Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng làm văn thuyết minh cho học sinh lớp 8

Đăng ngày 17 January, 2023 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng làm văn thuyết minh cho học sinh lớp 8”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

n con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc 
“cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá 
đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù. 
(Báo Họa Mi số 35-2003) 
- Gợi ý: Văn bản 3 là văn bản thuyết minh vì: 
+ Văn bản 1: văn nghị luận về lí luận văn học và phê bình văn học thời hiện đại. 
+ Văn bản 2: truyện cười: cách hiểu một câu tục ngữ. 
+ Văn bản 3: Thuyết minh về loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới: 
 Giới thiệu đặc điểm chung: Loài cá sống ở vùng biển nhiệt đới. 
 Đặc điểm cá đuối: Thân, hai vây, màu sắc, đuôi, 
 Tập tính cá đuối: Sống thành đàn 
1.2) Đề văn thuyết minh: 
- Bao gồm một phạm vi rộng lớn của cuộc sống con người từ những đồ dung, từ 
những di tích, thẳng cảnh, cây, hoa, động vật, những món ăn dân tộc, đồ ăn dân 
gian, phong tục tập quán, tập thơ, thể loại văn học, 
- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục dễ hiểu, học sinh cần sử dụng phối 
hợp nhiều phương pháp. 
1.3) Yêu cầu và phương pháp thuyết minh: 
 Yêu cầu: Đối với bài văn thuyết minh cần có tri thức về đối tượng cần thuyết 
minh. 
- Muốn có tri thức phải học tập, tích lũy hàng ngày từ sách báo, quan sát, tìm 
hiểu. 
- Kiến thức về đối tượng tức là phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh: Là cái 
gì? Có đặc điểm tiêu biểu gì? Cấu tạo ra sao? Hình thành như thế nào? Có giá 
trị, ý nghĩa gì? 
- Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết quan sát. Quan sát không chỉ là 
nhìn, xem mà còn xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Biết tra cứu từ 
7 
điển, phân tích ví dụ: như đối tượng thuyết minh chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ 
phận có đặc điểm gì, quan hệ các bộ phận ấy ra sao. 
 Phương pháp thuyết minh: 
- Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. 
Nắm được phương pháp, học sinh sẽ biết ghi nhận thông tin nào, lựa chọn 
những số liệu nào để thuyết minh về một sự vật, hiện tượng. 
- Nếu hiểu cấu tạo của sự vật, thì phải trình bày sự vật theo quá trình hình thành 
của nó từ trước đến sau. 
- Các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, 
so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại 
- Giáo viên giúp học sinh ôn lại lí thuyết và lấy ví dụ minh họa: 
+ Phương pháp nêu định nghĩa: Cần phải xác định được đối tượng thuộc vào 
loại sự vật nào, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm nổi bật riêng cuả đối tượng 
trong loại sự vật hiện tượng đó. 
 VD: Để giúp đối tượng hiểu biết thế nào là kể chuyện, người nêu định nghĩa 
cần nêu được các ý cơ bản sau: kể chuyện là phương thức tự sự kể lại các diễn 
biến tình tiết, chi tiết và toàn bộ câu chuyện. 
+ Phương pháp giải thích: Là phương thức dùng tri thức khoa học giảng giải các 
đặc điểm, tính năng, công dụng  của sự vật hiện tượng. 
 VD: Không nên ép bé tập đi quá sớm. 
 Hầu hết các bé khi mới sinh ra đều có đôi bàn chân đẹp. Sự chăm sóc 
hợp lí có thể giữ cho đôi bàn chân ấy khỏe mạnh. Lúc mới sinh, hầu hết xương 
bàn chân đều có một phần sụn mềm dẻo, vì vậy dễ bị méo nếu phải chịu đựng 
sức nặng hoặc bị gò ép. 
+ Phương pháp liệt kê: Là phương pháp có mức thuyết phục cao. Phương pháp 
này đòi hỏi cách trình bày phải khách quan, có thứ tự cần nêu lần lượt các đặc 
điểm, tính chất của sự vật theo một trình tự nhất định. 
 VD: Văn bản “ Cây dừa Bình Định” tác giả đã liệt kê về tác dụng cây dừa 
trong cuộc sống: “Thân dừa làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, 
gốc dừa già làm chõ đồi xôi, nước dừa để uống để kho cá, kho thịt. 
+ Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp nêu ra những dẫn chứng cụ thể, xác 
thực, đáng tin cậy để minh họa cho vấn đề được thuyết minh. 
 VD: Tại viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: chất 
ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co lại, gây những bệnh nghiêm trọng: 
huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. 
8 
+ Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp dung các số liệu vào quá trình 
thuyết minh, các số liệu này thường là kết quả của một quá trình tìm hiểu, khảo 
sát thống kê,  nên có sức thuyết phục cao. 
 VD: Khi nêu tác hại trầm trọng của chứng đột quỵ. Tác giả đưa ra những con 
số thống kê làm giật mình người đọc như: “ Tai biến này xảy ra nhiều ở các 
nước phát triển: ở Pháp mỗi năm có khoảng 360 000 người mắc bệnh. (Là 
nguyên nhân gây tử vong đứng hạng thứ ba sau các bệnh ung thư và tim mạch). 
Ở Mĩ có 5 000 000 người mắc bệnh vào năm 1985. Tại khoa thần kinh của bệnh 
viện Chợ Rẫy, tai biến mạch máu não chiếm 1/4 số bệnh nhân nội trú hàng năm, 
trong đó xuất huyết não chiếm 42% nhóm nhũn não 58% (Nam chiếm khoảng 
60%, nữ 40%). 
(Bác sĩ Bùi Công Trạng: Người lớn và chứng đột quỵ) 
+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp có tác dụng làm nổi bật bản chất của 
vấn đề cần được thuyết minh. 
 VD: Thuyết minh cờ vua có thể so sánh với cờ tướng: Cờ vua và cờ tướng 
đều dùng quân tướng đứng đầu, chia làm hai phe đối lập nhau, tướng và vua khi 
đã bị chiếu tướng thì đều thua. Nhưng cờ vua khác cờ tướng là con cờ vua có uy 
lực mạnh mẽ, khi cờ tàn nó có thể một mình ra trận, giết đối phương, còn tướng 
trong cờ tướng thì chỉ được đi loanh quanh trong cung tấm. 
+ Phương pháp phân loại phân tích: Là phương pháp chia vấn đề, đối tượng 
thuyết minh thành nhiều loại, nhiều mặt, nhiều khía cạnh để làm rõ từng ý. 
 VD: Sự phân bố dân cư: 
 “Hiện nay dân số trên thế giới là 6 tỉ người. Tính ra bình quân trên 1km2 
đất liền có hơn 46 người sinh sống. Tuy thế không phải nơi nào trên bề mặt trái 
đất cũng có người ở. Căn cứ vào mật độ dân số có thể biết nơi nào đông dân cư, 
nơi nào thưa dân cư. Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi như 
đồng bằng đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa ... đều có 
mật độ dân cao. Ngược lại những vùng núi hay vùng sâu xa ... đi lại khó khăn, 
khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp. 
- Để củng cố nội dung trên giáo viên yêu cầu học sinh làm một số bài tập. 
 Bài tập: 
Bài 1: Đoạn văn thuyết minh sau dùng phương pháp nào là chủ yếu? 
Dế có kêu bằng miệng không? 
 Buổi tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường, thường phát ra tiếng tuýt... 
tuýt... của con dế. Điều thú vị là tiếng kêu này không phải được phát ra từ miệng 
của nó mà thông qua sự ma sát lẫn nhau của đôi cánh. 
9 
 Dế trưởng thành đều có hai đôi cánh. Cánh trước (cánh ngoài) tương đối 
cứng, có tác dụng phát ra tiếng kêu và bảo vệ cơ thể. Cánh sau (cánh trong) 
mềm, dùng để bay lượn. Cánh trước của dế đực thông thường có các loại gân 
cánh đan xen dọc ngang hoặc song song, giữa gân cánh hình thành cửa sổ cánh 
trong suốt. Một đường gân của hai cánh trước rất to, trở thành cơ quan phát âm 
của loài dế. Còn phía dưới gân ngang của cánh phải trước có một loạt mấu răng 
cưa nổi lên, hình thành âm răng. Khi dế đực kêu, âm răng của cánh phải trước và 
gân ngang của cánh trái trước không ngừng cọ sát vào nhau, kéo theo sự cộng 
hưởng của cửa sổ cánh trong suốt, làm phát ra âm thanh (giống như chiếc cung 
của đàn vi-ô-lông không ngừng ma sát vào dây đàn). Khi dế sống ở trong hang, 
khe gạch, kẽ đá, nhờ tác dụng phóng thanh của nơi ở, tiếng kêu sẽ càng vang 
hơn. 
(Theo Xuân Tâm) 
(Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra được đoạn văn thuyết minh trên sử dụng 
phương pháp giải thích là chủ yếu: tiếng dế kêu phát ra không phải bằng miệng 
mà do sự ma sát của hai đôi cánh). 
Bài 2: Các đoạn văn dưới đây sử dụng phương pháp nào là chủ yếu? Tác dụng 
của các phương pháp ấy trong đoạn văn: 
- Đoạn 1: Không biết cơ man nào là tảo bé hơn hạt bụi sống trôi nổi trên mặt các 
đại dương. Chúng đã nhả ra cho chúng ta phần lớn ô xi trên trái đất, có thể còn 
nhiều hơn các khu rừng già trên đất Nam Mĩ mà ta quen suy tôn là lá phổi của 
hành tinh. Nếu thật công bằng phải trả tên gọi vinh quang ấy cho đám tảo mà 
mắt ta không đủ tinh tường để thấy trên bề mặt biển cả. 
(Theo Lê Quang Long) 
- Đoạn 2: Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho 
biết: Chất nicotin của thuốc là làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh 
nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một 
bệnh nhân bị tác động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt 
dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết 
đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra 
tác hại ghê gớm của thuốc lá. 
(Nguyễn Khắc Viện) 
 Gợi ý: 
- Đoạn 1 (Sử dụng phương pháp so sánh): Ta khó có thể hình dung ra diện tích 
đám tảo trên biển cả có ích như thế nào nếu không so sánh với khu rừng già 
Nam Mĩ trong việc cung cấp ô xi cho sự sống trên toàn hành tinh. 
10 
- Đoạn 2 (Sử dụng phương pháp nêu ví dụ): Nếu chỉ nhìn những người hút thuốc 
lá thì khó lòng thấy tác hại của thuốc lá. Tác giả cho ta quan sát những người 
bệnh giai đoạn cuối, hậu quả về sau nhiều năm hút thuốc, ngoài việc thấy tác hại 
của nó, ta còn cảm thấy ghê sợ nữa. 
1.4) Cách làm bài văn thuyết minh 
a) Định hướng làm bài 
- Trước tiên, cần xác định chính xác và rõ ràng đối tượng cần thuyết minh là đối 
tượng nào? Cần thuyết minh điều gì? 
- Ví dụ: Muốn thuyết minh về tác hại của thuốc lá thì người làm bài thuyết minh 
phải hiểu được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, đối với kinh tế, đối với môi 
trường. Sau đó cần nắm được mục đích của bài viết là gì? Viết cho ai? Có định 
hướng đúng rõ. 
b) Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn tư liệu cho bài viết: 
 Tìm và lựa chọn tư liệu là bước quyết định để xây nội dung bài viết. 
- Để thông tin đưa ra thuyết minh có sức thuyết phục cao cần tiếp cận đối tượng 
để quan sát, điều tra tạo ấn tượng cảm xúc về đối tượng đó. 
- Đọc các tài liệu của người đi trước viết về đối tượng, sưu tầm ý kiến bình 
phẩm về đối tượng. 
- Cần chọn tư liệu đặc sắc, điển hình, gây ấn tượng. 
c) Viết bài văn thuyết minh 
 Viết phần mở bài: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh phần mở bài cần đạt cái gì. Gồm hai yêu cầu: 
+ Dẫn dắt giới thiệu đối tượng thuyết minh. 
+ Vai trò, tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh trong đời sống. 
 Mở bài có nhiều cách viết nhưng chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián 
tiếp, lựa chọn phương pháp nào là tùy vào nội dung mục đích bài viết và phương 
thức biểu đạt. 
- Ví dụ 1: Khi giới thiệu về Hà Tây quê lụa có thể mở bài trực tiếp như sau: 
 Hà Tây là tỉnh có địa hình tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng. 
Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Hà Tây có nhiều tiểu vùng khí hậu nóng 
ẩm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,8 0C. Vùng gò đồi có nhiệt độ trung bình 
23,5 0C khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng của vùng gió Lào. Vùng núi Ba Vì có 
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18 0C. Hà Tây có nhiều hồ đẹp, giao thong 
đường bộ, đường thủy đều thuận tiện. 
- Ví dụ 2: Khi giới thiệu về Lạng Sơn- một vùng danh lam thắng cảnh có thể mở 
bài gián tiếp như sau: 
11 
 Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao: 
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
Có nàng Tô Thị có chùa Tân Thanh.” 
 Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi xe ô tô khoảng 4 tiếng đồng 
hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng hùng vĩ, 
những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Qua khỏi đèo Sài Hồ 
là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải tổ quốc. 
 Viết phần thân bài: 
- Phần này thường gồm một số đoạn văn liên kết với nhau thành một hệ thống 
nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài. 
- Trong quá trình làm bài, để các đoạn văn có thể liên kết với nhau thành một bài 
hoàn chỉnh học sinh cần chú ý tới phần chuyển ý: có thể tóm tắt ý ở đoạn trước 
để chuyển sang ý ở đoạn sau; có thể dùng một số từ nối, hoặc dựa vào ý sau 
đoạn móc nối với đoạn trước. 
- Ngoài ra, cần lưu ý với các đề mục trong bài để định rõ độ dài ngắn của các 
đoạn. Các ý lớn, các đề mục trọng tâm cần được viết thành các đoạn chiếm tỉ lệ 
cao so với toàn bài, các ý phụ chỉ nên viết thành các đoạn ngắn. 
- Sau mỗi đoạn văn phai giải quyết trọn vẹn một đề mục, một ý lớn phải xuống 
dòng. Những chỗ xuống dòng thích hợp rất cần cho một bài làm sang sủa, mạch 
lạc. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các viết một số đoạn văn thuyết minh thường 
gặp trong các kiều bài thuyết minh: 
+ Đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì nội dung 
thuyết minh thường là: 
 Về vị trí địa lí. 
 Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. 
 Những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng. 
 Cách thưởng ngoạn đối tượng. 
 Ví dụ: Giới thiệu về quê em: 
Nằm ở cửa ngõ Hà Nội, quê em là tỉnh có nhiều di tích lịch sử và kho tang 
văn học dân gian phong phú: ca dao, dân ca, tục ngữ có giá trị văn học. Nơi 
đây cũng là quê hương của các anh hung dân tộc như Phùng Hưng, Ngô Quyền, 
Nguyễn Trãi, 
+ Đối tượng thuyết minh là một doanh nhân văn hóa hoặc một tác giả văn học 
thì nội dung thuyết minh thường là: 
 Hoàn cảnh xã hội. 
12 
 Thân thế và sự nghiệp. 
 Đánh giá xã hội về đối tượng đó. 
 Ví dụ: Giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh: 
Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 
1942. 
Quê ở làng Phú Vinh xã Duy Phiên huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Mười 
tuổi phải đi làm phu. Đến năm 1954 mới được đi học. Năm 1963 vừa tốt nghiệp 
phổ thong ông vào bộ đội tăng thiết giáp. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học tại 
trường viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ năm 1982 là cán bộ biên tập. Từ năm 
1990, ông chuyển sang hội nhà văn Việt Nam, giữ chức tổng biên tập tuần báo 
văn nghệ, tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt nam các khóa III, IV, V. 
+ Đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là: 
 Cấu tạo của đối tượng. 
 Các đặc điểm của đối tượng. 
 Lợi ích của đối tượng. 
 Ví dụ: Giới thiệu một chiếc xe đạp, người viết cần giới thiệu những bộ phận 
khác nhau của chiếc xe đó theo trình tự các bộ phận cấu thành gồm nhiều 
đoạn. 
 Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ 
thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, 
bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước 
sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp là trục xe chuyển động, đĩa 
chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho 
xe tiến về phía trước 
+ Giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là: 
 Nguyên liệu. 
 Cách thực hiện. 
 Hương vị. 
 Chất lượng. 
 Ví dụ: Giới thiệu măng tre, đoạn giới thiệu nguyên liệu: 
Mùa măng mọc cũng là mùa mưa ở Tây Nguyên từ tháng năm đến tháng 
giêng 
âm lịch. Vào dịp này người dân địa phương tổ chức vào rừng lấy măng. Nếu đã 
mọc lên cao thì chỉ cần một đường dao cũng đủ làm cho cây măng đứt tiện. Nếu 
măng mới nhú lên mặt đất thì phải dùng đến cây quốc đào cả gốc lên. Măng mới 
nhô lên mặt đất trông bụ bẫm, no tròn gọi là măng mụt, măng tròn nhỏ gọi là 
13 
măng vòi. Măng mụt mềm, ít đắng, bán có giá và luôn được người tiêu dùng ưa 
chuộng. 
+ Thuyết minh về một loài vật thường là: 
 Nguồn gốc. 
 Hình dáng. 
 Lợi ích. 
 Ví dụ: Đoạn giới thiệu về nguồn gốc, hình dáng của trâu: 
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm 
lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, 
bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. 
Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi 
sừng trên chỏm đầu. Sừng dài uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì 
phải coi trừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 400 
kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400- 500 
kg có tầm vóc lớn cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng 
hiền lành. 
+ Thuyết minh về một thể loại văn học: Muốn thuyết minh thành công một thể 
thơ, một văn bản hay một thể loại văn học người làm bài cần đọc kĩ văn bản cần 
tóm tắt, phải đưa ra được nhận xét sau đó khái quát thành các đặc điểm. Khi nêu 
các đặc điểm, cần lựa chọn các đặc điểm tiêu biểu và cần có ví dụ làm sáng tỏ 
những đặc điểm ấy. 
Ví dụ: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú, học sinh cần đọc kĩ tác 
phẩm sau đó quan sát xem bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng mấy tiếng, số dòng số 
tiếng đó viết theo quy luật nào. 
+ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm): Người viết cần phải tìm hiểu, 
nắm chắc phương pháp cách làm đó. Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, 
cách thức, trình tự để thực hiện yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. 
Ví dụ: Sườn sào chua ngọt. 
1. Nguyên liệu: 500g sườn non. 
 50g hành tím+ tỏi. 
 100g bột mì. 
 Dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột ngọt. 
2. Cách làm: Sườn rửa sạch, chặt thành miếng vuông (độ 3- 4cm) ướp. Hành, 
tỏi, muối, tiêu, bột ngọt để khoảng 30 phút cho sườn ngấm gia vị. Đặt xoong lên 
bếp đun sườn khô cạn nước, đổ nước lạnh vào ngập sườn, hầm cho mềm và cạn 
nước. 
14 
Hòa bột mì với nước lạnh cho sền sệt, gắp sườn nhúng vào bột cho phủ hết 
miếng sườn. 
Bắc chảo dầu nóng, cho từng miếng sườn vào chiên vàng vớt ra để ráo. 
Cho 1 chén giấm+ muối+ xì dầu+ bột ngọt+ đường trộn đều+ bột năng đun cho 
sền sệt chua chua ngọt ngọt là được. 
3. Trình bày: Sườn chiên để vào giữa đĩa tưới nước sốt lên ăn nóng. 
 Phần kết bài: 
- Mục đích cần đạt của phần kết bài là nâng cao giá trị thuyết minh trong đời 
sống hiện nay và đưa ra bài học liên hệ. 
- Nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng thuyết minh, nêu một lời mời 
hoặc ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó. 
- Ví dụ: Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày 
lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, một truyền thống đấu tranh dựng 
nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân 
cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa. 
(Lâm Bằng- Báo nhân dân chủ nhật) 
2) Bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh: 
 Bài tập nhận diện: Sau một đoạn văn cụ thể, giáo viên đưa thêm một số bài 
tập để học sinh hoàn thiện các bài văn. 
Bài 1: Hai văn bản sau đây, đâu là văn bản thuyết minh? Vì sao? 
 ( Dạng bài tập nhận diện) 
a) Cây sữa còn gọi là cây mò cua. Cây thân gỗ, cao từ 5 đến 20m có nhựa mủ 
trắng. Hoa mọc thành cụm, màu vàng lục nhạt, nở về đêm và có mùi thơm hắc 
đặc trưng. Ra hoa từ tháng 8 đến tháng 12, được trồng phổ biến khắp nước ta. 
Mùi hoa sữa nồng nàn ban đêm là một trong những biểu tượng về Hà Nội 
thường được nói trong thơ ca. 
(Cây hoa sữa- Theo Lê Quang Long) 
b) Hàng cây cao vút, thân có vè có bạnh, cành đâm ngang thưa thớt, lá mọc 
thành chùm thành tia như hoa thị biếc xanh. Từ lòng hoa thị ấy, khi sương lam 
bảng lảng, lại bùng ra những ngọn lửa xanh màu lá mạ non, thả làn hương vô 
hình như "hữu xạ" vào đêm phường phố cho người phải tìm nhau. 
Đêm dài đến đâu rồi cũng phải qua. Hoa sữa mệt mỏi khi ngày mới lại bắt 
đầu. Như kiếp con phù du ngắn ngủi, quanh gốc cây, hoa rụng thành tấm thảm li 
ti dày đặc. Hình như hồn hoa đã tan vào thinh không, còn xác hoa nằm lại cứ nói 
không thành âm thanh: "Đừng phũ phàng, đừng nỡ giẫm lên hoa người hỡi...". 
(Hoa sữa đêm thu- Theo Băng Sơn) 
15 
- Gợi ý: Văn bản (a) là văn bản thuyết minh. Ta thấy ở đây nội dung khoa học 
chính xác là chủ yếu (các câu đầu). Chỉ câu cuối có tính biểu cảm và hình tượng. 
Văn bản (b) cũng nói về đặc tính của hoa sữa nhưng mang tính cảm nhận cá 
nhân. Tác giả sử dụng cách nói bóng bẩy gợi cảm: cao vút, biếc xanh, sương lam 
bảng lảng, hoa sữa mệt mỏi,  Đây là văn miêu tả kết hợp biểu cảm. 
Bài 2: Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào, nhận xét về cách sử 
dụng ngôn từ trong đoạn văn: 
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là 
những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang 
phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức 
năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khi tràn vào phế quản 
và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra 
ngoài nữa, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. 
(Nguyễ

Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo