật ứng dụng hoặc ấn vào

icon “Trang chủ” dưới thanh tabar.

Điều kiện tiên quyết

Có kết nối internet

Phương thức cơ bản

1.

Người dùng ấn vào nút

“Trang chủ” hoặc mở ứng dụng.

2.

Hệ thống sẽ request đến

17

Source: https://vh2.com.vn
Category : Ứng Dụng