Điều tra xu thế sản xuất kinh doanh thương mại ( SXKD ) hàng quý gồm có 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và 6.600 doanh...
Mẫu: Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019
Bạn đang xem tài liệu “Mẫu: Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem thêm: Xưởng chế tạo cơ khí uy tín tại Hà Nội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ------------------------------------- BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2018 – 2019 Mã số 18 Sơ lược bản thân Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Năm sinh: 1989 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành giáo dục mầm non Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp Đơn vị: Trường mầm non Tân Thành Tên sáng kiến: Một số biện pháp hòa nhập trẻ Tăng động – giảm chú ý vào môi trường lớp học, tại lớp lá 3 trường mầm non Tân Thành Nội dung Thực trạng trước khi có sáng kiến Thực trạng Trẻ em là mầm non của xã hội và gia đình, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ đến tận khi trưởng thành. Trẻ em thường hiếu động đó như là một dấu hiệu ngầm, một thước đo để cha mẹ đánh giá trẻ có thông minh hay không? Nhưng làm sao để biết con mình hiếu động hay tăng động, đây cũng là nhằm tưởng của đa số phụ huynh dẫn tới thực trạng trẻ bị rối loạn TĂNG ĐỘNG – GIẢM CHÚ Ý thường được phát hiện trễ. Năm học này, tôi được phân công dạy lớp lá 3, tổng số trẻ là 35 trẻ, trong đó 20 bé trai và 15 bé gái. Thể trạng các cháu đa số tương đồng và thích nghi với môi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai không thể hòa nhập vào không gian lớp học, bé thường hay chạy ra cổng, chạy lung tung hết lớp này đến lớp khác, la hét bất thường đó là bé Nguyễn Trần Tấn Phát. Từ chia sẻ của phụ huynh Phát thì em mắc chứng Tăng động – giảm chú ý do bệnh viện Tâm thần Trung Ương II chẩn đoán Trước tình hình như vậy, việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý của lớp mình, tôi thấy được những điểm mạnh và hạn chế như sau: + Mặt mạnh: Phụ huynh nhiệt tình đóng góp xây dựng phương pháp để giáo dục trẻ mắc bệnh, đa số các phụ huynh khác cùng lớp cũng thông cảm chia sẻ cùng nhau Ban giám hiệu hỗ trợ nhiệt tình khi giáo viên cần, sắp xếp sỉ số tương đối để 2 cô có thể giáo dục tốt cho trẻ mắc bệnh + Hạn chế: Bé mắc bệnh thường xuyên chạy lung tung, chưa theo một quy tắc nào của lớp, không tập trung được lâu và không thích những nơi có nhiều âm thanh – tiếng động, hay héc lớn bất thường Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động – giảm chú ý Phụ huynh còn e ngại chưa dám mạnh dạn chia sẻ thực hình trẻ ở nhà Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật ở giáo viên còn hạn chế 1.2. Nguyên nhân - Do trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý nên khả năng tập trung chú ý kém, bốc đồng, không tuân theo sự hướng dẫn của cô, quy định của lớp và ngôn ngữ chậm phát triển. - Là trường mầm non, nên đặt thù của trường chưa trang bị được những phương tiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. - Mặc cảm với mọi người xung quanh và ngay cả với cô giáo của trẻ, nên phụ huynh chưa hoàn toàn chấp nhận con bệnh từ đó chưa chia sẻ hết những biểu hiện thực của trẻ ở nhà - Giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật Tính mới của sáng kiến (các biện pháp đã thực hiện) Từ những nguyên nhân trên, và được sự cho phép của phụ huynh bé tôi nghiên cứu và đề ra một vài biện pháp để hòa nhập cho trẻ vào lớp học của mình đạt hiệu quả hơn . Sắp xếp chổ ngồi: Khi tiếp nhận trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, điều đầu tiên giáo viên nên đặc biệt chú ý đó là việc sắp chỗ cho trẻ ngồi, cho trẻ ngồi học ở phía trên gần tầm nhìn và quan sát của cô, trẻ nên được ngồi xen kẽ với những bạn có bản chất điềm đạm, nhẹ nhàng. Hạn chế tiếp xúc, gần gũi với nhóm trẻ hiếu động, tăng động dễ dẫn đến đùa nghịch la hét cùng lúc và mức độ sẽ nặng hơn. Ví dụ: Phát trong lớp sẽ được ngồi ở vị trí tổ 1, gần 1 bạn trai có tính cách điềm đạm và 1 bạn gái 2.2. Giao cho trẻ nhiệm vụ ít - đơn giản thường xuyên lặp lại Vào lớp học, từng trẻ một sẽ có những tính cách và khả năng riêng biệt, nhằm đánh giá năng lực cũng như khả năng học tập của trẻ như thế nào giáo viên sẽ phân công cho trẻ những nhiệm vụ khác nhau. Riêng đặc biệt với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý thì giáo viên không nên bỏ qua mà hãy tập cho trẻ những việc đơn giản và thường xuyên lặp lại để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện được Ví dụ: Khi tổ chức giờ hoạt động âm nhạc – vận động theo nhạc. Cả lớp sẽ vận động những động tác múa sang tạo và nhịp nhàng theo nhạc, tuy nhiên với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý thì cô chỉ cần cho trẻ đứng vào hàng chung với bạn và lắc lư là được Hay, đối với bạn cùng lớp thì yêu cầu là tô được chữ cái o, ô, ơcô đã dạy, riêng với bé Phát cô chỉ yêu cầu bé cầm được viết đúng cách và vẽ những đường nét thẳng → Những việc làm đơn giản được lặp đi lặp lại sẽ giúp cho bé Phát ghi nhớ được thao tác thực hiện cũng như giúp em có thêm niềm vui khi chính bản thân em cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao Hướng các bạn cùng lớp giúp đỡ bé: Bạn bè là liều thuốc tinh thần không thể thiếu đối với trẻ tăng động – giảm chú ý. Trong tổng số 35 bé, sẽ có những bé vẫn vui chơi với Phát một cách bình thường, nhưng vẫn có những bé không chấp nhận chơi cùng với Phát. Khi đó, lá giáo viên tôi đã chọn 1 khoảng thời gian thích hợp để cho các bạn trong lớp biết được những biểu hiện của bạn Phát thường hay diễn ra trong lớp, và nhớ các bạn chia sẻ cùng bạn từ việc công nhỏ đến việc lớn hơn, giao tiếp, cư xử nhẹ nhàng với Phát, giúp đỡ bạn khi cần thiết, và luôn nhắc nhỡ Phát khi Phát tự ý làm việc nào đó chưa đúng, chưa phù hợp Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, các bạn đang chơi đồ chơi cùng Phát, đột nhiên Phát đứng lên ném đồ chơi lung tung và hét lớn. Là bạn cùng lớp, các bé sẽ nhẹ nhàng kéo Phát cùng ngồi xuống và nói “Phát đừng la lớn chới lắp ráp cùng mình” Khi trẻ mắc lỗi, nên nhắc nhở nhẹ nhàng Khi tham gia hoạt động trong lớp thì không thể nào tránh khỏi những việc trẻ sẽ làm sai, khi trẻ sai phạm giáo viên sẽ chỉ ra những điểm sai, và đương nhiên khi mắc lỗi cô cũng phải nhắc nhỡ trẻ để trẻ ghi nhớ và không tái phạm. Với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý thì việc mắc lỗi sẽ gấp nhiều lần so với các bạn cùng lớp, nhưng không vì trẻ bệnh mà cô không sữa lỗi cho trẻ, cô nên nhắc nhỡ trẻ nhẹ nhàng, rõ ràng và dứt khoát, tạo cho trẻ cơ hội sửa chữa khuyết điểm. Hơn nữa, ngược lại với việc làm lơ với trẻ bệnh thì có một số giáo viên lại lớn tiếng với trẻ → điều này không giúp trẻ sữa lỗi mà còn làm phản tác dụng giáo dục đối với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãy và chán ghét việc đến lớp. 2.5. Tạo không khí lớp học gần gũi Có thể nói, với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý, trẻ rất sợ người lạ, sợ tiếng ồn và đám đông. Nhưng để cho trẻ cảm nhận được lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của mình thì giáo viên nên khéo léo trong việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện với trẻ. Cô cho trẻ thấy được sự gần gũi giữa cô và trẻ, bạn cùng lớp với trẻ hơn nữa đó là sự gần gũi giữa cô và cha mẹ trẻ, tạo sự yên tâm cho chính bản thân trẻ. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động vui chơi, các bạn cùng nắm tay thành vòng tròn chơi cùng nhau, riêng bạn Phát thì không chịu vào chơi cùng, thì cô và bạn nên cởi mở vui vẻ mời bạn cô chơi cùng, không chú ý đến việc bạn đang mắc bệnh. Hay, khi đón và trả trẻ cô nên nói chuyện gần gũi với phụ huynh, khen những gì hôm nay bé làm được trước mặt phụ huynh và bé, để bé vui và cảm thấy yên tâm rằng cô cũng thương bé giống mẹ. 2.6. Phối hợp với phụ huynh Dạy dỗ một đứa trẻ bình thường trở nên ngoan ngoãn, giỏi giang đã là điều không đơn giản, thì việc uốn nắn một đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để hòa nhập trẻ vào lớp học đạt hiểu quả cao là cha mẹ nên phối hợp với giáo viên: - Hạn chế đến mức tối đa việc cho trẻ sử dụng những thiết bị điện tử thông minh: điện thoại, máy tính, ipadVì điều này chỉ khiến bệnh trẻ trở nên trầm trọng hơn, trẻ không chú ý đến mọi vật xung quanh đang diễn r mà chỉ quan tâm đến những gì trong điện thoại, máy tính - Trẻ tăng động giảm chú ý thường có lòng tự trọng rất cao do vậy đừng bao giờ chê bai hay quát mắng trẻ, đặc biệt là khi có mặt người khác. Hơn nữa điều này còn có thể làm trẻ nảy sinh tư tưởng chống đối. Nên khen ngợi khi trẻ có những hành vi đúng đắn, trẻ sẽ thấy cái “tôi” của mình được khẳng định và có xu hướng làm theo lời khen - Dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ, chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được, bởi vì trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản. Hãy làm bạn cùng trẻ, giúp trẻ làm chủ cảm xúc, thái độ bình tĩnh, luôn lắng nghe và cởi mở cùng trẻ Ví dụ: Cha mẹ yêu cầu trẻ chào cô khi đến lớp và khi ra về sẽ mua cho trẻ 1 cái bánh kem, thì cha mẹ nên thực hiện đúng lời hứa của mình khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ → Như vậy, sẽ giúp trẻ có ý chí để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo - Trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ ở nhà - Hãy dùng những lời lẽ đơn giản, cụ thể thay vì nói chung chung. Ví dụ thay vì nói “con chuẩn bị để đi học đi” thì bạn sẽ nói là “con mặc quần áo vào”, “con lấy cặp sách đi”. Cố gắng để tạo cho con các thói quen tốt bằng cách cho con ăn, nhắc con đi ngủ, thức dậy đúng giờ. - Tạo một không gian đơn giãn nhất trong phòng ngủ, bàn học của trẻ. Vì nếu, cha mẹ trang bị quá nhiều thứ trên bàn học cũng như trong phòng ngủ của trẻ sẽ khiến trẻ khó tập trung vào việc học cũng như có những giấc ngủ yên tĩnh - Cha mẹ nên thăm khám sức khỏe định kì cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ - Thay đổi thói quen sinh hoạt, dành nhiều thời gian cho trẻ: yêu thương và quan tâm trẻ nhiều hơn Chia sẻ cùng người thân để mọi người cùng giúp chia sẻ, giúp đỡ bé 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến này xây dựng từ thực tiễn của lớp, tuy mới mẻ nhưng dễ triển khai, tuy kinh nghiệm còn hạn chế, nhưng bản thân tôi tin rằng với những phương pháp tôi vừa nêu trên có thể giúp trẻ tăng động – giảm chú ý hòa nhập tốt hơn vào trường mầm non Tân Thành và sẽ áp dụng được ở các trường Mầm non lân cận, và xa hơn nữa có thể áp dụng rộng hơn cho toàn Tỉnh. 4. Hiệu quả * Về phía trẻ Sau khoảng thời gian của học kì 1 thì Phát có những tiến bộ nhất định: - Phát vui vẻ hơn khi đến lớp, việc chạy lung tung cũng hạn chế - Bé có thể thực hiện được 1 số nhiệm vụ đơn giản - Các bạn cùng lớp cùng từng bước quen thuộc với tính cách của Phát, luôn vui vẻ giúp đỡ khi Phát thực hiện chưa đúng. * Về phía phụ huynh - Phụ huynh cởi mở hơn khi trao đổi với cô về tình hình của con mình - Niềm vui, phấn khởi trên khuôn mặt phụ huynh khi con mình có thể vui vẻ hòa nhập vào lớp học, về nhà Phát có thể tự xúc ăn, mặc được quần áo và việc xem điện thoại cũng dần hạn chế * Về phía giáo viên - Giáo viên có thêm kiến thức bổ ích và kinh nghiệm trong việc hòa nhập trẻ tăng động – giảm chú ý vào lớp học - Được phụ huynh tin tưởng trong việc giảng dạy con em mình Nuôi con khôn lớn và khỏe mạnh là cả một hành trình dài đầy vất vả, và sẽ thật không may khi chính con của bạn mắc phải chứng tăng động giảm chú ý. Với những mong muốn đơn giản giúp trẻ tăng động - giảm chú ý có thể hòa nhập tốt vào lớp học của mình, bản thân tôi cảm thấy vui khi chính mình đã có thể giúp trẻ tăng động – giảm chú ý tiến bộ hơn trong học tập. Xác nhận của Ban Giám Hiệu Tân Thành, ngày 25 tháng 11 năm 2018 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Source: https://vh2.com.vn
Category : Chế Tạo