Lỗi H-35 Trên Tủ Lạnh Sharp Hãy Hành Động Ngay! https://appongtho.vn/tu-chinh-tu-lanh-sharp-bao-loi-h35-chi-10-phut Mã lỗi H-35 trên tủ lạnh Sharp là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, hướng dẫn quy trình tự sửa...
Chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng, bảo dưỡng yên Brooks sau 40.000 km đạp
Hôm nay mình xin viết 1 bài chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng yên Brooks sau hơn 3 năm xài, đạp chắc hơn 40k km
Đầu tiên, giới thiệu sơ về yên Brooks cho những ai chưa biết : Brooks là 1 hãng chuyên làm yên xe đạp bằng da, dc thành lập ở Anh vào năm 1866 ( hộp nào cũng in chữ Since 1866 ), tất cả các dòng yên da của Brooks đều dc làm ở Anh, 1 số dòng Cambium thì làm ở Anh hay ở Ý quên rồi
Brooks có nhiều dòng, nhưng thông dụng nhất là dòng B17
Mỗi dòng lại có chia ra nhiều loại, như Standard ( dòng cơ bản ), Imperial ( có khoét rãnh ở giữa ), Narrow ( phiên bản hẹp hơn dòng cơ bản, dành cho MTB và Road ), Laddies ( dành cho nữ, bản yên rộng, mũi yên ngắn hơn dòng cơ bản ), Aged ( khác kiểu da ), Special ( nút tán bằng đồng ), 1 số dòng lại có gọng bằng đồng hoặc titan vvv….
Ngoài ra còn nhiều dòng khác như B67, B66 vvv … nhưng kén người xài nên mình ko nhắc tới
B17 Standard, dòng cơ bản nhất
B17 Imperial, dòng này có xẻ rãnh, giúp tăng độ thoải mái, mát mẻ
Ngoài yên da thì Brooks còn làm dòng Cambium, dòng này làm từ cao su tự nhiên
Dòng Cambium thì có C13, C15, C17, C19, số càng lớn thì bản yên càng lớn, ngoài ra dòng C có khoét lỗ thì gọi là Cruve chứ ko gọi là Imperial như dòng B
Tiếp đến mình sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng dòng
Dòng B17 :
– ưu điểm dễ thấy nhất là êm. Không phải tự nhiên mà đa số dân touring đều chọn yên Brooks là cái yên cuối cùng. Yên da nó có 1 ưu điểm mà ko có chất liệu nào khác có được, là nó có khả năng vào form. Tức là ngồi 1 thời gian ( tầm 500 – 1000km ), thì nó sẽ break, tức là cái yên nó sẽ dần lõm vào theo hình dáng cái ass của bạn, tức là khi bạn đặt đít lên xe thì cái yên nó sẽ ôm theo đúng ass của bạn, nên ngồi rất thoải mái. Và hoàn toàn ko cần mặc quần bỉm. Nhắc lại là ko mặc bỉm khi sử dụng yên Brooks da nha, mặc bỉm là bạn đang lãng phí cái yên, và đồng thời làm sai form cái yên của bạn
– Ưu điểm thứ 2, là mát. Cảm giác da chạm vào da nó rất thoải mái, dù có ngăn cách bởi 1 lớp vải mỏng ( cấm nghĩ bậy ). Ngoài ra yên Brooks nó cũng có khoét các lỗ trên yên, nhất là Imperial thì nó cho hẳn 1 cái rãnh, nên hạn chế dc rất nhiều tình trạng ra mồ hôi ass ( rát vãi luôn đó )
– Ưu điểm thứ 3 : là đẹp, rất hợp với touring
– Nhược điểm của dòng B : đó là bạn phải bỏ công ra chăm sóc nó thì nó mới chăm sóc cái ass của bạn tốt được.
Đầu tiên là phải đánh xi cho nó. Cũng như bất kì loại da nào, để giữ cho da dc bền, kháng nước, ko khô, gãy thì bạn phải đánh xi định kì. Brooks khuyên bạn đánh xi sau 3-4 tháng sử dụng để giữ cho mặt da bóng đẹp, giữ form và kháng nước
Xi dc Brooks khuyên dùng, dĩ nhiên là xi của Brooks , giá thì ko hề rẻ, lại hiếm vì dạo này ko nhập dc do giờ hàng đi máy bay nó ko cho vận chuyển, đi tàu 1 2 tháng thì xi nó bay hơi hết nên dạo này hết hàng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng các loại khác thay thế như sáp ong, 1 số loại xi dùng cho giày da như Dr., mình thấy 1 số bạn dùng dầu dừa nữa. Tuy nhiên nhớ là nên chọn xi ko màu nha, anh Dune bạn mình lấy xi đánh giày màu đen đi đánh cái yên Brooks ổng xong rồi ổng quăng cái quần vô thùng rác luôn
Cái thứ 2 : như mọi loại da khác, Yên brooks da ko chịu được nước, nên mỗi khi trời mưa thì bạn phải chú ý bọc cái yên lại, để xe ngoài trời qua đêm cũng phải bọc vì nhiều khi sương xuống nó ngấm vào yên
Nếu trong trường hợp yên bị ướt thì cứ lấy khăn sạch lau qua thôi, nhưng trong trường hợp yên bị ngấm nước thì tuyệt đối ko nên ngồi lên mà phải chờ cho yên khô hẳn ( phơi nắng ), vì khi yên bị ngấm nước thì nó sẽ mềm ra, kết hợp với trọng lượng cơ thể đè lên thì yên nó sẽ bị mất form, tức là yên bị bè ra 2 bên và ở giữa nó lõm xuống. Khi bị mất form thì ngồi sẽ rất khó chịu, do 2 phần bè ra nó sẽ cạ vào má đùi khi đạp, còn cái yên lõm xuống thì phần mũi nó sẽ cấn vô thằng nhỏ
Mình nhận thấy khá nhiều yên trong nhóm mình bị mất form, dù các anh em đều bọc yên kỹ khi trời mưa, nhưng lại có 1 điều là ko bão dưỡng đánh xi định kì. Đánh xi ko phải là để giữ cho cái yên đẹp ( yên mình đánh xi thường xuyên nhưng nhìn rất gớm ), mà cái chính là xi nó tạo thành 1 lớp kháng nước trên bề mặt yên, vì dù không mưa nhưng với nhiệt độ nóng, ẩm của VN thì cái yên nó vẫn bị ẩm
Brooks đã đề phòng trường hợp này, nên đã làm sẵn 1 con ốc ở mũi yên, khi phần giữa yên bị lõm xuống, thì các bạn tăng đưa con ốc về phía trước để cho cái yên dc căng ra
và trong trường hợp yên bị bè ra 2 bên, thì bạn có thể dùng dây rút để rút chặt 2 má yên lại. Tuy nhiên Brooks khá keo kiệt khi dòng B17 Standard lại ko đục sẵn lỗ như vầy , nhưng bạn có thể hoàn toàn tự xử dc với cái kềm bấm lỗ dây nịt ( không có thì ra mấy tiệm bán đồ da nhờ họ bấm cho )
Clip hướng dẫn bôi xi Brooks :
https://youtu.be/X1M-WvUw_3I
Đây là cái yên B17 của anh Dune, nó bị mất form, các bạn có thể thấy nó bè hẳn ra 2 bên
Và đây là sau khi đục lỗ, rút dây cho nó vô form lại
Dòng thứ 2 là dòng Cambium, dòng này mình mới xài có hơn 2 tháng, nên sẽ kết hợp vào phần review phía dưới luôn
Review về trải nghiệm 2 dòng yên Brooks B17 Imperial và C17 Cambium của mình
1. B17 Imperial
Cái yên đầu tiên mình xài là Selle Royal Freeway, nó là yên gel silicon, rất êm, nhưng ngồi lâu + với mình bị đổ mồ hôi nhiều + 1 ngày mình đạp toàn mười mấy tiếng nên đi lâu nó bị hâm đít rất khó chịu, nên mình có tâm sự với vợ về những vấn đề sau này với nhiều quan ngại về bộ ấm chén. Sau khi tâm sự xong thì hôm sau mình tự qua shop mình, tự lấy 1 cái yên Brooks B17 Imperial, tự đem đi gói quà, sau đó tự tặng cho mình, rồi tự lấy thẻ của vợ charge tiền vô thẻ mình. nhìn chung là cũng hơi tủi thân vì tự mua quà, tự tặng, nhưng thôi có yên ngồi là mừng rồi . Bạn nào nghèo ko có tiền mua yên như mình thì cứ thử áp dụng phương pháp trên với vợ thử xem nhé
Cảm giác đầu tiên của mình khi cầm cái yên Brooks, và khi ngồi lên lần đầu tiên, cũng như rất nhiều người khác, đó là : WTF, yên gì cứng vãi vậy sao mà ngồi
Khi bạn cầm thử cái yên Brooks, bạn sẽ thấy nó rất cứng, nó ko lún vào như các loại yên mút khác, lúc đó thì cũng mới chơi xe thôi nên cũng đành nhắm mắt làm liều, tin tưởng vào review của các bậc đàn anh đi trước mà gắn lên thôi
Theo hướng dẫn của Brooks thì sau 500 – 1000km thì yên mới break, nhưng mình chả kịp chờ yên break, mà làm luôn 1 tour gì đó, giờ lâu quá chả nhớ là tour nào, đâu như 600km, đi về cái nó break luôn , và đi rồi mới hiểu tại sao touring là phải đi yên Brooks, nó ngồi rất thoải mái, gần như ko còn để ý gì tới cảm giác dưới đít nữa
Kinh nghiệm của mình sau rất nhiều chuyến đi xa là 2 thứ quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và cảm giác khi đạp, đó là tay nắm và yên. 1 cái xe dù xịn tới đâu, đạp nhẹ tới đâu, nhưng cổ tay đau nhức và cái đít đau rát, thì ko thể enjoy the road dc. Nên khách qua bên mình ráp xe nếu phải suy nghĩ, thì mình luôn khuyên nên hạ group xuống mà nâng cái yên lên, group có thể đi Alivio, hoặc thậm chí Altus vẫn có thể đạp dc, nhưng cái yên mà ko thoải mái thì rất khó chịu
DSC00310 by Nam Nguyen, on Flickr
Sau khi lên con Brooks Imperial B17 thì mình gần như ko suy nghĩ gì tới cái yên nữa, nó gắn bó với mình hơn 3 năm, đi hơn trăm tour lớn nhỏ, và 3 tour de asean trong 3 năm, tổng số km mình đạp với nó là hơn 40.000km
DSC01570 by Nam Nguyen, on Flickr
Mình cứ đạp như vậy cho đến tour de Asean năm rồi, đi ngay mùa mưa gió bên Myanmar, 2 tuần bên Miến ngày nào cũng gặp mưa, mình thì nghèo, ko có tiền mua bọc yên Brooks nên toàn xài bao ni long, mà lúc chụp cũng chả để ý. Đứng ngay giữa cây cầu gỗ tếch U Bein lịch sử mà cái bao nilong sau yên nó cứ bay phấp phới, anh Dune sau khi xem hình thì phê bình mình là làm mất đi hình ảnh người đạp thủ nịch nãm, nên mình rất buồn
Thật ra thì kì rồi đi Tour de Asean trúng ngay mùa mưa nên rất ức chế với cái bao nilong bọc yên, nên mình quyết định đổi qua C17 Cambium ngồi xem sao
DSC03643 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC03644 by Nam Nguyen, on Flickr
và đây là em B17 Imperial đã đồng hành cùng mình hơn 3 năm qua, các bạn có thể thấy nó break rất rõ, nhưng nó giữ nguyên hình dạng như vậy sau khi break mà ko bị mất form, dù ngoại hình rất xấu, do xe mình bạ đâu quăng đó chứ ko chăm chút kiỹ
DSC03645 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC03646 by Nam Nguyen, on Flickr
dù đi rất nhiều, mưa gió liên tục, nhưng do mình bảo trì thường xuyên ( nhà có điều kiện, mình còn thủ 2 hộp xi Brooks để dành đánh ngay khi k nhập dc hàng nữa ) nên yên mình vào form rất chắc và cứng, dù có dây buộc nhưng mình chưa hề rút dây bao giờ, và dây vẫn chùng chứ ko hề căng, tức là form cái yên ko cần tới dây để giữ
Em B17 Imperial vẫn ngồi tốt, vẫn êm, vẫn thoải mái, nhưng em nó đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và nay mình muốn chuyển qua 1 dòng mới để đổi gió, là C17 Cambium
DSC03568 by Nam Nguyen, on Flickr
Em Cambium này mình đã đi qua 1 tour ngắn trong ngày là SG -Mã Đà và 3 tour dài là Gia Nghĩa – Di Linh – Gia Bắc, Sg – Phước Long – Bù Gia Mập, Dak Gley – Ngọc Linh – Kontum – Măng Đen
DSC03344 by Nam Nguyen, on Flickr
Lí do mình chuyển qua Cambium, là vì nó đẹp và tiện, ko cần phải tốn công chăm sóc như dòng B. Quả thật là gắn lên MTB nhìn rất hợp
Thật sự thì dòng C ngồi ko thể thoải mái bằng dòng B, nó sẽ thoải mái trong 5 tiếng đầu, bắt đầu có cảm giác tê tê trong khoảng 5-10 tiếng kế, và sau 10 tiếng thì bắt đầu thốn , vì dòng C vẫn được khuyên là sử dụng kèm quần bỉm, nhưng mình thì lại ko quen mặc bỉm
Mình nhớ rõ là chuyến đi đầu tiên từ Gia nghĩa đi đến Di Linh trong 14 tiếng, thì khi tới nơi cái đít mình nó sưng lên luôn, cảm giác an ủi duy nhất là khi gần tới Di Linh thì trời mưa to, bà con hối hả lấy bao ra trùm yên thì mình đứng trong mưa nhìn xa xăm like a boss
Nhưng qua ngày thứ 3 từ di Linh về Phan Thiết thì có vẻ cái mông của mình nó cũng đã quen, nên cảm giác đỡ hơn hẳn. Mấy tour sau thì cũng vẫn vậy, bắt đầu từ tiếng thứ 10 trở đi là nó tê, nhưng cảm giác ko đau và ko quá khó chịu như những ngày đầu tiên
Và dòng C nó cũng có vô form, nhưng nó là cao su, sau khi đạp khoảng 10-20p thì nó mới vô từ từ, nên mỗi lần ngồi nghỉ xong nhảy lên đạp tiếp thì 10p đầu đúng là cực hình , qua dc 10p đó thì đỡ nhiều
Do mới dùng có 2 tháng nên cũng chưa dám kết luận gì nhiều, nhưng chắc chắn là nó ko êm và thoải mái như dòng B, ưu điểm của nó là đẹp, tiện, ko cần bảo trì, ko lo mưa gió, nhưng nó chỉ phù hợp với những chuyến đi ngắn dưới 10 tiếng/ ngày, hoặc phải sử dụng kèm quần bỉm
Đang suy nghĩ đến chuyện gắn thêm 1 cái cốt yên với em B17 cho mùa nắng với những chuyến đi dài, và em C17 cho mùa mưa và những chuyến đi ngắn
Mình sẽ tiếp tục cập nhật về kinh nghiệm dùng C17 sau 1 thời gian nữa
Source: https://vh2.com.vn
Category : Dịch Vụ