Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Ăn chay và ăn thuần chay có gì khác nhau?

Đăng ngày 17 September, 2021 bởi

Hiện nay, chế độ ăn chay đang được rất nhiều người biết đến với các mục đích khác nhau như tôn giáo, môi trường, đạo đức và sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được chế độ ăn chay trường và chế độ ăn thuần chay giống và khác nhau như thế nào. Và bài biết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai chế độ ăn này.

Thế nào là chế độ ăn chay?

Ăn chay và ăn thuần chay có gì khác nhau?

Theo Hiệp hội ăn chay thì “Người ăn chay là những người không ăn thịt động vật, gia cầm, cá hay các sản phẩm được làm từ việc mổ giết động vật.

Chế độ ăn chay gồm những thực phẩm như rau, ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, đật và quả hạch.

Hiện nay gồm có 4 loại hình ăn chay phổ biến:

  • Lacto-ovo: đây là chế độ ăn chay không ăn thịt từ động vật nhưng có tiêu thụ những sản phẩm được làm từ trứng và sữa.
  • Lacto: Là chế độ ăn chat không ăn thịt của động vật nhưng có tiêu thụ những sản phẩm từ sữa.
  • Ovo: Là chế độ ăn chay không ăn tất cả những sản phẩm từ động vật ngoài trứng.
  • Ăn thuần chay: là chế độ ăn chay không ăn tất cả những sản phẩm được làm từ động vật.

Những người vừa ăn chay và vừa ăn thịt được gọi là Flexitarian, trong khii đó những người không ăn thịt gia cầm hay thịt đỏ nhưng có ăn cá thường được gọi là Pescatarian. Đôi khi Pescatarian và Flexitarian vẫn được coi là một loại hình ăn chay, tuy nhiên về tính chất thì 2 loại hình này không phải là chế độ ăn chay do họ vẫn có ăn thịt động vật.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, chế độ ăn chay là chế độ ăn không bao gồm thịt của động vật, cá và gia cầm. Và có một số nhóm người ăn chay cũng không sử dụng những sản phẩm từ trứng và sữa.

Thế nào là chế độ ăn thuần chay?

Ăn chay và ăn thuần chay có gì khác nhau?

Đây là hình thức ăn chay được xem là nghiêm ngặt nhất trong 4 hình thức ăn chay phổ biến hiện nay.

Chế độ ăn thuần chay hay ăn chay thuần đã được Hiệp hội Thuần chayy xem là một lối sống tốt nhằm loại bỏ hoàn toàn các hình thức bóc lột cũng như đối xử tàn bạo với các loại động vật.

Vì vậy, chế độ ăn thuần chay không chỉ loại bỏ tất cả những thực phẩm từ thịt động vật mà còn không sử dụng cả trứng và sữa hay các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như mật ong, váng sữa, casein, gelatin, pepsin,…

Chế độ ăn chay thuần và chế độ ăn chay thường không ăn những sản phẩm được làm từ động vật vì nhiều lý do giống nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai chế độ ăn này là mức độ tiếp nhận những sản phẩm từ động vật.

Những người theo chế độ ăn chay thuần tránh tất cả những sản phẩm của động vật vì họ nghĩ rằng đây là tác động lớn nhấtt đến môi trường và sức khỏe.

Những người ăn chay thường phản đối việc giết động vật để làm thực phẩm nhưng họ vẫn cân nhắc đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật như trứng và sữa nếu chúng được nuôi và sản xuất ra sản phẩm trong điều kiện đầy đủ. Tuy nhiên, những người ăn chay thuần lại cho rằng con người không có quyền được dùng động vật vào những mục đích để làm lương thực, khoa học, giải trí hay quần áo,.. Vậy nê, dù động vật được nuôi hay chăm sóc ở điều kiện như thế nào thì họ cũng bằng mọi cách loại bỏ những sản phẩm từ động vật.

Những người ăn thuần chay thường không ăn tất cả những sản phẩm từ động vật ví dụ như trứng và sữa vì những người này luôn mong muốn rằng không có bất kỳ hình thức nào để bóc lột động vật nữa.

Theo đó, có thể hiểu chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn chay không tiêu thụ bất cứ thực phẩm hay sản phẩm động vậy nào.

Những tiêu chí lực chọn chế độ ăn chay hoặc chế độ ăn thuần chay

Ăn chay và ăn thuần chay có gì khác nhau?

Tất cả những người theo chế độ ăn chay và thuần chay đều loại bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn vì lý do môi trường hoặc sức khỏe. Những những người theo chế độ ăn chay thuần tránh tất cả những sản phẩm được tạo ta từ động vật vì họ nghĩ rằng nó có rác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe của họ.

Về đạo đức, những người theo chế độ ăn chay phản đối việc tạo ra thực phẩm bằng bắc giết động vật nhưng họ chấp nhận sử dụng và tiêu thụ những sản phẩm phụ từ động vật như trứng và sữa khi động vậy được nuôi ở điều kiện đảm bảo. Tuy nhiên, ở khía cạnh này thì người ăn chay thuần nghĩ rằng con người không có quyền sử dụng động vật vào các mục đích khác nhau và động vật có quyền không đồng ý để con người sử dụng. Vì vậy, những người theo chế độ ăn chay thuần loại bỏ tất cả những thực phẩm được làm từ động vật.

Nên theo chế độ ăn chay nào?

Ăn chay và ăn thuần chay có gì khác nhau?

Cả hai chế độ ăn chay này đều được coi là phù hợp với mọi giai đoạn của cuộc sống. Tuy nhiên, những người theo hai chế độ ăn này có thể bị thiếu hụt một số loại dưỡng chất cần thiết do sức khỏe như vitamin B12, vitamin D và axit béo omega-3. Vậy nên, dù cho có theo chế độ ăn nào thì cũng cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Theo một vài nghiên cứu cho biết, những người theo chế độ ăn chay thường tiêu thụ nhiều vitamin B12 và canxi nhiều hơn so với người ăn chay thuần. Để không bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, những người theo 2 chế độ ăn này nên dùng thêm những sản phẩm thực phẩm chức năng có chức canxi, omega 3, vitamin B12, sắt và vitamin D.

Theo kết quả so sánh trực tiếp hai chế độ ăn này, người ăn thuần chay thường có nguy cơ mắc đái tháo đường, các loại ung thư và bênh tim ít hơn so với người ăn chay. Mặc khác, những người theo chế độ ăn chay thuần có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) thấp hơn so với những người theo chế độ ăn chay và khi về già thì thường tăng cân ít hơn.

Về cơ bản thì cả hai chế độ ăn này đều an toàn cho mọi giai đoạn trong cuộc sống, tuy nhiên chế độ ăn chay thuần mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Điều quan trọng khi theo một trong hai chế độ ăn này là cần lập kế hoạch ăn uống phù hợp để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chế độ ăn chay và ăn thuần chay rồi đúng không? Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều điều có ích cho bạn.

NGuồn: vh2.com.vn