Bạn đang đọc: Lịch thi sát hạch lái xe Thái Bình 5/5 - ( 16 bầu chọn ) Bạn đang muốn khám phá lịch sát hạch lái xe máy A1...
Phạm Trung Tuyến – Wikipedia tiếng Việt
Phạm Trung Tuyến, bút danh Lão Phạm, là nhà báo, Phó giám đốc kênh VOV Giao thông Quốc gia – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), là một trong những người góp phần tạo nên sự hấp dẫn của VOV Giao thông.[1] Trước khi là người thiết kế nội dung VOV Giao thông, anh là biên tập viên, phụ trách chương trình phát thanh tương tác với thính giả Bạn hãy nói với chúng tôi. Anh cũng được biết tới vai trò là một nhà văn trong tác phẩm Chuyện nhà văn của Di Li. Cùng với Trần Đăng Khoa, Ngô Thiệu Phong…anh là tác giả của nhiều bài bình luận sắc sảo trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt là trong mục “Blog tòa soạn”, là một trong 5 người đầu tiên được vinh danh Cây bút VOV.
Tác giả của nhiều chương trình phát thanh tương tác[sửa|sửa mã nguồn]
Anh nổi tiếng trên làn sóng Đài lời nói Nước Ta vì đã tạo ra những chương trình phát thanh có tinh tương tác cao ( tương tác tổng lực, tương tác những mô hình báo chí truyền thông với nhau, tương tác với những nhà điều tra và nghiên cứu, những khách mời và những thính giả … ) như Bạn hãy nói với chúng tôi, Góc nhìn Đường Tin, Phía sau tội ác … đồng thời là người có những bài phản hồi tinh tế trong những chương trình đó [ 1 ]. Anh là 1 số ít trong rất nhiều nhà báo của VOV triển khai những bài tìm hiểu chống xấu đi và giành được Giải Báo chí Quốc gia. [ 2 ]
Anh là người chuẩn bị nội dung cho dự án kênh VOV giao thông quốc gia. VOV giao thông quốc gia là một kênh phát thanh tương tác đầu tiên ở Việt Nam phát sóng trực tiếp 24/24h.[1]
Sau khi một thời gian dài phát sóng chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi, biên tập viên Phạm Trung Tuyến đã tập hợp những câu chuyện có thật của thính giả Đài Tiếng nói VN tâm sự với chương trình để hình thành nên cuốn sách với nhan đề “Những câu chuyện trong đêm” (Ghi chép từ studio của một biên tập viên mất ngủ). Với số lượng phát hành lớn 3000 cuốn.[3]
Bạn đang đọc: Phạm Trung Tuyến – Wikipedia tiếng Việt
- Giải Báo chí Quốc gia năm 2009 về bài báo Kinh doanh công sản ở 35 Điện Biên Phủ (Hà Nội).[2]
- Danh hiệu cây bút VOV (2014, nhân sự kiện kỷ niệm 69 xây dựng và lớn lên của Đài Tiếng nói Việt Nam)[4]
“ | Tôi nghĩ tương tác là xu hướng quan trọng đối với báo chí hiện đại, thậm chí nó tạo nên một sức sống cho tất cả các loại hình báo chí. Dưới góc nhìn của tôi, nó là một yêu cầu đối với báo chí hiện nay. Các đối tượng thụ hưởng thông tin, không còn chấp nhận sự áp đặt nữa. Họ cần nhiều hơn thế…Với VOV giao thông, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định, tương tác phải là yếu tố quyết định tạo nên sự hấp dẫn của kênh. Và nhìn một cách thực tế, thính giả đón nhận chúng tôi bởi họ nhìn thấy được bản thân mình ở đó, thấy được những cảm xúc thực của chính mình khi đồng hành với chúng tôi…Mỗi loại hình báo chí có những sắc thái riêng. Và tôi không nghĩ đến sự cạnh tranh giữa các loại hình này. Tôi nghĩ rằng không riêng phát thanh, tất cả các loại hình báo chí hiện nay đều đang phải cạnh tranh với mạng xã hội, với Facebook, Twitter đang là những thế lực truyền thông thực sự trên internet…Tôi nghĩ rằng người làm báo buộc phải nghĩ đến việc cạnh tranh và nâng cao bản thân mình trước làn sóng mới mang tên mạng xã hội. Nhưng tiếc là chúng ta đang kéo mình xuống thấp, tự làm mình yếu đi trong cuộc cạnh tranh này…Báo chí của chúng ta ngày càng nhiều những thông tin giật gân, thậm chí cố tình gây hiểu lầm để câu lượng người xem. Vốn dĩ sự khác biệt quan trọng nhất của báo chí và mạng xã hội chính là trách nhiệm của nhà báo. Chúng ta chinh phục công chúng vì chúng ta có được sự đáng tin cậy trong việc đưa tin nhưng những tin tức chộp giật, thiếu trách nhiệm thậm chí vô nghĩa trên báo chí đang làm giảm đi sự tôn trọng của công chúng với nhiều tờ báo. Điều đó cho thấy chúng ta đang tự kéo mình xuống ngang tầm các trang mạng xã hội, trong khi lại kém hấp dẫn hơn[1] | ” |
— Phạm Trung Tuyến |
“ | Tôi cho rằng, sẽ rơi vào tình trạng thực sự nguy hiểm khi chúng ta bị chi phối bởi các lợi ích không phải của độc giả. Khi bị chi phối bởi những lợi ích khác ngoài nhu cầu tiếp cận tin tức chính xác của độc giả, đó là lúc nhà báo tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm[1] | ” |
— Phạm Trung Tuyến |
“ | Tôi không nghĩ nhiều đến những cản trở, vì làm bất cứ việc gì cũng sẽ có những trở ngại khác nhau. Điều duy nhất cản trở tôi là không đủ nhiệt tình với công việc[2] | ” |
— Phạm Trung Tuyến |
“ | Chúng ta không thể loại trừ tội ác ra khỏi xã hội nên cần đối diện với nó[5] | ” |
— Phạm Trung Tuyến |
“ | Đối với tôi, nghề báo là một nghề thú vị. Khi nghĩ tại sao tôi làm nghề báo, tôi chỉ nghĩ đơn giản là tôi muốn kể lại những câu chuyện. Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện, tôi mong muốn được là người chứng kiến những câu chuyện đó và kể lại nó làm sao để nó gây nhiều cảm hứng cho những người nghe nhiều nhất. Đấy là những ý nghĩ đầu tiên của tôi khi tôi định đi tìm hiểu và viết về một điều gì đó[4] | ” |
— Phạm Trung Tuyến |
Source: https://vh2.com.vn
Category : Giao Thông