Xử lý máy giặt Electrolux lỗi E-61 hiệu quả https://appongtho.vn/cac-xoa-may-giat-electrolux-bao-loi-e61-tu-z Bạn đang gặp lỗi E-61 máy giặt Electrolux? Đừng lo lắng đây là quy trình 18 bước giúp bạn tự...
Hiểu biết về đồng hồ & Bảo quản
1- Cần bảo dưỡng đồng hồ đeo tay như thế nào ?
Pin lắp vào nếu đã hết cũng cần được thay. Đây cũng chính là thời điểm cần bảo dưỡng thường kỳ. Ngoài việc thay pin, đồng hồ quartz số cũng cần bảo dưỡng thường kỳ. Khi đã lắp các gioăng ( roong ) chống thấm nước, cần bớt lau chùi thường xuyên, song sau mỗi khi mở nắp đáy cần phải thay các gioăng này. Mặt khác các gioăng này nên được thay đều hàng năm và kiểm tra độ thấm nước bằng các thiết bị đo áp suất, tại các đại lý được ủy quyền của nhà sản xuất.
Cũng cần lưu ý rằng việc thường xuyên để đồng hồ tiếp xúc với hóa chất hoặc nước biển có thể làm hỏng dây đồng hồ, các vỏ mạ, vòng tay và trong các điều kiện nói trên khuyến cáo nên sử dụng kim loại thuần nhất hoặc vật liệu kết cấu đặc thù. Mỹ phẩm và nước hoa cũng có thể làm hỏng đồng hồ nếu để tiếp xúc trực tiếp với các mặt đồng hồ mạ và dây đeo.
Đồng hồ ghi thời gian – Đồng hồ bấm giờ – Các chức năng bổ sung
Đồng hồ ghi thời gian ( chronograph ) là một đồng hồ nhỏ được trang bị thêm các chức năng ghi thời gian bổ sung và không phụ thuộc vào các đồng hồ thông thường.
Bạn đang đọc: Hiểu biết về đồng hồ & Bảo quản
Đồng hồ bấm giờ ( chronometer ) là một đồng hổ nhỏ có độ chính xác cao mà chuyển động sau khi được kiểm tra khắt khe mới được cấp giấy chứng nhận tính giờ chính thức từ một Cục tính giờ chính thức.
Các đồng hồ cung cấp các chức năng bổ sung ngoài chức năng hiển thị giờ, phút và giây được gọi là “ Các chức năng bổ sung “. Các đồng hồ phức tạp nhất là các đồng hồ ghi lịch và loại ít phức tạp nhất là các đồng hồ chỉ hiển thị ngày tháng. Cũng có các đồng hồ ghi thời gian được trang bị các kim giây trung tâm để có thể chạy, dừng hay quay về không khi sử dụng một hoặc hai nút đẩy ở bên cạnh đồng hồ. Các chức năng bổ sung khác bao gồm thang giờ thứ hai, báo thức, chu kỳ trăng, điểm chuông định kỳ, lịch vạn niên, v..v.. .2- Tuổi thọ pin của đồng hồ đeo tay là bao lâu ?
Thường vào khoảng từ hai đến năm năm, tùy thuộc vào loại đồng hồ, kích thước đồng hồ và dung lượng điện năng cần thiết để chạy các chức năng khác nhau. Ví dụ một đồng hồ ghi thời gian ( chronograph ) sẽ tiêu hao pin nhiều hơn so với một đồng hồ đeo tay thông thường chỉ hiển thị giờ và phút.
Một số loại đồng hồ có đặc biệt là có khả năng hiển thị cho biết mức nguồn : khi kim giây nhảy năm giây một lần báo hiệu là lúc đồng hồ cần được thay pin. Về lý thuyết, pin lithium-iot có tuổi thọ tối đa lên đến mười năm.
3- Vì sao đồng hồ này lại đắt hơn nhiều so với đồng hồ khác ?
Đồng hồ tốt trước hết là phải cuốn hút.
Nhìn chung, đồng hồ cơ về mặt máy móc sẽ đắt hơn đồng hồ quartz. Thêm vào đó là một loạt yếu tố xác định giá trị của đồng hồ.
Về máy, có thể nói rằng ngay cả ở những mẫu mã rẻ, bộ phận này được thiết kế cẩn thận và các yếu tố chức năng tận dụng được những công nghệ mới nhất, kinh tế nằm ở chính những bộ phận không thuộc về chức năng máy. Ở những đồng hồ được thiết kế cẩn thận, tất cả các bộ phận kể cả bộ phận chức năng hay không đều được hoàn tất với một sự chăm chút kỹ lưỡng. Các chi tiết thép được đánh bóng, các mắt dây đeo được trang trí và mài dũa, tất cả các bộ phận đều có chất lượng tuyệt hảo và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt; nói tóm lại, tiêu chuẩn sản xuất là rất cao.
Vật liệu vỏ đồng hồ có nhiều loại : nhựa, nhựa tổng hợp, thép không gỉ, kim loại thường (thường là đồng), vàng, mạ vàng và kim loại quý. Kiểm tra mặt sau của vỏ đồng hồ hoặc những tài liệu đi kèm với đồng hồ để biết thêm thông tin về chất liệu đồng hồ. Các hợp chất nhựa và nhựa tổng hợp nhìn chung không đắt và thường tìm thấy ở các loại đồng hồ thời trang hoặc thể thao. Thép không gỉ không phải là kim loại quý và được sử dụng phổ biến trong các loại đồng hồ thể thao.
Giá của các loại đồng hồ mạ vàng phụ thuộc vào karat vàng (ví dụ 14 karat hay 18 karat) và độ dày của lớp mạ đo bằng micron. Lớp mạ vàng có thể dày từ 12-30 micron hoặc hơn. Các kim loại quý sử dụng cho vỏ đồng hồ phong phú từ vàng, bạc, cho đến đến bạch kim, ở những dòng đồng hồ cao cấp.
4- Loại đá nào được dùng trong máy đồng hồ ?
Các loại đá là sapphire hoặc rubi nhân tạo đã được mài, và đánh bóng để chịu được các tác động trong đồng hồ, giảm thiểu sự cọ sát đối với các bộ phận chuyển động ở mức tối thiểu.
Nhìn chung, có thể nói một đồng hồ cơ đơn giản (bao gồm kim giờ, kim phút, và kim giây) có thể gắn ít nhất 15 viên đá trên mặt tùy vào sự tính toán về cọ sát. Nó phải được đi kèm với hệ thống chống va đập, lò xo cân bằng chất lượng tốt và lò xo không vỡ.
5- Bezel một hướng là gì ?
Bezel (vòng trên cùng của vỏ đồng hồ) thường để bổ sung một vài thông tin và có thể chuyển động cả hai phía để thực hiện một số chức năng. Bezel một hướng chỉ có thể bị đẩy về một hướng nhằm tránh những lỗi về điều chỉnh. Nó đặc biệt quan trọng khi được sử dụng để tính số lần lặn do ngay cả khi bezel bị va đập hoặc dịch chuyển nó cũng có thể dễ dàng cho thợ lặn biết thời gian lặn còn ít hay nhiều.
6- “T Swiss Made T” hay “Swiss T 25” nghĩa là gì ?Để đồng hồ có thể nhìn được trong bóng tối, vật liệu phát quang được bôi lên vạch chỉ thời gian và kim đồng hồ. Nhìn chung, sự phát quang hoặc là loại phát sáng quang hóa (được xác định bởi sự phát quang) hay loại phát sáng phóng xạ (xác định bởi tính phóng xạ của vật liệu).
Đồng hồ có tính năng phát quang phóng xạ thường được thiết kế dùng cho các mục đích đặc biệt như đồng hồ quân sự, đồng hồ cho thợ lặn chuyên nghiệp vv… Trong trường hợp này, vật liệu phát quang phóng xạ được sử dụng phải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt ISO 3157 chỉ cho phép 2 loại chất phát quang được sử dụng là tritium (3H) và promethium (147 Pm). Cần chú ý rằng những chất phát quang này phát sáng với mức năng lượng thấp.
Tiêu chuẩn ISO 3157 cho phép việc đánh dấu tùy ý đối với các loại đồng hồ phát quang ít hơn mức tiêu chuẩn. Có thể đánh dấu lên mặt đồng hồ như sau:
Chất phát quang từ tritium: T
Chất phát quang từ promethium : Pm
Đồng hồ có giá trị cao như đồng hồ lặn phải được ký hiệu như sau :
Chất phát quang từ tritium : T 25
Chất phát quang từ promethium : Pm 0,5
Chỉ dẫn « T Swiss made T » nghĩa là đồng hồ Thụy Sỹ có một hàm lượng tritium nhất định phát quang ít hơn 227 MBq (7,5 mCi). Chỉ dẫn « Swiss T<25 » nghĩa là đồng hồ Thụy Sỹ có chứa một hàm lượng tritium phát quang ít hơn 925 MBq (25mCi). Phần lớn đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng loại chất phát sáng quang hóa. Một vài trong số đó được đánh dấu tùy ý « L Swiss Made L » để chỉ dẫn.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Dịch Vụ