Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Câu trúc của Sáng kiến kinh nghiệm:
Bạn đang xem tài liệu “Câu trúc của Sáng kiến kinh nghiệm:”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN CẨM THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số : 76 / PGD&ĐT Cẩm thủy, ngày 24 tháng 4 năm 2011 V/v nạp SKKN năm học 2010-2011 Kính gửi : - Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS - Thực hiện công văn Số : 374/ SGD&ĐT- GDCN Thanh Hoá, ngày 05 tháng 4 năm 2011 V/v nạp SKKN năm học 2010 - 2011 - Theo kế hoạch của Hội đồng khoa học ngành. Phòng giáo dục thống nhất việc thu nhận SKKN xếp loại A cấp cơ sở đề nghị Hội đồng KH ngành đánh giá xếp loại cấp huyện trong tháng 5. Để việc thu nhận SKKN năm học 2010-2011 của các đơn vị đảm bảo đúng quy định, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện yêu cầu các trường thực hiện tốt các công việc sau đây : 1. Các trường thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại tại cơ sở. Các thành viên trong hội đồng đánh giá, xếp loại SKKN phải đúng hoặc tương ứng về chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá. Hội đồng có trách nhiệm đánh giá chính xác, phát hiện tình trạng sao chép của nhau hoặc trình bày SKKN không theo đúng hướng dẫn của Hội đồng KH ngành. 2. Các loại hồ sơ nạp về Hội đồng KH ngành phải đầy đủ theo đúng quy định gồm : 2.1. Biên bản tổng hợp đánh giá, xếp loại SKKN của Hội đồng KH trường 2.2. Một bản danh sách trích ngang SKKN loại A cấp cơ sở đề nghị HĐKH ngành đánh giá xếp loại cấp huyện: Bản in và bản điện tử (bằng file Word hoặc Excel, có mẫu kèm theo). 2.3. Các SKKN xếp loại A cấp trường - Bản in sáng kiến: Các trường tập hợp bản in SKKN, phân loại theo môn, lĩnh vực ... lập danh sách (theo mẫu) và nộp trực tiếp về Phòng. - Bản điện tử: Các đơn vị copy các files điện tử SKKN vào USB nộp cùng danh sách và bản in (cá nhân có sản phẩm như ở mục 2 phải nộp USB riêng). Mỗi SKKN có 02 phiếu đánh giá xếp loại hợp lệ theo mẫu quy định, xếp riêng thành 2 tập. Các SKKN và phiếu đánh giá xếp loại sắp xếp theo đúng thứ tự trong danh sách. 3. Từ năm học 2010-2011 trở đi, Phòng giáo dục sẽ quản lý các SKKN loại A của Hội đồng KH cơ sở gửi về bằng hộp thư điện tử, yêu cầu các dơn vị thực hiện đúng các quy định sau đây về thể thức văn bản : - Tên SKKN: phải thể hiện được nội dung cải tiến và đã có hiệu quả, đúc rút thành kinh nghiệm để đồng nghiệp tham khảo và ứng dụng. - Số trang của một SKKN: Không quá 20 trang A4 (không tính bìa, phụ lục và mục lục). - Hình thức: Đóng thành quyển, không bọc bìa bằng giấy kính. Soạn thảo bằng máy vi tính, in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210x297), font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên (top) 2,5cm (=0,98’’), lề dưới (bottom) 2,5cm (=0,98’’), lề trái (left) 3,0cm (=1,18’’), lề phải (right) 2,5cm (=0,98’’), dãn dòng bình thường, số trang được đánh góc dưới bên phải trang. - Files ghi SKKN: SKKN sau khi được soạn thảo ghi thành files để nộp cho hội đồng khoa học. Tên file bằng chũ Việt không dấu gồm: Môn, lĩnh vực của SKKN; Họ tên người viết; đơn vị công tác; Trường - Huyện, thị, TP. Ví dụ: toan THCS – Nguyen Thi Thanh – THCS Thi Tran – CamThuy - Hồ sơ và các quy định khác nạp trực tiếp về Phòng giáo dục vẫn theo quy định như năm trước. Riêng các văn bản điện tử, USB, đĩa CD-Rom... ngoài việc nạp trực tiếp, yêu cầu các đơn vị gửi qua hộp thư điện tử. - Thời gian nạp chậm nhất về Phòng giáo dục Cẩm Thủy : Ngày 10 tháng 5 năm 2011. Nạp trực tiếp cho đồng chí: Nguyễn Hoàng Tùng (THCS), Nguyễn Trọng Hỷ (TH), Nguyễn Thị Mới(MN)/ Các trường cần cử một CB, GV Tin học ( hoÆc CB, GV thµnh th¹o vÒ tin häc ) để thực hiện các yêu cầu kỹ thuật nêu trên để việc tạo lập, gửi hồ sơ đảm bảo chính xác, đúng quy định./. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG - Như kính gửi (để thực hiện) - Các đ/c trong PGD (Để biết và chỉ đạo) - Lưu VT.Tïng TrÇn ®øc hïng DANH SÁCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC XẾP LOẠI A CỦA CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ HĐKH NGÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 ĐƠN VỊ: .......................................................................................................... Stt Tên sáng kiến kinh nghiệm Môn, lĩnh vực Họ và tên Ngày sinh Chức vụ Đơn vị công tác Xếp loại CHỦ TỊCH HĐKH HIỆU TRƯỞNG Ghi chú: Trong danh sách không viết tắt, trừ các cụm từ quy định dưới dây - Soạn thảo bằng font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12. - Môn, lĩnh vực: Ghi rõ như: Toán, Vật Lý, Âm nhạc, quản lý ... - Đơn vị công tác: Ghi rõ tên đơn vị. - Danh sách được xếp thứ tự như các bản in nộp Phòng. PHỤ LỤC I. CÂU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Gồm 3 phần 1. Phần I: Đặt vấn đề (hoặc Mở đầu hoặc Tổng quan, Hoặc Một số vần đề chung) Trong phần này cần nêu rõ tầm quan trọng và lý do chọn vấn đề của đề tài để xem xét. -Lý do về mặt lý luận -Lý do về mặt thực tiễn -Lý do về tính cấp thiết -Lý do chọn lựa về năng lực nghiên cứu của tác giả -Xác định mục đích nghiên cứu (để làm gì?) -Bản chất cần được làm rõ của sự vật (là gì?) -Đối tượng nghiên cứu (nằm ở đâu?) -Chọn phương pháp nghiên cứu nào (như thế nào?) -Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát (trường, quận, huyện, thành phố..) -Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu v.v (Thời gian bao lâu? Ở đâu? Tuần tự các bước) -Phần mở đầu là phần giúp người đọc hình dung diện mạo bản tổng kết kinh nghiệm. Lý do chọn đề tài là cơ sở xét đoán tính đúng đắn. Tính hợp lí của các biện pháp tác động vào đối tượng. Mục đích, phương pháp giới hạn vấn đề, kế hoạch nghiên cứu đều góp phần bộc lộ giá trị của công trình. Vì vậy phần mở đầu là phần hết sức quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ càng, viết thật chắc chắn, lập luận thật sắc bén.2. Phần II: Nội dung Phần này cần trình bày một số vấn đề lớn. Một vấn đề nên trình bày thành một chương. Kết cấu mỗi chương nên gồm các khía cạnh sau: Tiêu đề chương (Giải quyết vấn đề “H” gì?) Nội dung chương 1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (“H” là gì, mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọngcủa vấn đề “H”) 2.Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu (ở địa phương, cơ sở GD chứa đối tượng nghiên cứu) Trạng thái ban đầu H1 là gì? Ưu, nhược điểm của trạng thái ban đầu H1 là gì? Tại sao phải thay đổi H1? Phương hướng thay đổi H1 là gì? Hn là gì? Điểm khác giữa H1 và Hn là gì? Trước đây đã sử dụng những biện pháp B nào để biến H1 thành Hn? Biện pháp B nào hợp lý, Biện pháp B nào chưa hợp lý tại sao đã có những biện pháp B hợp lý rồi mà H1 chưa thành Hn như mong muốn? Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào, giải quyết khía cạnh nào? 3.Mô tả giải pháp hệ (hệ giải pháp, những kiến giản, một số biện pháp, một số ứng dụng, một số đổi mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn. Để nâng cao giá trị lý luận của bản tổng kết kinh nghiệm, khi mô tả giải pháp cần làm sáng tỏ 3 vấn đề: tại sao giải pháp đó được chọn? Giải pháp đó được thực hiện như thế nào? Kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao? 4.Trạng thái Hn: Mô tả kết quả giải pháp đó được thực hiện ra sao chưa phải là việc cuối cùng. Bản tổng kết kinh nghiệm còn cần mô tả trạng thái Hn đối chiếu Hn và H1 để thấy Hn đã khác H1, Hn đã đạt những yêu cầu đặt ra. Nếu còn những điểm yếu kém thì cũng cần chỉ rõ những biểu hiện, nguyên nhân và phương hướng tiếp tục. Tiểu kết chương Tóm lại: để trình bày nội dung một chương ta thực hiện như sau: 1-Trình bày cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu H 2-Mô tả thực trạng ban đầu của H khi chưa áp dụng SKKN Cần phân tích rõ ưu điểm-tồn tại của H-Mô tả và phân tích rõ ưu điểm tồn tại của các biện pháp B đã thực hiện, kết quả đạt được của các biện pháp B (trong mỗi biên pháp B: nêu rõ chỗ nào đã hợp lí, chưa hợp lý hay còn thiếu sót, phân tích rõ tại sao hợp lí, chưa hợp lí hay thiếu sót? Tại sao đã có những biện pháp B hợp lý rồi mà H1 chưa thành Hn như mong muốn?) đó từ các thực trạng trên trả lời được nguyên nhân cần phải thay đổi H? Nay định giải quyết vấn đề bằng cách nào, giải quyết khía cạnh nào? 3-Mô tả giải pháp hệ: Mô tả lại công việc, các biện pháp đã thực hiện. Khi mô tả lưu ý: Phân tích rõ mỗi giải pháp. Trả lời được câu hỏi: Tại sao phải chọn giải pháp đó? Giải pháp đó thực hiện ra sao? Giải pháp đó nhằm mục đích gì? Mỗi giải pháp đó sẽ giải quyết những khía cạnh nào của H? Nếu thành công sẽ đạt được kết quả gì? 4-Mô tả kết quả đạt được (trạng thái Hn): Thực hiện tương tự như việc mô tả trạng thái ban đầu của H. Cần lưu ý: Nêu rõ mức độ thành công của Hn, nếu còn yếu kém, thiếu sót hay chưa hoàn thiện cần chỉ rõ các biểu hiện, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất hướng tiếp tục. 5.Tiểu kết: Tổng kết cơ bản lại chương (Cần chỉ rõ, nhấn mạnh lại các nguyên nhân thành công hay thất bại, kinh nghiệm thu được qua các giải pháp). Lưu ý: Khi phân tích cần dẫn chứng chứng minh bằng những việc làm, số liệu thu thập được qua quá trình kiểm nghiệm, áp dụng. 3. Phần III: Kết luận Phần này cần nêu: 1.Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN. 2.Ý nghĩa quan trọng nhất 3.Các kiến nghị quan trọng nhất được đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm -Cuối bản viết cần có họ, tên, chữ ký của tác giả. -Danh mục các tài liệu thamkhảo -Mục lục -Đính kèm 3 bản (3 trang trắng) duyệt sáng kiến kinh nghiệm của 3 cấp: Trường, Phòng, Sở II. Yêu cầu về hình thức của bài viết sáng kiến kinh nghiệm Các phần của 1 SKKN cân đối, mạch lạc, trình tự lôgic chặt chẽ. Văn bản cần viết thành các đoạn đủ ý từ đề đến kết. Nên hết sức tránh lối viết gạch đầu dòng, hoặc viết theo lối trả lời các gợi ý theo một bản hướng dẫn nào đó. Bìa: Được đóng khung, viền trên, dưới cách mép giấy 3cm, lề phải 2cm, lề trái 3,5cm Bìa chính và bìa phụ có thể giống nhau (xem mẫu) Khổ chữ: 14 Khoảng cách dòng: single Khoảng cách đoạn: 6pt Trình bày hệ thống, khái quát, cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học, độ dài thích hợp, hợp lý. Phong cách ngôn ngữ của văn bản thường sử dụng dạng vô xưng (vô nhân xưng) với câu ở thể bị động. Từng nội dung cần cân đối. Kết quả nghiên cứu cần trình bày khách quan, không gò ép “bịa” số liệu. Đặc biệt nên tránh bộc lộ, thể hiện tình cảm yêu – ghét đối với đối tượng nghiên cứu. Tên chương nên ở trang đầu Tên tiểu mục không ở cuối trang Tên chương, mục không được viết tắt Trong văn bản SKKN, lưu ý tối kỵ 3 điều sai: -Quan điểm đường lối của Đảng -Kiến thức chuyên môn -Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi trình bày. Bản SKKN cần hội tụ đủ 4 tính chất (ở đây chúng ta tạm trừu tượng hoá các nội dung để tách ra các khía cạnh): - Tính khoa học - Tính sáng tạo- Tính hiệu quả - Tính phổ biến.. Ghi chú: Nếu người viết không trình bày SKKN theo hình thức đã hướng dẫn trên thì Hội đồng khoa học sẽ không nhận và xét duyệt SKKN đó. 3. CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XÉT CHỌN SKKN: Mỗi đơn vị, trường học đều phải thành lập Hội đồng khoa học của cấp mình do thủ trưởng đơn vị quyết định. Tất cả các SKKN đều phải được Hội đồng khoa học cấp trường, cấp cơ sở đành giá xếp loại. Khi đánh giá, xét chọn và xếp loại một bản SKKN cần căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại, đối chiếu với yêu cầu, nội dung của một bản SKKN đã được quy định trên. Căn cứ vào tác dụng của SKKN đối với thực tế công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy. Từ cách đặt vấn đề trên, việc xét chọn, xếp loại SKKN cần được đánh giá trên các mặt sau: 1. Về nội dung: a. Một bản SKKN cần đảm bảo có đủ 03 phần cơ bản đã nêu trên, trong đó đánh giá cao phần thứ hai (phần biện pháp). b. Nội dung của bản SKKN phải đảm bảo 04 tính chất chủ yếu là: tính khoa học, tính sáng tạo, tính hiệu quả, tính phổ biến. - Tính khoa học: Đây là yêu cầu cơ bản của một bản SKKN. Tính khoa học của mỗi bản SKKN thể hiện ở các biện pháp giải quyết, các biện pháp đó phải: + Phù hợp với đường lối, chủ trương giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. + Phù hợp với yêu cầu, nội dung giáo dục theo từng cấp học; từng đơn vị. + Phù hợp với nguyên tắc và phương châm giáo dục. + Phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh. - Tính sáng tạo: Đây cũng là yếu tố cơ bản của một SKKN. Do đó, khi đánh giá cần hết sức trân trọng những biện pháp sáng tạo dù là nhỏ, vì qua đó người viết SKKN đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sáng kiến của mình vào nhiệm vụ hoạt động của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giáo dục ở địa phương mà vẫn đảm bảo được yêu cầu khoa học của quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2. Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức đã nêu ở phần trên. 3. Về cách đánh giá và xếp loại: a. Cách đánh giá: - Thang điểm: 10 điểm, lẻ đến 0,25 điểm. - Tiêu chí đánh giá: + Tính mới trong khoa học sư phạm (sáng tạo): 2,5 điểm. + Tính chính xác của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm: 2,5 điểm. + Tính hiệu quả: 2,5 điểm. + Tính phổ biến (phạm vi ứng dụng ): 2,5 điểm. Tổng cộng: 10 điểm. b. Mức đánh giá: - Loại tốt: Từ 9,0 điểm đến 10 điểm. - Loại khá: Từ 7,0 điểm đến 8,5 điểm. - Loại đạt yêu cầu: Từ 5,0 điểm đến 6,5 điểm. - Loại không đạt yêu cầu: Dưới 5,0 điểm. (Trường hợp không đạt yêu cầu có thể đề nghị viết lại theo ý kiến góp ý của Hội đồng). - Hội đồng sẽ căn cứ vào đánh giá của từng thành viên và quyết định xếp loại sau khi thống nhất chung của Hội đồng khoa học theo số điểm nêu trên. *Ghi chú: SKKN của các trường nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo phải đạt từ loại Khá trở lên.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo